Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:33:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số trận đánh độc đáo của bộ đội PK-KQ  (Đọc 59233 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #80 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 03:50:55 pm »

Hình ảnh sưa tầm từ Wikipedia về Cao pháo của Đức phát xít :"8.8 cm Flak -37".
Khẩu cao pháo này nổi tiếng nhiều, chính là nhờ chiến tích bắn xe tăng  Grin
Không hiểu sao, tư liệu về nó ở Việt Nam ta, hiếm thế
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 03:52:27 pm »

Bắc Quảng Trị giai đoạn 66-67 có rất nhiều chủng pháo của ta tham gia chiến đấu. Việc dùng cao xạ 85 bắn thẳng có lẽ mang tính chất thử nghiệm cách đánh.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #82 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 08:47:04 pm »

Bắc Quảng Trị giai đoạn 66-67 có rất nhiều chủng pháo của ta tham gia chiến đấu. Việc dùng cao xạ 85 bắn thẳng có lẽ mang tính chất thử nghiệm cách đánh.
Cảm ơn Chiangsan về mấy tấm hình flak 8,8cm, hóa ra là mình không chịu lưu về nên quên Smiley.
@ bác Giangtvx: Trận đầu bắn qua sông Bến Hải, suýt nữa thì pháo 100mm bắn đạn nổ trên không "trình diễn pháo hoa" cho quân Mỹ thưởng lãm. Và cũng rất ngạc nhiên là trong trận đầu, phi-pháo đối phương để pháo binh QĐND VN bắn thả giàn, không hề phản ứng lại. Tôi nhớ bên ta chỉ hy sinh 1 lái xe kéo vì mảnh bom khi kéo pháo vào trận địa thì phải (đọc sách về trận này gần chục năm rồi, nhớ không rõ lắm). Pháo LX thì tôi không rõ chứ pháo 88mm của Đức có đủ loại đạn xuyên phá các kiểu để bắn mặt đất. Vào những thời điểm ác liệt ở vùng giới tuyến, pháo cao xạ nhiều lúc cũng phải ẩn mình chờ thời, bắn máy bay địch mà không hạ được, lộ trận địa thì bị trả đũa rất nặng nề.
Logged
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #83 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 09:05:21 pm »

Các đồng chí thân mến, tất cả các loại súng, pháo phòng không đều có thể bắn mục tiêu mặt đất, mặt nước được cả. Trong các loại đạn của chúng bao giờ chả có đạn xuyên chống mục tiêu bọc thép nhẹ, đạn nổ mảnh thì chống bộ binh.

Quảng Trị năm 1972 thì có chiến lệ dùng pháo 57mm đánh bộ binh địch tấn công trận địa ta, rất tiếc đây là một chiến lệ buồn vì sau đó ta bị mất pháo!
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
baizen
Thành viên

Bài viết: 2



« Trả lời #84 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 09:16:23 pm »

Trong lịch sử PK còn nói rõ : khi Liên xô viện trợ cho ta loại pháo này, không có sách hướng dẫn đi kèm.
Vì vậy, trong 6 tháng trời, bên ta chỉ có thành tích duy nhất là triển khai được chân pháo và thu hồi.
Ta yêu cầu chuyên gia. Nhưng lúc đó, các pháo thủ Liên xô, biết sử dụng loại này, đã xuất ngũ cả rồi.
Bạn đành phải tra sổ ‘quân nhân dự bị’, và tìm ra được mấy người.
Còn nhớ, trưởng đoàn chuyên gia- một chuẩn úy, được cấp tập gọi tái ngũ, khi đang làm đội trưởng máy gặt liên hợp, tại vùng Rát xơ tốp trên sông Đông xa xôi.
Bác cựu nào còn nhớ cách dùng AK 47, cứ nên ôn luyện lại.
Biết đâu nhiều năm nữa, khi ta đã hòa nhập và dùng vũ khí chuẩn Nato, AK 47 được viện trợ cho xứ U tì quốc nào đó, các bác lại được cấp tập gọi tái ngũ.

Xin phép các sếp, em trích một phần trong sử của e280:

Trích dẫn
Đồng chí Nguyễn Như Mão-một trợ lý quân giới của trung đoàn từ ngày mới thành lập, kể rằng:

- Hồi đó, chúng tôi rất ngại tháo rời pháo ra, vì sợ tháo tung ra rồi không lắp lại được. Tài liệu binh khí sơ lược quá, hầu như chẳng có gì, Mà “số phận của mấy khẩu pháo 90li này cũng trân chuyên, chìm nổi lắm. Mỹ sản xuất loại pháo này, vừa trang bị cho quân đội Mỹ lại vừa bán ra nước ngoài. Ba Lan và Tiệp Khắc là hai nước mua khá nhiều loại pháo này. Khi Hít-le ồ ạt tấn công vào Tiệp Khắc và Ba Lan, quân đội hai nước này tan rã rất nhanh. Vì thế, hầu hết vũ khí của Tiệp Khắc và Ba Lan đã lọt vào tay quân phát xít Đức. Rồi Hồng quân Liên Xô tiến vào Béc-lin, đánh bại hoàn toàn quân Hít-le, thu một khối lượng lớn súng ống và đạn dược. Hồi đó, chúng tôi thường gọi đùa tám khẩu pháo 90 li của trung đoàn ta là “những tù binh của đại chiến”. Chúng đã hai lần bị “bắt” làm “tù binh”. Có điều thật bất ngờ, khi về tới trung đoàn ta những “chàng tù binh” này lại trở thành người chiến thắng, trong trận đầu (mồng 5 tháng 8 năm 1964) và cả nhiều trận sau. Có thể nói, với trận thắng 5-8-1964, chúng ta đã rửa mối nhục bại trận cho những khẩu 90 li này.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 10:19:00 pm »

Vậy xin bàn thêm về các khẩu pháo Mỹ này. Ban đầu chúng được bố trí bảo vệ HN (khoảng 1962 -1963). Sau đó khi Liên Xô trang bị cho ta loại pháo mới, chúng được thay thế và đưa vào Vinh - nơi mà theo dự đoán sẽ là 1 trọng điểm đánh phá của Mỹ. Chúng được bố trí phối hợp với 1 đơn vị cao xạ trên Núi Quyết để bào vệ nhà máy điện Vinh nằm ngay dưới chân Núi Quyết. Để đánh nhà máy điện Vinh, máy bay Mỹ tập hợp, dàn đội hình trên tầm bắn của các khẩu cao xạ trên Núi Quyết rồi bổ nhào xuông ném bom nhà máy điện và đánh cả vào đơn vị cao xạ đó. Các khẩu pháo Mỹ đó có tầm bắn cao có nhiệm vụ tiêu diệt/ngăn chặn phá vỡ đội hình, phá vỡ sự phối hợp của chúng gây khó khăn thậm chí chặn được cả cuộc tấn công của chúng. Sự phối hợp này rất có hiệu quả khiến cho 1 thời gian dài nhà máy điện hầu như là an toàn. Đơn vị đóng trên Núi Quyết ít bị tổn thất trong khi đó Mỹ bị mất khá nhiều máy bay. Nhưng đến 1 hôm các khẩu pháo ấy ... thôi không bắn nữa! Các chiến sĩ vẫn ngồi trên mâm pháo, pháo vẫn quay bắt mục tiêu, ... nhưng không bắn! Sau thời gian nghi ngại, thấy ta vẫn không bắn, Mỹ tổ chức đánh lờn vào nhà máy điện và đơn vị đóng trên Núi Quyết. Thiếu sự che chở của pháo tầm cao, cả 2 nơi đều bị thiệt hại nặng nề. Dân không úy lạo chè xanh, chuối, cam, mía ... như mọi khi. Hóa ra là quân ta ... hết đạn. Một đoàn cán bộ được cử ra HN và vét hết đạn ở các kho, ưu tiên chở vào Vinh. Ta bí mật dùng số đạn đó bất ngờ đánh 1 trân thắng lớn. Tuy vậy rồi cũng vẫn hết đạn kể cả đã vét hết các kho ở Liên Xô và Đông Âu (vì là pháo Mỹ nên LX không có nhà máy sản xuất loại đạn này). Cuối cùng các khẩu pháo Mỹ đó được xếp cất vào kho, vính viễn chấm dứt những chuyến đi ngao du trên thế giới. Chả biết bây giờ quân giới Việt Nam (hoặc đám đồng nát sắt vụn) đã xẻ thịt hóa kiếp cho chúng chưa.    
 Đảm nhiệm vị trí của chúng là các pháo của CCCP với kỹ thuật mới, công nghệ mới, đạn dược dồi dào. Nghĩ lại cũng thấy tủi thân: mình toàn dùng những cái thừa mứa của các ông bạn quý hóa! Nếu ta có vũ khí tử tế ngay từ đầu, chắc các nghĩa trang liệt sĩ cũng sẽ thưa hơn bây giờ!
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2011, 10:26:35 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #86 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:25:29 am »

Hồi 6x đấy, khi kéo cao pháo 90 ly của Mỹ vào bảo vệ thành phố Đỏ, tỉnh ủy NA đã có phiên họp thường vụ bất thường vì mừng quá. Chẳng gì thì tỉnh nhà cũng có vũ khí hiện đại và uy lực nhất từ trước tới nay Grin
Trong buổi họp thường vụ đó, đã có quyết nghị: ty thương nghiệp phải lo cung cấp nhu yếu phẩm cho toàn bộ anh em cao pháo, tương đương tiêu chuẩn của cán bộ tỉnh nhà.
Của hiếm, sướng thế  Grin
Logged
OldBuff
Trung tá
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #87 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 03:38:26 pm »

Bác baoleo: Có một trận đánh cũng rất độc đáo của bộ đội phòng không vào ngày 21/12/1946 khi tận dụng khẩu pháo phòng không 75mm thu được của Pháp tại Pháo đài Láng để bắn rơi máy bay Pháp ngay trên bầu trời Hà Nội. Khẩu cao pháo đó thuộc loại Krupp 75mm BaK (Balonabwehrkanone/Pháo bắn khí cầu) do hãng Krupp của Đức chế tạo.


Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 06:06:28 pm »

Trích dẫn
Đồng chí Nguyễn Như Mão-một trợ lý quân giới của trung đoàn từ ngày mới thành lập, kể rằng:

- Hồi đó, chúng tôi rất ngại tháo rời pháo ra, vì sợ tháo tung ra rồi không lắp lại được. Tài liệu binh khí sơ lược quá, hầu như chẳng có gì, Mà “số phận của mấy khẩu pháo 90li này cũng trân chuyên, chìm nổi lắm. Mỹ sản xuất loại pháo này, vừa trang bị cho quân đội Mỹ lại vừa bán ra nước ngoài. Ba Lan và Tiệp Khắc là hai nước mua khá nhiều loại pháo này. Khi Hít-le ồ ạt tấn công vào Tiệp Khắc và Ba Lan, quân đội hai nước này tan rã rất nhanh. Vì thế, hầu hết vũ khí của Tiệp Khắc và Ba Lan đã lọt vào tay quân phát xít Đức. Rồi Hồng quân Liên Xô tiến vào Béc-lin, đánh bại hoàn toàn quân Hít-le, thu một khối lượng lớn súng ống và đạn dược. Hồi đó, chúng tôi thường gọi đùa tám khẩu pháo 90 li của trung đoàn ta là “những tù binh của đại chiến”. Chúng đã hai lần bị “bắt” làm “tù binh”. Có điều thật bất ngờ, khi về tới trung đoàn ta những “chàng tù binh” này lại trở thành người chiến thắng, trong trận đầu (mồng 5 tháng 8 năm 1964) và cả nhiều trận sau. Có thể nói, với trận thắng 5-8-1964, chúng ta đã rửa mối nhục bại trận cho những khẩu 90 li này.

Cao xạ 90 năm 1940 mới được đưa vào biên chế quân đội Mỹ thì làm sao đã có mặt ở Tiệp và Ba Lan thời điểm trước WW2? Chắc là bác này đã nhầm từ khẩu 88.

Vũ khí nặng mà ta tiếp nhận từ LX trong giai đoạn nhập nhèm (1955-1960) này toàn là đồ Đức. Pháo binh thì Pak 40, phòng không thì Flak 30, Flak 36, còn hải quân cũng có 3 tiểu đoàn 105 nòng dài (K18?). Thứ nào cũng ở trong tình trạng cũ, không có tài liệu và thiếu đạn.

Lời bình (bắt chước bác baoleo Grin): rõ ràng là không ai cho không ai cái gì.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #89 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2011, 08:19:44 am »

‘Chiến trường xưa giờ tiếng súng thôi hờn oán
Giờ này anh ở đâu
Hỡi người bạn lính cùng trung đoàn
Đã cất bước cùng nhau trên con đường xa’

(trích lời một bài hát Nga)

Xin chào các bạn hỏa tiễn, cà nông – những người bạn, đã cùng nhau đi qua các cuộc chiến.
Chúng tôi – các trắc thủ, pháo thủ, thủy thủ - chúng tôi đã thành các CCB, nay đang chăm chỉ cầy cuốc, trên mảnh đất của mình.
Mắt đã mờ, chân đã chậm - làm cho chúng tôi ít đến thăm được các bạn.
Nhưng, con cháu chúng tôi, sẽ thường xuyên đến thăm các bạn.
Bên bệ phóng năm xưa, giờ đây, tình yêu sẽ nở hoa.
Con cháu chúng tôi sẽ sinh sôi nẩy nở. Và các chắt của chúng tôi, sẽ lại đến thăm các bạn hỏa tiễn, cà nông. Và sẽ cùng các bạn nhớ về chúng tôi :
‘Những người bạn lính cùng trung đoàn
Đã cất bước cùng nhau trên con đường xa’



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM