Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:01:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181943 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #50 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 09:29:55 pm »

Du kích mặc váy

Trong kháng chiến chống Pháp, Thuận Thành (Bắc Ninh) vốn là nơi có phong trào du kích hoạt động rất mạnh. Vũ khí của ta lúc này còn thiếu nhưng du kích vẫn bám dân, bám cơ sở đánh giặc. Ta chủ trương lấy súng giặc đánh giặc. Qua điều tra, biết bọn Tây và lính dõng ở bốt Thanh Hòa thường xuống chợ trêu ghẹo mấy cô hàng xén, ăn uống quỵt tiền. Bốn đồng chí du kích: Thái, Tống, Thanh, Bẩm cải trang thành các cô thôn nữ quần đen, khăn mỏ quạ, nón trắng che nghiêng (riêng đồng chí Thanh người cao to, mượn quần áo của chị em mặc không vừa, đành mặc váy thắt bao xanh), cùng đám đông đi chợ. Bọn lính đồn quen như mọi lần đến trêu chọc mấy “cô” hàng xén. Bất thần đòn gánh, vỏ chai, dao bầu vung lên đập, chém tới tấp vào bọn chúng. Các “cô thôn nữ” cướp súng của giặc. Trong lúc giằng co với lính dõng, váy của đồng chí Thanh bị tụt. Nhanh như chớp, đồng chí tung váy trùm đầu tên lính, cướp súng chạy. Lát sau tên lính mới hoàn hồn kêu ú ớ: “Váy... du kích mặc váy!”. Anh em du kích rút khỏi chợ an toàn với hai khẩu súng trường “Mát”, hai tiểu liên “Xten”.

Thu Hòa (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #51 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 09:44:09 pm »

Dùng đá đánh tây

 Khoảng giữa năm 1947, quân Pháp nhảy dù xuống chiếm đóng tỉnh Hòa Bình, bộ đội và du kích xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn liên tiếp phải tổ chức chống càn. Anh Bùi Văn Xiển, một du kích xã đã nảy ra một sáng kiến được mọi người đồng ý: Đánh địch bằng đá. Anh em cùng nhau chặt cây làm thành cái sập, xếp đá ở trên, dòng dây lại phía sau, hai bên sập vần những tảng đá thật to để vào cạnh, khi sập bẫy thì những tảng đá to liên tiếp lăn xuống. Ở miền núi thường chỉ đi theo những đường lớn, nên anh em quyết định bố trí đặt sập ở dốc Khoeo.

 Mất 3 ngày đêm bố trí, một hôm bọn địch tổ chức lên xã Tự Do càn quét, chúng đi đúng con đường vào dốc Kheo. Theo đúng kế hoạch, chờ cho cả bọn trèo lên cả dốc, chiếc khăn trắng từ tay đồng chí Xiển phất phất mấy cái ra hiệu, lập tức dây dòng được giật. Cùng một lúc các tảng đá lớn nhỏ đã ào ào trút xuống, thế là cả đá và bọn lính cũng tuồn tuột lăn xuống dốc. Toán đi đầu gần như bị chết bẹp hết, những thằng còn lại què chân gãy tay, vỡ đầu lê lết xuống dốc. Anh em du kích đứng lên nhìn cảnh đố rất khoái trá.

 Bị một trận nên thân, từ đó chúng không dám huênh hoang đi tuần và cướp bóc như trước. Chẳng thế mà về sau cứ mỗi khi đi qua dốc Khoeo là thằng nọ lại đùn thằng kia đi trước.

Lục Thế Hà (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #52 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 09:44:50 pm »

Dùng lửa đánh địch

 Ở xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Yên Bái, những năm 1947-1948, bọn địch đóng ở đồn Khau Co nổi tiếng là hung ác. Chúng thường xuyên tổ chức những cuộc càn quét, săng lùng du kích và Việt Minh.

 Một hôm, tiểu đội du kích của đồng chí Tiến vừa về đến bản thì bị lộ. bọn địch cấp tốc cho quân đến vây lùng, vây cả ngày chẳng bắt được một ai. Bọn chúng cay cú lắm, cắt cử lính thay nhau “chốt giữ”. Thấy vậy anh em du kích bàn nhau phải đánh lại bọn này ngay ngày mai. Hội ý một hồi, mọi người thống nhất phương án: chọn một cái hang sâu gần đấy, đến đêm cử một đồng chí vào đó đốt lửa, cố ý để cho lửa hắt ra ngoài hang cho bọn địch trông thấy. Quả nhiên, một lúc sau địch đem quân đến vây chặt. Bọn chúng hí hửng phen này du kích hết đường trốn thoát. Cả bọn thận trọng dò dẫm vào hang. Tổ du kích nấp bên ngoài quan sát thấy bọn chúng đã vào hết, vẫn bình tĩnh để cho chúng tiến sâu hơn. Bất thình lình anh Tiến hô to, ra lệnh cho cả tổ ập vào tập kích. Bị đánh bất ngờ cả bọn không kịp trở tay, tất cả đều bị chết.

 Trận này đội du kích Minh Lương thắng lớn, cả tổ an toàn. Thế là chỉ tốn mấy mồi lửa mà cả bọn lính ở Khau Co phải đền tội.

Hoàng Văn Đạt (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #53 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 09:45:25 pm »

Dùng thư địch dụ hàng địch

 Lần khác, lợi dụng trận đánh giữ được bí mật, quân ta liền khuếch trương chiến quả bằng cách bắt tên trung úy Pháp viết một lá thư gửi cho tên đồn trưởng bốt Đông (vì bốt Đông phụ thuộc bốt Nam An). Nội dung lá thư đại ý: “Hiện nay Việt Minh đã bao vây khắp các ngả, bốt Nam An đã bị tiêu diệt. Thừa lệnh của Việt Minh, tôi hạ lệnh cho các anh phải ra hàng, trong vòng 20 phút nếu không ra thì sẽ bị Việt Minh tiêu diệt”.

 Bọn lính trong bốt Đông đang hoang mang sẵn, vì đã máy đêm liền bị du kích bao vây quấy rối nên nhận được thư của tên trung ý chúng nửa tin nửa ngờ. Sau chúng tấy “sự thật” đã rõ ràng nên chúng ngoan ngoãn xin hàng, không một tên nào chống cự. Như vậy là chưa đầy ba tiếng đồng hồ, không mất một viên đạn, không có một người nào bị sây sát, ta đã “nhổ gọn” bốt Đông, bắt sống hai trung độ lính ngụy, bốn lính tây và thu sách vũ khí, quân trang quân dụng.

Nguyễn Chí Dũng (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #54 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 09:46:04 pm »

Đạn cảnh cáo

 Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, một xưởng quân giới ở Nam Bộ chế tạo thử một loại đạn pháo mới. Anh em đề nghị và được phép bắn thử vào một đồn giặc trong vùng. Nhưng mọi người lo nếu đạn không nổ thì mất... uy tín. Anh em nảy ra sáng kiến: sơn hai chữ “cảnh cáo” vào thân viên đạn. Đạn bắn rơi trúng đồn, nhưng... không nổ thật! Bọn giặc trong đồn thấy viên đạn nằm lù lù giữa sân có hai chữ “cảnh cáo” đều xanh mặt, bớt hung hăng hẳn. Được ít lâu, chúng lại chứng nào tật ấy. Xưởng quân giới ta, qua kinh nghiệm viên đạn trước, chế tạo tốt hơn. Và bắn thử lần thứ hai. Đạn rơi chính xách, nổ mạnh, diệt một số địch. Bọn giặc trong đồn hốt hoảng bảo nhau: “Các ông Việt Minh đã cảnh cáo rồi. Không nghe lời thì ăn đòn nặng mà”.

Nguyễn Đức (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #55 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 09:47:19 pm »

Đánh cá bằng ong

 Hồi kháng chiến chống thực dân Pháp, tiểu đội tôi đóng ở Tây Nguyên. Lâu ngày phải ăn cơm với thức ăn khô (mắm ruốc thịt), rất thèm cá. Đi ngang qua một vũng nước rộng, sâu, thấy cá đớp mồi nhiều, ai cũng thèm. Lưới không có, cần câu cũng không, đắp tát thì không đủ sức. Tiểu đội trưởng nói: “Tụi bay yên trí, mai sẽ có bữa cá ngươi ngon”. Tưởng anh nói đùa cho vui.

 Chiều ôm đó, tiểu đội trưởng theo dõi đường bay của các loại ong và tìm ra một tổ ong vò vẽ gần vũng nước (Ong vò vẽ thích ở gần nước). Đến tối, chờ cho cả đàn ông chui hết vào tổ, anh móc một cục đất sét dẻo, đem đến trát kín tổ ong. Ráng sáng, anh cắt cành cây có tổ ong, mang đến hồ nước, dìm sâu xuống, chọc cho tổ vỡ ra. Đàn ong ướt cánh bơi nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mặt trời lên, cá nổi lên đớp bóng, vớ được mồi sống, lũ cá lao vào đớp! Tức thì, những chú ong đốt cho cá ngửa bụng ngay! Trâu bị ong đốt còn rống lên huống chi... cá!

 Chúng tôi chỉ làm mỗi việc vớt cá lên. Toàn là con to vì cá nhỏ đâu dám đớp con mồi ong vò vẽ lớn. Chúng tôi nướng, luộc và có bữa tiệc ăn tươi ngon tuyệt.

Trần Ninh (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #56 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 09:48:15 pm »

Đánh giặc bằng chày giã gạo

 Tháng 8-1949, trong chiến dịch Cầu Kè (Trà Vinh), sau khi bị ta chặn đánh, Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn bộ binh Bắc Phi) chạy về giồng Bà Hút, chiếm một ngôi chùa đánh bài cố thủ. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307 phát lệnh bao vây. Tiểu đội trưởng Tống Văn Công được giao vào xóm mượn chày giã gạo để ra phá cửa. Anh tìm được một cái chày giã gạo lõm hai đầu, đen bóng, chắc nịch. Công báo cho Tiểu đoàn trưởng: “Anh xem, giữa em và chày, không biết ai lớn tuổi hơn?”

 Khi quân ta bắn cấp tập vào vị trí địch cố thủ, Tống Văn Công dùng chày phang mạnh vào cửa. Địch ở trong phát hiện liền ném lựu đạn ra. Khói thuốc khét lẹt, nám đen cả mặt mũi. Công lựa thế tránh rồi tiếp tục phang. Cánh cửa bung ra, quân ta ùa vào. Địch chạy tán loạn như ong vỡ tổ. Công báo:

 - Bác Hồ nói: Có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, tôi dùng chày cũng đuổi được giặc.

Ánh Dương (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #57 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 09:49:08 pm »

Đánh xe lửa địch trên đường
Nha Trang - Sài Gòn

 Đầu năm 1947, do nhu cầu ngày càng lớn về lương thực, vũ khí, để mở rộng chiến tranh xâm lược, giặc Pháp tận dụng các phương tiện giao thông chúng còn nắm được để tăng cường vận chuyển. Hàng ngày, có nhiều chuyến xe lửa chở hàng quân sự của địch chạy trên đường Nha Trang - Sài Gòn.

 Ban chỉ huy chi đội 10, quân khu 7, quyết tâm phá hủy các chuyến tàu này. Khó khăn nhất là không có những vũ khí cần thiết như bom, mìn... Sau một thời gian nghiên cứu, bàn bạc, chi đội quyết định mấy cách đánh như sau:

 Tháo bu lông, buộc dây vào đường ray. Khi xe lửa đến gần thì kéo dây cho đường ray doãng ra, xe lửa trật bánh hoặc bị đổ. Ở những đoạn đường vòng, lấy đá chèn cho thanh ray phía trong đường vòng cao hơn thanh ray phía ngoài, tàu chạy đến đây, do lực ly tâm, sẽ mất thăng bằng và bị lật. Lấy đầu đạn ca nông lép của địch, nhờ công binh xưởng cải tạo thành bom mìn.

 Những cách đánh thô sơ này đã mang lại hiệu quả lớn. Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1947, chi đội 10 đã đánh lật nhào nhiều đoàn tàu địch, thu được nhiều trang bị vũ khí. Ngày 14-7-1947, đúng vào ngày hội “cáttóduydê” của Pháp, địch cho 2 đoàn xe lửa chạy cách nhau 200 mét để yểm hộ lẫn nhau. Ta đặt một quả mìn 50kg do công binh xưởng chế tạo. Quả mìn nổ, hất đổ 1 đầu máy. Quân ta xung phong, diệt trên 200 tên địch, thu hơn 50 súng và 3 máy vô tuyến điện.

Hải Đông (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #58 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 09:49:55 pm »

Đâu phải am thiêng

 Ở giữa Ngõ Gạch (Hà Nội), dưới bóng một cây đa lâu đời có một cái am cổ nhỏ. Người quanh vùng thường gọi là am Ngũ Hổ. Trong am, phía tường sau có đắp hổi hình năm con hổ. Con hổ đen ở giữa, hai bên là bốn con khác mang màu lông trắng, vàng, xanh, nâu. Đặc biệt sau đuôi mỗi con hổ đều có một lá cờ ngũ hành. Cũng không rõ am này được dựng lên từ thời nào và cũng không rõ tại sao lại nổi danh là thiêng. Điều đáng chú ý là am này thêm thiêng sau trận đánh chớp nhoáng, diệt giặc Pháp cuối năm 1946 của tự vệ Hà Nội.

 Chiều 24 Tết Đinh Hợi, một tiểu đội quân Pháp từ Hàng Đào, Hàng Buồn đi xuống chợ Đồng Xuân đột nhiên rẽ ngoặt vào đầu Ngõ Gạch. Chúng dừng lại và ngắm nghía khá lâu am Ngũ Hổ. Theo lệnh chỉ huy một tên còn trẻ rẽ bức mành tre sơn đỏ, dè dặt bước vào am. Một lát sau, nó trỏ ra cười nhăn nhở, trên tay bưng một mâm gỗ đầy chuối, bưởi, cam, quýt… Mấy tên giặc khác liền xúm lại giật lấy trái cây ăn nhồm nhoàm. Giữa lúc ấy trên cây đa cạnh am hai quả lựu đạn tung xuống nổ vang phố xa. Kết quả là ba tên giặc chết tại chỗ và sáu tên khác bị thương nặng. Chừng mười lăm phút sau chúng nhác nhác mang xác người chết, cáng bọn què, dìu bọn cụt, cõng bọn mù rất nhanh về phía Cửa Đông.

 Đây là chiến công của chị Lâm Hàng Thiếc, nữ tự vệ kiêm nữ cứu thương. Chiều hôm ấy chị đeo lựu đạn đi qua đây bỗng từ xa thấy bọn giặc kéo đến, chị liền nhanh nhẹn trèo lên cây đa ẩn lánh. Ai ngờ chị lại lập được một chiến tích xuất sắc.

 Điều này ít ai biết. Người ta chỉ đồn quân giặc hỗn láo nên các ngài Ngũ Hổ đã gần lên nhảy ra xé xác chúng. Am Ngũ Hổ được thêm linh thiêng là thế.

Phương Vũ (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #59 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 09:51:00 pm »

Đeo cho ông khẩu trung liên!

 Mùa hè năm 1952 bọn ngụy ở Cầu Sắt mở cuộc càn vào khu du kích xã Phúc Khê, thôn Phúc Tân cách đồn Cầu Sắt 6km.

 Chúng đi từ sáng sớm đến tối mới về, bắt được Nguyễn Văn Pho (nguyên là thôn trưởng thôn Nha Xuyên, xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) và 4 thanh niên nghi là du kích. Đi được nửa đường, tên lính đeo trung liên mệt quá, chỉ vào Pho nói; “Tên này khỏe, đeo cho ông khẩu trung liên”. Y dựng lại cởi trói, tháo đạn rồi đưa súng cho Pho. Pho giả vờ mệt mỏi, nét mặt buồn rầu nhưng trong đầu đã tính toán bao tình huống để chạy trốn:

 - Vác cả trung liên chạy thoát thì trung đội của xã có thêm một trung liên, nhưng sẽ rất khó khăn.

 - Dùng trung liên đánh gục một tên rồi chạy. Có lẽ phương án này an toàn hơn.

 Đến ngã tư Nha Xuyên, anh cầm khẩu trung liên quất mạnh vào tên sếp ngụy đeo khẩu tiểu liên rồi chạy một mạch vào xóm. Tên sếp gục xuống, máu loang lổ. Cả bọn hốt hoảng la hét ầm ĩ: “Bắn, bắn”. Súng các loại bắn theo xối xả như một trận đánh lớn.

 Kết quả, tên sếp bị thương nặng, hai khẩu súng bị hư. Pho chạy thoát xuống hầm bí mật nghỉ ngơi, đến tối lại trở về cùng đồng đội.

Quang Tiến (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM