Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:07:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Món Ngon Mọi Miền - Quán nhậu phố rùm 4  (Đọc 175773 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Quincy
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #160 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 08:46:43 am »

Chị bé Hiền và các bác,

Mực một nắng làm món gì ăn?. má mới gửi qua 3 kg còn để trong frozen,em không biết làm sao ăn/

cảm ơn chị!
Logged
Quincy
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #161 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 08:54:33 am »

Bác Thái  ơi,cho tui hỏi chuyện này hơi lạc đề với chuyện ăn uống nghen, xin lổi trước,

Bác Thái có biết thể lệ cuộc thi Ai Là Triệu Phú :

Chỉ giới hạn cho công dân VN nhưng người Việt ở nước ngoài thi có được không?

Mình sign up, nộp đơn có phải đóng tiền không?,  chờ bao lâu?, .

Có cần phải qua vòng thi sơ tuyển không?

Trường quay VTV 3 ở HN, vậy khi mình thi thì phải ra HN thi à?

Cảm ơn bác Thái!



Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #162 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 09:47:40 am »

 @Quincy thân mến:

    Mực một nắng, có thể chế biến thành những món ăn ngon. Nhưng với những người CCB như bọn tớ thì chỉ có nướng sau đó mang ra xé nhỏ ( xé ngang) chấm với tương ớt có pha thêm chút đường vào , làm đồ nhậu với BIA HƠI HÀ NỘI thì tuyệt vời vì vậy ngạn ngữ có câu: " gần mực thì bia".
   
    Còn thủ tục đăng ký chơi AI LÀ TRIỆU PHÚ, thì phải có đơn hoặc gọi điện thoại, không phải đóng lệ phí. Nhưng để qua được vòng loại thì quả là khó khăn, phải trả lời nhiều câu hỏi khó, sau đó phải chờ xếp hàng ( có khi phải hàng năm trời) mới đên lượt. Xem trên TV tưởng là dễ, nhưng qua vòng sơ tuyển mới là khó bởi vì có hàng nghìn người đăng ký, đây là trò chơi không khác gì đánh xổ số cả. Trường quay ở Hà Nội, nếu có tên trong danh sách chơi thì thậm trí đài Truyền hình TƯ sẽ đài thọ toàn bộ vé và nơi ăn nghỉ cho bạn , vì họ thu được tiền từ dịch vụ quảng cáo, và  từ tiền gọi điện thoại vào tổng đài để đăng ký và trả lời các câu hỏi vòng sơ loại.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2012, 02:30:54 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #163 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 10:40:08 am »

Chào cả nhà
Vào mục này, thấy các bác giới thiệu các món ăn mà thèm....bác NVLAC gioi thiệu rất đầu đủ các món ngon Nam Bộ
Mình cũng xin góp một ít cho thêm phần lộn xộn, và mong cả nha ta xem, có dịp thưởng thức nhé
Trước hết là Hủ tiếu Mỹ Tho
Những món ăn truyền thống Việt - Hủ tiếu Mỹ Tho
 

Ai xuôi miệt ấy... ghé về xem...
Hủ tiếu quê hương vẫn mãi thèm
Bánh đổ gạo ngon rau giá trụng
Canh hầm xương ngọt mỡ hành nêm
Nước lèo bốc khói hơi thơm ngát
Tôm thẻ cong đuôi thịt đỏ mèm
Trứng cút, tần ô, dầm cải thảo
Tương, hành, chanh, ớt, chị mời em
 
 
 
Nguyên Liệu :
- Xương heo (xương ống thì ngon vô cùng)
- Mực khô
- thit xay
- tôm
- 1 cái gan
- trứng cút
- 1 bó cần tầu nhỏ
- 1 bó hành lá
- 2 trái chanh
- 1 bó hẹ
- 1 bọc giá (ít nhiều tuỳ số lượng ngưòi ăn)
- 2 muỗng canh củ cải mặn cắt nhỏ của chinese
- 2 củ cải trắng
- đường, nước mắm, bột ngọt, dầu lynn
- dầu hào (hoặc xì dầu) + giấm + dầu mè
Cách làm:

- Bắc 1 nồi nước lèo to tuỳ ý thích, nấu cho sôi, và nếu thích cho vào 1 củ hành tây chẻ làm tư, đừng có chẻ đứt. Nấu cho sôi thì cho gia vị vào, thường thì cho vào khoảng 2 muỗng ăn canh đầy, nếu thấy nồi nước lèo chưa đủ mùi thơm và ngọt thì cho thêm vào. Xong thì nấu cho sôi, cho tan gia vị, để lửa nhỏ lại, và nêm cho vừa ăn, thêm nước mắm, đường, bột ngọt khi cần. Nêm vừa ăn thì thôi, vặn lửa nhỏ để nước lèo sắc và ngon.

- thịt xay: cho lên chảo tí dầu cho nóng, xong cho vào 2 muỗng canh cải mặn. Kế đến cho thịt vào xào, rồi cho vào tí đường, tí bột ngọt, xào lửa cao cho săn, khi chín thì nêm cho vừa ăn, nếu không vừa ăn thì nêm thêm gia vị. Xong tắt lửa bỏ qua 1 bên.

- Xá xíu mua về thái miếng mỏng để vào đĩa.

- Gan luộc với 1 chút muối + vài lát hành tây (cho có vị thơm), vừa chín tới vớt ra, thái miếng mỏng.

- Tôm: chẻ lưng, lột vỏ, chà muối, rửa sạch để ráo nước (có thể trụng tôm khi nào ăn cũng được, còn không thì trụng hết 1 lúc bày ra dĩa, trụng trong nồi nước lèo). Trụng tôm để ráo rồi cho vào cùng đĩa với gan.

- Trứng cút tươi: thì luột chín ròi bóc bỏ vỏ. Còn trứng cút lon: thì nấu nồi nưóc sôi nhỏ lên, bỏ trứng cút vào trụng sơ rồi đổ ra gỗ cho ráo nước và bỏ 1 bên đĩa cùng với gan, tôm.

- Cần: rửa sạch cắt, lấy phần cọng, cắt nhỏ như cắt hành, cho vào 1 chén. Còn phần lá thì cắt dài dài giống cắt hẹ, để vào đĩa.

- Hành lá: rửa sạch, phần trắng thì cắt khúc dài dài, phần lá thì cắt nhỏ. Cho vào 1 chén. Rồi cắt vài miếng chanh để chung 1 bên.

- Hẹ: rửa sạch, rôi cắt khúc dài dài, để chung với cần.
- Giá: rửa sạch, ráo nước để chung với hẹ + cần.

Cách nấu nước lèo:
- Xương heo rửa cho sạch, cho nồi nước sôi vừa thôi, sôi lên thì cho toàn bộ xương vào trụng sơ, rồi đổ bỏ nước, rửa sạch, cho sạch máu tanh.

- Lấy 1 nồi nước to, nấu sôi. Cho vào xương heo, khô mực + 2 cái củ cải trắng, bào vỏ rửa sạch. Nấu cho sôi lên rồi cho lửa nhỏ xuống để sôi từ từ cho đến khi nào xương mềm. Trong quá trình thì hớt bỏ bọt cho sạch và trông nước lèo. Khi xương mềm thì nêm gia vị vào cho vừa ăn thì thôi. Khi nào ăn thì múc cho vào tô hủ tiếu.

Trình bày:

Hủ tiếu nước:
- Khi nào ăn thì mới trụng hủ tiếu. Cho 1 nồi nước vừa, đầy nưóc nấu sôi. Dùng cái giá lưới để trụng hủ tiếu như vậy ăn ngon hơn, hủ tiếu mềm mại nữa. Bỏ hủ tiếu vào giá, trụng vào nước đang sôi, rờ cọng hủ tiếu mềm thì sóc cho ráo nước rồi bỏ vào tô.
- Kế đến cho vào tô 1 muỗng canh thịt bầm, vài lát xá xíu, 2 cái trứng cút, 4 con tôm, vài lát gan, cho lên trên 1 nhúm lá hẹ và 1 nhúm cần cắt nhỏ.
- Cho nước lèo đang sôi vào tô, rắc tiêu, hành phi, bầy vài lá cần lên mặt tô cho đẹp và ngon mắt.

Hủ tiếu khô:
- *Nước sốt hủ tiếu khô: 1 tsp dầu hào + 1 tsp dấm + vài giọt dầu mè, khuấy đều (cho 1-2 tô).
- Chuẩn bị tô hủ tiếu với tất cả mọi món bày trên mặt tô như ở trên, thay vì cho nước lèo vào, chúng ta cho 1 muỗng sốt hủ tiếu khô* vào. Khi ăn trộn lên cho nước sốt thấm đều với sợi hủ tiếu. Nước lèo thật nóng được để vào một chén riêng với một ít hành ngò và cần lá, vừa ăn hủ tiếu khô người ta vừa húp thêm nước dùng.

* Món Hủ Tiếu Mỹ Tho, dọn ra ăn với giá + chanh, nếu ai thích hành cho vào tí hành lá. Dọn kèm bên 1 chén nước mắm với ớt xanh hay đỏ cắt nhỏ, và hủ tương ớt.
 
 
 
Hủ tiếu Mỹ tho - Hơn 50 năm danh hiệu
Hủ tiếu là món ăn gốc của người Triều Châu, mang vào Ðàng Trong được người mình Việt hóa. Hủ tiếu là món ăn bao gồm nước súp, thịt và bánh bột, sợi nhỏ như sợi bún của ta.Người Tiều phát âm là “củi tiểu” hay “củi thiểu” và người mình đọc trại ra là “hủ tíu” rồi “hủ tiếu” như ngày nay.
Không ai biết hủ tiếu có mặt ở Việt Nam vào lúc nào, nhưng chắc một điều là nó có mặt sau khi người Hoa được các chúa Nguyễn cho vào định cư ở phía Nam. Ðặc biệt là kể từ khi Thống Soái Nguyễn Hữu Cảnh vào lập xứ Ðông Phố, cho người Tàu cư ngụ ở Trấn Biên (Biên Hòa) lập ra xã Thanh Hà, và người Tàu ở Phiên Trấn (Saigon & Gia Ðịnh) lập ra xã Minh Hương.
Thuở xưa, hủ tiếu ở Saigon có cái tên là hủ tiếu Tiều, thì giá chỉ có 6 xu (0.06 đồng) một tô. Hủ tiếu lúc đó có ba loại, là “hủ tiếu phá lấu”, “hủ tiếu cá gà” và “hủ tiếu thịt”. Phá lấu là thịt ram như gan, bao tử heo; cá là chả cá; thịt là thịt ram chớ không dùng thịt tươi như ngày nay.
Nước súp hủ tiếu người mình kêu là nước lèo. Bánh bột hủ tiếu Tiều là bánh tươi, sợi dẹp hơi to, có mùi chua. Tô đựng hủ tiếu Tiều là tô sành, miệng rộng, rất trẹt, nên nhìn tô hủ tiếu bề thế nhưng chẳng là bao. Hủ tiếu tươi được trụng sơ cho nóng, cho vào tô, trải lên trên mặt vài lát thịt, một lá cải xà lách, rồi chan đầy nước lèo vào. Hủ ớt chua, chai nước tương, chai giấm Tiều, bày sẵn trên bàn cho khách tùy nghi sử dụng. Ðó là hủ tiếu Tiều chánh hiệu
Ðến thập niên 60 thì giá hủ tiếu là 3 đồng một tô, hủ tiếu mì là 5 đồng. Lúc đó hủ tiếu đã phát triển với nhiều tên khác như: Hủ tiếu mì, hủ tiếu tôm thịt, tôm cua, hủ tiếu gà, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu xá xíu, hủ tiếu bò kho, v.v...
Nhưng nhìn chung có hai dòng hủ tiếu: Hủ tiếu Tiều và hủ tiếu Việt.
Hủ tiếu sau khi vào miền Nam được người mình đón nhận, biến cải để hợp với cái mỹ vị, nghệ thuật ăn uống của con người ở đây. Hủ tiếu Tiều có mặt ở Ðàng Trong theo như lịch sử của Saigon thì đã trên 300 năm, không ngừng cải tiến, phục vụ cái tật thích ăn ngon của người địa phương, dần dà hủ tiếu Tiều trở thành hủ tiếu Việt; mà tiếng tăm vang lừng như: Hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Sa Ðéc và nhứt là hủ tiếu Mỹ Tho.
Tên hủ tiếu Mỹ Tho xuất hiện vào đầu thập niên 60, khởi đầu từ các xe, các quán hủ tiếu bên đường, ở bến xe với các tên nghe rặc Tàu như là : Phánh Ký, Vĩnh Ký, Hưng Ký, Nam Sơn, Diệu Ký, Quang Ký, Oai Ký, Gia Ký, Tuyền Ký... trải rộng từ Mỹ Tho đến Gò Công vào tận các quận Chợ Gạo, Cái Bè, Cai Lậy...
Chủ nhơn các tiệm hủ tiếu Mỹ Tho lúc này hầu hết là người Việt gốc Hoa, nhưng chủ lò sản xuất bánh hủ tiếu lại là người Việt chánh gốc. Bánh hủ tiếu Mỹ Tho là loại bánh khô, được chế từ gạo thơm địa phương như gạo Nàng Hương, gạo Nanh Chồn, gạo Nàng Út và có lò dùng gạo Nàng Thơm Chợ Ðào (gạo ngon số một). Hiện nay có hai trung tâm sản xuất bánh hủ tiếu khô nổi tiếng (loại hủ tiếu Mỹ Tho): Một ở thị trấn Mỹ Tho và một ở Gò Công, sản xuất hầu hết hủ tiếu khô Mỹ Tho cung cấp cho cả nước.
Sợi hủ tiếu Mỹ Tho do vậy có mùi thơm của gạo, trụng nước sôi thì mềm nhưng không bở, nhai nghe dai dai, nên gọi là hủ tiếu dai, ăn không có mùi chua. Sau khi trụng, cho vào tô, trộn với ít mỡ hành phi, nhìn sợi hủ tiếu trong bóng, ẩn đục bên trong thấy bắt thèm.
Sợi hủ tiếu Mỹ Tho không bả như hủ tiếu Tiều, làm nên hương vị riêng cho cái tên hủ tiếu Mỹ Tho; và nước lèo cũng góp phần làm cho danh tiếng hủ tiếu Mỹ Tho vang lừng, níu kéo người ăn phải ghiền. Nước lèo ở đây nấu bằng thịt ống nguyên chất, đặc biệt là có thêm tôm khô, khô mực nướng và củ cải trắng, củ cải đỏ.
Ăn hết tô hủ tiếu, húp cạn hết nước lèo, nếu chưa thấy đã, thực khách có thể kêu thêm một chén nước lèo nữa và luôn được chủ chiều lòng, không có hề gì.
Các món phụ gia góp phần làm nên danh hiệu hủ tiếu Mỹ Tho là giá sống, chanh, ớt, hẹ, nước tương (sau này còn có thêm rau cần). Ăn hủ tiếu dai Mỹ Tho với giá sống, chút hẹ cắt khúc, nặn miếng chanh, thêm chút nước tương và nhớ cắn trái ớt hiểm thì mới “tới chỉ”, mới gọi là biết ăn hủ tiếu Mỹ Tho.Hủ tiếu Mỹ Tho nấu với thịt heo bầm, có điểm con tôm thẻ, lột xẻ đôi, có người đòi thêm đồ lòng heo, sườn heo và trứng cút nữa. Hủ tiếu Mỹ Tho như vậy quả không thấy hơi hám gì của người Tàu cả, mà rặc là hủ tiếu Việt Nam.
 
 
 
Ghé Mỹ Tho, phải tìm đến mấy quán hủ tiếu trên đường Trưng Trắc, dọc bờ sông thì mới đúng là hủ tiếu Mỹ Tho chánh gốc.
Kêu một tô hủ tiếu Mỹ Tho, ngồi nhìn người chủ trổ tài, thao tác thành thạo mà thấy đã. Ngắt một nhúm hủ tiếu khô, chỉ một lần không thêm không bớt, nhét sâu vào cái vợt cán tre, trụng vào nồi nước sôi, dạo lên dạo xuống mấy lượt. Xốc lên xốc xuống, cho vào tô, cho ít mỡ hành phi, trộn nhẹ cho đều, rồi cho lên mặt nào thịt, tôm, sườn... Múc một vá nước lèo sôi bóc khói, rưới đều vào ngập đầy tô hủ tiếu... Nhìn theo động tác, thực khách phải ba lượt nuốt nước miếng để dằn cơn thèm muốn trần tục.
Tô hủ tiếu Mỹ Tho bự hơn hủ tiếu Tiều, nên vừa có phẩm vừa có lượng. Ăn một tô là vừa đủ không cần ăn thêm gì nữa. Sau khi ăn hủ tiếu, giải khát bằng trà nóng, trà đá hoặc cà phê đá thì đã miệng và đã khát.
Dọc đường Trưng Trắc đến vườn bông Lạc Hồng, ngược qua cầu Quây vào Chợ Cũ, nơi nào có hủ tiếu Mỹ Tho thì khách ra vào “nườm nượp”, không có ghế ngồi. Mỗi nơi, mỗi tiệm chủ thêm bớt gia giảm khác nhau tùy theo “ngón nghề gia truyền”. Sự khác nhau chỉ là một chín, một mười và người ăn khó phân biệt.
Hủ tiếu Mỹ Tho với tên gọi đến nay trên 50 năm đã làm nên danh hiệu. Nay hủ tiếu Mỹ Tho trở thành thương hiệu làm cho người Mỹ Tho hãnh diện.Cái làm cho hủ tiếu Mỹ Tho trở thành danh tiếng là nước lèo và hủ tiếu khô. Chính điều đó làm cho hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tiều và giờ đây trở thành một món ăn dân tộc, mà người Mỹ Tho đã cống hiến cho ẩm thực Việt Nam.


« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2012, 03:17:35 pm gửi bởi quangninh » Logged
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #164 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 02:48:07 pm »

Chào cả nhà
Minh đưa lên một món ăn nữa nhe

Bún gỏi già Mỹ Tho
Bún gỏi già thực ra cũng hao hao giống bún mắm thôi. Nói là giống, nhưng vị của nó khác nhau xa. Bún mắm và bún gỏi già có chung nguyên liệu là mắm cá, (hình như là mắm cá linh thì phải). Bún gỏi già phải nấu chung với me, mới cho ra vị nước lèo chua chua ngọt ngọt ăn không ngán là vì vậy. Đặc biệt, nó chỉ ăn chung với tép là ngon nhất. Tép bạc, tép lột, hay tôm sú lột đều được cả. Những con tép đỏ au, được lột vỏ kỹ càng trông hấp dẫn làm sao.
Bún gỏi già chua chua ngọt ngọt ăn ghém với rau muống và bông chuối bào... Nhưng mà nó ngon nhờ hẹ đấy. Nếu không có cọng hẹ nào thì cái tô bún của bạn coi như tiêu. Thêm nữa phải có nước chấm đặc biệt nó là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, rất thơm và có vị ngọt đậm đà. Bạn không cần nêm nếm gì vào tô mà vẫn cảm thấy vừa miệng.... Nếu có khi nào về Mỹ Tho, thì các bạn nên thử qua.

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2012, 03:16:03 pm gửi bởi quangninh » Logged
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #165 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 10:41:20 am »

Chào quý vị
Hồm nay xin mời quý vị cùng tìm hiểu thêm về một món ngon của quê hương Tiền Giang nhé

Mắm Tôm chà Gò Công

Không biết món mắm tôm chà ở Gò Công chính xác có từ bao giờ nhưng tuổi đời của nó được ước tính khoảng trên 200 năm.
Ông Năm Hổ, chủ cơ sở mắm tôm chà Kim Sa nổi tiếng trên đất Gò Công kể lại “sự tích” của món mắm này: “Hồi xưa ở Gò Công ruộng lúa phì nhiêu, con tôm bạc đất nhiều ăn không hết nên người ta chế ra món mắm tôm chà để ăn lâu dài hoặc biếu bà con nhân dịp lễ tết”.
Nếu món mắm tôm Huế có màu tím thẫm, mắm ruốc Vũng Tàu màu nâu đen thì món mắm tôm chà Gò Công lại có màu đỏ gạch đặc trưng. Cũng từ màu đỏ này mà người ta xác định được “đẳng cấp” của món mắm tôm chà.
Mắm tôm chà Gò Công được làm từ tôm bạc đất, tôm bạc biển, tôm bạc nghệ đều được nhưng nhất thiết phải là tôm thật tươi, sống trong môi trường thiên nhiên. Theo ông Năm Hổ, làm mắm bằng con tôm nuôi thì mắm sẽ bị hôi.
Chế biến món mắm tôm chà cần sự công phu, kỹ lưỡng và sạch sẽ. Sơ sẩy một chút hoặc chế biến không hợp vệ sinh là mắm sẽ hư ngay. Trước tiên, con tôm tươi được “bơi lội” trong rượu nếp khoảng 15 phút cho say mèm. Vớt tôm ra, cắt mắt tôm bỏ, phơi nắng, cho vào cối đá quết nhừ với tỏi, ớt, muối rồi phơi nắng khoảng sáu, bảy ngày. Sau đó lấy cảo tre chà lấy tinh bột rồi phơi khoảng 15 nắng. Hiện nay, cối đá đã được thay bằng máy xay môtơ điện, cảo tre thay bằng máy chà để giảm bớt sức lao động nhưng phần phơi nắng vẫn phải dựa vào thiên nhiên để có hương vị mắm như xưa.
Mắm tôm chà xứng danh là món “đặc sản của đặc sản” do kết hợp đặc sản ở các địa phương khác. Bởi lẽ, phải là tỏi Phan Rang nổi tiếng thơm, ớt Đà Lạt thịt nhiều, màu sắc đẹp, cùng con tôm tươi Gò Công quyện vào nhau, phơi dưới nắng tự nhiên mà cho ra đời một món mắm thơm ngon đến như vậy.
Không cần phải xào với mỡ, xả ớt như mắm ruốc, mắm tôm chà nguyên chất hợp khẩu với các loại quả có vị chua như me, xoài, cóc… Chấm lát xoài sống với chút mắm tôm chà, cắn một miếng rồi chầm chậm nhai để tận hưởng đủ dư vị chua chua của xoài, vị cay cay, thơm thơm, mằn mặn của mắm. Cầu kỳ hơn, có thể pha thêm vào mắm chút giấm hoặc chanh, chút đường, thêm tỏi ớt giã nhuyễn để tạo ra một loại nước chấm hoàn hảo. Nước chấm này đặc biệt ngon khi ăn với bún, thịt ba rọi luộc, lỗ tai heo hoặc ruột heo luộc cuốn với các loại rau sống, thơm, khế, chuối chát. Nhiều khi nhớ cái hương vị ấy mà thèm đến không ngủ được. Ai đã trót “bén duyên” với món mắm đặc sản tiến cung này đều khó có thể quên. Những người Việt xa xứ lại càng thấm thía nỗi nhớ mắm của bà Từ Dũ nên mắm tôm chà Gò Công đã được xuất khẩu nhiều đến các nước.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #166 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 12:34:54 pm »

@ quangninh:

Xem những món ăn của Nam bộ do quangninh giới thiệu, chúng tôi những người sống ở HN thấy hấp dẫn quá. Nếu có dịp ra HN bạn mang những món ngon này đến 19c để anh em CCB HN thưởng thức thì thật tuyệt vời. Xin cám ơn./.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2012, 02:58:53 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #167 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 02:19:12 pm »

Xin chào cả nhà
Xin cám ơn về những lời khen của đồng đội thaiminhhung
Rất tiếc với thaiminhhung vì các món ngon này có món đem được và có món không đem được, rất tiếc là năm nay tôi không có kế hoạch công tác ở ngoài Bắc. Nhưng tôi xem cách nào đó để chuyển Mắm Tôm chà Gò Công cho các bác thưởng thức.
Cũng giới thiệu với các đồng đội, tôi hiện tại làm công tác quảng bá cho các sản phẩm của tỉnh nhà, nên mới có vài bài giới thiệu ...Nhưng cả đất nước ta thì có vô vàn món ngon khác...Tôi cũng được thưởng thức mỗi nơi một vài món, sẽ có dịp bày tỏ cho các đồng đội....
Hôm nay gác lại các món ngon của Tiền Giang, tôi xin giới thiệu một món lạ...nhưng chưa chắc đã ngon...vì tùy theo khẩu vị của mỗi người nữa
Các bạn nếu có dịp về Trà Vinh, đi ra Biển Ba Động, vô nhà hàng...(mình quên tên rồi) sẽ được thưởng thức món ăn con CHÙ Ụ, có các cách chế biến khác nhau như Chù Ụ rang muối, Chù Ụ sốt me....
Và đây là món Chù Ụ sốt me
 
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2012, 02:35:39 pm gửi bởi quangninh » Logged
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #168 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 02:37:24 pm »

Giới thiệu với các bác luôn, đây là con Chù Ụ
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #169 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 12:12:29 am »

Con này giống con Ba khía vậy anh quangninh
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM