Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:10:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181939 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #170 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 07:36:09 pm »

Bột gạch non
lừa máy bay trinh sát địch

 Năm 1966, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ vào miền Bắc nước ta đã chuyển sang bước leo thang thứ hai, đánh ra ngoài vĩ tuyến 20, trừ Hà Nội và Hải Phòng. Trong thời gian này, Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương đích thân phát động chiến dịch mang tên “bàn tay sắt” nhằm tiêu diệt lực lượng tên lửa phòng không ta. Chúng dựa trên sự phát hiện chỗ yếu của tên lửa: đó là cột khói màu da cam bốc cao khi phóng. Bay vào gần vùng nghi có tên lửa, chúng phát tín hiệu giả hoặc cử một tốp nhỏ cơ động nhử tên lửa ta bắn. Căn cứ vào cột khói có màu sắc riêng biệt, chúng tập trung ưu thế lực lượng bay thấp cơ động, vọt qua lưới lửa pháo cao xạ vào đánh phá trận địa tên lửa. “Tương kế tựu kế”, trong trận đón lõng máy bay địch ở khu vực Đồ Sơn - Lê Xá (Hải Phòng) ngày 31-5-1966, phân đội 74 - Đoàn 5 tên lửa đã hiệp đồng chặt chẽ với Đoàn pháo phòng không Tháng Tám đối phó có hiệu quả với âm mưu thủ đoạn mới của địch. Bộ đội ta đã trộn thuốc nổ với bột gạch non đóng thành bao, cho nổ khi phát hiện máy bay trinh sát địch vào khu vực bảo vệ. Cách nghi binh làm cho bọn giặc lái như sa vào một trận địa “bát quái”; còn ta, các trận địa thật gần như an toàn tuyệt đối, có điều kiện tập trung hỏa lực tạo thành lưới lửa nhiều tầng tiêu diệt máy bay địch từ hai bên sườn và phía sau. Nhận xét về trận đánh này, cái lớn nhất chúng ta thu được là dùng những vật liệu dễ kiếm để nghi binh thu hút địch, bảo vệ mình. Đây là kinh nghiệm rất quý, mà Bộ đội Phòng không cần tiếp tục nghiên cứu để đánh thắng địch bằng các “vũ khí” tự tạo, các trang bị có trong biên chế trong thế trận phòng không nhân dân đã được xây dựng vững chắc từ thời bình.

M.K. (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #171 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 07:36:38 pm »

Bù nhìn diệt giặc

 Đây là câu chuyện có thật trong những năm đánh Mỹ của du kích Bến Tre. Vinh, một du kích nhỏ bé lại có tay nghề thợ mộc làm những công việc vặt hàng ngày. Sau khi bị bắt buộc phải đi xem cuốn phim tài liệu của Mỹ quảng cáo về người máy, anh liền nảy ra một ý nghĩ ngộ nghĩnh: làm bù nhìn để đánh Mỹ. Anh đem ra bàn trong tổ du kích, được mọi người góp ý và bổ sung cách làm, từ đó Vinh và mấy anh em ra công đẽo gọt…

 Một hôm bọn Mỹ càn vào xã anh. Toán đi đầu có 3 tên lăm lăm khẩu súng, vừa qua cổng làng, từ chỗ ngoặt “có một người” đội lá ngụy trang vươn ra giương súng về phía bọn chúng. Bọn này hôt hoảng liền xả đạn vào “người du kích”. Khi biết là hình nộm sọ dừa cả bọn cười ngất, chọc 3 càng lính nhút nhát thỏ đế. Thấy lạ, cả đám đô bổ vào xem, thằng này nâng tay, thằng kia xoay đầu người máy. Đang vây tròn bàn tán thì bỗng 2 phát súng ngựa trời từ trong bụi cây bắn ra 5 đứa gục ngã, cả chục thằng bị thương, số còn lại hốt hoảng bỏ chạy. Du kích ta nhanh chóng ra khiêng người máy về sửa chữa. Anh em trong đội được một phen cười vỡ bung. Cậu Vinh đắc ý với sáng kiến của mình nói rằng: Cũng là kiếp bù nhìn, nhưng bù nhìn loại này lại yêu nước và được việc.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #172 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 07:37:20 pm »

Ca hát mà lấy đồn giặc

 Cất tiếng hát lấy được đồn giặc quả là chuyện hiếm có. Ấy vậy mà lại là sự thực đối với ông Huỳnh Khánh (từng công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cà Mau) và nghệ sỹ Minh Đương (là Trưởng đoàn nghệ thuật Hương Tràm).

 Hát trước đồn là một hoạt động tuyên truyền binh vận của văn công. Ông Hình Thanh Ân, Giám đốc Đài phát thanh - truyền hình Sóc Trăng kể lại: Hồi kháng chiến chống Mỹ, các ông lấy tấm ni lông căng rộng ra, khoét lỗ ở giữa để phát thanh nhằm làm cho tiếng nói phân tán ra để địch khỏi biết mình ở chỗ nào. Khi đó, ở Sóc Trăng, tuyên truyền phải dùng tiếng Việt, sau đó là tiếng Khmer, đã vậy lại ca 2 bài 6 câu. Vọng cổ hiện đại phải bớt câu đi.

 Đối với Minh Đương, anh nói phải có “chiến thuật ca binh vận”. Ca rồi ngưng 5 phút để nói chuyện rồi lại ca tiếp. Nói chuyện tuyên truyền rồi nghỉ 5 phút để giặc chờ… nếu ta có rút đã đi được một quãng đường xa an toàn.

 Huỳnh Khánh đánh đàn, Minh Đương ca quanh đồn Thứ Giải (Bình Phú). Những bài ca Sóng Tam Giang, Xuân Tình đêm ấy đã thay súng đạn gọi giặc ra hàng. Thế mới biết sức mạnh của văn nghệ không thể lường hết.

Văn Nhân
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #173 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 07:37:53 pm »

Cách đánh “độc chiêu”

 Hàng rào điện tử Mắc Namara có khả năng phát hiện mục tiêu và có nhiều loại vũ khí sát thương. Khi có động, pháo địch từ Cồn Tiên, Dốc Miếu đổ đạn xuống, khó bề thoát được. Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm du kích các xã Giang Hải, Sơn Mỹ huyện Gio Linh đã phải chịu tổn thất. Dần dần có tới “ngàn lẻ một” cách đánh được sáng tạo ra nhưng có lẽ “độc chiêu” là cách sau đây: Du kích Trung Hải bắt con vật từng là bạn chơi tuổi thơ - tắc kè, nhét thuốc lào vào mồm rồi cho tắc kè vào ống bơ và treo lên hàng rào điện tử. Khi thuốc ngấm, tắc kè say, ho sù sụ như tiếng người. Tưởng bị ai đột nhập, địch cho pháo bắn như mưa. Có đêm, chúng, chúng huy động cả máy bay ra yểm trợ. Đây là tiếp nối của sáng kiến thả cóc ngậm thuốc lào vào đồn địch thời kháng chiến chống Pháp, cóc “ho” khiến quân địch bắn lung tung.

Hồng Hạnh (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #174 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 07:38:22 pm »

“Chia lửa” cho đồng chí… chồng

 Đó là trường hợp của hai vợ chồng anh hùng các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Út. Một đêm, chị Út được chồng là anh Tịch phân công đưa tổ nữ du kích phối thuộc với tổ nam du kích đi rải truyền đơn trong thị trấn do địch kiểm soát. Sau khi phân công hai nữ du kích đứng gác bên này sông, chị Út sang sông đứng gác ở vị trí mà địch hay phục kích để chặn đường rút của du kích, mỗi khi họ thâm nhập vào thị trấn. Đứng gác được một lúc, chị Út phát hiện ra hai toán lính lặng lẽ đi tuần dọc theo mặt đê và dưới bờ sông. Tình huống bất ngờ buộc chị phải cân nhắc: rút qua sông trước rồi bắn súng báo động hay báo động rồi mới rút? Lo lắng cho chồng và tổ nam du kích, chị quyết định bắn thẳng vào tốp giặc rồi ôm súng vượt sông. Sau hồi choáng váng, địch tập trung hỏa lực bắn về hướng chị Út. Từ phút ấy, nghe tiếng súng của vợ, rồi tiếng súng địch bắn loạn xạ về hướng sông, anh Tịch và đội nam du kích vội nổ súng bắn về hướng ấp. Chị Út qua sông, hiểu ý chồng qua tiếng súng, chị cùng hai nữ du kích lại nổ súng và anh Tịch và tổ nam du kích rút qua sông. Qua sông, anh Tịch và tổ nam du kích lại nổ súng thu hút hỏa lực địch để chị Út và tổ nữ du kích rút xa thêm.

 Khi cả hai tổ nam và nữ du kích gặp nhau ở vị trí an toàn, chị Út cười rồi nói với chồng: “Tôi chia lửa cho đồng chí… chồng đó, nghen!”
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #175 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 07:38:56 pm »

Chiến công của Võ Viết Thanh

 Những ngày đầu Xuân 1968, đồng bào Bến Tre không ngớt ca ngợi chiến công của du kích Hàm Luông đánh chìm “cơ xưởng hạm 833” của Mỹ, dài 110 mét, rộng 25 mét, trên tàu có hàng trăm sĩ quan là chuyên viên kỹ thuật Mỹ, Úc, Tân Tây Lan và nhiều máy móc tinh vi. Hạ được nó, du kích ta đã sử dụng quả mìn 200kg do Binh công xưởng tỉnh chế tạo. Người có công chế tạo và hướng dẫn du kích sử dụng nó là Võ Viết Thanh. Vì vậy, trong buổi mừng công, du kích Hàm Luông gọi chiến công trên là “chiến công Võ Viết Thanh”. Một tháng sau, cũng bằng quả mìn do Võ Viết Thanh chế tạo, du kích Hàm Luông lại tập kích căn cứ nổi của Mỹ, nhấn chìm 15 tàu, trong đó có tàu hải quân 812 dài 110 mét, rộng 12 mét diệt gần 200 tên Mỹ, phá hủy 22 khẩu pháo, 6 xe bọc thép M.113.

Trần Hồ Nam
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #176 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 07:39:34 pm »

Cối “lép” diệt… trực thăng

 Trong các cuộc càn quét đánh phá vào vùng giải phóng ở tỉnh Quảng Nam của Mỹ - ngụy, số địch bị tiêu diệt do trúng mìn tự chế của du kích, thường chiếm tỷ lệ 20%. Những quả đạn pháo cối của chúng bắn ra nhưng không nổ (cối lép) được du kích và nhân dân ở đây cải tiến lắp thêm các loại ngòi nổi tạo thành những quả mìn mới. Vì vậy, quân Mỹ ở Chu Lai tìm mọi cách thu gom, bắt nhân dân quanh căn cứ phải bán đạn lép cho chúng nhằm triệt nguồn nguyên liệu chế tạo mìn của du kích. Ở Kỳ Sanh, được các chú bộ đội đưa ngòi nổ hẹn giờ và hướng dẫn cách sử dụng, em Nguyễn Thị Minh (15 tuổi) đã khéo léo gài trong quả đạn lép rồi báo cho lính Mỹ. Như thường lệ, mua xong lính Mỹ đưa cả đống đạn lép vào máy bay trở về căn cứ. Trên đường bay, quả đạn cối đó đã nổ, phá tung chiếc trực thăng cùng sáu tên Mỹ trên đó. Từ đó bọn Mỹ không dám làm cái việc nguy hiểm đó nữa.

 Còn ở Bình Định, cán bộ quân giới tỉnh đã sáng chế ra một loại ngòi nổ có chong chóng giữ kim hỏa và ngửa lên trên có gắn vào các quả cối. Khi trực thăng địch xuống thấp đổ quân tạo nên luồng gió làm chong chóng quay và tuột khỏi kim hỏa làm nổ mìn. Mảnh mìn định hướng tạo nên vùng sát thương rộng phá hủy máy bay địch.


Lê Thanh Hải (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #177 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 07:40:04 pm »

Cơ động bằng… ghe xuồng

 Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ở hướng Đông Nam, sau khi làm chủ khu Nhơn Trạch, căn cứ Thành Tuy Hạ, căn cứ hành quân Cát Lái, mũi tiến quân của sư đoàn 325 quân đoàn 2 đã tiến sát sông Đồng Nai. Pháo binh ta dồn hỏa lực bên bờ sông yểm hộ cho công binh, bộ binh và các đơn vị khác tràn qua sông, đồng thời không cho địch tháo chạy bằng đường sông qua biển. Thời gian lúc này rất khẩn trương mà phương tiện để cơ động của bộ đội lại có hạn. Thấy vậy, nhân dân xã Phú Hữu (Nhơn Trạch, Biên Hòa nay là huyện Long Thành - Đồng Nai) đã không quản hiểm nguy, bom đạn, hăng hái đưa bộ đội sang sông bằng phương tiện của riêng mình. Hàng trăm chiếc thuyền, xuồng đuôi tôm lao đi dưới làn bão lửa chuyển bộ đội qua sông. Sau hai giờ toàn bộ sư đoàn 325 đã qua sông kịp thời và thần tốc tới Sài Gòn đánh chiếm Thượng nghị viện, Bộ Quốc phòng ngụy, làm chủ quận 4 và 9. Ngay trong lúc vượt sông, đơn vị cũng đã bắn chìm 2 tàu chiến. Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn đã gửi tặng nhân dân xã Phú Hữu bằng khen, ghi nhận công lao đó.

Hùng Phước
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #178 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 07:40:58 pm »

Đâu chỉ có B40, B41…
mới vô hiệu hóa được xe tăng địch

 Vào một ngày cuối năm 1970, một đoàn xe, cả xe tăng và cơ giới địch khoảng hơn 100 chiếc bất ngờ tập kết ở vùng Trảng Bàng, Tây Ninh. Chúng định làm gì đây? Nhân dân ấp Chánh (Trảng Bàng) vốn nhạy cảm với “thời tiết chiến sự” và thông thạo quy luật hoạt động của địch trong vùng đã hiểu ngay âm mưu của chúng.

 Địch âm mưu bao vây, tiêu diệt Tiểu đoàn 7, Trung đoàn M.6, Phân khu I Sài Gòn - Gia Định của ta. Đơn vị này sau hai ngày đánh địch phản kích ở Lộc Hưng đang trụ bám địa bàn. Lo lắng cho bộ đội chỉ có vài trăm quân làm sao chống chọi lại với xe tăng của địch. Tìm cách báo cho bộ đội thì không được vì địch kiểm soát rất gắt gao. Mấy chị em trong ban địch vận ra bìa ấp quan sát rồi quyết định hành động: lẳng lặng vận động đồng bào đi mua xăng của địch. Đồng bào ấp Chánh vốn có cảm tình với cách mạng và hết sức căm ghét quân Mỹ - ngụy nên hiểu ngay ra vấn đề. Thế là đội quân kinh doanh xăng dầu bỗng chốc tập hợp và lần lượt kéo nhau ra nơi tập kết của đoàn xe cơ giới ngụy hỏi mua xăng. Được dịp bán chác, bọn lính địch lập tức bán tống, bán tháo xăng cho đồng bào.

 Đến giờ đi càn, đoàn xe địch rú máy ầm ĩ hùng hổ, tiến vào Lộc Hưng. Tốp đi đầu vào trận địa phục kích bị các chiến sĩ Tiểu đoàn 7 dùng B40, B41 bắn tới tấp. Chiếc bốc cháy, chiếc đứt xích nằm ì ra.

 Trận đánh kéo dài, đến gần trưa nhưng không một chiếc xe tăng nào của địch đột nhập vào đội hình chiến đấu của ta vì kim đồng hồ báo xăng chỉ dưới mức cho phép tác chiến. Nhiều chiếc lao lên nhưng chỉ được mươi phút là chết đứng vì hết xăng…

 Vậy là, đâu chỉ có B40, B41… mới vô hiệu hóa được xe tăng địch.

TV( st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #179 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 07:41:21 pm »

Đèn lân tinh

 Bộ đội ta hành quân trong rừng Trường Sơn sâu thẳm, đưa bàn tay lên trước mắt cũng không nhìn thấy nên vấp ngã liên tục. Mà rừng đêm thì lắm “chướng ngại vật” gốc cây, tảng đá, ổ gà, ổ trâu, va vào “thiệt hại” như chơi. Đèn không được phép dùng vì sợ lộ bí mật, sợ biệt kích, máy bay. Trong hoàn cảnh đó, một sáng kiến nảy ra:

 Có đồng chí nhận thấy khúc cây mục trong đêm có lân tinh phát sáng bèn gài quanh ba lô. Hành quân đêm, người đi sau nhìn theo khúc gỗ phát sáng mà đi, vừa đúng hàng lại không sợ vấp ngã. Kinh nghiệm này được phổ biến rộng và được đặt tên là “đèn lân tinh”.

Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM