Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:24:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181936 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #320 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:13:51 pm »

“Dũng sĩ Cát Bi”

 Ngày 7 tháng 3 năm 1954 đã diễn ra trận tập của các chiến sĩ bộ đội địa phương Kiến An vào sân bay Cát Bi (Hải Phòng) nằm sâu trong hậu phương địch, được bảo vệ bằng hai tuyến phòng thủ của sáu tiểu đoàn (có bốn tiểu đoàn Âu - Phi). Với sự giúp đỡ của nhân dân Kiến Thụy, Tiên Lãng, Hải An, đêm 6 tháng 3 các chiến sĩ chia làm hai mũi (mũi một - 17 người, mũi hai - 15 người) bí mật đột nhập, ém sẵn gần đường băng, đến 01 giờ ngày 7 tháng 3 đồng loạt xông vào khu đỗ máy bay dùng bộc phá, phá hủy 59 máy bay trong 15 phút và rút lui an toàn. Sân bay bốc cháy trong suốt 17 giờ. Trận Cát Bi sử dụng lực lượng nhỏ, với cách đánh táo bạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần phát triển chiến tranh du kích trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954). Các chiến sĩ tham gian trận Cát Bi được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu “ Dũng sĩ Cát Bi”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #321 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:14:16 pm »

“Dũng sĩ Điện Ngọc”

 “Dũng sĩ Điện Ngọc” là danh hiệu tôn vinh của quân và dân ta đối với 10 chiến sĩ du kích xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam kiên cường đánh trả, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của một đại đội biệt động và 10 trung đội bảo an, dân vệ quân ngụy Sài Gòn, diệt và làm bị thương gần một trăm tên địch trong ngày 26 tháng 4 năm 1962. Về phía ta, 4 chiến sĩ anh dũng hy sinh, 1 bị thương, 5 chiến sĩ còn lại bám trận địa chiến đâu đến tối mới rút ra ngoài. Chiến công của 10 dũng sĩ Điện Ngọc có tiếng vang lớn và là một trong những điển hình chiến đấu anh dũng, mưu trí của du kích miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #322 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:14:40 pm »

Đại đội Kí Con

 Đại đội Kí Con, đại đội nổi tiếng của Liên khu 3, mang bí danh của Đoàn Trần Nghiệp (1910 -1930, người tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái (từ ngày 9 - 18 tháng 2 năm 1930), một trong những đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của Chiến khu Trần Hưng Đạo. Tổ chức tiền thân: tiểu đội Kí Con, thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1945 (sau chiến thắng Bí Chợ - bắt sống cả đại đội địch, thu hơn 100 súng), rồi trung đội Kí Con (đơn vị chủ lực trong trận đánh chiếm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Yên ngày 20 tháng 7 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Hải Phòng ngày 22 tháng 8 năm 1945). Cuối tháng 8 năm 1945 phát triển thành đại đội Kí Con với nhiệm vụ bao vệ chính quyền cách mạng ở Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai (1945 - 1946). Trong thời gian này, Đại đội Kí Con đã lập nhiều chiến công xuất sắc, tiêu biểu là đánh chiếm hai tàu chiến Pháp Crayxắc (ngày 7 ngày 9 năm 1945) và Ôđaxiơ (ngày 11 tháng 9 năm 1945), đánh quân phản động Việt Cách (tháng 9 năm 1945) tại Hòn Gai cùng các đơn vị khác đánh lui hàng chục đợt tiến công của quân Pháp tại Hải Phòng (tháng 11-1946). Sau đó phát triển thành tiểu đoàn rồi trung đoàn Kí Con (trung đoàn 66). Đại đội trưởng (trước đó là trung đội trưởng, tiểu đội trưởng) đầu tiên: Lê Phú.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #323 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:17:41 pm »

Địa đạo Củ Chi

 - Địa đạo Củ Chi có từ bao giờ, ở đâu?

 Địa đạo Củ Chi có từ năm 1946, đầu tiên ở 2 xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An, cách trung tâm Sài Gòn 25 - 30km… lúc này, chi bộ Tân Phú Trung có 20 đảng viên do đồng chí Đặng Văn Hai làm bí thư. Hàng ngày đa số đảng viên trú ở ngoài bưng Bến Đò, đến 5 giờ chiều tụ tập vào nhà ông Ba Hồ (Trần Văn Hồ) để hội họp. Tại đây, chi bộ đã đào được 4 hầm bí mật ở 4 góc vườn. Sau, các hầm này được nối với nhau.

 Đầu năm 1947, ở gốc Cây Đa, lực lượng dân quân làm nòng cốt cùng khoảng 200 người bắt đầu đạo địa đạo. Cuối năm đó, một hệ thống địa đạo ra đời nối liền ấp Bàu Sim - Cây Đa (Tân Phú Trung) với Bình Giã (Phước Vĩnh An) có độ dài chừng 5000m.

 - Mỹ - ngụy đã thực hiện bao nhiêu lần cuộc càn quét vào vùng căn cứ địa Củ Chi?

 Năm 1960 (mở đầu giai đoạn “chiến tranh đặc biệt”) cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ (tháng 4 năm 1975), Mỹ - ngụy đã thực hiện 5000 cuộc hành quân càn quét vào vùng căn cứ cách mạng Củ Chi. Trung bình mỗi năm có khoảng 330 trận càn với đủ sắc lính, các cấp hành quân, các loại hình chiến thuật. Trong đó gần phân nửa các cuộc hành quân có phối hợp với các binh chủng xe tăng thiết giáp, pháo binh, không quân, công binh, hóa học… Hoặc bộ binh có tàu thuyền chiến đấu trên sông Sài Gòn, Rạch Tra… Có hàng trăm cuộc hành quân đánh sâu vào vùng căn cứ và càn phá dài ngày. Những cuộc hành quân lớn có phối hợp cả “pháo đài bay” B52 đánh phá dữ giội, hủy diệt trước khi tiến hành tàn phá.

 Ngoài ra còn vô số cuộc hành quân, cảnh sát ruồng bố truy bắt trong vùng ấp chiến lược nhằm “tảo thanh” lực lượng đối phương “nằm vùng”.

 - Về danh hiệu “Củ chi đất thép thành đồng”

 Kể từ năm 1966-1967, qua 2 cuộc đọ sức cực kỳ ác liệt với quân xâm lược Mỹ, quân và dân Củ Chi đã tỏ rõ tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường, bất chấp mọi gian khổ hy sinh và lập được nhiều chiến công xuất sắc, ý chí sắt thép của Củ Chi chiến đấu “vì độc lập tự do” đã góp phần khẳng định khả năng đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân ta. Với thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn, tinh thần bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời”, chiến đấu dũng cảm, sáng tạo, mưu trí, phát huy khí thế toàn dân đánh giặc mạnh mẽ. Củ Chi trở thành một trong những lá cờ đầu diệt Mỹ của toàn miền Nam và được Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tặng danh hiệu “Chủ Chi đất thép thành đồng” ngày 17 tháng 9 năm 1967 cùng với 2 địa phương khác là Long An và Quảng Nam - Đà Nẵng.

 Từ đó danh hiệu vẻ vang này trở thành niềm tự hào to lớn, động viên khích lệ quân và dân Củ Chi tiếp tục tiến lên lập nhiều thành tích, chiến công trong chiến đấu cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hôm nay và ngày mai.

 - Củ Chi được giải phóng ngày nào?

 Vào cuối tháng 4 năm 1975, các cánh quân của ta từ 4 hướng đã khép chặt Sài Gòn.

 Quân đoàn 3 thuộc cánh quân hướng tây bắc có xe tăng và pháo binh yểm trợ mở cuộc tấn công vào căn cứ Đồng Dù (căn cứ của sư đoàn 25 ngụy đóng trên đất Củ Chi) lúc 5 giờ 30 phút ngày 29 tháng 4. Trong 2 giờ liền pháo của ta bắn cấp tập vào cứ điểm Đồng Dù và chế áp trận địa pháo của địch. Đúng 10 giờ 30 phút ta đã đánh chiếm và làm chủ toàn bộ căn cứ Đồng Dù, 3000 quân địch bị bắt và tiêu diệt. Ta thu toàn bộ vũ khí, trang bị, phương tiện, kho tàng. Tên đại tá sư đoàn phó bị bắt sống, tên chuẩn tướng sư đoàn trưởng chạy thoát, nhưng sáng hôm sau y bị bắt sống cùng toàn bộ ban chỉ huy chiến đoàn 46 và 1860 tên tại đồng bưng An Hạ.

 Trong trận chiến đấu ác liệt cuối cùng này, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 3 đã anh dũng hy sinh trước giờ toàn thắng của dân tộc.

 Căn cứ Đồng Dù, điển hình của tội ác Mỹ - ngụy trên đất Củ Chi tồn tại 10 năm bị tan tành thảm hại trong ngày 29 tháng 4 năm 1975.

 Đúng 13 giờ ngày 29 tháng 4, ta đã cắm cờ giải phóng trên các cơ sở chỉ huy của bọn bảo an. Bà Nguyễn Thị Lánh ở xã Tân Thông Hội xông vào đồn cảnh sát hạ cờ ngụy, rồi giương cao ngọn cờ giải phóng. Toàn huyện Củ Chi được giải phóng. Trong cuộc tấn công và nổi dậy cuối cùng này, quân và dân Củ Chi vừa chiến đấu khắp trên địa bàn vừa phối hợp với quân chủ lực thu dọn căn cứ Đồng Dù đã diệt 47 tên địch, bắt 347 tù binh, thu 597 khẩu súng cỡ lớn cùng 10.795 khẩu súng các loại. Ngày hôm sau, 12.600 binh sĩ ngụy ra trình diện chính quyền cách mạng Củ chi.

Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #324 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:18:17 pm »

Mỗi người dân là một chiến sĩ hậu cần

 Lực lượng du kích Củ Chi với thế trận địa đạo kỳ diệu, đã liên tục gây ra cho hàng binh đoàn Mỹ - ngụy những tổn thất nặng nề. không tiêu diệt nổi du kích Củ Chi bằng bom đạn, bằng xe tăng, xe ủy cày xới địa đạo, bọn Mỹ - ngụy đã mở những “chiến dịch” triệt nguồn tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men… Bằng những biện pháp rất khốc liệt hòng làm cho lực lượng du kích Củ Chi tê liệt sức chiến đấu bằng đói khát, bệnh tật… Nhân dân Củ chi đã nghĩ ra trăm phương ngàn kế để tiếp tế cho con em họ dưới lòng đất, đủ sức bám trụ, chiến đấu lâu dài. Các má, các chị “cơ sở” mở những “chiến dịch lặng lẽ vận động, quyên góp trong bà con xóm ấp”. Mỗi đêm anh chị em du kích nhận được hàng tạ gạo, hàng chục ki-lô-gam muối… Từ các cửa bí mật của địa đạo những người dân ở xa “cơ sở” (cửa hầm bí mật xuống địa đạo chỉ có người cơ sở chí cốt được biết), thì mỗi người mỗi cách, từ người nông thôn kéo xe phân, xe rác ra đồng, ngư dân đi xuồng đánh cá trên sông rạch, đến các cụ già chống “gậy trúc” đi thăm đồng, các em thiếu nhi vác gậy gộc và súng làm bằng những đoạn ống tre, kéo nhau ra đồng tập trận giả… đều có gạo hoặc muối đem theo, dấu ở các điểm hẹn, có người chuyển tiếp. Các bà má tỏa đi chợ Củ Chi, Hóc Môn, Bến Thành, Trảng Bàng… mua đủ các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ, bông băng… (đương nhiên là phải ngụy trang rất tài tình để che mắt địch) đem về gói buộc cẩn thận, chuyển dần ra địa đạo…

 Góp gió thành bão, mỗi người dân Củ chi đã trở thành một chiến sĩ hậu cần. Chẳng những lực lượng du kích Củ Chi không gặp khó khăn thiếu thốn về vật chất mà các đơn vị bộ đội về hoạt động ở vùng địa đạo cũng được bà con Củ Chi chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #325 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:18:55 pm »

Đoàn Pháo binh Biên Hòa

 Ngày 31 tháng 10 năm 1964, đã diễn ra trận tập kích bằng hỏa lực pháo binh của ba phân đội cối 81 ly, ĐKZ 75mm (Đoàn 563 pháo binh trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền) vào sân bay quân sự Biên Hòa (đông bắc Sài Gòn 30 km). Các phân đội pháo được đơn vị bạn và nhân dân giúp đỡ, đã vượt qua nhiều vòng kiểm soát của địch vào bố trí trận địa tại hốc Bà Thức (đông bắc sân bay 1 km), bắn hơn 130 quả đạn trong 17 phút (23 giờ 20 - 23 giờ 37 phút), phá hủy 59 máy bay (trong đó có 21 B57, 11 AD6, 1 trinh sát), 2 kho đạn, 1 kho xăng, 1 đài quan sát, 18 căn nhà, loại khỏi vòng chiến đấu 293 tên địch (hầu hết là phi công và chuyên viên kỹ thuật). Là trận tập kích đầu tiên vào sân bay Biên Hòa - căn cứ không quân hiện đại, được bảo vệ nghiêm ngặt của Mỹ ở miền Nam Việt Nam; thể hiện bước phát triển mới của bộ đội pháo binh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Đoàn 563 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhất và danh hiệu “Đoàn pháo binh Biên Hòa”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #326 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:20:43 pm »

Đoàn Phương Đông

 Ngày 5 tháng 5 năm 1961, Đoàn cán bộ quân sự tăng cường cho Ban Quân sự miền Nam và các quân khu ở miền Nam, gồm 500 người hầu hết là cán bộ cao cấp, trung cấp do Thiếu tướng Trần Văn Quang - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu, xuất phát từ Xuân Mai (Hòa Bình) theo tướng tây Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ và nam Trung Bộ. Đoàn lên đường vào lúc Liên Xô phóng thành công con tàu mang tên “Phương Đông” đưa anh hùng Gagarin - người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ, nên đặt tên là “Đoàn Phương Đông”. Ngày 28 tháng 7, Đoàn đến vị trí tập kết - đồi 300 (Bình Long).

Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #327 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:41:04 pm »

Đồi thịt băm

 Trong hai ngày 12 và 13 tháng 5 năm 1969, đã diễn ra trận tiến công của trung đoàn bộ binh 8 chủ lực Quân khu Trị - Thiên vào một số đơn vị sư đoàn không vận 101 Mỹ ở thung lũng A Sầu phía tây dãy điểm cao Abia (giáp biên giới Việt - Lào, tây nam Huế 50km). Trận đánh diễn ra suốt hai ngày (12-13 tháng 5). Ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 300 quân Mỹ, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, bẻ gãy nhiều đợt tiến công của quân ứng cứ. Quân Mỹ kinh hoàng, gọi Abia là “đồi thịt băm”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #328 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:41:25 pm »

Đội quân tóc dài

 Đội quân tóc dài, đội quân tay không gồm phụ nữ ở các lứa tuổi, bộ phận xung kích của đội quân chính trị và lực lượng đấu tranh tại chỗ rất quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đội quân tóc dài đấu tranh trực diện một cách có lý, có tình để ngăn chặn quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn càn quét, bắn phá, cào nhà, dồn dân… Hoặc xông ra cản xe tăng, bịt nòng đại bác của địch. Đội quân tóc dài xuất hiện trong phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, có những hình thức đấu tranh rất linh hoạt sáng tạo, đặc biệt là phối hợp với lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong thực hiện 3 mũi giáp công.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #329 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:42:33 pm »

Đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi

 Đó là một phần lời bài hát “Hành quân xa” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận mà cán bộ, chiến sĩ trong quân đội đều thuộc. Nhưng có lẽ không mấy người biết được hoàn cảnh ra đời của bài hát nổi tiếng này. Dạo ấy là chiếc dịch Đông - Xuân 1953-1954, trước đòi hỏi của bộ đội, nhạc sỹ Đỗ Nhuận từ lâu đã ấp ủ ý định sáng tác một bài theo thể hành khúc, nhưng vẫn chưa viết được. Cuối năm 1953, Đại đoàn 308 đang dừng chân ở Thái Nguyên, được lệnh hành quân lên Điện Biên Phủ làm nhiệm vụ chuẩn bị chiến trường và ghìm chân địch ở đó Lúc này, Nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng có mặt trong đội hình hành quân của đại đoàn. Do phải tuyệt đối bảo đảm bí mật nên các cán bộ đại đội, tiểu đoàn cũng không được phổ biến tình hình gì hơn chiến sĩ. Họ vừa hành quân vừa bàn tán, phán đoán ý đồ của cấp trên. Bỗng đồng chí Đỗ Đình Sửu, Chính trị viên Đại đội 267 lên tiếng: “Địch đang theo dõi chúng ta đấy. Không bàn tán đường này, hướng nọ. Ta đi đâu là theo mệnh lệnh của cấp trên. Đời chúng ta là chiến đấu. Đâu có giặc là ta cứ đi”. Lập tức, câu nói đó đã trở thành tứ thơ để Nhạc sĩ Đỗ Nhuận phát triển thành bài hát “Hành quân xa”, và ông đã hoàn thành bài hát này chỉ trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ.

 “Mắt ta sáng, chí ta bền, bảo vệ đồng quê ta tiến bước
Đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi”


 Hành khúc trầm hùng đó đã lan truyền trong toàn đại đoàn và nhanh chóng trở thành một trong những bài hành khúc tiêu biểu của bộ đội Việt Nam. Chủ đề tư tưởng của bài hát đã góp phần giáo dục, động viên tinh thần của bộ đội trong các cuộc chiến tranh giải phóng trước đây và cả trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta hôm nay.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM