Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:28:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 182324 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #40 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 05:07:06 pm »

Xáp trận, lắp nòng trung liên

 Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, trang bị vũ khí của bộ đội ta rất thiếu. Các đơn vị bộ đội cũng chỉ có súng trường cũ như: Mútcơtông, súng trường “Mát”, còn trung, đại liên rất hiếm. Một lần, có anh vệ quốc trẻ, vai đeo một khẩu súng trường “Mát”, đi công tác qua trạm gác của một xã nọ. Khi mấy cô dân quân hỏi giấy tờ, anh chàng nói hùng hồn: “Tôi là xạ thủ trung liên, cô không có quyền hỏi giấy!”. Nghe vậy, một cô lại hỏi: “Anh là xạ thủ trung liên sao lại đeo súng trường “Mát”? Bất ngờ, anh lính trẻ lúng túng, nhưng cũng nhanh trí ứng khẩu bằng thơ: “Bây giờ đeo “Mútcơtông” Nhưng khi “xáp” trận, lắp nòng trung liên”. Nghe vậy các cô cười phá lên. Cô tiểu đội trưởng nói: “Thôi được, hôm nay chúng em để anh đi, nhưng khi nào ra trận chiến đấu, anh nhớ lấy nòng súng đại liên lắp vào súng trường “Mát” mà bắn cho khỏe nhé!”. Khi anh đã đi xa vẫn còn nghe tiếng cười đuổi theo.

Nguyễn Đông (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #41 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 09:19:33 pm »

Xây nhà cho voi

 Thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc” của Bộ Chỉ huy chiến dịch, bộ binh cùng pháo binh chung sức xây nhà kiên cố cho voi nằm. Tuy lúc ấy chẳng có máy đào, máy xúc chẳng có xi măng, sắt thép, với ý chí quyết thắng, bằng sức người với cưa tay, xẻng cuốc, bộ đội ta đã bảo đảm đủ hầm cho pháo bằng những cây gỗ lớn, những bó trúc xếp nhiều tầng. Thế là mỗi khi bị địch phản pháo, dù là pháo khoan cũng vẫn ung dung.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #42 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 09:20:23 pm »

Xóm đỏ Vân Xuyên

 Xóm Đỏ Vân Xuyên vốn là tên Xóm Đá Vân Xuyên thuộc xã Hoàng Văn Thụ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang - một cơ sở cách mạng trung kiên trong ATK của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ. Sở dĩ xóm Đá được đổi tên là xóm Đỏ là từ sự kiện sau:

 Ngày 19-11-1942, Trung ương mở lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ các tỉnh tại nhà ông Nguyễn Văn Chế (tức Hưu) do đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng ta trực tiếp giảng dạy. Lớp học sắp kết thúc thì ngày 21-11 mật thám Pháp ập tới vây bắt. Đồng chí Trường Chinh thường làm việc rất khuya nhưng dậy rất sớm để chuẩn bị tài liệu. Bỗng nghe tiếng chó sủa ngoài cổng làng, le lói ánh đèn pin, phán đoán có chuyện chẳng lành, đồng chí đã tổ chức cho lớp học sơ tán. Còn đồng chí được nhân dân tìm mọi cách che giấu và chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm, sang So Quýt, Tiên Thù, huyện Phổ Yên. Tại đây, đồng chí được một gia đình cơ sở là ông Lý Sần (tức Ngô Văn Luân) bảo vệ an toàn.

 Sau cuộc vây bắt đồng chí Trường Chinh và các cán bộ của Đảng ta ta thất bại, mật thám Pháp đã lùng sục, bắt bớ, tra tấn dã man những người che chở, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ, đảng viên của Đảng. Chúng bắt ông Chế tra khảo dã man ngay giữa sân nhà bằng roi da; tra tấn nhục hình hai người em gái của ông hòng uy hiếp, khủng bố tinh thần nhân dân. Mặc cho kẻ thù điên cuồng tra tấn đến chết đi sống lại nhiều lần, nhưng ông Chế, gia đình và bà con trong xóm, ngoài làng Vân Xuyên vẫn quyết không khai, không để lộ tí gì về tổ chức cách mạng, một lòng một dạ trung thành sắt son với Đảng.

H.T. (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #43 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 09:21:38 pm »

Bốc thăm để rút chạy

 Ngày 4 tháng 5 năm 1954, trước tình hình đã “lên tới đỉnh cao của sự tồi tệ” của quân Pháp ở Điện Biên Phủ, tướng Đờ Cátxtơri triệu tập các các sĩ quan cầm đầu các đơn vị còn lại bàn cách thực hiện kế hoạch rút chạy mà Bộ chỉ huy ở Hà Nội vừa thông báo. Lực lượng còn lại được chia làm ba cánh quân sút sang Thượng Lào theo ba hướng, nếu từng cánh quân tự lực phá vòng vây. Trong ba hướng đó, (Đông Nam, Nam và Tây) thì hướng Nam “có nhiều khả năng may mắn hơn cả”. Viên chỉ huy nào cũng muốn cánh quân của mình được thoát theo hướng Nam. Tranh luận kéo dài, không ai chịu nhượng bộ. Tướng Đờ Cátxtơri bất lực không dám quyết định. Cuối cùng, một lối thoát được coi là công bằng được đem áp dụng giữa những “chiến hữu” trong giờ phút thập tử nhất sinh: “bốc thăm”.

 Kết quả như sau:

 - Quân do đại tá Lăngle (Langlais) và trung tá Bigia (Bigeard) chỉ huy rút chạy theo hướng Đông Nam.

 - Quân Lê dương và Bắc Phi do đại tá Lơmơniê (Lemeunier) và Vêđô chỉ huy rút chạy theo hướng Nam (hướng may mắn).

 - Quân hỗn hợp ở quân khu Idaben (Hồng Cúm) do đại tá Lalăng (Lalande) chỉ huy chạy theo hướng Tây.

 - Toàn bộ lính bị thương và nhân viên quân y ở lại và “tin chắc là đối phương sẽ đối đãi tử tế”.

 Được Nava (Navare) giao cho toàn quyền quyết định về thời gian nên mọi người quyết định sẽ bắt đầu rút chạy vào hồi 20 giờ ngày 7 tháng 5.

 Nhưng mọi mưu toan trên đều thất bại. Điện Biên Phủ do tướng Đờ Cátxtơri chỉ huy đã đầu hàng sớm hơn. Lúc đó là 17 giờ 50 phút ngày 7 tháng 5 năm 1954.

Theo “Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu”
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #44 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 09:23:00 pm »

Bắt sống tướng Đờ Cátxtơri

 Ngày 1-5-1954, ta mở cuộc tấn công vào khu trung tâm Mường Thanh và Hồng Cúm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đêm 6-5-1954, quân ta chiếm toàn bộ các ngọn đồi phía Đông, chìa khóa cuối cùng của khu trung tâm. Địch bị hắt toàn bộ xuống lòng chảo Mường Thanh.

 Đại đội 360 (Tiểu đoàn 130 - Trung đoàn 209 - Sư đoàn 312), được giao nhiệm vụ bắt sống tướng Đờ Cátxtơri. Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật phân công các trung đội 2, 3, 4 yểm hộ Trung đội 1 vào bắt sống (các tiểu đội 2, 3, 4 ở cánh sau đánh mở đường, Đại đội trưởng trực tiếp dẫn Tiểu đội 1 đánh vào).

 Khi Tiểu đội 1 bắt đầu tấn công Điện Biên Phủ thì Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Lan (quê ở Hưng Nguyên, Nghệ An) hi sinh trong lúc vượt sông Nậm Róm, Tiểu đội phó Nguyễn Nghĩa Khoa thay thế chỉ huy Tiểu đội. Sau nhiều trận chiến đấu ác liệt, quân số chỉ còn dưới 10 người, nhưng tinh thần chiến đấu thì rất cao.

 Những cánh quân của ta từ các phía tới tấp đánh vào sở chỉ huy của địch. Pháo của chúng ở các cứ điểm yểm trợ cho hầm của Đờ Cátxtơri lần lượt bị dập tắt. Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật đưa Tiểu đội đến trước một căn hầm khá kiên cố, nửa chìm, nửa nổi, lỗ châu mai dày đặc. Đồng chí ta lệnh cho chiến sĩ ném lựu đạn và hỏa mù vào cửa hầm rồi cầm loa nói bằng tiếng Pháp kêu gọi chúng ra hàng.

Nguyễn Nghĩa Nguyên
ghi theo lời kể của Nguyễn Nghĩa Khoa
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #45 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 09:24:20 pm »

Biến cuộc mít tinh của địch
thành cuộc biểu dương lực lượng của quần chúng cách mạng

 Ngày 15-8-1945, tại Hà Nội chính quyền bù nhìn tay sai cho Nhật âm mưu tiếp tục dựa vào Nhật để tập hợp quần chúng, lập ra chính quyền “độc lập” giả hiệu, nghênh đón Đồng Minh, thay thầy đổi chủ.

 Nhưng tuyệt đại đa số quần chúng đã đứng về phía Mặt trận Việt Minh, sẵn sàng hành động. chiều 17-8-1945, quần chúng kéo đến dự cuộc mít tinh đông tới hàng vạn người trước Nhà hát Thành phố. Cuộc mít tinh do chính quyền bù nhìn tổ chức. Nhưng chúng không hiểu rằng hàng vạn người đến dự mít tinh lại là người của Việt Minh, do Việt Minh huy động để sẵn sàng xoay lại thế cờ!

 Chỉ trong phút chốc, lá cờ đỏ sao vàng rộng lớn được trương lên trước đông đảo nhân dân. Cán bộ Việt Minh chiếm lấy diễn đàn, nói rõ chương trình cứu nước của Việt Minh; hô hào đồng bào tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội. Lính bảo an, cảnh sát của chính quyền bù nhìn ngơ ngác. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu dương lực lượng quần chúng trên hững đường phố lớn của Hà Nội.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #46 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 09:25:39 pm »

Cách đánh quấy rối địch của tự vệ thành Hà Nội

 Trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp”, để bảo vệ từng căn nhà, góc phố thân yêu của mình, tự vệ thành Hà Nội đã sáng tạo ra những cách đánh giặc độc đáo, mang đậm phong cách người Hà Nội và tính chất nghề nghiệp của mỗi người.

 Đánh giặc kiểu “thợ nhà đèn”. Thông thường quấy rối địch, tự vệ thành Hà Nội thường đợi đêm đến nấp dưới đường ném lựu đạn vào “nhà Tây”. Có một tự vệ, vốn là “thợ nhà đèn” (thợ điện) nghĩ ra cách quấy rối địch của riêng mình. Anh trèo lên cây cao đối diện với “nhà tây”, dùng dây an toàn thợ điện treo mình lên đó. Đêm đến, quăng pháo ném vào nhà. Quân địch tưởng tự vệ ta đứng dưới đường liền xả súng bắn. Khi địch ngơi bắn, anh “thợ nhà đèn” lại quăng pháo… Cứ thế suốt đêm địch không được yên, lại phải tốn bao nhiêu đạn.

 Đánh giặc kiểu nghệ sĩ. Nghệ sĩ ta thường có thói quen “lang thang trên phố đêm”. Quân Pháp xâm chiếm Hà Nội. Tham gia tự vệ, nghệ sĩ quấy rối địch bằng cách nửa đêm cài bộc phá vào cửa “nhà Tây”, đốt dây cháy chậm, rồi ôm súng phục sẵn. Cửa “nhà Tây” bị phá, Tây ra lo che chắn cửa, liền bị “đòm”.

 Đánh giặc kiểu thợ sơn. Tự vệ thành vốn là thợ sơn lại có cách đánh địch riêng. Họ lấy chăn bông tẩm sơn “giếch cô”, dùng ét xăng làm mồi đốt trước cửa nhà Tây. Khói sơn khét lẹt làm cho Tây phải bò ra khỏi nhà. Chỉ chờ có vậy, họ dùng lựu đạn để tiến công. Thế là Tây đi đời. Tự vệ thành Hà Nội gọi cách đánh này là “đánh theo kiểu hun chuột”.

T.V. (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #47 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 09:26:20 pm »

Cắm biển giả, đặt mìn thật

 Thời thuộc Pháp, du kích đường 5 thường dùng mẹo để đánh giặc, đánh ngay ban ngày, ngay trên đường cái đàng hoàng. Chẳng là thấy địch thường cho quân từ Hải Phòng lên Hải Dương bằng xe ô tô, anh em du kích ở đây liền nảy ra một kế hoạch: Diệt xe chở lính bằng mìn.

 Nhiều ngày đầu họ cắm biển giữa đường có đề chữ “Attention aux mines” (có mìn, cần chú ý đề phòng). Thế là đoàn xe nào chở lính đến đấy cũng phải dừng lại để kiểm tra. Nhiều hôm có cả lính công binh thận trọng dò từng bước, lại có cả máy dò mìn dò từng chỗ đất mới. Vì thế có chuyến xe hành quân cấp tốc mà cũng phải chậm tới hai, ba tiếng đồng hồ. Dò mãi kết quả chỉ thấy toàn mìn giả, cả bọn bực tức mẹcxàlù ỏm tỏi. Nhiều lần như thế đâm ra chủ quan, cứ thấy biển cắm trên đường là lái xe lại đi sát vào nhổ vứt đi, có thằng còn phóng bừa đè cả vào biển, vượt qua cả hố mìn giả.

 Biết địch đã chủ quan mắc mưu ta, anh em quyết định chôn mìn thật. Một hôm chiếc xe cam nhông từ Hải Phòng chở 40 lính Âu Phi phóng như bay lên Hải Dương. Thấy biển cắm, như mọi khi thắng lài xe nhảy xuống hâm giật phắt cái biển vứt đi. Một tiếng nổ inh tai nhức óc làm chiếc xe bị hất tung lên rồi lăn kềnh xuống ruộng. Chỉ vài ba tên lính thoát chết, số còn lại và chiếc xe bốc cháy ngùn ngụt. Lối đánh này tốn ít người, chỉ cần một quả mìn mà hiệu quả như một cuộc tấn công nhỏ. Đây chỉ là một trong số rất nhiều mẹo đánh giặc của du kích đường 5.

Nguyễn Văn Thành (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #48 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 09:26:52 pm »

Cho địch… xem pháo

 Ấy là chuyện xảy ra vào đêm mồng 6 Tết Nhâm Thìn (1-2-1952) của Tiểu đoàn Pháo binh hỗn hợp 834 trực thuộc Đại đoàn Đồng bằng - Liên khu III. Đêm đó Tiểu đoàn đã sử dụng 1 khẩu pháo 75mm và 1 khẩu cối 120mm cùng với bộ binh bất ngờ bao vây đồn Vũ Lăng (Tiền Hải, Thái Bình). Khi chuẩn bị công đồn, bỗng có một ý kiến đề xuất: “Đây là một đồn tương đối độc lập, khi bị bao vây địch rất khó ứng cứu cho nhau, trong khi chúng đang hoang mang, ta nên bức hàng xem chúng phản ứng ra sao. Ý kiến này nhanh chóng được chấp thuận. Đồng chí chỉ huy liền cho gọi loa vào đồn: “Nghe đây, các ông đã bị bao vây, muốn sống về với vợ con thì đầu hàng, nếu không đầu hàng chúng tôi sẽ cho pháo bắn tan đồn”. Ở trong đồn, địch lại càng hoang mang, bán tín bán nghi tưởng ta dọa là chính. Có tiếng xì xào trong đồn: pháo ở đâu ra mà nhanh thế, chắc gì đã có pháo, có thể bị lừa rồi? Biết được tâm trạng của địch, ta gọi tiếp: “Nếu các ông không tin thì cử người ra chúng tôi cho xem pháo, cho các ông 3 phút để suy nghĩ”. Chưa đầy 3 phút sau, 5 tên lính đã được cử ra ngoài để “mục sở thị”. Khi chúng quay vào thì có ngay tín hiệu đầu hàng.

 Thế là chẳng tốn một viên đạn, bằng sự tài trí, thông minh, bộ đội ta nắm được tư tưởng hoang mang của địch để tiến hành binh vận. Chỉ trong chốc lát, toàn bộ đồn Vũ Lăng gồm 4 trung đội địch đã phải nộp vũ khí đầu hàng.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #49 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 09:28:47 pm »

Chuyện Thành Nam kháng chiến

 Ngay sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, phong trào tự nguyện tòng quân, xung phong phục vụ kháng chiến của các tầng lớp nhân dân Hà - Nam - Ninh lên rất cao. Nhiều tăng ni Phật tử ở chùa Cổ Lễ (Nam Định), các Chùa Bát, Phúc Âm, Phúc Chỉnh, Bàn Long (Ninh Bình) cũng tự nguyện tòng quân. Bài thơ đầy khí phách của Ni cô Đàm Thanh ở chùa Cổ Lễ thể hiện rõ niềm tự hào truyền thống của dân tộc và ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc:

Cởi áo cà sa khoác chiến bào
Việc quân đâu có quản gian lao
Gậy thiền quét sạch quân xâm lược
Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào


 Tại mặt trận thành phố Nam Định, ta dồn địch vào một số nơi để vây đánh. Bọn địch ngày đêm thấp thỏm sợ ta tập kích. Nhiều nơi ta và địch chỉ cách nhau một con đường có căng dây thép gai và treo những ống bơ bên trong đựng những viên sỏi. Đây là một cách phòng thủ, vì nếu đối phương muốn tập kích phải vượt qua đường, phải chạm vào dây thép làm cho ống bơ có sỏi rung lên kêu loong coong, báo động. Lợi dụng thực tế ấy, quân ta nghĩ ra một cách quấy rối làm cho địch mất ăn, mất ngủ suốt đêm. Trời vừa tối, anh em từ hầm chiến đấu của mình mang theo một sợi dây dài có buộc móc ở đầu, bí mật bò ra đường móc vào dây thép có treo ống bơ rồi dùng dây quay về hầm. Ngôi trong hầm chắc chắn của mình, anh em ta thỉnh thoảng lại giật dây cho ống bơ kêu loong coong. Những lúc như vậy địch tưởng ta tập kích nên chúng í ới gọi nhau và bắn ra loạn xạ, vừa tốn đạn lại vừa mất ăn, mất ngủ.

Phương Lam (st)

Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM