Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:21:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181969 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #30 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 04:58:34 pm »

Suýt bị “xử lý”

 Ngày 19-8-1945, Cách mạng Tháng Tám bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác nhanh chóng giành được chính quyền, song riêng ở thị xã Hà Đông thì gặp nhiều khó khăn, vì bọn địch chống trả quyết liệt. Trước tình hình đó, đồng chí Lê Trọng Tấn (sau này là Đại tướng) - khi ấy là Ủy viên quân sự Hà Đông được giao nhiệm vụ ra Hà Nội thỉnh thị và xin thêm lực lượng. Vào thành phố giữa ngày này, thật khó tìm ra cấp chỉ đạo trực tiếp của mình, qua trại Bảo an binh, nghe nói ta đã chiếm được, đồng chí liền chạy tuốt vào hỏi thăm. Không quen biết ai, không giấy tờ ủy nhiệm; lúc ấy, Nhật lại đang kéo tới bao vây định chiếm trại, trên thì lệnh xuống thấy người nào khả nghi, có hành động chống đối, cứ “xử lí” ngay, nên đồng chí Lê Trọng Tấn vừa vào tới nơi, các chiến sĩ ta bắt giam luôn, vì bị nghi là “mật thám vào trinh sát để dẫn đường cho Nhật”…

 Rất may, chiều hôm đó, một chiến sĩ - anh Nguyễn Thanh Nghị đi công tác về, nhận ra đồng chí Lê Trọng Tấn là người quen, thế là ông chẳng những không bị “xử lí”, mà còn được các chiến sĩ giúp đỡ hoàn thành nhiệm vụ.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #31 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 04:59:28 pm »

Tắm bằng… lửa

 Những năm 1947-1948, trên chiến trường Nam Trung Bộ, quân Pháp ra sức khủng bố, vây ráp, hòng cô lập bộ đội và với nhân dân địa phương. Tuy vậy, bộ đội và cán bộ ta vẫn tỏa ra hoạt động trong đồng bào, củng cố được lòng tin của nhân dân đối với kháng chiến. Cuộc sống của bộ đội vô cùng gian khổ, Chiến du đóng trong rừng cách một bàu nước nhỏ. Về mùa khô trời nóng gay gắt, các suối đều khô cạn, mọi việc nấu nướng, ăn uống hàng ngày đều nhờ vào bàu nước duy nhất ấy. Địch cũng biết điều đó nên thường tổ chức đánh phá ta đi lấy nước. Do đó, nước đem về chiến khu rất ít, chủ yếu dùng để ăn uốn, nhiều lúc nước uống cũng không đủ. Trong khi đó, trời miền Trung nắng chang chang, làm việc chân tay, mồ hôi chảy đầm đìa, sờ vào nhớp nháp nhưng không có nước để tắm. Trong cái khó ló cái khôn, anh em sáng tạo ra cách tắm bằng lửa. Lúc nào muốn tắm, anh em gọi nhau 5-7 người, chặt cây, cành khô lớn dồi lại, đợi đến đêm đốt lửa trại. Trong ánh lửa bùng cháy, mọi người nắm tay nhau nhảy múa xung quanh. Người càng nóng, mồ hôi ra càng nhiều, nhễ nhại. Mọi người kì cọ cho mình và cho nhau, rồi lấy khăn mặt hay mảnh áo lau toàn thân. Làm đi làm lại mấy lần là xong một buổi tắm tập thể bằng lửa. “Tắm” xong, ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng, sáng khoái.

Khánh Thu (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #32 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 05:00:09 pm »

Tấm lòng của người dân đối với
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

 Buổi đầu ra mắt tại chiến khu Trần Hưng Đạo (22-12-1944), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chỉ được tổ chức giao cho 50 đồng bạc Đông Dương làm ngân quỹ. Đội viên Lộc Văn Lùng, người được giao làm quản lý cho Đội phải tính toán hết sức kỹ càng, chi li và dè sẻn mọi khoản chi tiêu. Sau chiến thắng Nà Ngần, Đội phải chi tiền đi đường cho việc dẫn giải tù binh về cho địa phương quản lý. Ngân quý của Đội vì thế bị thiếu hụt nghiêm trọng. Được biết Đội gặp khó khăn, nhiều cơ sở cách mạng ở Cao Bằng tìm cách giúp đỡ bằng úy lạo và cho vay tiền, trong đó giáo dục hội viên Dương Mạc Thạch cho Đội vay 500 đồng. được sự giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của nhân dân, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày càng phát triển lớn mạnh theo đà phát triển của cách mạng.

 Sau này, có một số nhà báo đã gặp, hỏi chuyện đồng chí Dương Mạc Thăng hiện là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng về việc cha của đồng chí là ông Dương Mạc Thạch đã cho Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thời trứng nước vay 500 đồng bạc Đông Dương. Đồng chí Thăng vui vẻ nói, số tiền đó tuy là lớn đối với gia đình mình nhưng lại hết nhỏ bé so với những đóng góp, hi sinh cả vật chất và tinh thần của nhiều gia đình khác cho cách mạng. Còn mẹ đồng chí, bà Dương Mạc Thạch thì bộc bạch: “Gia đình tội tự nguyện hiến số tiền đó cho cách mạng, chỉ mong Nhà nước cấp cho cái giấy chứng nhận để làm kỷ niệm”.

X.P. (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #33 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 05:00:52 pm »

Tết “kéo pháo vào,
kéo pháo ra” thắng lợi

 Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ta dự kiến giờ G, ngày 25-1-1954, bộ đội ta sẽ đồng loạt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm địch. Để tạo thế bất ngờ, bộ đội ta dùng sức người kéo pháo lớn vào chiếm lĩnh trận địa.

 Ngày 16-1, bắt đầu kéo pháo. Cứ 20 người kéo một khẩu pháo. Khi kéo trên đường bằng phẳng, pháo chạy băng băng. Khi gặp con dốc nhỏ, pháo khự lại. Gặp con dốc cần độ dài tới 7 tời (1 tời dài 50 mét) cái vất vả không sao kể xiết. Thế nhưng, gian lao và nguy hiểm nhất vẫn là lúc ghìm cỗ pháo nặng 2,5 tấn cho xuống dốc 50-60 độ, chỉ cần sơ sẩy một chút là pháo rơi xuống vực sâu. Kéo pháo, vì thế trở thành cuộc thử thách quyết liệt của bộ đội ta cả về sức lực, tinh thần, mưu trí, lòng quả cảm… Trải qua bao nhiên gian lao, vất vả và hiểm nguy, chiều 25-1, bộ đội ta đã đưa được 4 khẩu pháo lớn vào trận địa, số còn lại đang trên đường tiếp cận. Giờ G được hoãn lại 24 giờ. Trong lúc bộ đội ta đang lo lắng không hoàn thành được nhiệm vụ, thì ngày 26-1, nhận được lệnh: kéo pháo ra vị trí tập kết ban đầu! Thay phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” bằng phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.

 Bao nhiêu mồ hôi, xương máu của bộ đội sau 10 ngày đêm kéo pháo đã vượt qua, đang háo hức chờ giây phút trút hờn căm lên đầu lũ giặc, nay nhận lệnh kéo pháo ra, chuẩn bị lại, mọi người sao khỏi phân vân. Cán bộ tiểu đoàn, chi bộ đảng tổ chức họp ngắn gọn động viên bộ đội kéo pháo ra. Tư tưởng thông, thay cho cái háo hức của những ngày kéo pháo vào là sự kiên nhẫn, gan lì không gì lay chuyển nổi của những ngày kéo pháo ra. Lúc này, địch “đánh hơi” thấy các hoạt động của bộ đội ta, liền cho máy bay, pháo đánh chặn, nỗi hiểm nguy tăng lên gấp bội phần. Thế nhưng, lòng dũng cảm và sự kiên nhẫn của do ta đã thắng. Tối 26-1, bắt đầu kéo pháo ra, đến sáng 5-2, khẩu pháo cuối cùng về đến vị trí tập kết. Ngày 7-2 (mồng 5 Tết), Đại tướng Tổng tư lệnh đến chúc bộ đội ăn cái tết “kéo pháo vào, kéo pháo ra” thắng lợi và căn dặn “nhiệm vụ nặng nề hơn là phải chuẩn bị cho thật tốt để sẵn sàng nã pháo làm cho quân địch khiếp sợ trọng pháo ta”.

X.P. (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #34 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 05:01:55 pm »

Thơ ca ngợi “tro bếp”

 Qua nhiều lần thử nghiệm, có sở sản xuất diêm tiêu đã đi đến thống nhất công thức điều chế diêm tiêu để chế thố nổ: 1 tạ phân dơi + 7 tạ tro bếp = 3 ki-lô-gam diêm tiêu. Kỷ niệm 50 năm Quân giới, bác Phan Lê có mấy vần thơ tuyên dương công trạng tro bếp:

Em là tro bếp được yêu thương
Chống Pháp năm xưa khắp nẻo đường
Kết với phân dơi thành muối hóa
Tạo thành “sơn phét”, chất phi thường
Thuốc đen, mồi nổ, đa công dụng…
Lựu đạn mìn vang mọi chiến trường
Nguyên liệu giản đơn vào trận địa
Kinh hồn lũ giặc, hết phô trương…


Trần Nam (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #35 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 05:02:53 pm »

Thu cũ cấp mới

 Trong quân đội ta, việc “thu cũ cấp mới” một số đồ dùng quân trang, quân dụng là chuyện bình thường. Nhưng chuyện Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28 (Lạng Sơn) Đặng Văn Việt được quân Pháp ở đồn Na Sầm “cấp” đôi giầy da… lại khá đặc biệt.

 Thấy đôi giầy da của Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt đã mòn vẹt, há mõm, trung đội trưởng Ngọc Trinh (quê ở Cao Bằng) liền tìm gặp nhân mối của mình tên là Doòng, làm đầu bếp trong đồn Na Sầm

 - Này, ăn cắp trong kho của chúng cho mình một đôi “cộp xăng đá” cỡ 40.

 - Không được đâu vớ, ăn cắp thì không được… nhưng có cũ để đổi mới thì được vớ. Sếp Tây quy định thế mà!

 Ngọc Trinh gật đầu:

 - Giầy há mõm thì có ngay thôi. Đêm nay ra hàng rào mình đưa cho. Bố thắng Tây, nguyên tắc cứng nhắc ghê…

 Thế là Trung đoàn trưởng Việt có một đôi giầy mới, tha hồ trèo đèo, lội suối, cùng đơn vị đánh nhiều trận phục kích nổi tiếng trên đường số 4: Bông Lau, Lũng Phầy, dốc Bản Nầm, Bố Củng - Lũng Vài - Ngàn Kim… khiến quân Pháp khiếp sợ gọi anh là “Đệ tứ quốc lộ đại vương”, khi đó anh mới ngoài 20 tuổi.

Cao Hữu Oanh (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #36 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 05:03:34 pm »

Tuổi Cụ Hồ

 Tháng 10-1953, ở Bản Que, cạnh phố Nghĩa Lộ, một anh bộ đội đưa tờ giấy bạc Ngân hàng Việt Nam cho một chị phụ nữ Thái ngắm hình Cụ Hồ. Cả gia đình chị người già, em nhỏ đều xúm quanh để xem. Tất cả đều trầm trồ khen đôi mắt sáng, vầng trán cao… Đột nhiên, chị với tay lên mái nhà lấy tờ giấy bạc 5 đồng cũ, hồi 1946 còn giấu ở đó, đem so với tờ bạc mới. Đột nhiên, chị hỏi: Tóc Cụ ở đây đen mà ở tờ giấy bạc mới lại trắng quá. Anh bộ đội giải thích: “Bác Hồ năm nay 62 tuổi rồi, lo việc nước việc dân nhiều mà…!”. Cả gia đình nọ yên lặng một lúc. Các em nhỏ yêu cầu anh bộ đội dạy hát bài: “Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Chi Yến (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #37 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 05:04:44 pm »

Việt Minh đã nắm chính quyền,
còn họp làm gì nữa

 Đêm 17-8-1945, người gác cổng của Tòa báo Tin mới ở phố Đuyliêng Bờlăng (nay là phố Phủ Doãn) đang lim dim sau cánh cổng. Chợt cánh cổ bị mở ra, năm sáu người lạ mặt xuất hiện. Người gác cổng ngăn lại:

 - Các ông hỏi ai?

 - Chúng tôi cần gặp ông Chủ báo

 - Ông ấy không có ở đây

 - Trên Tòa soạn có ai không? Đừng sợ, chúng tôi không hại các ông đâu, cứ đứng im.

 Mấy người lạ đi thẳng lên gác, chỉ để lại một người ở lại. Trong phòng, Chủ báo và một số nhân viên đang duyệt báo lần cuối. Mấy người lạ vào đề rất nhanh:

 - Chúng tôi là Việt Minh, yêu cầu các ông đăng trong số báo ngày mai “Lời hiệu triệu của Tổng bộ Việt Minh” kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền.

 Uy thế của cách mạng dường như đã đến đây từ trước. Chủ báo và nhân viên liền đã rút ngay một tin của báo ra, đưa “Lời hiệu triệu…” vào vị trí trang trọng nhất.

 Sáng hôm sau, mới 8 giờ, tiếng trẻ bán báo đã vang lên: “Báo mới ơ… tin đặc biệt đăng Lời hiệu triệu quốc dân của Việt Minh đây!”. Mọi người đổ xô ra mua báo.

 Cùng lúc đó, trên gác nhà Khai Trí (phố Hàng Trống), cái gọi là “Ủy ban tư vấn Bắc Việt” của Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim đang họp bàn “việc nước”! Nghe tiếng rao bán báo, mấy vị “đại biểu” lẻn ra mua xem. Một vị nói to “Đề nghị ông Chủ tọa đọc bài của Việt Minh cho mọi người cùng nghe”. Thế là cuộc họp biến thành nơi phổ biến lời hiệu triệu khởi nghĩa. Nghe xong, một vị đứng lên nói:

 - Như thế là Việt Minh đã nắm chính quyền rồi, còn họp làm gì nữa! Đề nghị giải tán!... Các ông “nghị” đồng loạt xô ra cửa, mặc cho vị Chủ tọa gọi với “có điện khẩn từ…”, nhưng chẳng có ai thèm nghe.

 Chỉ trong một buổi sán ngày 18-8, ba vạn tờ Tin mới đã tỏa đi khắp nơi, góp phần thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng đang rực cháy trong lòng nhân dân. Ngày 19-8, nhân dân Thủ đô chiếm Phủ Khâm Sai. Hà Nội đã về tay chính quyền cách mạng. Lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh tung bay khắp nơi trong thành phố.

Đức Lê (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #38 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 05:05:31 pm »

Vừa hành quân, vừa… đun nước

 Chuyện thật như bịa trên đã xảy ra ở đơn vị của đồng chí Đinh Quang Chương (quê ở Thanh Lĩnh, Yên Thành, Nghệ An) khi đơn vị nhận lệnh hành quân bổ sung cho chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Trong khi hành quân, bình đun nước nóng không phải đơn vị nào cũng có, anh em phải dùng ống bước rất cồng kềnh để thay thế. Đơn vị đồng chí Chương có sáng kiến dùng ống bơ sắt tây được buộc dây thép làm quai, đổ đầy nước. Cứ hai người gánh một chùm ống như vậy, người đi sau vừa đi vừa châm lửa phía dưới, đến chỗ nghỉ chân là đã có chút nước sôi “nhấm nháp” chứ không phải dùng nước lã!

Nhân Sự (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #39 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 05:06:11 pm »

Vượt biển bằng thuyền vải

 Dùng thuyền làm bằng vải để vượt biển thành công, có lẽ là một trong những chác vượt biển độc đáo, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Nhưng đó là một sự thật mười mươi, do bác Quốc Thể, một lão thành cách mạng, kể lại: Bác là một chiến sĩ cách mạng, bị thực dân Pháp bắt, đưa đi đày ở địa ngục trần gian Côn Đảo. Trong ngục tù, dù phải chịu sự tra tấn, hành hạ dã man của kẻ thù, bác và các đồng chí vẫn một lòng kiên trung với Đảng, tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng của cách mạng nước nhà. Bác đã cùng một số anh em lấy quần áo khâu chắp lại thành tấm vải lớn, nhiều lớp, rồi dùng sơn để sơn lên tấm vải đó cho cứng và không bị thấm nước. Lấy cây mây to làm vành, làm cốt, thế là những người tù đã có một chiếc thuyền bằng vải. Tất nhiên, mọi công việc này đều phải làm hết sức bí mật, trong một thời gian khá dài.

 Chập tối ngày 28-2-1952, lợi dụng lúc lính canh sơ hở, bác Thể và bảy bạn tù đã thoát được ra bãi biển. Tám chiến sĩ lao tù đã lấy thuyền vải ra khỏi nơi cất giấu, nhằm hướng Cà Mau chèo thuyền đi. Sau mấy ngày lênh đên trên biển, tám người tù đã đặt chân lên đất mũi Cà Mau. Cuộc vượt biển thành công, tám chiến sĩ cách mạng đã tìm cách bắt liên lạc được với tổ chức để tiếp tục hoạt động.

M.T. (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM