Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:13:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181967 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #10 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 01:58:52 pm »

Củ khoai Khai

 Cái tên đọc lên nghe ngồ ngộ song đó lại là tên thật chỉ một loại lương thực chủ yếu của bộ đội Phú Yên trong kháng chiến chống Pháp. Khoai Khai là một loại củ rừng ở vùng núi cao Phú Yên, củ nhỏ bằng bắp tay, củ to nhất cũng bằng bắp chân, vỏ màu đất, luộc lên có vị khai… nên gọi là khoai Khai. Muốn lấy được nó phải đào sâu trong lớp đất rừng. Đây không chỉ là lương thực đối với bộ đội mà còn cả nhân dân Phú Yên trong kháng chiến chống Pháp, nhất là năm 1952, nạn đói xảy ra khi thực dân Pháp cho máy bay bắn phá Cầu Máng của hệ thống thủy lợi Đồng Cam, ngăn dòng nước tưới cho cánh đồng Tuy Hòa trù phú. Thiếu lúa gạo, bộ đội và nhân dân Phú Yên phải tìm đào và ăn củ khoai Khai để lấy sức chiến đấu. Thời gian trôi qua, cuộc kháng chiến đã lùi xa song với những cự chiến binh và nhân dân đã sống trong những ngày tháy ấy, kí ức về củ khoai Khai vẫn còn in đậm.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #11 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 02:04:54 pm »

Cùng làm chung một nhiệm vụ nhưng qua 44 năm mới biết tên nhau

 Họ là hai người phụ nữ. Một chị là đại biểu của Giải phóng quân. Một chị là đại biểu của nhân dân Hà Nội. Họ không làm nhiệm vụ tình báo mà cùng làm chung một nhiệm vụ: được vinh dự kéo lá cờ “in màu chiến thắng mang hồn nước” lên ngọn cột cờ uy nghi trên lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình lộng gió và rực rỡ ánh mặt trời trong buổi lễ Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.

 Mãi đến sáng ngày 19 tháng 12 năm 1989, trong buổi họp mặt các chiến sĩ cũ của Trung đoàn Thủ đô tại Bảo tàng Quân đội, hai chị phụ nữ mới có dịp gặp lại nhau. Người phụ nữ đại biểu của Giải phóng quân là chị Đàm Thị Loan, còn người phụ nữ đại biểu của nhân dân Hà Nội là chị Lê Thi, cán bộ Viện Triết học thuộc Viện Khoa học xã hội và nhân dân quốc gia.

 Qua 44 năm và 108 ngày, kể từ lúc cùng làm chung một nhiệm vụ, họ mới biết rõ về nhau trong ngày gặp mặt cảm động của các cựu chiến binh đã từng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #12 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 02:06:38 pm »

Cuộc “tái ngộ” vợ chồng
đầy kích tính trên đường chiến dịch

 Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên, chuyện “duyên kì ngộ” giữa bộ đội và dân công phục vụ hỏa tuyến vô cùng phong phú. Đặc biệt nhất là phải kể đến cuộc “tái ngộ” vợ chồng đầy kích tính của đôi vợ chồng trẻ.

 Chuyện rằng, vào một đêm hành quân của bộ đội và dân công, trời mưa, ướt và lạnh đến thấu xương, nhưng mọi người vẫn hăng hái tiến lên. Để động viên chiến sĩ, cô dân công Lê Thị Lý hướng về hàng quân cất giọng hò:

“- Ơ hò…
Trời mưa cho ướt lá bàng
Ướt em em chịu, ướt anh Vệ quốc đoàn em thương”.


 Bên đơn vị bộ đội, chiến sĩ Nguyễn Văn Thanh liền hò đáp lại:

“- Ơ hò…
Hỡi con bướm đậu cành hồng (tính tình tang)
Hỡi cô có muốn lấy chồng tòng quân (tang tính tình)”.


 Vừa hò, Thanh vừa tò mò dấn bước ngó vào đội hình đoàn dân công xem cô nào hò, giọng nghe hay đến vậy.

 Chờ anh bộ đội bước lên, cô dân công Lý ra lệnh vui:

 “- Chị em nghe lệnh tôi! Ai lạc vào hàng thì bắt sống!”.

 Tiếng cười hưởng ứng rộ lên. Thanh ngờ ngợ giọng “lanh lảnh” của cô gái. Bống Lý tròn xoe mắt reo lên:

 - Ối giời ơi! Anh Thanh!

 Thanh bước vội lên nắm chặt lấy tay Lý. Cả đơn vị bộ đội và đoàn dân công lặng đi xúc động vì cuộc gặp gỡ bất ngờ của đội vợ trồng trẻ trên đường ra trận.

 Bỗng một cô dân công hét toáng lên: “Chúng mày ơi, cái Lý bắt sống được… chồng mình”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #13 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 02:07:13 pm »

Dầu máy khâu… xào giá

 Tết kháng chiến đầu tiên trong vòng vây kẻ thù. Trung đội tự vệ Hàng Thiếc (Liên khu 1) đã chiến đấu suốt 40 ngày đêm, đang cắm chốt bảo vệ lưng cho trung đoàn đóng ở phố Hàng Bạc, thì tết đã kề. Trung đội trưởng Hàm giao cho chị Cốm người Nam Định, cố gắng chuẩn bị cho anh em một cái tết tươm tất. Lúc này, trung đội thiếu thốn đủ bề… Vốn là người làm công cho nhà buôn ở phố Hàng Nón, chị Cốm ở lại nấu cơm phục vụ cho anh em. Được giao chuẩn bị tết, chị chui qua tường đến lục bếp khắp các nhà kiếm được ít đỗ xanh ngâm giá rồi đem về để xào cho anh em ăn Tết. Nhưng sau bữa “giá xào béo ngậy” đó thì anh em ôm bụng thi nhau chạy… Mãi sau mới tìm ra “thủ phạm”: thì ra khi sục vào nhà dân tìm thực phẩm, chị Cốm nhặt được chai dầu, mừng quá đem về xào giá, nào ngờ đó là loại dầu nhờn dùng tra máu khâu. Anh em được bữa ôm bụng cười chảy cả nước mắt.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #14 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 02:07:44 pm »

Đám cưới “hai người đàn ông”

 Chuyện xảy ra trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở Rạch Giá. Đó là đám cưới của Mười Mẫn và Bé Quang - hai chiến sĩ Vệ quốc đoàn. Trước mặt mọi người, cô dâu, chú rể đều là “đàn ông”, đều mặc quân phục, đầu đội mũ calô. Trẻ con reo hò: “Đàn ông đi cưới đàn ông, tụi bay ơi!”, người lớn thì thắc mắc: “Cưới gì mà chỉ có hai chú rể, cô dâu không thấy…”. Hai người chỉ cười mà không nói gì bởi có thanh minh thì cũng ít người tin.

 Hai năm trước đó, cô bé Mười Mẫn trốn nhà, cắt tóc giả trai, lên cứ xin vào bộ đội. Thời gian trong quân ngũ, Mười Mẫn cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu, cùng sinh hoạt trong một đơn vị toàn nam giới. Không một ai phát hiện ra Mười Mẫn “giả trai”. Thậm chí, có một vài cô gái địa phương đem lòng yêu Mười Mẫn nhưng cô đều khéo léo chối từ.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #15 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 02:08:26 pm »

Để ở đâu?

 Giữa tháng 1-1947, Liên khu 1 Hà Nội đã nằm trong vòng vây xiết chặt của quân Pháp. Để giảm không khí căng thẳng sau các đợt chiến đấu, Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô chủ trương bình thường hóa sinh hoạt của chiến sĩ, mở các lớp đào tạo ngắn về chính trị, quân sự, bồi dưỡng đảng viên…

 Chị Lê Thi, tuy mới 19 tuổi nhưng lại là đảng viên được xem là có trình độ lí luận khá, từng theo học các lớp do ông Trần Huy Liệu, Hải Triều giảng. Tại một lớp học chính trị, chị được phân công giảng bài “Nguồn gốc loài người”. Trước những cán bộ tiểu đội, trung đội trẻ măng và nghịch ngợm, chị trình bấy rất khúc triết rằng: “Loài người không phải do Chúa trời sinh ra mà từ loài khỉ tiến hóa dần lên”. Chị giảng vừa dứt, tất cả anh em cười âm lên như vừa được nghe một câu chuyện khôi hài. Một người giơ tay xin hỏi: “… Nếu loài người từ các con khỉ mà ra, thì nay cái đuôi của khỉ để ở đâu? Đề nghị giải đáp ạ!”. Mọi người cười tưởng vỡ bụng. Lê Thi đỏ bừng mặt, biết là bị trêu ghẹo nhưng vẫn tự tin, nhanh trí giải thích: “Trong quá trình từ khỉ hình thành người, cái đuôi không dùng đến nữa nên nó cụt dần đi”.

Thanh Tùng (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #16 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 02:09:29 pm »

Đừng nói dài dòng, vòng vo!

 Cuối năm 1953, các đơn vị bộ đội của ta và của bạn trên chiến trường Trung - Hạ Lào gặp rất nhiều khó khăn về lương thực, thực phẩm. Ta và bạn đều thống nhất chủ trương vay lương thực, thực phẩm của nhân dân.

 Bản Nong Phú được chọn vay thí điểm. Trong cuộc họp giữa cán bộ với dân bản, một cán bộ hậu cần của ta đã đọc một bài diễn văn “khá kêu”, với đầy đủ các ngôn từ mĩ miều, và còn cả những thuật ngữ quân sự nữa. Anh còn nêu lên tầm quan trọng của công tác bảo đảm hậu cần chiến dịch, nhấn mạnh việc vay lương thực, thực phẩm của nhân dân là một chủ trương nhất quán của lãnh đạo, chỉ huy Mặt trận… Vậy mà bà con vẫn tỏ ra chưa hiểu, chưa thấy ai hưởng ứng. Thấy vậy, ông Tài Xiêng là trưởng bản liền đứng lên nói: “Ta cho bộ đội vay gạo hay là để giặc chiếm bản cướp đi hết? Ai cho vay thì giơ tay lên?”.

 Ông trưởng bản vừa dứt lời thì hàng chục cánh tay đồng loạt giơ lên. Đồng chí ghi sổ đắng kí không kịp.

 Thế là từ chỗ thiếu lương thực nghiêm trọng, chỉ trong vòng một tuần, Bộ chỉ huy Mặt trận đã có đủ số lương thực, thực phẩm cần thiết, bảo đảm cho bộ đội ăn trong suốt mùa chiến dịch.

 Sau này, bạn và ta cùng rút kinh nghiệm, đại ý: “Nói dài dòng, nêu nhiều ý nghĩa quan trọng, quan điểm, chủ trương quá thì dân bản khó nắm được nội dung. Cứ nói cụ thể, ngắn gọn, làm cho cán bộ thông trước thì mọi việc sẽ xuôi”.

 Thiết nghĩ, câu chuyện trên đây cũng là một trong những bài học về công tác dân vận, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số của cán bộ, chiến sĩ ta hiện nay.

Đức Lê (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #17 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 02:10:04 pm »

Em bé Quyết Thắng

 Ngày 10-4-1954, giặc Pháp tàn sát các bản Cò Mỵ, Long Nhai. Một phụ nữ Thái có mang, sống sót chạy trốn vào rừng tìm bộ đội. nhưng giữa đường chị trở dạ, sinh đứa con trai, và chị qua đời luôn vì kiệt sức. Có 3 chiến sĩ pháo binh hành quân qua, nhìn thấy và đã cứu sống được em bé. Chưa có dịp gửi em về hậu phương, đơn vị đã nuôi em trong hầm pháo và đặt tên em là Quyết Thắng.

 Quyết Thắng vừa ra đời, đã theo bộ đội pháo binh hành quân chiến đấu. Sau 27 ngày, đến chiều 7 tháng 5 năm 1954, bé Quyết Thắng cùng đơn vị pháo binh tiến vào đất Điện Biên Phủ rực màu cờ chiến thắng.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #18 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 02:11:04 pm »

“Em lạy chị rồi!”

 Trong kháng chiến chống Pháp, theo sáng kiến của Hội phụ nữ Hưng Yên, phong trào du kích Hoàng Ngân phong trào mạnh, đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp kháng chiến. Dưới đây là một bài thơ vui về nữ du kích Hoàng Ngân:

Thầy cai vào chợ ven làng
Đầu đội mũ lệch, đít quàng súng côn,
Thấy gái, thấy ngó, thầy nhòm.
Thầy toét cái mồm, thầy nguẩy cái mông.
Nhưng kìa, bỏ mẹ thầy không!
Gái lao đòn gánh, gái vung đòn càn.
Ngực thầy như nện trống làng.
Mặt thầy thánh thót từng tràng mồ hôi
“Thôi, thôi em lạy chị rồi!”
Hoàng Ngân du kích nhoẻn cười, chỉ tay:
“Tiến lên hai bước, sau quay!
Trong làng khối gái, mời thầy vào chơi!”
Dây thừng lõng thõng đằng đuôi
Nhìn thầy, cả chợ phì cười: “Sướng chưa”!

Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 02:11:54 pm »

Hiện thực hóa khát vọng hòa bình

 “Hết chiến tranh rồi! Hòa bình muôn năm!”

 Đây là tiếng reo vui bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới của hàng vạn tù binh vốn là lính Lê dương trong quân đội viễn chinh Pháp bị ta bắt, sau khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch bị ta băm nát (75-1954). Họ lũ lượt kéo nhau chiu ra khỏi hầm lên mặt đất với những lá cờ trắng trên tay hoặc vuông dù trắng quấn vội lên đầu. họ vẫy vẫy chiến sĩ ta và lễ phép cúi chào. Tuy trên mặt vẫn còn vương sự kinh hãi nhưng không kìm nổi niềm vui được sống nên reo vui: “Hết chiến tranh rồi! Hòa bình muôn năm!”.

 Thế mới hay, chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử không những giải phóng nhân dân ta khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp, mà còn hiện thực hóa khát vọng hòa bình của những người lính Lê dương với nhiều quốc tịch khác nhau, bất đắc dĩ phải phục vụ cho những cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu của đế quốc, thực dân.

TV (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM