Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:35:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181976 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #120 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 08:05:28 pm »

Hai người với 16 tấn hàng

 Chiều ngày 17-2-1971, hai chiến sĩ thông tin Nguyễn Hữu Cổ và Đỗ Xuân Đậu được cấp trên giao nhiệm vụ đi hộ tống đoàn xe chở dây, máy thông tin.

 10 giờ đêm, đoàn xe đến điểm hẹn nhưng chưa có người ra nhận hàng. Cổ và Đậu quyết định tự bốc dỡ hàng để giải phóng đoàn xe. Bọng đói, người mệt, trời lại tối đen như mực, nhưng 2 anh vừa làm vừa động viên nhau bốc dỡ hết 16 tấn hàng từ trên xe xuống an toàn. Khi đoàn xe nổ máy quay trở lại thì đồng hồ đã chỉ 12 giờ đêm.

 2 giờ đã qua, mà đơn vị bạn cũng chưa có người ra nhận hàng. Nếu cứ để hàng ở trên đường thì không đảm bảo được an toàn. Nguyễn Hữu Cổ và Đỗ Xuân Đậu lại vác từng kiện hàng lên vai lần mò trong đêm chuyển hết 16 tấn hàng cất giấu vào trong rừng an toàn.

Trần Thức
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #121 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:37:59 pm »

“Hàng nội hóa đấy”

 Đầu những năm 60, pháo binh ta được trang bị loại “pháo phản lực” BM 14 có 14 nòng đặt trong xe ô tô, cỡ đạn 140mm, nặng khoảng 45 kg, phóng xa 8km. Để có thể cơ động, mang vác bằng sức người, luồn sâu, bí mật bắn vào các mục tiêu quan trọng như sân bay, kho tàng… ở hậu phương địch trên chiến trường miền Nam, chúng ta đã nghiên cứu cải tiến sử dụng đạn BM 14 phóng bằng ống phóng tự tạo, gá từng ống riêng rẽ trên bệ gỗ cho gọn nhẹ, dễ mang vác, mang tên A12.

 Sau nhiều ngày nghiên cứu, thử nghiệm, các thông số kỹ thuật đã tương đối hoàn tất, nhưng vẫn chưa xác định được thật chính xác khoảng cách tác động của luồng lửa đối với bệ phóng bên cạnh và người bắn. Số liệu này càng chính xác sẽ giúp cho việc bố trí đội hình pháo thu gọn.

 Trong một lần thử nghiệm, đồng chí Chiểu, Chủ nhiệm công trình (sau này là Thiếu tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục CNQP-KT) đứng dưới giao thông hào điểm hỏa mà không thấy đạn đi đã nhảy lên kiểm soát lại công tắc bắn đặt cách ống phóng gần 3m. Mới sờ đến công tắc thì đạn phụt đi. Trong bụi khói mịt mù, may sao đồng chí Chiểu vẫn an toàn. Một tình huống bất ngờ, con người đã tham gia trực tiếp vào thử nghiệm nguy hiểm nhưng đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Điều này có thể khẳng định các bệ phóng đặt cách nhau 3m vẫn an toàn.

 Ngày 17-4-1966, Bác Hồ đã dự cuộc trình diễn “pháo phản lực A12”. Khi một đồng chí cán bộ pháo binh giới thiệu với Bác “nòng pháo phản lực A12”, Bác rất vui, nói với mọi người xung quanh: hàng nội hóa đấy!

 Lần đầu xuất quân (27-2-1967), A12 đã tập kích vào sân bay Đà Nẵng, phá hủy 94 máy bay, 200 xe quân sự.

Lê Văn (kể)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #122 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:38:38 pm »

Hắn mần chi đã biết ăn cơm!

 Nhà văn Trần Công Tấn kể lại: Hôm anh đang dự hội nghị Ủy ban Đồng Hới ở Lệ Kỳ thì hàng chục máy bay Mỹ đến ném bom hủy diệt tỉnh lỵ Quảng Bình. Những ngày tiếp sau không lúc nào ngớt tiếng máy bay và tiếng bom đạn. Hàng trăm máy bay bị bắn rơi nhưng cũng có hàng chục người bị Mỹ giết mỗi ngày, hàng chục làng mạc bị hủy diệt. Những lúc vui nhất là cùng nhau reo hò đi bắt giặc lái Mỹ. Tên phi công ném bom đập nước Cẩm Ly, bị bắn rơi, nhảy dù xuống Thác Cóc va bị bắt. Khi dẫn hắn đi ngang nhà chị vợ của một pháo thủ vừa hi sinh, chị cầm con dao nhọn xông ra gào thét: “Chính mi ném bom giết chồng tau. Chừ tao phải đâm chết mi!”. Anh Trần Công Tấn che cho hắn và ôm chặt chị giải thích: “Tội nó đáng chết, nhưng bây giờ nó là tù binh. Phải giữ đúng chính sách và chờ Bác Hồ xử trí nó”. Nghe vậy, chị buông dao, gạt nước mắt rồi trở về nhà. Ai ngờ chiều hôm đó, chị đến chỗ những người đang hỏi cung, vẫy gọi anh Trần Công Tấn ra, trao cho… một con gà và nói: “Sáng ni tôi căm tức quá. Mấy ông thông cảm cho. Xin tặng con gà, mấy eng mần thịt mà ăn cái xác, cho thằng Mỹ nó húp cái nước. Tội nghiệp, hắn mần chi đã biết ăn cơm!”

 
Thanh Phương (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #123 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:39:18 pm »

Hớt tóc bằng… đèn cầy

 Đó là chuyện xảy ra ở căn cứ địa U Minh vào năm 1956, thời kỳ khó khăn nhất của phong trào cách mạng vùng U Minh Thượng. Để khủng bố tinh thần quần chúng, địch thẳng tay bắn giết bằng cách chặt đầu các chiến sĩ cách mạng đem bêu ở sân. Nguyễn Thành Thế lúc đó là đội trưởng giao thông huyện An Biên - Rạch Giá. Nhìn những chiếc đầu của đồng đội mắt trợn trừng, tóc rối bù bê bết máu, lòng anh quặn đau và căm thù tột độ. Thế cũng cảm thấy lo vì đã 5 tháng trời không được hớt tóc, tóc mình đã mọc quá bờ vai, nhỡ ra bị bắt và bị chặt đầu thì e rằng “mất tư thế” quá. Nghĩ vậy, anh mỏ ra Xẻo Cạn nhờ ông Mười Cậy hớt tóc hộ. Khốn nỗi có mỗi một lưỡi dao lam ông Mươi không tài nào hớt được mái tóc rối bù quá bờ vai của Nguyễn Thành Thế.

 Sẵn có mấy cây nến, Nguyễn Thành Thế đề nghị ông Mười dùng nó “hớt tóc” cho nhanh. Trong nháy mắt, cây nến đã “đốt” xong mái tóc. Sáng kiến này ngay lập tức đã được áp dụng rộng rãi trong đội giao thông của huyện An Biên.

Hải Đăng
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #124 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:40:33 pm »

Khẩu thượng liên “thần”

 Trong các trận đánh với quân Mỹ, mỗi lần thấy hỏa điểm ta xuất hiện là bọn lính Mỹ điên cuồng tập trung pháo, gọi máy bay và dùng tất cả các loại hỏa khí bắn vào. Có trận, ta pháo kích 1 quả, chúng bắn trả hơn 1.000 quả. Vốn là “con nhà nghèo”, lính ta thường bảo nhau: “Thà mình bị thương vong chứ quyết không để cho súng bị mất hay hư hỏng”. Vì thế số anh em giữ hỏa lực thường bị thương vong nhiều.

 Khác với nhiều đơn vị khác, anh em trong Đại đội 1, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66 cứ tranh nhau giữ thượng liên. Có đồng chí không được giữ thì nằm khóc rưng rức. Thật lạ, thượng liên phát hỏa hay bị lộ rất nguy hiểm, tại sao các đồng chí lại cứ tranh nhau giữ thượng liên? Hỏi các chiến sĩ thì họ trả lời: “Vì đó là thượng liên thần!”.

 "Khẩu thượng liên thần” - một biểu hiện của “mê tín dị đoan” chăng? Tại sao Ban Chính trị Trung đoàn hay Tiểu đoàn không phê phán? Mãi sau mới vỡ lẽ: Khẩu thượng liên này bắn rất chính xác, đã từng lập nhiều chiến công xuất sắc. Đặc biệt trận đánh ngày 15-11-1965 của Đại đội, đơn vị hành quân qua đôi trống, bị máy bay địch phát hiện oanh tạc. Anh em đã dùng khẩu thượng liên đánh trả quyết liệt, bắn rơi 1 chiếc AD-6. Do đánh máy bay giữa bãi trống nên trong trận này Đại đội 1 Tiểu đoàn 7 đã xuất hiện một tấm gương mà anh em quen gọi “Bế Văn Đàn của Tây Nguyên”. Chả là thấy đồng chí Luận loay hoay mãi không có nơi nào làm giá súng, chiến sĩ nuôi quân Bùi Văn Tài liền xung phong lao vào làm giá súng. Nòng súng nóng bỏng, túi đạn văn ra, ống liều làm cháy sém quần áo. Anh em ai cũng lo cho Tài, nhưng tài vẫn nghiến răng, ghì chặt chân súng, miệng không ngớt gào to: “Bắn, bắn mạnh vào!”. Thì ra hai tai đã trở nên điếc, sợ người khác không nghe được, Tài mới gào to như vậy. Sau trận này, Tài được biên chế vào khẩu đội thượng liên. Trận đánh địch tại Chư Pa (5-1966), Tài đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp III và được kết nạp Đảng ngay tại trận địa. Tiếp đến mấy trận sau, Tài luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trận Đức Vinh (3-7, 1966), Tài được biên chế vào tiểu đội mũi nhọn, giữ trung liên. Mũi của Tài đánh nhau với một đại đội Mỹ có xe tăng yểm trợ. Hai lần bị thương nhưng Tài không chịu rút. Gặp một tốp địch đang lợi dụng cây gỗ nằm ngang, bắn mạnh vào đội hình ta. Nằm bắn thì bị vướng, Tài đã đứng thẳng lên, bắn một điểm xạ dài, diệt được 6 tên Mỹ, nhưng anh đã hi sinh vì một viên đạn Garăng. Từ đó, khẩu thượng liên càng trở nên thiêng liêng. Ai cũng muốn được dùng nó để lập công và trả thù cho đồng đội.

Lê Sĩ
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #125 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:41:15 pm »

“Kho gạo Cụ Hồ”

 Trong những năm chiến tranh khốc liệt, đồng bào Vân Kiều tần tảo tìm củ mài, củ sắn thay cơm, đốt cỏ gianh ăn thay muối qua ngày. Gian khổ khó khăn chồng chất, vậy mà những “Kho gạo Cụ Hồ” nằm trong rừng do đồng bào coi sóc vẫn được giữ gìn chu đáo, không vơi hạt nào. Khi bộ đội về đem gạo, muối chia cho dân bản, mọi người từ chối và trả lời “Đây là kho gạo giành cho bộ đội Cụ Hồ ăn no để đánh giặc, đồng bào đói mấy, cực mấy cũng chịu được”.

 Tấm lòng trung thực, nhân hậu bao la của đồng bào Vân Kiều là nguồn cổ vũ to lớn để bộ đội ta vững bước tiến lên tiêu diệt kẻ thù.

Trần Tiến
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #126 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:41:57 pm »

Kho thịt sống dự trữ

 Đây không phải thịt lợn, thịt gà hay trâu, bò mà là thịt… dơi. Mỗi lần gặp hang dơi, lính ta rất mừng, bởi có thịt tươi “cải thiện”. Hang dơi thường ở núi đá, rất khô ráo và tương đối cao. Dơi treo mình hàng đàn trên vách núi rất chắc, hang lại tối nên khó bắt. Chiến sĩ ta dùng dây mây buộc cuốn tròn vào đầu gậy, khua lên vách đá đến khi nặng tay thì hạ xuống. Dơi núi là loại lớn, có con nặng tới nửa cân, thịt rất ngon. Nấu nước nóng làm dơi cẩn thận, sau đó kho, nướng, nấu cháo… tùy thích. Thịt dơi đã trở thành nguồn cung cấp thịt tươi cho chiến sĩ ta trong những bữa ăn chiến trường đạm bạc.

Thanh Hà (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #127 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:42:45 pm »

Không có công tác đảng, công tác chính trị “chay”

 Là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị từ năm 1950 đến năm 1960, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã có những cống hiến sản xuất trong việc quán triệt và vận dụng đường lối chính trị quân sự của Đảng trong tài chính, xây dựng, giáo dục, huấn luyện và chiến đấu cho lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân, góp phần vào những thắng lợi to lớn của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đặc biệt, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh dành nhiều thời gian, trí tuệ và công sức vào xây dựng phương pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị.

 Trong một buổi nói chuyện với cán bộ quân sự cao cấp ở Hội trường Tổng cục chính trị, đồng chí Nguyễn Chí Thanh nói rất sâu về những vấn đề quân sự, hậu cần, kỹ thuật. Một đồng chí cán bộ chính trị (dường như sốt ruột) đứng lên đề nghị đồng chí Đại tướng nói thêm về công tác đảng, công tác chính trị. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh ngạc nhiên, nói với đồng chí đó: “Kia, thì chính mình đang nói toàn những vấn đề về công tác đảng, công tác chính trị đây chứ!”.

 Lúc đó đồng chí cán bộ chính trị kia mới hiểu ra, công tác đảng, công tác chính trị phải nằm ngay trong công tác quân sự, hậu cần, kỹ thuật… Với đồng chí Nguyễn Chí Thanh, không có công tác đảng, công tác chính trị “chay”.

V.T. (st và kể)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #128 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:43:37 pm »

Không phải biến máy bay mình thành quả tên lửa

 Đứng trước sự tàn ác, dã man của máy bay B52 Mỹ trong chiến dịch 12 ngày đêm ném bom vào Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố đông dân khác của miền Bắc Việt Nam cuối năm 1972, các đồng chí phi công của không quân ta nhiều lần xuất kích nhưng chỉ bắn rơi được máy bay chiến thuật Mỹ, chưa hạ được máy bay chiến lược B52 nên nôn nóng muốn biến máy bay do mình lái thành quả tên lửa lao thẳng vào B52. Thế nhưng, quyết tâm chiến đấu sẵn sàng hi sinh thân mình để tiêu diệt địch của một số chiến sĩ phi công đó không phù hợp với tư tưởng chỉ đạo và phương châm tác chiến “đánh chắc thắng, tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta”.

 Sau nhiều lần nghiên cứu quy luật, thủ đoạn hoạt động của máy bay địch và các lần xuất kích của ta, Bộ Tư lệnh Quân chủng, các sĩ quan chỉ huy, dẫn đường đều nhận thấy vấn đề quan trọng hàng đầu đối với không quân là phải giữ được bí mật, tạo được yếu tố bất ngờ về địa điểm và thời cơ cất cánh… Nhờ đó, đêm 27-12-1972, máy bay MiG, kém hiện đại hơn máy bay Mỹ, dưới sự điều khiển tài tình của phi công ta đã hạ được siêu pháo đài bay B52.

 Vậy là, nhờ nghiên cứu kỹ quy luật hoạt động của máy bay địch, bằng cách đánh của Việt Nam, các đồng chí phi công đã không phải biến máy bay mình thành quả tên lửa mà vẫn hạ gục được B52 của địch.

N.V.T. (kể)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #129 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:44:44 pm »

Không phải nhà báo
nhưng phải thường xuyên viết báo

 Đây là trường hợp của nguyên cố Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

 Sau chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947, theo chỉ thị của Bác Hồ, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam ra Tạp chí “Quân sự Tập san” để nói về kinh nghiệm chiến đấu của bộ đội ta.

 Là Thủ trưởng cơ quan trực tiếp chỉ đạo, quản lý tờ Tạp chí (Chủ báo), mặc dù rất bận trong công tác chỉ huy tác chiến trên khắp các chiến trường, đồng chí Hoàng Văn Thái vẫn tranh thủ thời gian viết bài cho Tạp chí. Đồng chí viết “Lời giới thiệu” cho số 1 “Quân sự Tập san” (ra đời tháng 4-1948). “Lời giới thiệu” cho số 7 “Quân chính Tập san” (tên gọi mới của “Quân sự Tập san” từ tháng 10-1948) và là chủ công của hai chuyên mục “Bình luận quân sự” và “Tham khảo”. Một số Tạp chí, đồng chí viết từ một đến hai bài. Bài viết của đồng chí lúc thì ghi rõ Hoàng Văn Thái, lúc thì lấy bút danh Quốc Bình, hay giản tiện hơn với bút danh QB.

 Với số lượng và chất lượng những bài lý luận quân sự viết trên Tạp chí, Đại tướng Hoàng Văn Thái đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và sự phát triển của lý luận quân sự Việt Nam hiện đại nói riêng.

T.V. (kể)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM