Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:24:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181928 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #20 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 02:13:23 pm »

Không phải là “vô tình”

 Đồn Vô Tình (Trực Ninh, Nam Định) bị bộ đội ta tiến công từ lúc nửa đêm. Khi trời rạng sáng, người ta thấy một số “tên lính ngụy” chạy tới chạy lui đắp lại ụ súng và củng cố các hàng rào thép gai. Thỉnh thoảng trong đồn có những tiếng nổ cùng những cột khói bốc lên giống như đạn pháo của ta rót vào.

 Một chiếc máy bay “Bà già” vè vè lượn đi lượn lại trên đồn, nó thả xuống đồn một cái vỏ đạn, bên trong đựng lá thư của trung tước Đờ Linarét gửi cho đồn trưởng đồn Vô Tình. Trong thư, hắn hết lời khen ngợi tinh thần chiến đấu của các binh sĩ trong đồn, hứa sẽ cho đội “commăngđô” đến tiếp viện vào lúc 16 giờ.

 Đúng hẹn, một tốp máy bay Đacôta rì rì bay tới, chúng lần lượt thả xuống khu vực đồn Vô Tình gần 100 chiếc dù hàng với đủ các loại đạn, vũ khí và lương thực. Cùng lúc ấy, các chiến sĩ ta chớp lấy thời cơ, thu toàn bộ số hàng tiếp viện của địch.

 Số là, sau khi chiếm được đồn ngay trong đêm, các chiến sĩ ta giả làm lính ngụy, duy trì mọi hoạt động trong đồn, làm như thể đồn Vô Tình vẫn đang cầm cự với bộ đội ta để … “mong” được tiếp viện. Đúng như dự đoán, địch tìm cách tiếp viện cho đồn Vô Tình và đã rơi vào cái bẫy đang gài sẵn của ta. Sau này, Đờ Linarét đã lớn tiếng trách cứ thuộc hạ. Nhưng chính ông ta cũng không thể hiểu nổi vì sao lại vô tình tiếp viện cho “địch”.

 Còn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Đồng Bằng thì hiểu: không phải vô tình hay may rủi, đó chính là sự mưu trí, sáng tạo trong đánh giặc của bộ đội ta.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #21 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 04:49:07 pm »

Lễ duyệt binh tại Mường Phăng

 Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, theo lệnh trên, mỗi đoàn cử một, hai đại biểu lên gặp Ban chỉ huy Lễ duyệt binh nhận nhiệm vụ.

 Đại đoàn 308 có anh hùng Nguyễn Quốc Trị, Chiến sĩ thi đua toàn quân Giáp Văn Khương; Đại đoàn 312 có Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, người dẫn tổ xung kích bắt sống tướng Đờ Cátxtơri, Nguyễn Xuân Đài, Chiến sĩ thi đua Đại đoàn công pháo 351.

 Đại đoàn phó 312 Quang Trung, Chỉ huy trưởng lễ duyệt binh giao cho Nguyễn Quốc Trị nhiệm vụ tổ chức tổ kéo cờ, Tạ Quốc Luật được chỉ định kéo cờ, Nguyễn Xuân Đài nâng cờ. Đây là đại diện cho hai binh chủng chủ yếu tham gia chiến dịch (bộ binh và pháo binh).

 Vừa chiến thắng xong, ở mặt trận không có nhạc kèn, Nguyễn Xuân Đài đề xuất sáng kiến: đại đội trọng pháo bắn 4 loạt (mỗi loạt 4 phát), tiếp đó đại đội pháo cao xạ bắn điểm xạ cho đến khi cờ kéo lên tới đỉnh cột thì kết thúc. Để đảm bảo an toàn, đạn đại bác 105mm phải tháo bỏ trái phá, đẽo trái phá bằng gỗ thay vào để khi bắn liều thuốc pháo gây được tiếng nổ to.

 Sau tiếng hô của Chỉ huy trưởng Quang Trung: “Nghiêm! Chào cờ, chào!”, loạt đạn pháo đầu tiên nổ vang, tiếp đó quốc ca được cử lên do tổ trưởng tổ đàn là nhạc sĩ Lương Ngọc Trác trực tiếp chơi đàn Áccoocđêông chỉ huy. Cờ từ từ được kéo lên, khi thới đỉnh cột thì cũng là lúc lễ duyệt binh bắt đầu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần lượt duyệt đội ngũ các đơn vị và binh chủng dự lễ mừng chiến thắng.

Trần Duy Thành
(theo lời kể của đ/c Nguyễn Xuân Đài)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #22 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 04:50:19 pm »

Mất bánh chưng,
được bài hát để đời

 Chuyện rằng, vào một ngày áp tết Nhâm Thìn, (1952), Đoàn văn nghệ tuyên truyền Liên khu 4 rậm rịch chuẩn bị đón tết thứ 7 của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đêm xuống, mọi người quây quần quanh bếp lửa luộc nồi bánh chưng trò chuyện. Riêng nhạc sĩ Lê Yên (1917-1998) mải mê một mình bên ngọn đèn dầu trong lán cạnh đấy phổ nốt những nốt nhạc cuối cùng cho một bài hát ông đang sáng tác. Khuya, sương xuống lạnh, phần vì vãn chuyện, phần vì mệt mỏi do công việc ban ngày, lại thấy nhạc sĩ Lê Yên vẫn tỉnh như sáo bên cây đèn dầu, mọi người bèn giao cho nhạc sĩ vừa sáng tác vừa làm nhiệm vụ trông coi nồi bánh chưng, rồi lục tục kéo nhau đi ngủ. Quá mải mê với giai điệu “Hò giã gạo Khu 4” và làn điệu mượt mà, thiết tha của “dân ca quan họ Bắc Ninh” mà bài hát thể hiện, nhạc sĩ ta quên khuấy nhiệm vụ. Thấy nồi bánh luộc không có ai trông, lợi dụng đêm tối, kẻ gian khoắng hết bánh rồi chuồn mất. Đến khi trời sáng thấy mọi người trong Đoàn nháo nhác gọi nhau vì chuyện mất bánh, nhạc sĩ Lê Yên mới “tỉnh”. Và đấy cũng là giây phút cuối cùng nhạc sĩ hoàn thành bài hát “Bộ đội về làng” nổi tiếng.

 Giai thoại mất bánh chưng, được bài hát để đời mà đồng đội cũ trong Đoàn văn nghệ Liên khu 4 kể về nhạc sĩ Lê Yên là thế.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #23 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 04:51:28 pm »

“Mốc” cũng bắn

 Trong một trận đánh của chiến sĩ đường số 6 - Hòa Bình (12 năm 1951), pháo ta đang bắn mạnh vào sở chỉ huy địch, đồng chí Đại đội trưởng ở đài quan sát nghe điện thoại từ trận địa Trung đội 1 báo cáo:

 - Báo cáo! Hết đạn nổ sát thương, chỉ còn đạn “Mốc”. Xin chỉ thị!

 Đại đội trưởng quan sát thấy trận đánh vẫn đang diễn ra rất quyết liệt, bộ binh rất cần pháo binh chi viện để xung phong đánh chiếm mục tiêu, liền hạ lệnh:

 - “Mốc” cũng phải bắn, nổi viên nào tốt viên đó.

 Thế là hàng loạt đạn “Mốc” nổ vang, màn khói trắng đục, dày trùm lên đầu giặc, chúng kinh hoàng bỏ chạy, bộ binh ta chớp thời cơ xung phong, trận đánh kết thúc thắng lợi.

 Hôm sau, đơn vị rút kinh nghiệm chiến đấu, Đại đội trưởng mới hay: trên thân đạn pháo Mỹ có ghi kí hiệu “Smoke” (nghĩa là khói, dùng để bắn tạo màn khói che mắt địch, chứ không phải để sát thương địch), anh em thường quen gọi là “Mốc”, Đại đội trưởng cứ tưởng là đạn cũ đã bị mốc!
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #24 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 04:52:51 pm »

Nhịn cho Tây ăn

 Cuối chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Chủ nhiệm chính trị mặt trận không đi đâu được. Các đơn vị gọi điện thoại đến thinh thị luôn. Có một lần, đồng chí nghe giọng nói quen quen và nhận ra tiếng đồng chí Chính ủy Đại đội 312.

 - Báo cáo anh, tù binh đông quá. Gạo dự trữ của Đại đoàn không đủ cho bộ đội ta và cho tù binh ăn mỗi suất 100 gam.

 - Cứ nấu hết gạo cho tù binh ăn no.

 - Còn bộ đội?

 - Động viên anh em nhịn ăn một bữa. Những người chiến thắng chúng ta hãy tỏ ra nhân đạo đối với các tù binh. Tôi sẽ ra lệnh điều gạo lên chỗ các anh ngay.

Văn Tâm (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #25 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 04:54:00 pm »

Những nắm cơm tình nghĩa
của người dân bản Pài

 Để chuẩn bị lực lượng cán bộ lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng 8 thắng lợi, Đảng ta chủ trương tổ chức cho các đồng chí cán bộ cách mạng đang bị giam cầm ở các nhà tù đế quốc vượt ngục. Đoàn cán bộ cách mạng ở nhà ngục Sơn La, sau khi vượt ngục thành công, nhận được lệnh trên phải về ngay căn cứ nhận nhiệm vụ mới. Trên đường đi, Đoàn bị kẻ địch truy lùng gắt gao. Đến Thái Nguyên, Đoàn phải lánh trên một nương xa của nhân dân bản Pài để tránh giặc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày trôi qua, lương thực và nước uống đã cạn mà địch vẫn bổ vây tứ phía. Đói khát hành hạ, Chi ủy hội ý để cho cán bộ trong Đoàn được sử dụng những quả dưa Mán trên nương, mà đồng bào bản Pài khi dẫn Đoàn đi tạm lánh đã đồng ý cho. Đến đêm ngày thứ năm, đồng chí nhận nhiệm vụ canh gác dẫn về một chị người Mán. Cả đoàn mừng rỡ xô lại hỏi thăm tin tức. Chị người Mán mệt mỏi, ngồi xuống nói trong hơi thở:

 - Các đồng chí ơi, dân làng lo cho các đồng chí quá!

 Hai tay run run, chị lấy trong cái túi lưới sau lưng ra nắm cơm lạnh ngắt, khô cứng và nói:

 - Các đồng chí ơi, quan châu, quan đồn nó lấy hết gạo rồi, nhưng người làng vẫn bảo nhau giấu đi một tí để mang cho các đồng chí ăn. Chắc đồng chí đói lắm rồi.

 Chia nhau những nắm cơm tình nghĩa của bà con bản Pài gửi cho, Đoàn cán bộ cách mạng hết sức cảm động. Họ thầm hứa sẽ tìm mọi cách nhau chóng về đến căn cứ nhận nhiệm vụ, rồi lãnh đạo, tổ chức toàn dân đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa thắng lợi.

T.V (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #26 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 04:54:46 pm »

Ông già cũng sẵn sàng quyết tử

 Tại Mặt trận Hà Nội một thời gian sau ngày 19-12-1946, địch chiếm các nhà máy nước cắt luôn nước vào khu vực chiến đấu; đồng thời có tin tất cả các giếng nước đã bị chúng cho tay sai bỏ thuốc độc. Tổ chiến đấu của bác sĩ Nguyễn Văn Thuyết nhận được chỉ thị phải khẩn trương lại nước uống. Thật là nan giải, bởi vì việc khẩn trương nước phải có chuyên môn, phải có thuốc phản ứng, chí ít cũng phải có động vật như chó hoặc mèo để thử nghiệm nhưng lúc này không thể tìm được. Biết chuyện này, một ông già tìm đến và nói: “Các anh không phải lo nghĩ gì cả. Các anh cần phải sống để đánh đuổi thằng Tây, còn tôi, tôi già rồi, tôi không cầm được súng nữa, nhưng tôi sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Tôi xin tình nguyện uống nước giếng trước xem lành dữ thế nào…”. Không đợi anh em có ý kiến gì thêm, ông múc ngay một gầu nước lên, uống liền một hơi dài. Ông già lại nói tiếp: “Nếu tôi có mệnh hệ nào, tôi cũng hết sức mãn nguyện…”. Ông trở lại với tổ tự vệ hơn 24 giờ sau vẫn không có triệu chứng ngộ độc. Một đồng chí tự vệ đã ôm chầm lấy ông, nói với ông giọng cảm động: “Bố ơi, bố đã giúp chúng con yên tâm… Bố cho chúng con biết tên và nhà để sau này, chúng con tìm thăm bố…”. Ông già cười nói: “Các anh không mất công tìm gặp tôi làm gì, tôi ngụ ở đền Bạch Mã đấy. Thỉnh thoảng tôi sẽ đến thăm các anh. Bây giờ các anh cũng phải chú ý cho người gác giếng nước, phải đề phòng bọn chúng làm điều ác thực sự đấy…”.

Tâm Đắc (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #27 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 04:55:21 pm »

Pháo binh muôn năm

 Không phải là lời động viên, cổ vũ có tính cách xã giao của một số ít người, mà trong chiến dịch Điện Biên Phủ nó đã trở thành tình cảm gắn bó thực sự, bằng máu thịt giữa bộ binh và pháo binh; cái cảnh trước đây “pháo đấm lưng bộ binh” không còn nữa, pháo binh chi viện bộ binh rất đúng lúc, kịp thời, chính xác nên nhiều đợt xung phong, bộ binh đã ho to khẩu hiệu: “Pháo binh muôn năm! Pháo binh vạn tuế!”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #28 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 04:56:13 pm »

Quân nhạc phục vụ
Quốc khánh 2-9-1945

 Ngày trọng đại nhất, ngày 2 tháng 9 lịch sử đã đến! Chúng tôi được vinh dự trực tiếp phục vụ buổi lễ trang trọng và thiêng liêng này. Ai cũng hồi hộp. Từ sáng sớm, cả đơn vị đã tề chỉnh trong trang phúc soóc kaki vàng, đi giày da, mũ calô có đính quân hiệu điều giữa dòng người, cờ hoa đổ về quảng Trường Ba Đình. Đội hình dàn nhạc gồm 75 nhạc công chia làm 4 hàng ngang, kèn đồng sáng loáng, đứng cách nhau 15 mét đối diện với lễ đài, cùng rừng người, rừng cờ náo nức chào nhà nước công nông đầu tiên. Anh Đinh Ngọc Liên chỉ huy dàn nhạc tấu các bài ca cách mạng, mỗi bài được tấu lên lần đầu bằng kèn, đến lần thứ hai, các bè giai điệu bỏ kèn xuống, đồng thanh hát bài ca, làm cho không khí buổi lễ thêm sinh động. Đồng bào rất tán thưởng, nhiều người nhẩm miệng hát theo.

 Khi Bác Hồ cùng Đoàn chủ tịch cuộc mít tinh tiến lên lễ đài, những chiếc kèn đồng dựng lên, tấu nhạc chào. Đã được nghe nói và ngưỡng mộ từ lâu, nhưng hôm nay mới là lần đầu tiên chúng tôi được thấy Bác, đứng gần nên nhìn rất rõ. Bác gầy, quần áo kaki giản di, đội mắt sáng, vầng trán mênh mông và chòm râu hiền từ. Mọi người đều xúc động. Khi lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên, niềm xúc động của chúng tôi dồn hết vào âm thanh bài Quốc ca, âm vang khắp Quảng trường. Tất cả đều ngưng đọng lại trong âm thanh hào hùng, trang nghiêm. Nghe như có tiếng gọi của hồn nước, tiếng thôi thúc những bước chân dồn dập của Xô viết Nghệ Tĩnh, của khởi nghĩa Bắc Sơn, của Cách mạng Tháng Tám oai hùng… Tiến lên! Cùng tiến lên! Nhịp điệu dồn lên cao trào, chúng tôi cảm thấy nhịp đập trái tim mình hòa vào nhịp đập của trái tim Tổ quốc

Đinh Ngọc Liên và Đinh Công Thuân
(Trích từ Hồi kỳ “Ra đời cùng Cách mạng tháng Tám”)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #29 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 04:57:48 pm »

Sáng kiến nhỏ,
giá trị thực tiễn lớn

 Câu thơ “Có những phút làm nên lịch sử” của nhà thơ Tố Hữu đúng với nhiều người có chung một ý thức tận tụy với công việc, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, đất nước. Riêng với trường hợp của người Tiểu đội trưởng nuôi quân Hoàng Cầm, ở đội điều trị thương binh Sư đoàn 308 trong chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 - 5/2/1952) thì phút “làm nên lịch sử” chính là cái phút anh nung nấu ý nghĩ phải làm ra một cái bếp sao cho không để có một chút khói, lửa, tránh máy bay địch phát hiện giúp chiến sĩ ta (trực tiếp là các đồng chí thương binh, bệnh binh) có thể ăn nóng uống nóng và được tắm nước nóng ngay trong quá trình diễn ra chiến dịch. Thế là với nhiều buổi trưa không nghỉ, Hoàng Cầm một mình một xẻng trong khu rừng vắng, đào đào, xúc xúc làm ra cái bếp theo đúng ý nguyện của mình. Anh đâu có ngờ sáng kiến tưởng như nhỏ bé của mình lại có giá trị thực tiễn lớn, đi vào lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của dân tộc. Nó trở thành bất tử khi “đi vào” Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam với mục từ: “Bếp Hoàng Cầm. Bếp dã chiến đào dưới đất, đun bằng củi, không bị lộ lửa, tránh địch phát hiện, do Tiểu đội điều trị Sư đoàn 308 sáng tạo ra… Bếp Hoàng Cầm được sử dụng trong chiến dịch Hòa Bình (1951-1952). Được cải tiến hoàn thiện và sử dụng rộng rãi trong kháng chiến chống Mỹ”.

TV (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM