Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:04:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488556 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2007, 07:14:24 pm »

16, SA-16 GIMLET: Nga gọi loại này là Igla-1 (9K310). Thực ra loại tên lửa phòng không vác vai này còn ra đời sau SA-18 GROUSE (Igla) tới 3 năm, nó là phiên bản đã được đơn giản hoá, có lẽ do nó là kẻ kế tục của SA-7 và SA-14 nên người Mỹ xếp nó lên trên Igla (9K38) chăng?
 


 Những thông số chính của tên lửa 9M313:
- Tên lửa dài: 1,7m.
- Nặng: 17kg.
- Tầm bắn: 500-5000m.
- Tầm cao: 10-3500m.
- Tốc độ: 570m/s.
- Đầu đạn: 2kg HE.

Phòng thiết kế Kolomna KBM vừa nghiên cứu cải tiến Strela-2M để cho ra đời Strela-3 (SA-14) vừa tích cực nghiên cứu loại MANPDAS mới. Năm 1983, họ cho ra mắt loại Igla (Mũi kim), sau đó 3 năm là biến thể Igla-1. Igla-1 khác với Igla là nó sử dụng đầu tìm cải tiến hai màu (hồng ngoại và tử ngoại), loại đầu tìm này đủ nhạy để tự dẫn theo bức xạ của thân máy bay, cho phép giảm tối thiểu tác hại của mồi bẫy, pháo sáng.
Là loại tên lửa phòng không vác vai nên SA-16 được thiết kế để có thể tiêu diệt các loại máy bay bay thấp, trực thăng và tên lửa hành trình. Ngoài ra, người ta còn lắp đặt SA-16 lên các phương tiện cơ giới (dùng lẫn bệ của tên lửa chống tăng Shturm-S mà Mỹ gọi là AT-6), máy bay trực thăng Mi-24 (lúc đó nó trở thành loại không đối không).
Trên cơ sở của Igla-1, hiện nay Nga đã có phiên bản Igla-S hiện đại và đa năng hơn.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2007, 07:16:21 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #21 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2007, 11:14:07 am »

17, SA-17 GRIZZLY: Nga gọi hệ thống này là Buk-M1-2





Những thông số chính:
1. Đối với mục tiêu bay có diện tích phản xạ cỡ như máy bay F-15:
- Tầm bắn hiệu quả tối thiểu/tối đa: 3/45km
- Tầm cao hiệu quả tối thiểu/tối đa: 0.015/25km
2. Đối với tên lửa đường đạn chiến thuật:
- Tầm bắn hiệu quả: tới 20km
- Tầm cao hiệu quả tối thiểu/tối đa: 2/16km
3. Đối với tên lửa HARM:
- Tầm bắn hiệu quả: tới 20km
- Tầm cao hiệu quả tối thiểu/tối đa: 0.1/15km
4. Đối với tên lửa hành trình phóng từ trên không ALCM:
- Tầm bắn hiệu quả: 30-35km
5. Đối với mục tiêu nổi trên mặt nước cỡ tàu khu trục:
- Tầm bắn hiệu quả tối thiểu/tối đa: 3-25km
6. Đối với các mục tiêu cố định trên mặt đất như máy bay đang đỗ, các bệ phóng và sở chỉ huy cỡ lớn:
- Tầm bắn hiệu quả: 10-15km
Xác suất tiêu diệt mục tiêu với 1 quả tên lửa:
- Đối với máy bay F-15 không cơ động: 0,9-0,95 (hay 90-95%)
- Đối với tên lửa đường đạn chiến thuật: 0,5-0,7 (hay 50-70%)
- Đối với tên lửa HARM: 0,5-0,7 (hay 50-70%)
- Đối với tên lửa hành trình phóng từ trên không ALCM: 0,5-0,7 (hay 50-70%)

Tên lửa 9M317:
- Tổng trọng lượng: 710kg
- Dài: 5,55m
- Đường kính: 0,40m
- Sải cánh: 1,10m
- Đầu đạn tiêu chuẩn: 70kg
- Tầm bắn tối thiểu/tối đa: 3/48km
- Tầm cao tối thiểu/tối đa: 15/25.00m
- Tốc độ tối đa: 4.320km/h

Đây là hệ thống tên lửa phòng không cơ động tự hành được phát triển trên cơ sở hệ thống Buk (SA-11 GADFLY) có thể được trang bị cho lực lượng phòng không/phòng không lục quân và lực lượng bảo vệ bở biển. Nó không những tiêu diệt được các máy bay chiến thuật có khả năng cơ động cao, máy bay chiến lược, trực thăng, tên lửa hành trình mà còn tiêu diệt được cả các loại tàu chiến, các mục tiêu cố định trên mặt đất và tên lửa không đối đất. BUK-M1-2 có khả năng tác chiến trong môi trường bị nhiễu nặng và tránh được hầu hết các loại mồi bẫy. Mỗi hệ thống bao gồm: 1 xe chỉ huy; 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển đặt trên xe; 6 xe phóng, mỗi xe mang 4 quả tên lửa sẵn sàng phóng và 4 quả dự trữ; 3 xe tiếp đạn. BUK-M1-2 sử dụng 1 radar trinh sát tầm xa 9S117M1 Kupol-2 Snow Drift, tầm phát hiện 100km; 1 radar bắt bám mục tiêu 9S35M2 Fire Dome hoạt động trong dải sóng H/I tầm hoạt động 120km. BUK-M1-2 có thể cùng lúc kiểm soát 75 mục tiêu, cung cấp các thông số cụ thể về 15 mục tiêu nguy hiểm nhất. Hệ thống này có thể tiêu diệt các mục tiêu bay có tốc độ tối đa 3.600km/h và nó chỉ mất 5 phút để triển khai chiến đấu hoặc rút khỏi trận địa sau khi phóng.


« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Một, 2010, 12:27:24 am gửi bởi daibangden » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2007, 09:19:04 pm »

18, SA-18 Grouse: Nga gọi loại này là Igla 9K38 với tên lửa 9M39.
Để chống lại các loại MANPDAS của LX, lúc này trên các máy bay của Mỹ, Nato đã dùng những hệ thống gây nhiễu hồng ngoại kiểu như: AN/ALQ-144 Hot Brick, Strela-3 không đủ sức để thắng những hệ thống tương tự. Chính vì vậy mà Igla (SA-18 Grouse) đã ra đời, so sánh 9K38 với 9K36 thì có khá nhiều chi tiết giống nhau, ví dụ như chúng cùng dùng loại pin nhiệt/bình ga (khí nito). Tuy nhiên, tên lửa 9M39 thì lại có thiết kế hoàn toàn mới với tầm bắn và vận tốc tăng đáng kể. Đầu tìm mới có khả năng chống được thiết bị gây nhiễu quang điện tử kiểu Hot Brick, có khả năng công kích theo mọi hướng. Loại đầu tìm này về công nghệ tương tự loại AN/DAW-1B trên tên lửa MIM-72C Chaparal của Mỹ.
Phiên bản Hải quân của Igla là SA-N-10 Igla-M. 


Những thông số chính:
- Dài: 1,7m.
- Đường kính: 0,72m.
- Nặng: 11kg.
- Đầu đạn: 2kg HE
- Tốc độ: 600m/s.
- Tầm bắn: max 5200m.
- Tầm cao: max 3500m.
Loại Igla hiện nay có khá nhiều biến thể như: Igla-D dùng cho lực lượng đổ bộ đường không, nó chỉ dài có 1,1m do có thể tháo rời thành hai phần. Igla-N dùng đầu đạn nặng hơn (4,2kg) nhằm tăng khả năng sát thương nhưng lại làm giảm tính năng khí động, tốc độ giảm 5%.
Mới nhất hiện nay là loại Igla-S hay còn gọi là Super Igla, các thông số về nó còn tương đối ít, chỉ biết nó sử dụng đầu tự dẫn bằng laser.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2007, 11:03:50 am »

19a, SA-19 GRISON: Nga gọi là 2S-6M Tunguska với tên lửa 9M111



Những thông số chính:
- Khung gầm: xe xích GM-352M (tương tự như của SA-11 GADFLY hay ZSU-23-4)
- Kíp điều khiển: 3 người
- Vũ khí: 8 quả tên lửa 9M111, 2 súng máy 2A72 cỡ nòng 30 mm
- Tên lửa:
+ Tốc độ tối đa: 1,100 m/sec
+ Trọng lượng (bao gồm cả ống phóng): 90kg
+ Đường kính ống phóng 170mm
+ Chiều dài ống phóng: 3,2m
+ Trọng lượng đầu đạn: 16kg
- Súng máy:
+ Cỡ nòng: 30mm
+ Tốc độ bắn: 700 phát/phút
+ Sơ tốc đầu nòng: 960m/s
+ Trọng lượng: 0,97kg/viên
+ Cơ số đạn:750 viên
- Radar 
+ Tầm phát hiện đối với mục tiêu có diện tích phản xạ 2-3 cm2: ít nhất 30km
+ Bám mục tiêu: từ tầm ít nhất 24km
- Bán kính tiêu diệt đối với tên lửa:
+ Tầm xa tối thiểu/tối đa: 1.000/12.000m
+ Tầm cao tối thiểu/tối đa: 5/8.000m
- Bán kính tiêu diệt đối với súng máy phòng không:
+ Tầm xa tối thiểu/tối đa: 0,2/4.000m
+ Tầm cao tối thiểu/tối đa: 0/3.000m
- Số mục tiêu bám và tiêu diệt tự động: 2
- Số mục tiêu kiểm soát trong 1 phút: 10-12
- Thời gian phản ứng 5-6 giây.



Đây là hệ thống pháo/tên lửa phòng không tự hành cơ động của Nga được đua vào trang bị từ năm 1986. Tunguska có thể tiêu diệt được các mục tiêu bay có tốc độ tối đa 500m/s ở độ cao từ 15 đến 3.500m và ở tầm xa từ 2.400 đến 8.000m. Tên lửa 9M111 mang đầu đạn văng mảnh nổ tương đối chính xác khi cách mục tiêu khoảng 5m. Các nhà thiết kế cho rằng hệ thống này có xác suất tiêu diệt mục tiêu đối với 1 phát bắn là 0,65 (hay 65%). Thời gian phản ứng của Tunguska là từ 5 đến 12 giây. Mặc dù có khả năng cơ động cao, nhưng Tunguska không thể bắn khi đang chạy. Nó buộc phải dừng xe để tránh cho tên lửa khỏi bị ảnh hưởng khi rời ống phóng. Tên lửa 9M111 có tốc độ tối đa khoảng 1.100m/s (Mach 3). Tên lửa chỉ hoạt động được ban ngày với tầm nhìn tốt vì mục tiêu cần được bám sát bởi hệ thống quang học trong suốt quá trình điều khiển đạn. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Tunguska bao gồm:
- Radar trinh sát 1RL144 hoạt động ở dải sóng E với tầm trinh sát tối đa 20km. Nó xoay với tốc độ 1 vòng/giây, cung cấp thông tin cập nhật nhanh chóng về mục tiêu.
- Radar bám mục tiêu 1RL144M hoạt động ở dải sóng J với tầm tối đa 18km.
- Hệ thống IFF 1RL138 hoạt động ở dải sóng C và D.
- Hệ thống quang học trực xạ Direct-view Optics (DVO).
- Máy tính điều khiển hỏa lực.

Hiện nay Tuguska 2S-6M đang có trong trang bị của các nước:  Belarus, India, Morocco, Russia, Ukraine. Căn cứ vào hợp đồng mà Ấn Độ (400 triệu USD cho 24 hệ thống) và Morocco (100 triệu USD cho 6 hệ thống) thì 2S6M Tunguska-M1 có giá khoảng 16,67 triệu USD/hệ thống.

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2007, 07:05:38 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2007, 05:03:15 pm »

Hừm, Tunguska sao lại là: Khung gầm: Ural-53234 8 x 8 truck hử? Chú có nhầm với Pantsyr không đới? Cả hai cái này ông Mỹ đều gọi là SA-19 ráo!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #25 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2007, 11:44:10 am »

Hừm, Tunguska sao lại là: Khung gầm: Ural-53234 8 x 8 truck hử? Chú có nhầm với Pantsyr không đới? Cả hai cái này ông Mỹ đều gọi là SA-19 ráo!
Xin lỗi các pác em nhầm. Mong các pác bỏ quá cho. Em đã sửa lại rồi đới. Mong các Mod kéo dài thời gian sửa chữa thêm nữa (khoảng 1 tuần gì đó). Vì là thông tin sơ khai, viết vội nên cần biên tập và chỉnh sửa lại nhiều. Thanks!
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2007, 07:04:51 pm »

19b, Pantsyr S-1: Pantsyr S-1 là hệ thống tên lửa phòng không kết hợp pháo phòng không cơ động được cải tiến từ 2S6 Tunguska. Nó mang được tới 12 tên lửa 57E6 với 2 pháo 2A72 cỡ nòng 30mm.

 Những thông số chính:
- Xe cơ sở: Ural 5323 4 bánh chủ động.
- Tổ lái: 3 người cả xạ thủ.
- Pháo: 2A72 30mm, tốc độ bắn 700 phát/phút với cơ số 7500 viên.
- Tên lửa: 57E6 nặng 65kg, tốc độ 1100m/phút, tầm bắn 1-12km.

Radar của Pantsyr S-1 sử dụng loại 2 band sóng cm và mm, có thể dò tìm mục tiêu từ khoảng cách 30km và theo dõi mục tiêu từ khoảng 24km với những mục tiêu có độ phản xạ hiệu dụng khoảng 2-3 cm vuông. Pantsyr S-1 có thể cùng lúc tiêu diệt 2 mục tiêu bởi tính năng của tên lửa có đầu dò tìm hồng ngoại và chủ động hoàn toàn. Theo nhà sản xuất thì nó có thể bám bắt và giao chiến với đồng thời 12 mục tiêu.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 07:58:17 pm »

20, SA-20 Growler: Nga gọi loại này là S-400 Triumf



Hệ thống tên lửa phòng không S-400 thuộc thế hệ vũ khí phòng thủ tên lửa đường đạn và phòng không thế hệ 4+ do tập đoàn Almaz-Antey AD Concern phát triển. Hệ thống S-400 đã tích hợp những công nghệ mới nhất và khác về cơ bản so với tất cả các hệ thống phòng không thế hệ trước đó.
Hệ thống S-400 có tầm bắn lớn hơn, trần giao chiến cao hơn, tốc độ bắn cao hơn và khả năng chống nhiễu tốt hơn.
 Những thông số chính:
- Xe chuyên chở kiêm bệ phóng: Maz 7910, 8x8.
- Loại tên lửa: 9M96E hoặc 9M96E2 và 9M82/83M.
- Tầm bắn: 120 - 400km.
Hệ thống xe phóng của S-400 vẫn dùng loại Maz 7910 8x8 của hệ thống S-300PMU-1 và S-300PMU-2 Favorit. Tên lửa tầm trung 9M96E và tầm xa 9M96E2 là hai loại tên lửa hoàn toàn mới, loại 9M96E2 có tầm bắn lên tới 400km có thể coi là khắc tinh của các loại máy bay AWACS. Tuy nhiên, các loại tên lửa 48N6E của S-300PMU-1 và 48N6E2 của S-300PMU-2 cũng vẫn có thể sử dụng cho S-400, việc này nâng cao khả năng linh hoạt trong tác chiến cũng như bảo đảm tác chiến cho S-400.
Một hệ thống S-400 gồm 1 xe chỉ huy và điều khiển trung tâm, được trang bị radar mạng pha nhiều chế độ và 8 xe phóng. Mỗi xe phóng có thể mang 4 ống phóng tiêu chuẩn 9M96E/E2 hoặc 48N6E/E2, cũng có thể mang ống phóng của cả 2 loại tên lửa trên. Ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa tên lửa được dẫn bằng bằng thiết bị hiệu chỉnh, chỉ huy vô tuyến, ở giai đoạn cuối có thể lựa chọn chế độ dẫn phù hợp cho mỗi tên lửa và với mỗi mục tiêu.
Hệ thống S-400 bắt đầu được thử nghiệm năm 1999, hoàn thiện vào năm 2000 tại căn cứ Kasputin Yar. Nó bắt đầu được triển khai vào cuối năm 2001. Tháng 7/2007 đã có 2 tiểu đoàn S-400 bắt đầu trực chiến, người Nga dự định sẽ trang bị đồng loạt S-400 cho hơn 30 trung đoàn phòng không yếu địa hiện đang dùng S-300. Hệ thống S-400 được Putin cho phép xuất khẩu, nó đang được một số quốc gia như Arab Saudi và Trung Quốc quan tâm. Tất nhiên, S-400E (phiên bản xuất khẩu) sẽ có những tính năng hạn chế hơn so với loại được trang bị cho quân đội Nga.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2007, 01:11:28 pm »

Ới bác Đoành ơi là bác Đoành!!! Hệ thống S-400 Triumf bây giờ không còn mang tên SA-20 Gargoyle (do NATO đặt) nữa mà SA-20 đã được dành cho S-300PMU2 mà Khựa mua 8 hệ thống đấy. S-400 bây giờ được Mỹ và NATO đổi tên thành SA-21 Growler.

Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2007, 05:23:34 pm »

Phải rồi, nhưng nếu thế thì phải đổi tên cả loạt, ví dụ như cái Pantsyr-S1 ở trên trước nó gọi là SA-19 giờ thì lại gọi là SA-22 nên anh...lười!:=))
Chú chịu khó chỉnh đi vậy!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM