Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 09:30:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 182331 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #280 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2011, 01:09:07 pm »

Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên

 Ngày 7 tháng 1 nam 1965, thành lập trung đoàn tên lửa phòng không 236 (đoàn Sông Đà). Trung đoàn trưởng: Nguyễn Quang Tuyến, chính ủy: Phạm Đăng Ty. Ngày 1 tháng 5, trung đoàn bước vào huấn luyện. Đây là trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của quân đội ta.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #281 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2011, 01:09:38 pm »

Trung đoàn tình báo phòng không đầu tiên

 Tháng 8 năm 958, trung đoàn 4 thuộc Bộ tư lệnh Phòng không được tổ chức thành trung đoàn tình báo phòng không 260 gồm 6 đại đội (phiên hiệu từ 1 đến 6) trang bị rađa P-8 và 3 đại đội quan sát mắt (phiên hiệu từ 7 đến 9).

 Trung đoàn trưởng: Lương Hữu Sắt.

 Chính ủy: Lê Đình Truy.

 Đây là trung đoàn tình báo phòng không (rađa) đầu tiên của quân đội ta.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #282 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2011, 01:10:39 pm »

Trung đoàn xe tăng đầu tiên


 Ngày 5 tháng 10 năm 1959, thành lập trung đoàn xe tăng đầu tiên, phiên hiệu trung đoàn xe tăng 202 (Nghị định số 449/NĐ của Bộ trưởng BQP).

 Biên chế: 3 tiểu đoàn xe tăng chiến đấu (1, 2, 3), một đại đội sửa chữa, một đại đội công binh, một đại đội huấn luyện, một đại đội vệ binh, một đại đội thông tin và bốn cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật).

 Trung đoàn trưởng: Thiếu tá Đào Huy Vũ.

 Chính ủy: Thiếu tá Đặng Quang Long.

 Ngày 5 tháng 10 trở thành ngày truyền thống của bộ đội Tăng thiết giáp.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #283 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2011, 01:11:09 pm »

Trường quân sự đầu tiên của quân đội ta

 Trường quân chính kháng Nhật, trường đào tạo cán bộ trung đội (trung đoàn trưởng, chính trị viên trung đội) đầu tiên của Việt Nam giải phóng quân. Thành lập theo nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (15 đến 20 tháng 4 năm 1945) tại xã Tân Trào, châu Tự do (nay là huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Khóa học đầu tiên (82 người), khai giảng 25 tháng 6 năm 1945. Đổi tên thành: trường Quân chính Việt Nam (tháng 9 năm 1945), trường Cán bộ Việt Nam (tháng 10 năm 1945), trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (tháng 4 năm 1946), trường Lục quân trung học Trần Quốc Tuấn (tháng 11 năm 1947), trường Lục quân Việt Nam (tháng 10 năm 1949), trường Sĩ quan lục quân Việt Nam (tháng 1 năm 1956), trường Sĩ quan lục quân 1 (từ năm 1975), Giám đốc đầu tiên: Hoàng Văn Thái).
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #284 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2011, 01:12:13 pm »

Vài kỷ lục “đầu tiên” của ngành Quân giới

 Ngày ra đời của ngành Quân giới Việt Nam. Ngành quân giới Việt Nam chính thức thành lập ngày 15 tháng 9 năm 1945, tức là ngày Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập phòng Quân giới thuộc Bộ Quốc phòng.

 Xưởng 77 là đơn vị đầu tiên của ngành Quân giới được Bác Hồ đến thăm

 Một niềm vinh dự, một ngày đáng ghi nhớ của cán bộ, công nhân quân giới là ngày 19 tháng 5 năm 1950, Hồ Chủ tịch đến thăm xưởng K77. Từ đó phong trào thi đua yêu nước ngày càng sôi nổi trong ngành quân giới.

 Những anh hùng đầu tiên của ngành quân giới

 Những anh hùng đầu tiên của ngành Quân giới là đồng chí Trần Đại Nghĩa và đồng chí Ngô Gia Khảm. Tiếp sau là các anh hùng Cao Viết Bảo, Nguyễn Phúc Đồng, Nguyễn Văn Dậu.

 Hội nghị Quân giới đầu tiên

 Hội nghị Quân giới đầu tiên được triệu tập vào tháng 8 năm 1948. Đây là Hội nghị có tính chất lịch sử của ngành Quân giới, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc trong quá trình sản xuất vũ khí Việt Nam. Hội nghị đã tổng kết kinh nghiệm xây dựng các mẫu vũ khí, rút ra được nhiều khởi nghĩa về sản xuất và các biện pháp tổ chức quân giới hợp với từng chiến trường Bắc, Trung, Nam.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #285 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2011, 01:12:45 pm »

Các loại súng, đạn cối và bom phóng đầu tiên
do Việt Nam sản xuất

 Các cơ sở quân giới trên 2 miền Nam Bắc tiếp tục sản xuất thêm được nhiều loại vũ khí: Năm 1949 đã sản xuất được súng đạn cối 60, 81, 120, 185mm. (Cối 120 được dùng đầu tiên ở trận Đức Khê; cối 185 được dùng đầu tiên ở trận Hòa Bình). Đạn SKZ làm xong được dùng ngay ở trận Phố Lu (Lào Cai). Các loại đạn phóng đã góp phần hạ đồn Đại Bục, Đại Phác, đánh đường 4, đường 6.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #286 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 01:03:16 pm »

Hai chiếc máy bay Pháp cuối cùng
bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ

 Đó hai chiếc máy bay “Cướp biển” F4U mà Mỹ mới trang bị cho không quân Pháp. Hai chiếc máy bay này bị đại đội 817 (tiểu đoàn 383) bắn rơi vào sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, trong vòng 25 phút (từ 9 giờ tới 9 giờ 25 phút).
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #287 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 01:03:44 pm »

Chiếc máy bay Mỹ cuối cùng bị bắn rơi trên miền Bắc

 Ngày 17 tháng 1 năm 1973 dân quân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bắn rơi một máy bay do thám. Đây là chiếc máy bay Mỹ cuối cùng bị bắn rơi trên miền Bắc.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #288 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 01:04:15 pm »

Tên lính Mỹ cuối cùng toi mạng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam

 Đó là Đácuyn Giớt, hạ sĩ lính thuỷ đánh bộ, quê ở Mácsan, bang Aiôa và Sácli Mác Mahơn, binh nhì lính thuỷ đánh bộ, quê ở Uơbơn, bang Maxachuxét, chết ngày 29 tháng 4 năm 1975 ở sân bay Tân Sơn Nhất trong cuộc rút chạy hoảng loạn của Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #289 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 01:05:07 pm »

Vài kỷ lục “nhất” và “đầu tiên
của bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh

 - Ngày 20 tháng 8 năm 1959, chuyến hàng gùi bộ đầu tiên được giao cho chiến trường là vũ khí và công văn bí mật. Ngày 9 tháng 8 năm 1964, trung đoàn 98 công binh - đơn vị anh hùng, bổ nhát cuốc đầu tiên mở đường cơ giới Trường Sơn. Ngày 25 tháng 10 năm 1965, đoàn ô tô đầu tiên chở hàng vào chiến trường mở đầu giai đoạn vận tải cơ giới trên đường Trường Sơn.

 - Ngày 24 tháng 7 năm 1965, tiểu đoàn 20 cao xạ bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên trên tuyến, tiểu đoàn 36 cao xạ (E28) bắn rơi 157 máy bay Mỹ - là đơn vị bắn rơi nhiều máy bay nhất trên tuyến. Đại đội 4 súng máy 12,7mm bắn rơi 156 máy bay, bình quân mỗi chiến sĩ bắn rơi 2 chiếc. Ngày 5 tháng 3 năm 1971, toàn tuyến bắn rơi 40 máy bay, riêng tiểu đoàn 24 cao xạ - đơn vị anh hùng hạ tại chỗ 19 chiếc.

 - Ngày 18 tháng 2 năm 1971, trong 25 phút chiến đấu, tiểu đoàn 24 cao xạ, hạ tại chỗ 18 máy bay Mỹ, phần lớn là trực thăng và phản lực. Ngày 16 tháng 6 năm 1973, 2 đồng chí Nguyễn Văn Thể và Lê Văn Thái (chiến sĩ thông tin sư đoàn 470) hạ tại chỗ 1 F4 bằn 2 viện đạn AK. Đồng chí Bùi Xuân Nơ (chiến sĩ công binh) hạ tại chỗ 1 F4 bằng chín viên đạn trung liên.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM