Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:49:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488555 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #50 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 08:27:58 am »

"Trạm quan sát mắt phòng không": không hiểu được, nghĩa là gi? Hình như viết sai ngữ pháp tiếng Việt.
Hoàn toàn đúng ngữ pháp tiếng Việt đấy cứ bác. Dẫn lời ông Nguyễn Văn Cường nguyên là Trưởng ban Trinh sát của Đoàn B61 (Quân chủng PKKQ):

"Các trạm quan sát mắt có tính chất chiến thuật, chiến dịch quan trọng khi nó được tổ chức thành một trung đội quan sát từng hướng để thu và phát hiện máy bay từ biên giới và ngoài biển Đông bay vào.

Ưu điểm của các vọng quan sát mắt là nhận dạng được chính xác các loại máy bay và bổ sung đường bay cho các trạm ra đa. Bởi lẽ khi bị địch gây nhiễu, ra đa không thể phát hiện được mục tiêu và các vọng quan sát mắt bổ sung cho ra đa thông qua hệ thống vòng ngoài, chuyển tiếp và báo về sở chỉ huy. Bên cạnh đó, tính chiến thuật còn được thể hiện ở việc: Khi máy bay địch bay thấp hoặc ngoài tầm quan sát của các trạm ra đa thì lúc này các vọng quan sát mắt sẽ phải đón lõng ở các dãy núi và dọc những bờ sông để phát hiện máy bay bay thấp"

Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #51 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 03:42:01 pm »

Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận Pamir P-90

Trạm ra-đa Pamir

Trong kế hoạch hạ tầng vô tuyến kỹ thuật phòng không giai đoạn 1950-1960, Liên Xô ưu tiên phát triển các tổ hợp ra-đa trinh sát phòng không đa chiều, đa năng và có công suất phát lớn.

Đề án phát triển tổ hợp ra-đa Pamir P-90/П-90 "Памир" (còn có tên gọi là tổ hợp Dal-1/Даль-1" 5Н21) được Hội đồng bộ trưởng Liên Xô thông qua ngày 24/3/1955. Theo đề xuất của Viện nghiên cứu khoa học số 244 (NII244), tính năng kỹ thuật của tổ hợp P-90 như sau:

- Cung cấp tình báo 3 chiều (góc tà-cự li, phương vị-cự li và tốc độ) về máy bay ném bom của đối phương cỡ loại Tu-16 theo độ cao/khoảng cách là 5km/160 km và tối đa 20km/300km, tốc độ bay từ 1000 km/giờ tới 2000 km/giờ.

- Điều khiển đồng thời 10 đạn tên lửa có đầu dẫn bán chủ động theo quãng đường bay từ 12 km tới 15 km tới tấn công 10 mục tiêu khác nhau trong giới hạn điều kiện thời tiết tốc độ gió mặt dưới 25m/giây và phông nhiệt độ từ - 40oC tới +50oC.

Như vậy, đề xuất kỹ thuật của NII244 là P-90 là tổ hợp ra-đa đa năng (vừa phát hiện vừa điều khiển hoả lực tiêu diệt mục tiêu), đa chiều (góc tà-cự li, phương vị-cự li và tốc độ) để chống lại các loại máy bay ném bom siêu âm của Mỹ. Tuy nhiên, đề xuất kỹ thuật của NII244 không giải quyết được một số vấn đề mang tính sống còn của tổ hợp P-90 là: khả năng bảo vệ trạm phát khi có quá nhiều an-ten đồ sộ trên một tháp phát, khả năng kháng nhiễu trước thiết bị tác chiến điện tử của đối phương, khả năng đồng bộ phần tử giữa các đài nhìn vòng, đài đo cao, đài điều khiển và các cấu phần khác của tổ hợp. Vì những vấn đề chưa được giải quyết này, đề xuất kỹ thuật P-90 của NII244 đã không cạnh tranh được với khuynh hướng chuyên biệt hoá chức năng của các đài cảnh giới, đài điều khiển, đài đo cao đang được NII108 thuộc CB-1 phát triển trong chương trình Hệ thống S-25. Chính vì vậy mà ngày 17/3/1956, Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đã quyết định phê chuẩn điều chỉnh chức năng kỹ thuật của P-90 thành đài cảnh giới đa năng, đa chiều kiêm dẫn đường cho lực lượng máy bay tiêm kích phòng không.

Tháp an-ten của tổ hợp P-90

Tổ hợp P-90 sử dụng sóng đề-xi-mét (dải tần từ 19,3 cm tới 27,3 cm) cho đài nhìn vòng 3 thông số (cự li, phương vị và độ cao). Hai cánh an-ten hình e-líp (2 an-ten lớn nhất của tổ hợp) của đài nhìn vòng có đường kính trục lớn 18 m, đường kính trục nhỏ 15 m,  mắc đối xứng chiều ngang quanh tháp tổ hợp. Hai an-ten máy hỏi SAZO/САЗО sử dụng sóng xen-ti-mét (dùng để phân biệt ta-địch trong dẫn đường tiêm kích phòng không) được gắn tiếp tuyến bên cánh trái của 2 an-ten đài nhìn vòng. Nhằm tránh nhiễu chủ động, tổ hợp P-90 sử dụng đài nhìn vòng sóng xen-ti-mét với 2 an-ten pa-ra-bôn gắn đối chiếu trên đỉnh tháp. Các an-ten đài nhìn vòng bổ trợ này có cùng tốc độ quay và góc quét với an-ten đài đề-xi-mét.

Phòng trực ban (КП) của tổ hợp P-90

Trung tâm điều khiển tổ hợp P-90 được đặt ngầm dưới đất gồm phòng hiện sóng, phòng trực ban trạm, phòng tính toán và phòng chờ kíp trực. Phần tử thu được từ hệ thống được xử lý qua hệ thống máy tính tại phòng tính toán rồi truyền tín hiệu sang phòng hiện sóng. Tại phòng hiện sóng, kíp trắc thủ gồm trắc thủ màn hiện sóng nhìn vòng, trắc thủ góc tà, trắc thủ phương vị và trắc thủ độ cao kiểm tra tín hiệu rồi tổ hợp thành tình báo phòng không để lính tiêu đồ, lính thông tin tại phòng trực ban xử lý trước khi phát lên mạng tình báo quốc gia. Bên cạnh hệ thống bảng tiêu đồ, phòng trực ban còn có tổ hợp màn hiện sóng tương tự các màn hiện sóng tại phòng hiện sóng để sĩ quan trực ban trạm kiểm chứng tình báo khi cần.

Phòng hiện sóng của tổ hợp P-90 (thứ tự các màn hiện sóng phương vị V/В-индикатор; màn hiện sóng độ cao N/Н-индикатоp; màn hiện sóng góc tà E/Е-индикатор)

Màn hiện sóng nhìn vòng IKO/ИКО

Thang độ cự li của màn hiện sóng nhìn vòng tương ứng với tầm quét của tổ hợp P-90 (0-300km; 50-350km; 50-500km)
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #52 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 06:37:23 pm »

Hoàn toàn đúng ngữ pháp tiếng Việt đấy cứ bác.

Sai!
Người Việt nói tiếng Việt: "Quan sát cái gì? / Quan sát bầu trời. / Quan sát bằng mắt hay bằng thiết bị? / Quan sát bằng mắt là nhận dạng được ..."

Nói vậy có là xì bam?
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #53 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 08:12:11 pm »

Không hẳn là xì-pam bác ah! Đơn giản đây là một cách gọi tồn tại từ thế hệ này qua thế hệ khác lính phòng không nước ta. Hiện nay, vọng/trạm quan sát mắt phòng không đã được đưa vào Bách khoa toàn thư Việt Nam. Phiên bản trên mạng bác có thể tham khảo ở đây.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2008, 08:14:21 pm gửi bởi OldBuff » Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 08:18:43 pm »

Theo em thì nên gọi nó là: Trạm quan sát bằng mắt kết hợp khí tài quang học. Nói như thế vì đơn sơ như cái chòi đếm bom của anh Thái Văn A trên đảo Cồn Cỏ hay chốt đánh dấu bom của chị La Thị Tám cũng được trang bị một cái ống nhòm - khí tài quang học. Chứ còn đã có đến kính chỉ huy TZK, máy đo xa ZĐN,... thì mấy ai dùng mắt (với nghĩa đen) để đếm máy bay nữa đâu? Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #55 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 10:30:07 pm »

À, tôi đã hiểu. Khái niệm nầy được tạo nên vừa có tính hình tượng, lại được nói nôm na từ thói quen. Song nếu chính thức đưa vào từ điển thì không ổn với tư cách là một thuật ngữ - đơn vị từ của từ điển, nhất là về mặt chánh tả nên dễ gây hiểu lầm hay tạo ngộ nhận vô nghĩa. Xin lỗi, tôi méo mó một chút, trong ngôn ngữ học người ta rất kỵ như vậy.
Dẩu sao cũng xin cám ơn các anh.
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #56 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 10:49:12 am »

Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận P-70 Lena-M/П-70 «Лена-М»

Tổ hợp ra-đa cảnh giới P-70 thực hiện chức năng cung cấp tình báo sớm 3 chiều, ngoại mạng cho Hệ thống S-25 tương tự tổ hợp P-90. Tuy nhiên, khác với tổ hợp P-90 vốn được chuyển tính năng từ cảnh giới và điều khiển hoả lực tên lửa phòng không tầm xa V-400 Angara (Hệ thống S-50 Dal hay theo NATO là SA-5 Griffon) sang cảnh giới và dẫn đường tiêm kích phòng không, tổ hợp đài P-70 được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ cảnh giới không phận.

Trạm phát của tổ hợp P-70 Lena-M

Tổ hợp P-70 có trạm phát cố định gồm khu nhà chức năng bán âm và cánh an-ten hình e-líp trục lớn 25 m, trục nhỏ 18 m. Công suất đỉnh của tổ hợp P-70 là 3 MW đa kênh trên băng sóng đề-xi-mét, có khả năng kháng cả nhiễu tiêu cực lẫn tích cực, đỉnh quét 55 km, tầm quét xa nhất đạt 650 km, phát hiện mục tiêu có RCS tương ứng của Mig-17 là 305 km tại độ cao 10000 m, là 102 km tại độ cao 500 m.

Tổng cộng có 11 đài P-70 được triển khai theo chuỗi dọc biên giới phía Bắc và Tây của Liên Xô, khoảng cách giữa các đài là 400 km.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #57 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2008, 02:38:58 pm »

!
Logged
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #58 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2008, 05:29:52 pm »

48m= 8 khoang đấy bố cháu ạ.
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #59 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2008, 05:44:48 pm »

Về nguyên tắc S300PMU có thể bố trí khoang ngầm như S300PT dưới đây:

Hầm phóng cố định:


Hầm phóng bán cố định:
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM