Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:01:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488580 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #40 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 06:15:58 pm »

Trước khi đi vào các bài chi tiết, Buff tôi xin làm rõ một số thuật ngữ được sử dụng khi nói về các hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô và LB Nga (phần này được tách từ Topic Thuật ngữ quân sự các nước nhằm phục vụ tính liên tục của chủ đề).

Зенитная система/Hệ thống phòng không
Hệ thống phòng không là phức hợp các hệ thống vũ khí phòng không cụ thể dùng phòng thủ một khu vực địa lý nhất định.

ЗРК - Зенитный ракетный комплекс/Tổ hợp tên lửa phòng không
Trong thuật ngữ chuyên ngành phòng không Liên Xô và Nga, tổ hợp tên lửa phòng không (ZRC) là tập hợp cần thiết ở mức tối thiểu các đơn vị vũ khí và đơn vị khí tài đảm bảo tính năng kỹ chiến thuật một cách độc lập và đồng bộ của tổ hợp vũ khí nhằm hoàn thành nhiệm vụ tác chiến phòng không được giao. Một ZRC bao gồm một hoặc vài bệ phóng cùng đạn tên lửa, khí tài trinh sát phát hiện, bắt bám và điều khiển tác xạ mục tiêu, khí tài chỉ huy tác chiến, liên lạc, thiết bị cấp nguồn và phương tiện chuyên chở vũ khí, khí tài tương ứng.

ЗРС - Зенитная ракетная система/Hệ thống tên lửa phòng không
Hệ thống tên lửa phòng không (ZRS) là một tập hợp gồm một hoặc vài ZRC cùng loại cùng với các khí tài nâng cao, tăng cường tính năng kỹ chiến thuật và trang thiết bị phục vụ hậu cần đảm bảo cho các ZRC trong tập hợp hoàn thành nhiệm vụ tác chiến phòng không được giao. Một ZRS bao gồm ZRC, khí tài cảnh giới, khí tài huấn luyện, trang thiết bị sửa chữa, bảo trì kĩ thuật, thiết bị thông tin và truyền dữ liệu giữa ZRC và trung tâm chỉ huy, hệ thống chỉ huy khí tài đồng bộ, dây chuyền sản xuất và lưu trữ đạn tên lửa, phương tiện vận chuyển vũ khí, khí tài tương ứng.

Như vậy, dù cùng chỉ một loại tên lửa phòng không và đôi khi thuật ngữ ZRC và ZRS được sử dụng thay thế nhau, nhưng nội hàm của hai thuật ngữ này không trùng nhau. Thuật ngữ ZRC (mặt kĩ thuật) chỉ sử dụng tương ứng với cấp phân đội (mặt biên chế/tổ chức) như tiểu đoàn hoả lực hay khẩu đội tên lửa phòng không, trong khi ZRS sử dụng tương ứng với cấp trung đoàn phòng không trở lên.

Батарея/Khẩu đội hoả lực
Trong thuật ngữ tên lửa phòng không, khẩu đội hoả lực tương ứng với cấp đại đội. Cấp khẩu đội hoả lực chỉ dùng cho các phân đội tên lửa phòng không hoạt động độc lập, cơ động tương ứng với một ZRC. Trong các phân đội tên lửa phòng không hiện đại, biên chế đại đội chuyên ngành thay thế cho thuật ngữ khẩu đội hoả lực, ví dụ: đại đội bệ, đại đội đạn tên lửa, v.v.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #41 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 10:51:25 pm »

Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut

S-25 là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ đầu tiên của Liên Xô, được thiết kế và triển khai để bảo vệ mục tiêu chính trị kinh tế quan trọng hàng đầu của đất nước là thủ đô Mát-xcơ-va. Hệ thống-25 được thiết kế từ năm 1950 và triển khai trực chiến từ năm 1956 tới năm 1994. Từ năm 1994, Hệ thống-300 thay thế Hệ thống-25 trong vai trò bảo vệ không phận thủ đô Mát-xcơ-va.    

Các mốc sự kiện cho quá trình hình thành Hệ thống-25

Theo thiết kế, Hệ thống-25 tạo thành vành đai phòng không có bán kính 145 km tính từ Quảng trường Đỏ, tầm cao 35 km trên bầu trời thành phố Mát-xcơ-va và đủ khả năng tấn công đồng thời 1.000 máy bay ném bom của đối phương xâm phạm vào khu vực mục tiêu bảo vệ.

1.   Lịch sử ra đời hệ thống S-25
2.   Biên chế tổ chức hệ thống S-25
3.   Cấu tạo kĩ thuật hệ thống S-25
4.   Nguyên lý vận hành hệ thống S-25
5.   Quá trình thiết kế, thử nghiệm
6.   Cải tiến, phát triển
7.   Triển khai


Một trận địa S-25 trực chiến


« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2008, 12:11:35 pm gửi bởi OldBuff » Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #42 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 11:03:16 pm »

Lịch sử ra đời hệ thống S-25

Giai đoạn cuối Thế chiến II, hệ thống phòng không Liên Xô chủ yếu dựa vào lực lượng máy bay khu trục khu vực và hệ thống pháo cao xạ nhiều tầng để ngăn chặn các đợt tấn công đường không của đối phương. Năng lực tác chiến phòng không nhằm phát hiện và chống không kích tầm xa của đối phương vào các mục tiêu cần bảo vệ hầu như chưa được phát triển ngoài phương pháp truyền thống là quan sát/xạ kích ngắm quang học vào ban ngày và đèn chiếu ban đêm. So với Đức Quốc xã, năng lực phòng không của Liên Xô tương đối lạc hậu về mặt kỹ thuật và trang bị.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, vấn đề lạc hậu về năng lực phòng không của Liên Xô trở nên nghiêm trọng khi đối phương phát động “Chiến tranh lạnh” có sở hữu vũ khí nguyên tử, đồng thời phát triển các loại máy bay ném bom chiến lược và tấn công chiến thuật tầm cao, bay nhanh, khả năng cơ động tốt nhờ sử dụng động cơ phản lực và trang bị khí tài hàng không mới. Nhà nước Xô-viết nhận thấy Liên Xô nói chung và thủ đô Mát-xcơ-va nói riêng luôn là mục tiêu uy hiếp của vũ khí tấn công nguyên tử đường không của Mỹ và nhóm đồng minh mới.

S-25 tham dự duyệt binh cùng các tên lửa phòng không thế hệ sau

Để ngăn chặn nguy cơ bị tấn công nguyên tử, Liên-xô bên cạnh việc nhanh chóng tiếp thu và kết hợp công nghệ vũ khí, khí tài phòng không thu được của Đức Quốc xã với kỹ thuật phòng không đang được phát triển trong nước, còn đặt ra nhiệm vụ nâng cao năng lực và hiện đại hóa lực lượng phòng không với các trang bị vũ khí và kỹ chiến thuật tác chiến phòng không mới. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến lược mới này, ngày 9/8/1950, Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đã ban hành nghị định về việc tổ chức và xây dựng hệ thống tên lửa phòng không toàn quốc nói chung, hệ thống tên lửa phòng không thủ đô nói riêng. Kể từ thời điểm này, bên cạnh Binh chủng pháo cao xạ, Binh chủng vô tuyến kỹ thuật (ra-đa) và Binh chủng tiêm kích phòng không, lực lượng phòng không Liên Xô đã có thêm một binh chủng kỹ thuật hoàn toàn mới. Sự xuất hiện của Binh chủng tên lửa phòng không tạo tiền đề cho việc phát triển và triển khai hệ thống tên lửa phòng không chiến lược S-25 bảo vệ thủ đô Mát-xcơ-va.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2008, 09:03:19 am gửi bởi OldBuff » Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #43 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 11:27:36 pm »

Biên chế tổ chức hệ thống S-25

Hệ thống S-25 Mát-xcơ-va bao gồm 2 vành đai phòng thủ khép kín và 4 phân khu phòng không. Vành đai phòng thủ thứ nhất (vòng trong) có bán kính hướng tâm từ 45 km tới 50 km tính từ Quảng trường đỏ, vành đai phòng thủ thứ 2 (vòng ngoài) có bán kính hướng tâm từ 90 km tới 100 km. Trên hai vành đai phòng thủ khép kín này có tổng số 56 trận địa tên lửa, gồm 22 trận địa vòng trong và 34 trận địa vòng ngoài, mỗi trận địa tên lửa được bố trí cách nhau từ 15 km tới 20 km.  Để phục vụ công tác hậu cần, kỹ thuật của các trận địa tên lửa, Liên Xô cho xây dựng hai tuyến đường vành đai bê-tông, đồng thời bố trí quanh tuyến vành đai vòng trong 6 căn cứ vũ khí chuyên sản xuất và bảo quản đạn tên lửa. Các phân khu phòng không của hệ thống S-25 gồm: phân khu Bắc, phân khu Đông, phân khu Nam, phân khu Tây, trong đó phân khu Bắc và Tây mỗi phân khu có 9 trận địa tên lửa vòng ngoài và 6 trận địa tên lửa vòng trong, phân khu Đông và Nam mỗi phân khu có 8 trận địa tên lửa vòng ngoài và 5 trận địa tên lửa vòng trong. Ngoài các trận địa hỏa lực, mỗi phân khu phòng không còn quản lý 2 trạm ra-đa cảnh giới tầm xa gồm một trạm ngoại vi cách trung tâm thành phố 200 km, một trạm trung tâm cách trung tâm thành phố 25 km.

Đạn tên lửa V-300 và đài điều khiển B-200 của Hệ thống S-25

Hệ thống S-25 do Tập đoàn phòng không đặc nhiệm số 1 quản lý, mỗi phân khu phòng không do 1 Quân đoàn phòng không trực tiếp phụ trách. Các đơn vị cấp dưới của các quân đoàn phòng không gồm: các trung đoàn hỏa lực (mỗi trung đoàn là 1 trận địa tên lửa), 01 lữ đoàn kỹ thuật, 01 lữ đoàn ra-đa, 01 lữ đoàn thông tin và các đơn vị chuyên môn cấp trung đoàn và lữ đoàn khác. Hệ thống căn cứ vũ khí có biên chế cấp lữ đoàn và trực thuộc quản lý của Tập đoàn phòng không đặc nhiệm số 1.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #44 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2008, 08:40:59 am »

Đạn tên lửa V-300 của S-25 rời bệ phóng
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2008, 08:49:45 am gửi bởi OldBuff » Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #45 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2008, 11:13:05 am »

Đường vành đai khép kín số A107 và A108 quanh thủ đô Mát-xcơ-va là nơi bố trí các đơn vị hoả lực của Hệ thống-25



Sơ đồ bố trí các trận địa tên lửa phòng không trên tuyến vành đai A107-A108 "Кольцо ПВО"



Một đoạn của Кольцо ПВО

Không ảnh một trận địa của Hệ thống-25 tương ứng với 1 trung đoàn hoả lực gồm: Bãi phóng/Стартовых позиций, Khu chỉ huy sở và doanh trại/Комплекса жилых и административных зданий, Tổ hợp đài điều khiển/Комплекса Центрального Радара наведения (ЦРН) kết nối với đường vành đai phòng không
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2008, 11:56:06 am gửi bởi OldBuff » Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #46 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2008, 02:26:23 pm »



Батарея/Khẩu đội hoả lực
Trong thuật ngữ tên lửa phòng không, khẩu đội hoả lực tương ứng với cấp đại đội. Cấp khẩu đội hoả lực chỉ dùng cho các phân đội tên lửa phòng không hoạt động độc lập, cơ động tương ứng với một ZRC. Trong các phân đội tên lửa phòng không hiện đại, biên chế đại đội chuyên ngành thay thế cho thuật ngữ khẩu đội hoả lực, ví dụ: đại đội bệ, đại đội đạn tên lửa, v.v.
Thằng em thấy cái từ Батарея này dịch được nhiều nghĩa lắm, khẩu đội là chính xác rồi, ngoài ra, nó còn có ý nghĩa là tiểu đoàn bộ binh, hay đến cấp tiểu đoàn đối với các lực lượng tên lửa với pháo binh.
  Hồi nhà mình mua chuồn chuồn chúa, trên trang của bọn Nga nó cũng gọi là Батарея. Huh
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #47 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2008, 11:06:54 pm »

Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25

S-25 là một hệ thống phòng không phức hợp gồm các tổng thể các khí tài phục vụ chỉ huy và tác chiến, vũ khí, phương tiện kĩ thuật hậu cần thuộc những tiểu hệ thống sau:

- Tiểu hệ thống trinh sát phòng không gồm mạng lưới các trạm ra-đa cảnh giới và trạm quan trắc cung cấp tình báo phòng không.

- Tiểu hệ thống các đơn vị hỏa lực vận hành các tổ hợp tên lửa phòng không.

- Tiểu hệ thống chỉ huy tác chiến phòng không.

- Tiểu hệ thống hậu cần kĩ thuật đảm bảo tác chiến phòng không.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #48 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2008, 11:16:59 pm »

Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Phục vụ tình báo phòng không cho bộ chỉ huy phòng không Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1, các quân đoàn phòng không phân khu và các trung đoàn hỏa lực là hệ thống tổng trạm ra-đa, các trạm ra-đa và các trạm quan sát mắt. Trang bị kỹ thuật của mạng trinh sát phòng không S-25 gồm:

- Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận Pamir
- Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận P-70
- Ra-đa chuyên nhiệm hệ thống S-25 A-100
- Ra-đa cảnh giới P-14
- Ra-đa cảnh giới P-12/18
- Ra-đa đo cao PRV-9/11/13
- Máy đo xa ZĐN
- Kính chỉ huy phòng không TZK

Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận Pamir và P-70 thuộc các lữ đoàn vô tuyến kỹ thuật độc lập thuộc Bộ quốc phòng, cung cấp tình báo phòng không, không gian và hỗ trợ dẫn đường cho các quân binh chủng không quân, phòng không, phòng thủ tên lửa, vũ trụ và tên lửa chiến lược của Liên Xô. Tình báo phòng không từ các tổ hợp ra-đa Pamir và P-70 được phát trên mạng tình báo quốc gia K1 và được tổng trạm ra-đa của Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1 sử dụng làm tình báo sớm và hỗ trợ kiểm chứng tình báo phòng không nội mạng.

Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận Pamir

Ra-đa chuyên nhiệm hệ thống S-25 (đài nhìn vòng A-100), ra-đa cảnh giới P-14 (đài nhìn vòng Лена hoặc Оборона-14), ra-đa cảnh giới P-12/18 (đài nhìn vòng Енисей và Терек), ra-đa PRV-9/11/13 (đài đo cao Наклон-2, Вершина) là trang bị kỹ thuật thuộc các tiểu đoàn ra-đa (trạm) tiền duyên và trung tâm của các lữ đoàn ra-đa mỗi phân khu. Các đài P-14, P-12/18 hoạt động theo mạng trực cảnh giới thường xuyên, trong khi đài A-100, đài PRV-9/11/13 chỉ hoạt động khi chuyển cấp hoặc phiên tăng cường. Tình báo phòng không thu được từ các đài cảnh giới nêu trên được chuyển về tổng trạm ra-đa và bộ tư lệnh các quân đoàn phòng không phân khu, riêng tình báo đài A-100 còn được kết nối trực tiếp tới các đài điều khiển B-200 của các trung đoàn hỏa lực thuộc phân khu tương ứng.

Đài nhìn vòng chuyên nhiệm A100

Máy đo xa ZĐN và kính chỉ huy phòng không TZK là trang bị của các trạm quan sát mắt cấp đại đội thuộc tiểu đoàn trinh sát của các quân đoàn phòng không phân khu. Tình báo thu được từ các trạm quan sát mắt được chuyển trực tiếp tới BTL quân đoàn phòng không phân khu.

Trạm quan sát mắt phòng không

Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #49 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 08:13:41 am »

"Trạm quan sát mắt phòng không": không hiểu được, nghĩa là gi? Hình như viết sai ngữ pháp tiếng Việt.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM