Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:26:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181954 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #210 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 08:08:09 pm »

Tuổi nhỏ mưu cao

 Đó là 4 em thiếu nhi tuổi từ 4-11, xã Hòa Long, Châu Đức, Bà Rịa. Năm 1972, sau khi bọn địch mở cuộc càn quét đẫm máu vào đây, một nữ cán bộ huyện ủy bị thương nặng, nằm lại ở rìa làng. 4 em đã dùng võng buộc vào hai con bò đi giữa đàn trâu bò sáu bảy chục con cáng chị đi qua các trạm gác và chòi quan sát của địch. Bằng cách này chị cán bộ huyện ủy đã được đưa về căn cứ an toàn.

Thanh Thảo
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #211 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 08:08:57 pm »

Vũ khí… “đồ hộp”

 Những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, đơn vị D65A bộ đội Tây Ninh đã sáng tạo ra một loại mình đánh bộ binh mang tên “mìn lon”. Vỏ mìn là lon đồ hộp, dùng dây sắt quấn chặt xung quanh lon nhằm tạo áp lực nổ và tạo mảnh. Thuốc được lấy từ bom đạn lép, ngòi lấy từ ngòi lựu đạn Mỹ đã dùng, cải tạo lại. Thuốc được nhồi chặt trong vỏ lon nên nổ với công suất lớn, “mìn lon” phát huy hiệu quả trong các trận chống càn, đánh địch tuần tra.

 Phát hiện thấy vỏ hộp “cá mòi” của lính Mỹ có thể tích vừa phải và thành vỏ dày nên công binh xưởng Vàm Cỏ đã sản xuất lựu đạn vỏ hộp “cá mòi” nổ rất mạnh, có năng lực sát thương lớn; nên mỗi khi thấy các loại vỏ đồ hộp, lính địch đều sợ hãi tránh xa.

Nam Trung (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #212 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 08:49:51 pm »

MỘT SỐ “ĐẦU TIÊN”, “CUỐI CÙNG”,
“NHẤT” VÀ KỶ LỤC”


Ai dùng cụm từ “Quốc phòng toàn dân” đầu tiên

 Đến thời điểm này thì cụm từ “Quốc phòng toàn dân” đã đi vào Từ điển Bách khoa quân sự và được sử dụng phổ biến, thống nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lần lại lịch sử trước năm 1964, sách báo vẫn viết “Quốc phòng nhân dân”. Chỉ đến khi đồng chí Trường Chinh đọc bài báo “Quán triệt quan điểm Quốc phòng nhân dân” của đồng chí Hoàng Văn Thái đăng trên Tạp chí Quân đội nhân dân số tháng 8-1964, thì cụm từ này được thay đổi. Nhân buổi làm việc với Ban biên tập Tạp chí, đồng chí Trường Chinh góp ý từ nay nên dùng cụm từ “Quốc phòng toàn dân” thay cho “Quốc phòng nhân dân” cho nó chính xác khoa học và nghe cũng hay hơn.

 Từ đó cụm từ “Quốc phòng toàn dân” được chính thức dùng trên Tạp chí Quân đội nhân dân và phổ biến đến nay.

Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #213 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 08:50:42 pm »

Anh bộ đội đầu tiên trên tem thư

 - Người chiến sĩ Điện Biên đứng trên hầm Đờ Cát là hình ảnh đầu tiên của anh Bộ đội Cụ Hồ trên tem thư. Tem chiến thắng Điện Biên đã phát hành vào tháng 10 năm 1965 do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế.

 - Ngày Chính phủ về Thủ đô ngày 1 tháng 1 năm 1955, ngày phát hành tem Thủ đô giải phóng. Hình ảnh anh bộ đội Trung đoàn Thủ đô từ chiến khu Việt Bắc mới trở về, mũ tre bọc vải lưới ngụy trang, quấn quýt bên anh có hai bé ngây thơ bên Hồ Gươm, Tháp Rùa lộng giờ cờ bay. Tác giả Thạch Can (đã quá cố) thể hiện mộc mạc, chân thành chất dân gian ấm áp trong nét vẽ, bố cục.

 - Anh hùng quân đội Cù Chính Lan được suy tôn trên tem thư cùng chiến công của mình bằng hình ảnh dũng cảm đánh cháy xe tăng địch do họa sĩ lão thành Bùi Trang Chước thiết kế.

 - Tem thư miễn bưu phí của quân đội, trong tem thư Việt Nam ghi là “Tem binh sĩ”, năm 1967 đổi là “Tem quân đội” dùng phát định mức cho từng quân nhân để gửi thư. Tem này được các sưu tập ngoài quân đội ưu ái vì tem chỉ phát cho những ai phục vụ trong quân đội, không bán rộng, muốn có phải mất công tìm đổi. Năm 195, Bưu chính Việt Nam đã phát hành mẫu tem binh sĩ đầu tiên.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #214 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 08:51:23 pm »

Bộ phim tài liệu đầu tiên của quân đội ta

 Đó là phim “Dưới cờ quyết thắng” do đạo diễn điện ảnh quân đội, nghệ sĩ nhân dân Trần Việt (Trần Văn Thanh, Trần Vũ, Vũ Tiến Quân) làm biên tập và chủ nhiệm.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #215 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 08:51:52 pm »

Chiếc bao gùi đầu tiên trên đường Hồ Chí Minh

 Khi mới thành lập, tuyến vận tải chiến lược mang tên Hồ Chí Minh, phương thức vận chuyển chủ yếu là gùi bộ để chuyển hàng vào chiến trường. Có một chiếc bao giờ bằng vải bạt dài 0,7 mét, rộng 0,4 mét đã cũ do đồng chí Thái thuộc Đại đội 3 sử dụng vận chuyển hàng. Đến năm 1963, chiếc bao đó được chuyển qua đồng chí Hồ Mược ở Đại đội 9B chuyển hàng từ bắc đường số 9 vào chiến trường.

 Đến tháng 1-1964, chiếc bao đó được chuyển sang cho đồng chí Đào Triệu gùi hàng qua đèo 1.800m, qua đường số 71. Đến tháng 7-1965, chiếc bao lịch sử ấy được chuyển qua Trạm giao liên T.73 (đơn vị anh hùng). Tính đến ngày 15-3-1970, khi đó đã nằm trong nhà truyền thống, tính ra chiếc bao đó đã cùng nhiều chủ chuyển hơn 50 tấn hàng, 915kg công văn thư từ đến chiến trường. Chiếc gùi đã bị rách nhiều lỗ nhỏ, có năm chỗ rách được vá lại nhiều lần.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #216 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 08:52:49 pm »

Chiếc máy bay đầu tiên
bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ

 Ngày 6 tháng 2 năm 1954, đại đội 677 chúng tôi thuộc tiểu đoàn 536 đại đoàn 36, trên trận địa Tà Lèng phía đông Điện Biên Phủ đã bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay khu trục của Pháp kiểu Hencat (F.6F). Báo Quân đội nhân dân số 122 xuất bản tháng 2 năm 1954 tại mặt trận Điện Biên Phủ đăng ngay trang nhất quyết định của Bộ Tổng tư lệnh tặng huân chương Quân công hạng ba cho đơn vị bắn rơi máy bay ngày 6 tháng 2 năm 1954.

 Trong cuốn sách “Vì sao Điện Biên Phủ?” ký giả Pháp P. Rôcôn, một cựu chiến binh Điện Biên Phủ của Pháp cũng viết: “Ngày 6 tháng 2… lần đầu tiên một máy bay khu trục Hencat thuộc tàu sân bay Arô Măngxơ bị pháo phòng không của địch hạ ở Điện Biên Phủ…”.

Xuân Mai
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #217 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 08:53:16 pm »

Chiếc máy bay B52 đầu tiên
của Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc

 Ngày 17 tháng 9 năm 1967, tại trận địa T5 Nông trường Quyết Thắng, Tiểu đoàn 84, Trung đoàn tên lửa 238 dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Phúc bắn rơi chiếc B52 đầu tiên trên vùng trời Vĩnh Linh.

 Ngày 20 tháng 9, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh (số100/LCT) thưởng Huân chương Quân công hạng hai cho Tiểu đoàn 84 và gửi thư khen quân, dân Khu 4 lần đầu tiên bắn rơi máy bay B52 của Mỹ trên miền Bắc.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #218 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 08:53:49 pm »

Chiếc xe đạp gùi thồ đầu tiên vào Trường Sơn

 Đó là chiếc xe đạp Favôrít có số khung 20.220 được đưa vào đường Hồ Chí Minh từ năm 1961. Từ năm 1963 đến năm 1965, Đại đội 9 (Đoàn 70) đã dùng chiếc xe này thồ hàng từ đường số 9 qua Sêbănghlêng vào tới sát vùng giáp ranh, chiếc xe này đã từng chở được 1,800 tấn hàng vào chiến trường. Năm 1966, chiếc Favôrít trên được đưa về trạm 34, do đồng chí Hồng, tiểu đội trưởng sử dụng thồ hàng vào và cho thương binh ra. Đường hẹp, nhiều dốc cao, vực thẳm, nhiều tháng mưa lầy lội nhưng đồng chí Hồng luôn bảo đam an toàn cho thương binh. Có ngày đồng chí đưa hai chuyến thương binh qua chặng đường khó khăn đảm bảo an toàn.

 Từ năm 1969 đến tháng 4 năm 1970, chiếc xe này đã chở được 50 thương binh nặng, 450 ba lô, l.000kg rau, gạo và thực phẩm. Dùng xe đạp chở thương binh đã tiết kiệm được hơn 500 công cáng bộ.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #219 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 08:54:25 pm »

Chiến dịch đầu tiên của bộ đội chủ lực
trên chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ

 Chiến dịch Bình Giã diễn ra từ ngày 2 tháng 12 năm 1964 đến ngày 3 tháng 1 năm 1965. Lực lượng tham gia: hai Trung đoàn bộ binh 1 và 2, Đoàn 80 pháo binh chủ lực Miền, hai Tiểu đoàn bộ binh 500 và 800 (Quân khu 7), Tiểu đoàn bộ binh 186 (Quân khu 6) và lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn chiến dịch.

 Ban Chỉ huy chiến dịch có các đồng chí: Trần Đình Xu - Chỉ huy trưởng; Lê Văn Tưởng - Chính ủy; Nguyễn Hòa - Phó Chỉ huy trưởng, kiêm tham mưu trưởng, Lê Xuân Lựu - Chủ nhiệm chính trị.

 Trong hơn một tháng chiến đấu, các đơn vị đã đánh năm trận cấp trung đoàn, hai trận cấp tiểu đoàn, diệt hai tiểu đoàn chủ lực ngụy (có một tiểu đoàn lực lượng dự bị chiến lược), đánh bại các biện pháp chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” của địch.

 Đây là chiến dịch đầu tiên của bộ đội chủ lực trên chiến trường Nam Bộ và cực nam Trung Bộ, một chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu sự thất bại của Mỹ - ngụy trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM