Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:33:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181934 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #300 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:27:39 pm »

ĐỒNG CHÍ CÓ BIẾT XUẤT XỨ VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI
MỘT SỐ DANH HIỆU, TÊN GỌI
TRONG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TA

Ba bám

 Ba bám, phương châm hành động của quân và dân miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ nhằm giành thế chủ động làm chủ và tiến công, tiến công và làm chủ ở cơ sở, đánh bại âm mưu và kế hoạch càn quét, bình định, “tát nước bắt cá” của Mỹ - chính quyền Sài Gòn. Nội dung của Ba bám là: Đảng viên, cán bộ bám dân, dân bám đất, du kích bám địch. Ba bám là sự phát triển cao những khởi nghĩa đánh giặc của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #301 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:28:05 pm »

Ba đảm đang

 Ba đảm đang là phong trào hành động cách mạng của phụ nữ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, do Ban Chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 ngày toàn quốc chống Mỹ (19 tháng 3 năm 1950 đến 19 tháng 3 năm 1965) với ba nội dung: Sản xuất, công tác thay cho nam giới đi chiến đấu; lo toan việc gia đình để chồng con, anh em tòng quân và phục vụ lâu dài trong quân đội; phục vụ chiến đấu, tham gia dân quân tự vệ, tập luyện quân sự để sẵn sàng chiến đấu. Hàng triệu phụ nữ đã tham gia phong trào (đến cuối tháng 5 năm 1965 đã có 1.700.000 người) và lập nhiều thành tích, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #302 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:28:30 pm »

Ba giỏi

 Ba giỏi là phong trào hành động cách mạng của giới phụ lão Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, do Hội phụ lão Việt Nam đề xướng (tháng 6 năm 1966) với nội dung: sản xuất, tiết kiệm giỏi; phục vụ chiến đấu giỏi; vận động chấp hành chính sách giỏi. Trong phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tốt, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen “tuổi cao chí càng cao”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #303 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:28:53 pm »

Ba nhất

 Ba nhất là phong trào thi đua của Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ (1959-1961) với ba nội dung: lập nhiều thành tích nhất; thành tích các mặt đều nhất; đạt chất lượng cao nhất trên các mặt rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật, chấp hành điều lênh, sản xuất, tiết kiệm… Bắt đầu từ Đại đội 2 trung đoàn pháo binh 68 sư đoàn 304. Phong trào đã có tác dụng góp phần xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #304 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:29:19 pm »

Ba quyết tâm

 Ba quyết tâm là phong trào hành động cách mạng của giới trí thức Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động từ ngày 4 tháng 6 năm 1966 với ba nội dung: phục vụ sản xuất, chiến đấu, đời sống; đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật, tư tưởng văn hóa; đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa. Đông đảo trí thức đã tích cực tham gia và đã có nhiều cống hiến quan trọng trong lĩnh vực cách mạng kỹ thuật, tư tưởng và văn hóa, tiếp tục phụ vụ nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, chiến đấu.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #305 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:29:42 pm »

Ba sẵn sàng

 Ba sẵn sàng là phong trào hành động cách mạng của thanh niên miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, do Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên lao động Việt Nam phát động ngày 19 tháng 8 năm 1964 với ba nội dung: sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang; sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập, công tác; sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần. Hàng triệu thanh niên đã hăng hái tham gia phong trào ba sẵn sàng (đến cuối tháng 5 năm 1965 đã có 2.500.000 người) góp phần to lớn vào thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #306 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:30:31 pm »

“Binh đoàn Trần Chọt”

 Tại Hội nghị chiến sĩ thi đua Quân khu Tả Ngạn năm 1952, người xã đội trưởng du kích mưu trí, sáng tạo, táo bạo, dũng cảm của xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương là Trần Chọt đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất về thành tích đánh giặc, bảo vệ quê hương. Vinh dự hơn ông còn được Bác Hồ tặng tám chữ vàng: “Tặng chú Trần Chọt cán bộ gương mẫu”.

 Trần Chọt, người hội viên Hội Nông dân cứu quốc xã tham gia du kích từ năm 1949, khi giặc Pháp mở rộng vùng chiếm đóng đến huyện Tứ Kỳ, quê hương ông. Với khẩu súng trường và một bộ đồ đơm đó trong tay, ông nổi tiếng là một du kích đánh giặc giỏi. Khi thì Trần Chọt mon men đơm đó bên những ruộng lúa ven đồn địch để quan sát, lúc ông lại ngồi bán tôm cá ngoài chợ nhằm thu lượm tin tức nghe ngóng tình hình… để lập mưu đánh giặc. Bộ đội ta đánh càn ở xã Chí Minh, địch rút chạy sang làng Nhân Lý. Do thông thạo địa hình, Trần Chọt đón lõng bắt được ba tên, thu hai súng tiểu liên. Địch tức tối càn làng Nhân Lý, ông đã dùng tiểu liên, lựu đạn tập kích địch, một mình diệt 10 tên, thu toàn bộ vũ khí. Thời kỳ bộ đội và du kích bao vây, uy hiếp bốt An Nhân. do Trần Chọt nắm vững “chân tơ, kẽ tóc” trong bốt nên mỗi khi tiếng loa địch vận vang lên, cả quan lẫn lính địch đều run như cầy sấy. Không thể chịu nổi tình trạng giam mình mãi trong bốt, địch phải tháo chạy. Trong những năm Tứ Kỳ bị địch chiếm đóng, du kích xã do ông chỉ huy đã phối hợp với bộ đội địa phương của huyện thường xuyên quấy rối, đánh tập kích, phục kích địch, khiến chúng “ăn không ngon, ngủ không yên”. Hầu như ngày nào bọn địch cũng ít nhất một lần, kinh hoàng trước mũi súng của Trần Chọt và đồng đội của ông. Nhân dân địa phương tự hào “phong” cho du kích xã mình biệt danh “Binh đoàn Trần Chọt”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #307 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:30:56 pm »

“Biên đội Quyết Thắng”

 “Biên đội Quyết Thắng” là danh hiệu dành cho biên đội Không quân nhân dân Việt Nam đã lập chiến công xuất sắc trong trận ném bom sân bay Tân Sơn Nhất chiều 8 tháng 4 năm 1975. Gồm 5 máy bay A37, cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang), do phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đầu, vượt qua mạng lưới ra đa cảnh giới của đối phương, dội nhiều loạt bom trúng mục tiêu, phá hủy 24 máy bay, diệt hàng trăm sĩ quan, binh lính và nhân viên quân đội Sài Gòn, phá hỏng nhiều đường băng làm tê liệt hầu hết mọi hoạt động cất cánh ở sân bay.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #308 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:31:20 pm »

“Bếp Hoàng Cầm”

 Bếp Hoàng Cầm, bếp dã chiến đào dưới đất, đun bằng củi không bị lộ lửa, tránh địch phát hiện, do tiểu đội trưởng nuôi quân Hoàng Cầm thuộc đội điều trị Sư đoàn 308 sáng tạo ra. Bếp gồm: Hố đặt nồi (chảo), hố ngồi nấu, hệ thống đường dẫn khói và tản khói; rãnh thoát nước và mái che. Bếp Hoàng Cầm được sử dụng từ trong chiến dịch Hòa Bình (1951-1952) và nhanh chóng phổ biến trong toàn quân. Được cải tiến hoàn thiện và sử dụng rộng rãi trong kháng chiến chống Mỹ.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #309 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:31:44 pm »

Bài hát “Vì nhân dân quên mình”

 “Vì nhân dân quên mình” là hành khúc của Doãn Quang Khải (học viên khoá 6, Trường Lục quân Việt Nam) sáng tác tháng 5 năm 1951, nói lên nguồn gốc “từ nhân dân mà ra”, mục đích “vì nhân dân mà chiến đấu” của Quân đội nhân dân Việt Nam, ca ngợi quan hệ gắn bó giữa quân đội với nhân dân, sự tin yêu của nhân dân với quân đội. Được giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam (1952-1953). Một trong những bài hát truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, được sử dụng làm nhạc hiệu của chương trình phát thanh quân đội và chương trình truyền hình quân đội.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM