Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:34:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181937 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #140 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 05:41:20 pm »

Một câu chuyện hài hước và có thật
về quân biệt kích Mỹ tập kích Sơn Tây

 Trong cuốn hồi ký “Những năm tháng ở Nhà Trắng”, Kitsingiơ viết về cuộc tập kích của không quân Mỹ vào thị xã Sơn Tây để “giải thoát” tù binh Mỹ như sau:

 “Cuộc tập kích Sơn Tây tiến hành vào ngày 20-11-1970, được vạch ra một cách kỹ lưỡng và thực hiện một cách quả cảm, nhưng lại dựa vào một sự sai lầm quá đáng về tình báo: nhà tù đã đóng cửa ít nhất là 3 tháng trước đó. Sau cuộc tập kích thất bại, tôi được báo cho biết về một bức điện viết bằng mật mã của một tù binh nói rằng trại ấy đã đóng cửa ngày 14 tháng 7.

 Cuộc tập kích đã đưa lại một việc khá kỳ quặc tạo ra do tính hài hước cong queo của tôi. Một sĩ quan báo cáo với tôi về cuộc tập kích ấy và xin lỗi vì đã thất bại. Tôi bảo anh ta đừng xin lỗi và nói đùa rằng chắc là họ mang về được một con nghé. Người Bắc Việt Nam đang phát điên lên vì cố tìm hiểu tại sao chúng ta lại tiến hành một cuộc hành quân lớn mà chỉ nhằm có mục đích ấy.

 Có lẽ xuất phát từ lòng yêu nước mà cho rằng ông cố vấn an ninh của Tổng thống không thể nào hoàn toàn điên nên anh ta đã báo cáo với cấp trên. Cấp trên của anh ta bắt đầu truy lùng con vật ấy. Những người biệt kích tham gia cuộc tập kích ấy đã báo cáo rằng họ không biết tí gì về con nghé bị bắt cóc cả. Bộ Quốc phòng không tin là tôi đã nói một cách bộp chộp. Một bức điện đã được gửi đi và yêu cầu xác minh bằng cách tìm kiếm con nghé trên trực thăng!”

 Cuối cùng, Kitsingiơ còn cho biết toàn bộ sự kiện này đã được viết thành một cuốn sách.

Phan Mai
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #141 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 04:16:28 pm »

Một chiến công thầm lặng của những chiến sĩ canh trời

 Tháng 10-1973, đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Cuba do Thủ tướng Phiđen Caxtơrô dẫn đầu sang thăm vùng giải phóng Quảng Trị trong thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta đang vào giai đoạn quyết định. Để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho đoàn, Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định giao nhiệm vụ cho Đoàn Phòng không 3.73 xây dựng phương án bảo vệ vùng trời Trị Thiên và tổ chức một đoàn đại biểu cán bộ chiến sĩ dự cuộc đón chào đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Cuba. Nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề và vinh dự đó, Đảng ủy, chỉ huy Đoàn đã khẩn trương xây dựng kế hoạch tác chiến (mang tên kế hoạch Z); triển khai đợt sinh hoạt chính trị quán triệt nhiệm vụ trong các cơ quan và đơn vị, tiến hành kiểm tra kỹ thuật các loại vũ khí, khí tài và trang bị chiến đấu; tổ chức đợt huấn luyện đột kích, tập trung luyện tập thành thục các tình huống của phương án tác chiến. Sở chỉ huy các cấp và các đơn vị pháo, tên lửa thường xuyên ở trạng thái cấp 1, sẵn sàng chiến đấu cao nhất, quyết tâm bắn rơi tại chỗ máy bay địch ngay từ loạt đạn đầu, quả đạn đầu, trận đầu. Những việc làm của Đoàn đã được bù đắp bởi an toàn tuyệt đối của đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Cuba anh em trong chuyến thăm Quảng Trị ngày đó.

 Ngày nay, mỗi khi vào thăm nhà truyền thống, nhìn tấm hình Thủ tướng Cuba Phiđen Caxtơrô giương cao lá cờ “Quyết Thắng” của Đoàn Phòng không S.73 trên điểm cao 241 Quảng Trị, cán bộ, chiến sĩ đơn vị không thể nào quên được chiến công thầm lặng đó. Mọi người đều thầm hứa sẽ quyết tâm rèn luyện, học tập và công tác thật tốt để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cấp trên giao trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

M.K. (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #142 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 04:17:14 pm »

Một tình huống được xử lí kịp thời
trong cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân 1968

 Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 xảy ra một tình huống bất ngờ. Tình huống ấy xuất hiện khi ác lực lượng tiến công đã lên đường. Sở chỉ huy cơ bản nhận được điện hỏi lại về giờ G và ngày N. Trước đây phổ biến là 2 giờ sáng ngày một một Tết. Thời điểm nổ súng như vậy là rất dễ hiểu và dễ nhớ… Thế nhưng có Tư lệnh chiến trường báo cáo rằng Tết miền Nam đến chậm sau Tết miền Bắc một ngày (do cách làm lịch của chế độ ngụy Sài Gòn), vì vây phải đề phòng sự nhầm lẫn ngày N.

 Nhận được báo cáo, ngày nổ súng sắp đến, Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam lập tức chỉ thị được ngay, gửi trực tiếp các Tư lệnh và Chính ủy các chiến trường: giờ và ngày nổ súng là 2 giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968 tức 2 giờ sáng ngày mồng 1 Tết miền Nam.

 Nhờ sự chỉ huy và xử lí kịp thời kiên quyết của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam mà cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân và dân ta đã đồng loạt nổ ra đúng ngày, giờ quy định, giành được thắng lợi to lớn, tạo ra bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, tạo điều kiện cho quân và dân ta thực hiện lời dạy của Bác “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử.

T.V. (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #143 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 04:17:57 pm »

Muối “đặc biệt”

 Chuyện xảy ra tại một binh trạm giữa rừng Trường Sơn. Hôm ấy, anh em được bà con trong bản cho một con chó ốm. Vốn đa số là dân Nam Định mê món “cờ tây”, binh trạm quyết định liên hoan. Làm thịt chó phải có muối. Nhưng vì giao thông khó khăn, muối rất thiếu. Có bao nhiêu đã cho dân bản hết. Mọi người đang tiếc rẻ xuýt xoa thì đồng chí Binh trạm phó xung phong làm thịt, nấu nướng các món, cam đoan sẽ có muối. Quả thực món thịt chó vừa ngon, rất đậm. Anh em vừa ăn vừa hỏi muối ở đâu ra. Đồng chí Binh trạm phó chỉ cười. Đợi mọi người ăn xong, đang uống nước anh mới nói. Muối ấy là muối… trong người, anh cho vào thịt lúc đóng cửa bếp. Tưởng ghê cố hổ ra mọi người cười phá lên, khen anh giỏi phát minh… ra muối.

Hoàng Dũng (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #144 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 04:18:42 pm »

11 cô gái sông Hương

 Cuộc chiến đấu kiên cường liên tục 25 ngày đêm của quân dân thành phố Huế là một điểm sáng nổi bật trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Trong chiến công chung của quân và dân thành phố Huế có sự đóng góp xứng đáng của lực lượng vũ trang địa phương mà tiêu biểu là tiểu đội nữ du kích - 11 cô gái sông Hương.

 Đây là tiểu đội nữ du kích thôn Văn Khê, xã Thanh Thủy, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế do chị Phạm Thị Liên làm tiểu đội trưởng, chị Đỗ Thị Cúc làm tiểu đội phó và 9 chiến sĩ. Bước vào Tổng tiến công, tiểu đội được giao nhiệm vụ bảo vệ Sở chỉ huy cánh nam và chuyển thương, tiếp đạn. Khi địch phản kích, giải vây Huế, tiểu đội chuyển sang trực tiếp chiến đấu. Tiểu đội nữ du kích đã bám trụ trận địa, giữ vững các vị trí được giao, tạo điều kiện cho các đơn vị bộ đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngày 25 tháng 2 năm 1968 thực hiện chủ trương của cấp trên: rút lực lượng vũ trang ta ra khỏi thành phố để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho các đợt tiến công sau; tiểu đội đã phối hợp chặt chẽ với tiểu đoàn 810 đặc công chặn đánh bẻ gãy nhiều đợt phản kích của 2 tiểu đoàn Mỹ có xe tăng yểm trợ. Trong trận đánh không cân sức này hàng trăm tên địch bị diệt, năm xe tăng Mỹ bị bắn cháy, sở chỉ huy và lực lượng của ta rút ra được đảm bảo an toàn. Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang này, bốn cô gái trong tiểu đội nữ du kích vĩnh viễn nằm lại với mảnh đất quê hương.

 Nghe tin về tiểu đội nữ du kích, Bác Hồ rất cảm động và Người đã gửi tặng mấy vần thơ:

Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường
Khôn ngoan dàn trận khắp phố phương
Bác khen các cháu dân quân gái
Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương

Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #145 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 04:19:15 pm »

5 phút diệt một trận địa pháo

 Ngày 25 tháng 5 năm 1972, đài luồn sâu của thiếu úy, đại đội trưởng Đại đội 6 (Trung đoàn 675 pháo binh) Hà Công Trụ đã kịp thời phát hiện địch tăng cường 6 xe, 6 pháo 105mm đến căn cứ Lôi Hổ đang đào công sự, thiết bị bắn. Sở chỉ huy lệnh cho Đại đội 6 phải diệt ngay trận địa này không cho chúng gây tội ác. Chỉ sau 5 phút, Đại đội 6 đã nổ súng. Với 14 viên đạn Đ74 rót trúng mục tiêu, cả 6 xe, 6 pháo và 1000 viên đạn đều bị phá hủy và phá hỏng

Ngô Văn Bình
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #146 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 04:19:52 pm »

Ngô Thị Tuyển của Tây Nguyên

 Trong những năm đầu đánh Mỹ, công tác vận chuyển ở Tây Nguyên chủ yếu là gùi. Bộ đội pháo binh nêu khẩu hiệu rèn luyện “chân đồng, vai sắt”, còn lính vận tải thì: “Vai ngàn cân, chân ngàn dặm”. Số cán bộ, chiến sĩ mang được một lượng hàng hóa nặng bằng và hơn 2 lần trọng lượng bản thân thì ở Tây Nguyên không kể sao cho hết. Có một người con gái mảnh dẻ thuộc dân tộc Triêng ở huyện 40, Kon Tum ngay từ hồi Đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua B3 lần thứ nhất (2-1967) đã được mọi người trìu mến gọi là “Ngô Thị Tuyển của Tây Nguyên”.

 Không hoàn toàn giống Ngô Thị Tuyển ở Hàm Rồng, I Len không đạt được kỷ lục cao nhất ngay từ buổi ban đầu. Hôm đầu tiên I Len chỉ mang được 37kg. Nặng quá, mệt hết thở. Hôm thứ hai tụt xuống 35kg. Nhưng I Len lại nghĩ: Anh em người Kinh chân không quen leo cái dốc, vai không quen giữ gùi nặng mà còn mang được 40kg thì mình phải học tập anh em mới được. Đến giữa năm 1964, I Len được kết nạp vào Đảng và làm tiểu đội trưởng, dẫn 15 chị em đi công tác xa. Hai ngày ăn măng thay cơm, I Len vẫn gùi 42 kg, mang 1 khẩu AK và còn động viên, chỉ huy chị em nữa.

 I Len đã nâng dần thành tích lên gùi thường xuyên 65-75 kg. Không đợt cao điểm nào I Len vắng mặt và I Len lập kỷ lục 104 kg trở thành con chim đầu đàn của ngành vận tải Tây Nguyên.

 Học tập tinh thần kiên trì rèn luyện của I Len, chị em trong đơn vị đều đạt được thành tích cao. Nhờ liên tục rèn luyện phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao của người con gái dân tộc Triêng ấy sau ngày giải phóng quê hương đã trở thành Chủ nhiệm Chính trị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai - Kon Tum
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #147 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 04:20:59 pm »

“Ngụy quyền Sài Gòn đã hết thời rồi”

 Để ký Hiệp định Pari và bốn nghị định thư kèm theo, mỗi Ngoại trưởng phải ký tới 32 chữ ký, và mỗi người có 32 cây bút để làm việc đó.

 Văn bản Hiệp định có trang cuối cũng dành cho các bên tham gia ký kết. Trưởng các đoàn chỉ ký vào nơi quy định. Tưởng như không có sự sơ suất nào xảy ra, ấy thế mà, không biết hồn phách để đâu, Trần Văn Lắm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của ngụy quyền Sài Gòn lại ký vào chỗ dành cho bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sao lại xảy ra chuyện như vậy, phải chăng vị ngoại trưởng của chính quyền ngụy muốn giành lại độc quyền đại diện cho miền Nam mà chúng đã mất từ lâu? Dẫu sao cũng khó hình dung được một sự nhầm lẫn như thế. Bởi chữ ký dành cho ai đều có tên người đó ở dưới. Nhưng bất chấp, Lắm đã ký bừa vào chỗ dành cho đối phương đang ngồi trước mặt, chỉ cách nhau bằng đường kính của chiếc bàn hội nghị. Trước tình cảnh đó, không còn cách nào khác, bà Nguyễn Thị Bình đành phải ký vào khoảng trống còn lại phía trên chữ kỹ của Trần Văn Lắm, dẫu bà biết rằng đó là việc làm chưa có trong tiền lệ lịch sử ngoại giao thế giới. Thành ra trong văn bản Hiệp định, chữ kỹ của Trần Văn Lắm nằm ở phía dưới chữ ký của Trường đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

 Biết được chuyện trớ trêu này, nhiều kiều bào ta ở Pháp đã thốt lên: “Ngụy quyền Sài Gòn đã hết thời rồi”.

Thanh Lê (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #148 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 04:21:38 pm »

Những ấn phẩm… thần tốc

 Những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1975, tiếng súng tán công của quân ta đã dội lên khắp nơi. Bọn tàn quân ngụy ở mặt trận Tây Nguyên rút chạy về Đà Lạt cướp phá rất dữ. Một trong những điểm chúng quyết phá là Nha địa dư Đà Lạt, hòng tiêu hủy cơ sở in bản đồ trước khi chúng tháo chạy về Sài Gòn - Gia Định. Trước tình hình đó, cán bộ mặt trận giải phóng ở đây đã nhanh chóng hướng dẫn số công nhân viên chức còn lại của Nha địa dư tổ chức thành đội tự vệ bảo vệ nhà máy. Cho đến ngày 10 tháng 4 năm 1975, cán bộ bản đồ của Quân giải phóng vào tiếp quản rất vui mừng vì những nguyên bản và máy móc vật tư đã được giữ nguyên vẹn. Thế là ngay hôm đó việc in bản đồ cùng với các cở ảnh Bác Hồ được tiến hành ngay với nhịp độ cao theo tinh thần “Tất cả cho thống nhất đất nước!”. Những ấn phẩm các cỡ ảnh Bác cùng với bản đồ toàn bộ đất nước Việt Nam liền một dải đã kịp thời thần thốc theo các cánh quân ta vào giải phóng Sài Gòn - Gia Định…

Sĩ Phúc (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #149 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 04:22:07 pm »

Những chiếc hầm di động

 Sau Tết Mậu Thân 1968, Ban cơ cấu T4 phải sơ tán về Cai Lậy (Mỹ Tho). Vấn đề gay cấn nhất lúc đó là làm sao có thể cất giấu bảo quản an toàn tài liệu mật mã trong điều kiện địa hình sình lầy, cây cối bị tàn phá trơ trụi không thể đào hầm bí mật cất giấu tài liệu như ở miền Đông và Tây Nguyên được, các chiến sĩ Cơ yếu T4 đã nghĩ ra những chiếc “hầm bí mật di động”. Anh em dùng thùng đại liên của Mỹ để đựng tài liệu, phương tiện làm việc bọc kỹ ni lông, khi cần thì lặn sâu xuống nước moi một lỗ sâu chôn dọc bờ mương. Trường hợp đang hành quân trên sông thì hé mở nắp thùng, gặp địch lập tức ném xuống sông, nước tràn vào thùng chìm xuống phi tang luôn tài liệu. Bằng những chiếc “hầm di động” này, trong nhiều năm ở chiến trường Nam Bộ, anh em Cơ yếu đã bảo vệ an toàn tài liệu và phương tiện làm việc.

Việt Ân
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM