Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 02:57:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 182322 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #310 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:32:07 pm »

Bài ca “Tầm Vu”

 Bài hát này ra đời từ trận Tầm Vu (diễn ra ngày 18 tháng 4 năm 1948). Đây là trận phục kích của các chi đội 24, 25, 26 Vệ quốc quân khu 9 chặn đánh đoàn xe quân sự của Pháp ở Tầm Vu (tỉnh Cần Thơ), loại khỏi chiến đấu 200 địch, phá hủy 14 xe vận tải, thu 100 súng trường, 1 pháo 105mm. Lần đầu tiên thu được pháp 105mm ở khu 9 trong kháng chiến chống Pháp.

Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #311 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:32:48 pm »

“Bạc tre” trong chiến dịch Điện Biên Phủ

 Chiếc bạc lắp trục chân vịt của canô bị hỏng. Yêu cầu vận chuyển hàng tới mặt trận gấp, anh em trong tổ canô đang trao đổi sáng kiến thì thợ máy Nguyễn Đức Tăng mang về một gốc tre. Tăng gọt nhẵn theo hình chiếc bạc rồi lắp vào chân vịt cho máy chạy thử. Chân vịt quay tít, nước không vào canô. Thế là từ đêm đó canô lại hoạt động bình thường, chạy tới đêm thứ 5 chiếc bạc tre mới hỏng.

 Từ đó, mọi người trong tổ đều dành lúc nghỉ để vào rừng tìm gốc tre bánh tẻ, mang về gọt, khoét. Trong khoang máy canô nào cũng có rất nhiều bạc tre để dự trữ.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #312 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:33:16 pm »

Chiếc “cầu thang” dài kì lạ và truyền thống
mở đường thắng lợi của Bộ đội Công binh

 Chiếc “cầu thang” dài kỳ lạ, có hàng vạn bậc, vượt qua Sài Lương - Khâu Vác cho bộ binh, pháo binh hành quân giải phóng Tây Bắc chính là do các chiến sĩ công binh xây dựng. Cũng trong dịp này, Hồ Chủ tịch đã tuyên dương truyền thống “mở đường thắng lợi” của Bộ đội Công binh.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #313 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:33:48 pm »

Chiếc nòng súng cao xạ lịch sử

 Trong Bảo tàng Quân chủng Phòng không - Không quân, ở gian trưng bày các hiện vật lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có chiếc nòng pháo cao xạ 37mm. Đó là chiếc nòng pháo cao xạ đã tham gia lập công trong trận đánh lịch sử của đại đội 828, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367: 10 giờ ngày 12 háng 4 năm 1954, bắn rơi tại chỗ chiếc B.24 cải tiến của giặc Pháp mà chúng vẫn huênh hoang là “pháo đài bay”, có thể “tự hàn” và “không súng phòng không nào bắn rơi”. Đó cũng là chiếc máy bay thứ 20 của giặc Pháp bị bắn rơi ở Điện Biên Phủ và cũng là chiếc B.24 đầu tiên bị lực lượng phòng không mặt đất bắn rơi trên chiến trường Đông Dương.

 Chiếc B.24 “Hải phỉ” đó đã bị bộ đội ta bắn đứt đôi đầu, còn thân nó đâm xuống cánh đồng Bản Kéo (Điện Biên). Những quả bom 250 kg đã văn ra lăn lóc bên xác những tên giặc lái chưa kịp nhảy dù. Tên quan hai Pháp Măngphanốpki bị chết cháy thành than trong chiếc máy bay ném bom “hảo hạng” của không quân Pháp do Mỹ trang bị.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #314 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:34:28 pm »

Chiếc võng bộ đội có từ bao giờ

 Rừng U Minh là rừng ngập nước, do lá tràm ken dày, mọi hoạt động của bộ đội ta được che giấu khá kín đáo, máy bay do thám và các phương tiện trinh sát khác của địch khó lòng phát hiện. Đài phát thanh “Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến” được phát đi từ đây. Nhưng nơi đây cũng nổi tiếng là vùng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”, làm cho việc sinh hoạt, nhất là ngủ, nghỉ của bộ đội ta rất khó khăn. Để chống muỗi, chiến sỹ ta đã đan các túi bằng cói chụp lên đầu và mỗi khi ngủ thì buộc miệng túi lại. Nhưng ngủ ở đâu thì chủ yếu vẫn phải dựa vào các vị trí đóng quân đã chuẩn bị trước. Như vậy cũng chưa ổn. Năm 1947, đồng chí Vũ có sáng kiến đan các sợi bao bố thành cái võng. Tuy còn đơn giản nhưng chiếc võng đã tỏ ra rất tiện lợi, giải quyết khá tốt việc ngủ, nghỉ của bộ đội ở bất cứ vị trí nào, góp phần làm cho cán bộ, chiến sỹ có đủ sức khoẻ để chiến đấu. Từ đấy, chiếc võng bao bố đã nhanh chóng được sử dụng phổ biến ở cả miền đông Nam Bộ và trở thành tiền thân của chiếc võng bằng bạt hoặc bằng vải - một trang bị không thể thiếu của cán bộ, chiến sỹ ta trong hành quân, trú quân và chiến đấu sau này.

Thái Vũ (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #315 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:35:15 pm »

“Chiến thuật khỉ ngửi mắm tôm”

 Ngôn từ rất ngộ này có từ sau trận đánh cứ điểm số 6 trong cụm cứ điểm Phu Khe năm 1969 của Trung đoàn 165. Đi trinh sát chuẩn bị cho trận đánh về, mũi trưởng, mũi phó, cán bộ đại đội và trinh sát đều chắc mẩm trận này rất thuận lợi, chỉ còn phải nắm quy luật hoạt động và di chuyển của địch để khỏi lo đánh hụt. Công sự, vật cản của chúng sơ sài lắm, khỏi lo lắng quá! Nhưng khi thực hành chiến đấu, kết quả hoàn toàn ngược lại. Trung đoàn trưởng Nguyễn Chuông phân tích: “Nguyên nhân thất bại đã rõ cả rồi đấy. Chung quy lại vẫn là cái “tật” trinh sát địch kém, nắm địa hình không cụ thể, không đến nơi đến chốn. Do chủ quan, coi thường hàng rào vật cản nên khi bộ đội tiềm nhập qua hàng rào “sừng hươu” vướng phải mìn, bị lộ, bị thương vong, làm mất yếu tốt bất ngờ. Địch nó quẳng lựu đạn ra hàng giờ, ta ở dưới dốc, công sự không chuẩn bị, giơ lưng ra chịu đòn từ cán đến quân mặt dúm lại như “khỉ ngửi mắm tôm” cả! Câu nói này được truyền miệng khắp trung đoàn và thành tên một loại “chiến thuật”.

Thanh Cảm (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #316 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:35:53 pm »

“Chiến thuật ruồi bâu”

 Thời kỳ đầu chiến dịch “139” ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1969), Trung đoàn trưởng Trung đoàn 165 Nguyễn Chuông rất coi trọng chiến thuật. Từ những bài học xương máu, ông rút ra kinh nghiệm bằng những tử nghe rất ngộ nhưng lại rất gây ấn tượng và dễ nhớ như: chiến thuật “ruồi bâu”, chiến thuật “khỉ ngửi mắm tôm”, chiến thuật: “gà mẹ, gà con”…

 Xuất xứ của chiến thuật “Ruồi bâu” là: sau một loạt trận đánh ở thị xã Xiêng Khoảng và Phu Choong Voong kéo dài, đội hình chiến đấu không phát triển được, mặc dù địch phản ứng không mạnh lắm, đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm, Trung đoàn trưởng nói: “Cái hại của các ông là trinh sát địch không tỉ mỉ, đứng xa chĩa ống nhòm vào. Mục tiêu phản công không rõ ràng. Huấn luyện bổ sung chung chung. Trên sa bàn chỉ trỏ đại khái, khi tiếp cận địch thì không chắc đúng hướng. Thấy địch nổ súng chỗ nào thì bu lại chỗ đó, bỏ cả mục tiêu chính, có khi một tên địch cũng ba bốn lần tiêu diệt bằng cả B.40, lựu đạn; 1 ngách hầm choen hoẻn mà lẳng vào 2, 3 quả thủ pháo. Đánh thế là đánh theo kiểu “Ruồi bâu”, và tốn máu lắm”.

Yên Thành (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #317 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:12:24 pm »

Danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”

 Năm 1965, Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam Việt Nam làm dấy lên phong trào toàn quân, toàn dân đánh Mỹ. Do vậy ngay trong năm đó, ngày 20 tháng 11 năm 1965, Bộ Tư lệnh Miền đã đề ra danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ (DSDM) nhằm khen thưởng kịp thời cho các đơn vị và cá nhân dũng cảm lập công. Cục Chính trị đã đưa tiêu chuẩn và các cấp danh hiệu cụ thể như sau: DSDM cấp III diệt 3 tên Mỹ hoặc bắn thương 5 tên; cấp II diệt 6 tên Mỹ, làm bị thương 9 tên, cấp I diệt 9 tên hoặc làm bị thương 15 tên, diệt 15 trở lên cấp ưu tú. Tiếp sau, ngoài DSDM còn có Dũng sĩ diệt ngụy, Dũng sĩ diệt xe cơ giới, Dúng sĩ diệt máy bay.

 Ngày 8 tháng 1 năm 1966, Mỹ - ngụy mở cuộc hành quân lớn vào Củ Chi hòng tiêu diệt cơ quan đầu não Khu Sài Gòn - Gia Định và lực lượng ta. Chúng huy động một lúc 12.000 quân Mỹ - ngụy, chư hầu, 300 máy bay các loại trong đó có pháo đài bay B-52, 600 khẩu pháo 105 và 155 ly, 700 xe cơ giới trong đó có xe tăng, xe bọc thép M-41 và M-113, 50 con chó bécgiê. Trong cuộc càn này, sư đoàn bộ binh số 1 mệnh danh là “An cả đỏ” là lực lượng chính. Đây là đội quân hùng mạnh nhất nước Mỹ, chưa từng nếm mùi thất bại kể thừ Thế chiến thứ II và Triều Tiên. Trên trời, máy bay đổ mưa bom đạn và napan. Dưới mặt đất, chúng hùng hổ hùng sục. “Anh cả đỏ” và bè lũ “tìm diệt” cả tuần lễ không thấy Việt Cộng đâu, nhất là không tóm được đầu não. Sau nhiều ngày mất ăn, mất ngủ bơ phờ, được lệnh rút quân; “Anh cả đỏ” chuẩn bị chuồn thì “Cộng quân” từ đất chui lên, từ rừng rậm lao ra giáng cho những đòn chí tử.

 Để động viên kịp thời chiến công đánh Mỹ, ngày 25-1-1966 trên mảnh đất còn nóng bỏng khí thế diệt Mỹ, lần đầu tiên Đại đội tuyên dương danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ quận Củ Chi đã được tổ chức ngay trung tâm vùng chiến sự vừa xảy ra. Đại hội tuyên dương 209 đơn vị và cá nhân, trong đó có cấp ưu tú 15 người, cấp I có 7 người, cấp II có 19 người, cấp III có 57 người, tập thể có 16 đơn vị đạt danh hiệu “Anh hùng diệt Mỹ” (chưa kể đợt hai). Tên cá nhân, đơn vị tuyên dương lần đầu được thêu trên lá cờ truyền thống của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Quan Hưng (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #318 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:12:55 pm »

Danh hiệu “Tuổi cao chí càng cao”

 Ngày 14 tháng 10 năm 1967, trung đội dân quân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) dùng súng bộ binh bắn rơi chiếc máy bay thứ 2.400 của Mỹ trên miền Bắc.

 Ngày 17 tháng 10, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh thương Huân chương Quân công hạng ba cho trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường và gửi thư khen các cụ “Tuổi cao chí càng cao” nêu gương sáng cho đồng bào cả nước.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #319 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:13:24 pm »

Dốc bảy tời, đồi ông Mậu

 Kéo pháo vào trận địa qua dốc đúng là việc làm hết sức công phu để giữ được bất ngờ. Chính Đờ Cát cũng tự tin là đối phương không có sức gì để đưa lựu pháo qua những dốc đứng được. Nhưng bằng sức người của cả bộ binh chung sức, dùng tời 7 đợt, kéo pháo lên đỉnh núi. Để tiện chỉ huy và động viên bộ đội kịp thời, đồng chí Phạm Ngọc Mậu, chính ủy đại đoàn công pháo đã cho dựng một chiếc lều con trên đỉnh dốc. Anh em bộ đội thân mật đặt tên cho nó “dốc bảy tời, đồi ông Mậu”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM