Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:10:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181971 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #80 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2011, 04:53:55 pm »

Xã đội Ốc đánh chết Tây lấy súng

 Chiều mùa Đông năm 1951, bọn địch đi càn từ bờ sông Trà Lý vào làng Phúc Tiến qua Phúc Trung rồi về Cầu Sắt. Cả bọn đã vào làng Phúc Trung, còn lại một thắng Tây lớ ngớ ở đầu làng Phúc Tiến tìm đường. Phát hiện ra thắng Tây, anh Ốc (ở thôn Nha Xuyên, xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) hạ lệnh cho hai du kích yểm hộ, còn mình xắn quần, vác cuốc như người đi làm đồng về, nấp ở một ngõ hai bên có tường cao. Thắng Tây vừa đi qua chỗ anh nấp, nhanh như cắt, từ sau lưng thằng Tây, anh dùng cuốc có đầu gỗ đánh mạnh vào sau gáy y. Thắng Tây ngã sấp mặt xuống ngõ không kịp kêu một tiếng. Anh bồi thêm một nhát nữa vào thái dương cho ăn chắc; hai du kích kịp thời chạy ra lôi xác nó dìm xuống ao bèo tây, còn anh ở lại thu khẩu tiểu liên và dọn dẹp vết máu bắn ở ngõ.

 Bọn địch nháo nhác chạy ra đường la hét, bắn súng để tìm thằng Tây nhưng nó đã nằm yên nghỉ dưới ao bèo!

Quang Tiến (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #81 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2011, 03:46:06 pm »

Vận động quân Nhật
lấy vũ khí cho chiến khu

 Cuối năm 1945, đồng chí Hoàng Ngọc Lương, Chủ tịch huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) nhận được thư của đồng chí Hải Thanh hẹn đến nhà dây thép (bưu điện) Núi Đèo có việc. Khi Hoàng Ngọc Lương đến điểm hẹn, thấy có Hải Thanh và một người lạ. Đồng chí Thanh giới thiệu đó là đồng chí Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Chiến khu III, thay đồng chí Nguyễn Bình - mới được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương cử vào miền Nam nhận nhiệm vụ mới. Hai đồng chí bàn với Hoàng Ngọc Lương tìm cách vận động quân Nhật để lại cho ta một ít vũ khí trước khi chúng phải rút về nước. Song, nếu đứng trên danh nghĩa Việt Minh thì chắc chắn quân Nhật sẽ khước từ, chỉ có thể xin theo danh nghĩa cá nhân. Hoàng Ngọc Lương nói là có quen một viên quan tư Nhật ở Đồn Binh - Núi Đèo, tên là Mirôca Oatêmôri.

 Theo kế hoạch đã thống nhất với Tư lệnh Chiến khu III, Chủ tịch huyện Hoàng Ngọc Lương mời viên sĩ quan Nhật này xuống lễ ở chùa An Lư rồi đặt tiệc chiêu đãi. Trong bữa tiệc, đồng chí Lương đặt vấn đề: Các anh sắp về nước, theo quy ước của Đồng Minh thì vũ khí phải giao cho quân Tưởng. Việt Nam mới giành được chủ quyền sau 80 năm nô lệ, cần vũ khí để tự bảo vệ Tổ quốc mình. Các anh ủng hộ chúng tôi cũng là góp phần cho nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc.

 Đề nghị của Hoàng Ngọc Lương được Mirôca Oatêmôri và một số sĩ quan Nhật ủng hộ. Sau đó họ bí mật rút từ kho ra tặng cho ta 500 khẩu súng các loại, trong đó có cả súng máy. Số súng này được vận chuyển bằng ô tô về sở chỉ huy Chiến khu III tại Kiến An (Hải Phòng).
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #82 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2011, 03:46:41 pm »

Xe tăng ông Phát

 Thời kháng chiến chống Pháp, đồn Kom Plông (tỉnh Kon Tum) nằm trên đồi cao. Chung quanh là đường xe chạy. Hơn chục lớp rào thép gai và chông, hào chung quanh đồn. Tên quan ba đồn trưởng Đuysê ngạo mạn nói: “Khi nào rừng Kom Plông hết cây thì Việt Minh mới đánh được đồn này”. Bộ đội chủ lực Liên khu 5 nhận nhiệm vụ tiêu diệt đồn Kom Plông. Hỏa lực mạnh nhất của đơn vị là súng SKZ, cỡ đạn 120 ly, nhưng chỉ bắn thẳng tầm gần. Trung đoàn trưởng Nguyễn Bá Phát (sau là Thiếu tướng Tư lệnh Hải quân) nghĩ cách chế tạo “SKZ tự hành”. Anh em dùng xe hai bánh, bỏ bọc bằng tôn thép hai lớn, giữa đổ đất lèn chặt, trên xếp thêm bao cát. Súng và pháo thủ ở trong. Chế tạo sẵn từng bộ phận ở hậu phương, mang lên chiến trường, lắp ráp gần đồn địch.

 Đêm 7-8-1951, “SKZ tự hành” tiến sát đồn địch, bất chấp đạn súng bắn ra như mưa, đã nã đạn thẳng vào phá sập các lô cốt bảo vệ. Đến trưa, ta tiêu diệt lớn, diệt hơn 300 tên địch, có cả quan ba Đuysê. Khẩu “SKZ tự hành” đó được anh em trìu mến đặt tên là “Xe tăng ông Phát”.

Hoàng Nhân (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #83 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2011, 03:48:02 pm »

TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC


Ăn Tết… hụt

 Cuối năm 1957, trước sự khủng bố gắt gao của chính quyền Diệm, Tiểu đoàn Thất Sơn phải lánh vào rừng U Minh. Chiều 30 Tết năm ấy, cả đơn vị không còn gì để ăn. Ban chỉ huy lệnh cho anh em Tiểu đoàn bộ bủa đi mò cá để chuẩn bị đón giao thừa. Trong chốc lát, hai bao bố cá lóc, cá trê đã được khênh về. Ai nấy đều phấn khởi vì số cá đó đủ để chén trong mấy ngày Tết. Mọi người bàn nhau đào cái hố thật to để “nhốt” cá vào đấy ăn dần. Những chú cá lóc to và ngon nhất sẽ được để riêng cho cỗ giao thừa. Thế nhưng, giờ phút thiêng liêng đó chưa tới thì địch bất ngờ càn vào, cả Tiểu đoàn phải rút sâu vào trong rừng U Minh. Sau một ngày nhịn đói, tối mồng 1 quay về thì ôi thôi - một quả đạn cối đã rơi trúng vào chiếc hố nhốt cá. Tiểu đoàn được một phen “ăn Tết hụt”.

Việt Thanh (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #84 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2011, 03:48:57 pm »

“Badôca” Việt Nam lợi hại thật!

 Đoàn đại biểu cua ta trong ban liên hiệp quân sự bốn bên mỗ tuần họp báo một lần trong trại Đavít ở sân bay Tân Sơn Nhất. Trong các cuộc họp các sĩ quan Sài Gòn thường móc thuốc lá “xin” ra hút. Họ ngồi rung đùi, nhả khói thành chùm chữ O, cái nhỏ chui qua cái to, trông thật đáng ghét.

 Một đại diện bên ta muốn chơi một cú độc đáo. Ông sắm một điếu cày dài, o bế cho cái nõ thật kêu. Mỗi khi hút xong là nước nhỏ xuống kêu long tong rất là… văn nghệ.

 Khi vào cuộc họp, chờ lúc bên kia móc thuốc lá ra, ông đặt “badôca” lên bàn một cách trịnh trọng, rồi chậm rãi nạp thuốc, châm đóm, kéo thử mấy cái, rồi hít một hơi dài ro ro tưởng chứng như vô tận. Ông ém khói tới gần một phút rồi mới từ từ nhả ra mù mịt cả một góc phòng. Một anh chàng Mỹ, có lẽ chưa từng thấy cái “ống bo” này, nên càng tò mò khi ông biểu diễn từng động tác. Lúc nghỉ anh ta xin thử một điếu. Anh chàng vừa mới hít vào thì bị ho sặc sụa, nước mắt tuôn chảy, 10 phút sau vẫn còn nói ngọng.

 Thế mới biết “badôca” Việt Nam lợi hại thật.

Hồng Sa (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #85 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2011, 03:49:49 pm »

“Bánh mì đặc biệt” cho lính Mỹ

 Trong một trận chống địch càn quét, bộ đội Bắc Bình Thuận bắt được một số lính Mỹ. Thời kỳ này, việc ăn uống ở chiến khu rất cực khổ, toàn sắn, ngô, thay cơm… Thức ăn chỉ có thịt “cọp” (tức muối hột, nhai phát ra tiếng cộp, cộp). Nay lại phải chạy ăn cho tù binh Mỹ, thì thật là vất vả. Thôi đành nhường gạo dự trữ nấu cho chúng ăn. Cơm nóng ngon lành, bộ đội ta rất thèm, nhưng tù binh Mỹ lắc đầu không chịu ăn. Anh nuôi nổi giận: “Không ăn thì cho tụi bay đói”. Nhưng anh ta vốn nhân đạo, giận xong thấy tội. Anh nuôi nghĩ ra: “Mỹ chỉ biết ăn bánh mì chữ không biết ăn cơm”, bèn hì hụi đào khoai sắn, lựa củ to bằng bắp tay, lột vỏ, gọt thành ổ bánh mì, đem nướng vàng thơm phức, trông như bánh mì thật, phát cho bọn Mỹ. Chúng mừng quá, giành nhau ăn ngấu nghiến. Bộ đội ta ôm bụng cười khúc khích.

Thành Long (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #86 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2011, 03:50:47 pm »

Bao giờ họ mới hiểu

 Các tướng Mỹ tham chiến ở Việt Nam rất chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu về đối phương của họ trên tất cả các mặt. Theo nhận xét của tướng Oétmolen thì tướng Hakin - người mà y sang thay thế làm Tư lệnh MACV, là một quân nhân có nhãn quan chính trị, rất am hiểu tình hình mọi mặt ở Việt Nam. Một thí dụ cụ thể là Hankin “biết sử dụng đôi đũa để ăn các món ăn Việt Nam”, đồng thời còn “biết chút ít tiếng Việt”. Còn Oétmolen thì dù đã ở Sài Gòn một thời gian dài nhưng cả hai vợ chồng y đều rất khó thưởng thức các món ăn Việt Nam, nhất là thứ nước chấm phổ biến, gọi là “nước mắm”, cũng như rất khó dùng cơm nấu bằng gạo là lương thực cơ bản giàu chất dinh dưỡng của người Việt Nam. Một lần hai vợ chồng Oétmolen đi thăm một khu vực ở miền nam Trung bộ được biếu một chai nước mắm. Khi mang lên máy bay, chẳng may chai nước mắm bị vỡ, mùi nước mắn lan tỏa, “cả hai vợ chồng vội vã đeo mặt nạ dưỡng khí mới có thể sống nổi cho tới khi máy bay hạ cánh”. Oétmolen đi sâu tìm hiểu Việt Nam, từ lịch sử đấu tranh, nền văn hóa cổ truyền, phong tục tập quán của các dân tộc. Y nhận xét: “Hình thế toàn bộ nước Việt Nam giống như một cái đòn gánh của người nông dân gánh hai thúng ở hai đầu”. Rồi Oétmolen khoe là đã “nghiên cứu kỹ nhiều tài liệu quân sự, từ binh pháp Tôn Tử, một danh tướng Trung Quốc”, đến “các bài viết bài nói của tướng Võ Nguyên Giáp”… Dù vậy những hiểu biết đó cũng không giúp các tướng Mỹ tránh khỏi thảm bại ở Việt Nam. Trong khi đó, trong hồi ký của mình, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Namara lại cho rằng họ không hiểu biết Việt Nam. Vậy thì bao giờ họ mới hiểu?

Hải Yến (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #87 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2011, 03:51:39 pm »

Bắt sống “Vua chiến trường”

 Đó chính là loại pháo tự hành 175mm, rất hiện đại của Mỹ, trang bị cho quân ngụy Sài Gòn từ tháng 10-1965. Pháo binh ngụy muốn diễu võ, giương oai nên phủ thêm hàng chữ sơn trắng lên nòng pháo “Vua chiến trường” - sấm sét”. Loại pháo này có nòng dài 11,28m, tầm bắn xa 32 km, tốc độ bắn 1,5 phát/phút, cỡ đạn 175mm, mỗi quả nặng 68kg, có thể là đạn nổ hoặc đạn hạt nhân. Kíp pháo thủ có 5 người. Pháo được đặt trên bánh xe xích, có khả năng vượt chướng ngại vật (dốc, hào, tường) với tốc độ di chuyển là 54km/giờ, bán kính hoạt động là 1.000 khu vực. Kích thước xe: dài 11,2m, rộng 3,1m, cao 2,7m. Trong lượng hành quân, gồm cả đạn là 28,86 tấn. Khi tác chiến tự nạp đạn, khi hành quân có thể tháo rời giữa pháo và xe để cơ động bằng máy bay. Dù tính năng hiện đại, song trước tài năng và lòng dũng cảm của Quân giải phóng, “Vua chiến trường” chẳng những không phát huy được mà còn bị khuất phục. Trong chiến dịch Quảng Trị 1972 ta đã thu được cả “Vua chiến trường” còn “sống” - chuyển ra Hà Nội - một kỳ công trong hoàn cảnh chiến tranh quyết liệt. Khẩu pháo đó ngày nay còn được lưu giữ ở Viện bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam).

Tiến Anh (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #88 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2011, 03:52:17 pm »

Bí mật cả… với vợ

 Sài Gòn dưới thời Mỹ - ngụy là “thủ đô”, nơi tập trung các cơ quan đầu não của địch nên chúng bảo vệ rất chu đáo. Địch tổ chức ra ba vành đai phòng thủ. Ở vòng ngoài có từ 40 đến 50 vạn quân chủ lực án ngữ nhằm ngăn chặn từ xa. Lực lượng đặc nhiệm bảo vệ khu trung tuyến. Vùng ven đô và trong nội thành là màng lưới cảnh sát, do thám, mật thám, mật báo viên, phòng vệ dân sự.

 Để có đầy đủ vũ khí phục vụ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, ngay từ năm 1964 theo Chỉ thị của Trung ương Cục, Quân ủy Miền, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định quyết định thành lập Ban bảo đảm chiến đấu cho Biệt động thành. Và thế là trong 4 năm ròng rã, các chiến sĩ của Ban này bằng mồ hôi, công sức, bằng tài trí và sự hi sinh xương máu đã vận chuyển được hàng chục nghìn tấn vũ khí từ căn cứ vào cất giấu tại các hầm bí mật trong thành phố. Nhiệm vụ được tiến hành âm thầm, bí mật đến nỗi có hai vợ chồng cùng hoạt động trong Biệt động thành, ban đêm chồng đào hầm cất chứa vũ khí mà vợ không biết. Mãi đến khi Cuộc tiến công nổi dậy nổ ra, chị vợ được cấp trên thông báo cho biết vị trí cất giấu vũ khí để phục vụ cho chiến đấu mới ngớ người ra là suốt mấy năm ròng chồng mình đã bí mật cả với vợ.

H.T. (kể)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #89 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2011, 03:52:46 pm »

Biến dòng suối thành đường cơ giới

 Do vị trí đặc biệt quan trọng của đường Hồ Chí Minh đối với cuộc chiến tranh trên toàn Đông Dương nên đế quốc Mỹ tìm đủ mọi thủ đoạn để cắt đứt tuyến chi viện chiến lược này. Chúng thường xuyên sử dụng các loại máy bay trinh sát, các thiết bị dò la dấu vết của con đường, kể cả việc chụp ảnh bằng vệ tinh. Để ngụy trang đường, giữ bí mật và an toàn cho những đoàn xe vận tải, bộ đội và thanh niên xung phong Trường Sơn đã làm phẳng lòng suối, tạo thành con đường cho xe chạy, lợi dụng dòng nước để xóa đi dấu vết của các đoàn xe.

Minh Dũng (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM