Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:17:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488590 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2007, 01:08:38 pm »

6, SA-6 Gainful : Tên Nga của loại tên lửa này là ZRK-SD Kub 3M9, Mỹ xếp loại SA-6 còn Nato code name là Gainful.



 Những thông số chính :
- Dài : 5,8m.
- Đường kính : 0,335m.
- Nặng : 599kg.
- Đầu đạn : 59kg HE.
- Tầm bắn : từ min 3 - max 28km (tùy phiên bản).
SA-6 thuộc loại tên lửa phòng không tầm ngắn. Ra đời năm 1967, nó thay thế cho SA-3 hoàn chỉnh hệ thống tên lửa phòng không đủ cả tầm xa lẫn tầm ngắn. Thực ra SA-6 được người Nga thiết kế với mục đích làm hệ thống tên lửa chiến thuật - chiến trường. Được trang bị đồng bộ : radar LONG TRACK, xe tiếp đạn và xe bệ phóng đều đặt trên khung xe cơ sở là xe kéo pháo bánh xích hạng nặng AT-T (đã được cải tiến) nên SA-6 rất cơ động và có tính việt dã cao. Nó rất phù hợp cho nhiệm vụ cơ động bảo vệ phòng không cho các quân đoàn tăng, thiết giáp khi chiến đấu.
Năm 1977, phiên bản mới SA-6B được sản xuất. Với radar mới sử dụng hiệu ứng xung Doppler và G-band đã nâng tầm phát hiện mục tiêu của SA-6B lên đến tối đa 75km, có thể bám và tiêu diệt mục tiêu ở 28km. Radar LONG TRACK cũng được cải tiến để chống lại các loại tên lửa không-đối-đất chống radar kiểu Shrike, bằng cách phát sóng radar ngắt quãng.
Phiên bản cho hạm tàu được Mỹ gọi là SA-N-3 Goblet.


Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2007, 12:29:02 pm »

7, SA-7 Grail : Nga đặi tên cho nó là 9K32 Strela-2 (trong tiếng Nga Strela có nghĩa là Mũi tên), Mỹ gọi là SA-7, còn Nato đặt tên là Grail (Mài giũa ?), VN ta gọi là A-72.



 Những thông số chính :
- Dài : 1,4m.
- Đường kính : 70mm.
- Nặng : 9,97kg.
- Đầu đạn : 1,15kg HE.
- Tầm bắn : 500 - 5500m.

  SA-7 là loại tên lửa phòng không vác vai tầm thấp đầu tiên của thế giới (tương tự như loại Stinger của Mỹ - chả biết ai copy của ai ?). Người Nga bắt đầu nghiên cứu loại này từ năm 1959, đến 1966 nó đã được đem bắn thử. Bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1968, nó đã nhanh chóng phát huy được tác dụng : theo sát bộ binh, có khả năng tác chiến linh hoạt (một người bắn), khả năng tiêu diệt mục tiêu cao. Áp dụng nguyên lý đầu dò tầm nhiệt, SA-7 bám theo luồng khí xả của động cơ máy bay (hoặc sức nóng của động cơ trực thăng), nó "chui tọt" vào động cơ và nổ tung --> chẳng chiếc máy bay nào thoát được! Tuy nhiên, không phải Stela-2 không có khiếm khuyết. Do dùng đầu tìm hồng ngoại đơn giản, dạng ô chữ thập, Strela-2 chỉ đánh được theo kiểu bám đuôi và dễ bị vô hiệu hóa bằng các phương pháp đối phó đơn giản như dùng pháo sáng (bẫy hồng ngoại), dùng tấm chắn nhiệt che động cơ, cửa xả khí nóng...
 Năm 1971, phiên bản SA-7B (Strela-2M) đã thay thế SA-7 trở thành vũ khí phòng không tầm thấp tiêu chuẩn của Quân đội LX. Phiên bản SA-7B có những cải tiến như có hệ thống làm lạnh đầu dò hồng ngoại nhằm tránh việc tên lửa bị đánh lửa bởi các mồi bẫy nhiệt do máy bay phóng ra.
 SA-7B được LX xuất khẩu hoặc bán quyền sản xuất cho rất nhiều nước, nó có mặt khắp mọi nơi trên thế giới từ vùng Trung cận Đông đến VN, châu Phi, châu Mỹ... Tại VN, nó bắt đầu xuất hiện năm 1972 trong chiến dịch Bình Trị Thiên, có lẽ vì vậy mà nó được đặt tên VN là A-72. Trong những năm còn lại của cuộc chiến tranh chống Mỹ, A-72 đã góp phần không nhỏ vào những chiến thắng của QĐ VN, đặc biệt là trong việc chống máy bay cường kích và trực thăng của Mỹ, Ngụy. Theo thống kê của Steven Zaloga trên tạp chí JIR số 4/1994 thì ở VN từ 1972 đến 1975 đã có 528 tên lửa SA-7 được phóng đi và bắn rơi 45 máy bay các loại, đạt tỉ lệ diệt mục tiêu: 8,5%; trong đó xác suất diệt máy bay lên thẳng đạt tới 28,8% (15 máy bay/52 tên lửa).
Các nước vốn có truyền thống dùng vũ khí Nga như China, Egypt... đều có mẫu copy của Strela-2 như của China là loại HN-5 (Hongying 5), của Egypt là Ayn as Saqr. 
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #12 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2007, 04:59:35 pm »

8, SA-8 GECKO:  9K33M3 Osa-AKM



Những thông số chính (SA-8b):
- Ra mắt lần đầu 1980
- Hiện có trong trang bị của ít nhất 25 quốc gia.
- Nhân viên điều khiển 3 người
- Trọng lượng chiến đấu: 9 tấn
- Khung gầm BAZ-5937 6x6 amphibious cross-country capable vehicle (dự trữ hành trình 500km, tốc độ tối đa 80km/h, lội nước 8km/h)
- Radio R-123M
- Có hệ thống phòng hộ hạt nhân, sinh, hoá học.
- Cơ cấu phóng 9P35M2 dài 3,2m, trọng lượng 35kg
- Khả năng phóng trong khi di chuyển: không có
- Tên lửa 9M33M3 có tầm bắn tối thiểu/tối đa 200/15.000m, tầm cao tối thiểu/tối đa 10/12.000m, dài 3.158mm, đường kính 209,6mm, trọng lượng 170kg, tốc độ 1.020m/s.


SA-8 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp một tầng sử dụng nhiên liệu rắn có thể hoạt động trọng mọi điều kiện thời tiết. Phiên bản đầu tiên của nó là SA-8a chỉ mang được 4 quả đạn lắp sẵn trong container. Sau này, nó được phát triển thành SA-8b và có thêm 2 xe tiếp đạn BAZ-5937, mỗi xe mang được 18 quả đạn để hộ trợ cho khẩu đội gồm 4 xe phóng (mỗi xe mang 4 quả đạn). Mỗi mục tiêu có thể bị ngắm bắn bởi 1 hoặc 2 quả tên lửa cùng lúc. Hệ thống phòng không này có thể được vận chuyển bới các phương tiện bay. SA-8a (GECKO Mod 0) có trọng lượng phóng là 130kg, tốc độ tối đa Mach 2.4. Độ cao hiệu quả tối thiểu/tối đa là 25/5000m. Tầm bắn hiệu quả từ 1500m đến 12000m The SA-8b or GECKO Mod 1, ra mắt lần đầu năm 1980 được cải tiến hệ thống điều khiển và tầm bắn hiệu quả tối đa được nâng lên 15000m. Cả 2 phiên bản tên lửa đều có trọng lượng đầu đạn là 19kg và có bán kính sát thương (ở độ cao thấp) là 5m. Thời gian tái nạp đạn là  phút, thời gian triển khai là 4 phút và thời gian phản ứng là 26 giây. Radar điều khiển hoả lực LAND ROLL conical-scan fire control radar hoạt động 360º ở dải sóng H-band với tầm trinh sát tối đa 35km và tầm hoạt động hiệu quả là 30km. Biến thể dùng cho hải quân có tên 4K33 Osa-M (SA-N-4).



« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2007, 08:03:07 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #13 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2007, 11:12:37 am »

9, SA-9 GASKIN: 9K31 Strela-1


Những thông số chính (Đạn 9M31M):
- Dài: 1.803mm
- Đường kính: 120mm
- Sải cánh: 360mm
- Trọng lượng phóng: 32kg
- Tốc độ tối đa: Mach 1.8
- Tốc độ mục tiêu tối đa: 300m/s
- Tầm bắn hiệu quả tối đa/tối thiểu: 560/8000m
- Tầm cao hiệu quả tối đa/tối thiểu: 10/6100m
- Radar: thụ động, bao quát 360º
- Kíp chiến đấu: 3 người

Hệ thống phòng không tự hành tầm thấp/gần SA-9 được đặt trên khung gầm xe BRDM-2 (có hệ thống phòng hộ tác nhân sinh hoá học và hạt nhân (NBC) cũng như khả năng đạt tốc độ tối đa 100km/h trên đường bằng và 10km/h khi bơi). Mỗi mục tiêu thường được "chăm sóc" bởi 2 quả tên lửa cùng lúc để nâng cao xác suất trúng đích. Mỗi xe phóng mang được 4 quả đạn đặt trong container. Thời gian tái nạp đạn bằng tay chỉ trong vòng 5 phút. Phiên bản đầu tiên của Strela-1 được biết đến là 9M31 (NATO đặt tên là SA-9A GASKIN Mod 0), sau đó nó được thay thế bởi biến thể 9M31M (SA-9B GASKIN Mod 1) tinh xảo hơn, tăng khả năng phát hiện và bắt bám mục tiêu.



« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2007, 08:06:21 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2007, 07:56:50 pm »

10, SA-10 Grumble : Nga gọi loại tên lửa này là S-300 PMU

Những thông số chính :
- Dài : 7,0m.
- Đường kính : 0,45m.
- Nặng : 1480kg.
- Tầm bắn : 3-150km.

Được nghiên cứu xong năm 1980, đến 1987 đã có 80 bệ phóng SA-10 được triển khai canh giữ bầu trời nước Nga (chủ yếu là xung quanh Moskova). Người Mỹ và Nato lần đầu nghe nói đến SA-10 vào năm 1985, họ đã cố gắng tìm hiểu về nó - một địch thủ đáng gờm của Patriot PAC-2 mà họ đang sử dụng. Tuy nhiên, mãi sau năm 1991 Liên Xô sụp đổ họ mới mua được của Ukraina một dàn SA-10 hoàn chỉnh và bắt tay vào mổ xẻ. Họ đã thực sự kinh ngạc trước những tính năng tuyệt vời của nó. Được đặt trên khung xe cơ sở MAZ-7910 8 bánh kép chủ động, SA-10 có một khả năng việt dã rất cao, 04 quả tên lửa 48N6 được đặt trong 4 ống phóng kiêm ống bảo quản, khi vào vị trí chiến đấu được dựng thẳng đứng (mất 5 phút chuẩn bị) đã tạo cho SA-10 một khả năng phản ứng rất nhanh trước các mục tiêu. Mỹ thì thật sự bị shock khi biết radar 76NG Clam Shell của SA-10 có thể bắt được mục tiêu có diện tích phản xạ chỉ có 0,02m vuông, trong khi khả năng ấy ở Patriot PAC-2 là 0,1 m vuông. Mỹ đã ứng dụng những gì họ "học" được của người Nga khi mổ xẻ SA-10 vào phiên bản Patriot PAC-3, nhưng lúc ấy người Nga đã có S-300 PMU-1 và S-300 PMU-2 Favorit với những khả năng vượt trội hơn S-300 PMU (SA-10 nguyên bản) khá nhiều.

 
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2007, 07:59:17 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2007, 11:23:45 am »

11, SA-11 Gadfly: Nga gọi là Buk-1M



Những thông số chính:
- Năm đưa vào sử dụng: 1983
- Trọng lượng phóng: 690kg
- Dài: 5,7m
- Tầm bắn hiệu quả tối thiểu/tối đa: 3/28km
- Tầm cao hiệu quả tối thiểu/tối đa: 0.015/15km
- Tốc độ tối đa: 900m/s (3M)
- Trọng lượng đầu đạn: 70kg
- Bán kính sát thương 17m

Hệ thống phòng không tầm trung SA-11 GADFLY sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay tính năng cao và tên lửa hành trình. Đây là hệ thống được phát triển dựa trên hệ thống phòng không SA-6 GAINFUL (SA-6 có trong trang bị của lực lượng phòng không Việt Nam) với tính năng được cải thiện đáng kể, có thể tự động bắt bám cùng lúc 6 mục tiêu độc lập. Xác suất trúng đích của 1 phát bắn đối với máy bay cánh cố định là 60-90%, đối với trực thăng là 30-70% và đối với tên lửa hành trình là 40%, tăng đáng kể so với thế hệ SA-6. Hệ thống này có khả năng cơ động cao hơn và chỉ mất có 5 phút để triển khai chiến đấu. Khả năng chống nhiễu và đối phó với các hệ thống tác chiến điện tử được tăng cường. Một hệ thống SA-11 bao gồm các xe phóng 9A310M1, xe tiếp đạn 9A39M1, radar trính sát SNOW DRIFT Surveillance Radar 9S18M1, và xe chỉ huy/điều khiển 9S470M1. Tên lửa 9M28M1 với đầu dò bán chủ động có tầm bắn tối đa là 28km và có khả năng chịu tới 23G. Radar trinh sát cảhh báo sớm và bắt bám mục tiêu SNOW DRIFT có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 85km đối với các mục tiêu bay cao và 35km đối với các mục tiêu bay thấp ở độ cao 100m và 23km đối với các phương tiện có khả năng bay theo địa hình. Một khi mục tiêu được phát hiện, các dữ liệu được truyền ngay cho các xe phóng để sẵn sàng bắt bám và bắn thông qua hệ thống data link. Radar bắt bám và điều khiển hoả lực FIRE DOME hoạt động ở dải sóng H/I-band  điều khiển tên lửa trong khoảng từ 3-32km và độ cao từ 15-22.000m, bám sát mục tiêu đang bay với tốc độ tối đa tới 3000km/h và có thể điều khiển cùng lúc 3 quả tên lửa để tiêu diệt 1 mục tiêu. Xe phóng được đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-569 (tương tự như khung gầm hệ thống pháo phòng không tự hành ZU-23-4) mang được 4 quả tên lửa sẵn sàng phóng và có thể xoay 360º. Năm 1996, Nga đã chuyển giao cho Phần Lan 3 hệ thống SA-11 GADFLY với giá 185 triệu USD để trả các khoản mà Nga nợ nước này. Tính ra, mỗi hệ thống (tương đương 1 tiểu đoàn) có giá khoảng 61,67 triệu USD. Một số tài liệu cho rằng, giá 1 quả tên lửa 9M28M1 của SA-11 là vào khoảng 300.000 USD.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2007, 08:02:57 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2007, 08:01:57 pm »

12, SA-12 : Nga gọi loại này là S-300V, Mỹ thì phân biệt thành 2 phiên bản SA-12A và SA-12B, Nato "bắt chước" Mỹ cũng gọi theo 2 code name là Gladitor (SA-12A) và Giant (SA-12B).

SA-12A Gladitor


Những thông số chính :
- Loại tên lửa : 9M83.
- Số tên lửa : 04 quả.
- Dài :7m.
- Đường kính: 0,72m.
- Đầu đạn : 150kg HE.
- Tầm bắn : 6 - 75km.
- Tầm cao : 25km.

SA-12B Giant


Những thông số chính :
- Loại tên lửa : 9M82.
- Số tên lửa : 02 quả.
- Dài : 8,5m.
- Đường kính : 0,90m
- Đầu đạn : 150kg HE.
- Tầm bắn : 13 - 100km.
- Tầm cao : 30km.

 Loại tên lửa 9M82 của Giant có trọng lượng nặng gần gấp đôi tên lửa 9M83 của Gladitor (4600kg/2500kg), vì vậy trên khung xe cơ sở 9S457 (Maz 457) Giant chỉ có 02 quả tên lửa so với 04 của Gladitor. Cũng được tổ hợp Antey gọi chung với SA-10 bằng cái tên S-300, nhưng thực ra SA-12 A/B đã có sự tiến bộ đáng kể khi người ta kết hợp luôn radar đo cao lên trên xe bệ phóng. Vì vậy một khẩu đội của SA-12 rút xuống chỉ còn 3 xe (xe bệ phóng, xe radar chỉ huy bắn, xe nạp tên lửa ) so với khẩu đội 4 xe của SA-10. Điều này đã tăng đáng kể khả năng cơ động của SA-12.
SA-12 đã được bán cho Ấn Độ và Trung Quốc và trở thành loại tên lửa phòng không hiện đại nhất của hai nước này.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2007, 09:09:42 pm »

13, SA-13 Gopher : Đây là loại tên lửa phòng không cơ động tầm ngắn và thấp được phát triển để thay thế cho SA-9 Gaskin. Nga gọi hệ thống này là ZRK-BD Strela-10M, Nato đặt mật danh là Gopher (Gặm nhấm?).



 Những thông số chính :
- Loại tên lửa : 9M37.
- Số tên lửa : 04.
- Dài : 2,2m.
- Đường kính : 0,12m.
- Nặng : 55kg.
- Đầu đạn : 5kg HE.
- Tầm bắn : 800 - 5000m.
- Độ cao : 25 - 3500m.

SA-13 gồm 04 tên lửa 9M37 được đạt trong óng phóng kiêm ống bảo quản (có thể xếp gọn xuống thân xe khi di chuyển). Toàn bộ hệ thống kể cả radar ngắm bắn Hat Box được đặt trên khung xe cơ sở của xe xich MT-LB. SA-13 được thiết kế để chống lại các loại trực thăng và tên lửa hành trình có độ cao thấp và diện tích phản xạ hiệu dụng với radar nhỏ. Bình thường, SA-13 mang 4 tên lửa sẵn sàng bắn trên bệ phóng và 8 tên lửa trong xe nhưng nó còn khả năng bắn được loại tên lửa 9M31 (Strela-1) của SA-9. Điều này cho phép tiết kiệm được khi chiến đấu, người ta có thể sử dụng Strela-1 để bắn các loại mục tiêu có tính năng và độ cơ động thấp và dùng Strela-10 cho các mục tiêu phức tạp hơn.

 
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2007, 04:21:56 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2007, 04:20:21 pm »

14, SA-14 GREMLIN: Đây là loại tên lửa vác vai (MANPDAS) mà Nga gọi là Strela-3 (9K34).



 Những thông số chính của tên lửa 9M36:
- Dài: 1,4m.
- Đường kính: 75mm.
- Nặng: 10,3kg (đầu đạn 2,95kg HE).
- Tốc độ tên lửa: 600m/s.
- Tầm bắn: 600-6000m.
- Tầm cao: 6000m.

  Strela-2/2M (SA-7A/B) có một nhược điểm là dùng đầu dò hồng ngoại Sulphua chì (PbS) không làm lạnh, làm việc trong dải sóng 1,7 đến 2,8 micron (vùng bức xạ do các chi tiết nóng ở động cơ phát ra) nên chỉ bắn được khi ống phụt hoặc các nguồn bức xạ nhiệt hướng về phía xạ thủ. Không quân đối phương chỉ việc phóng mồi bẫy nhiệt hoặc che chắn luồng bức xạ nhiệt là SA-7 bị vô hiệu hóa.
  Để khắc phục nhược điểm đó, cuối những năm 60 (TK20), chương trình phát triển tên lửa MANPDAS của LX được chuyển giao từ OKB-134 tại Tushino sang cho Phòng thiết kế công nghiệp chế tạo máy Kolomna (Kolomna KBM). Ở đây, người ta phân việc nghiên cứu sản xuất loại tên lửa mới cho 2 nhóm, một nhóm (ngắn hạn) tìm cách cải tiến SA-7B (Strela-2M), một nhóm (dài hạn) nghiên cứu loại tên lửa mới.
  Giải pháp ngắn hạn cho ra đời mẫu 9M36 Strela-3, Mỹ và Nato gọi là SA-14 Gremlin. SA-14 sử dụng đầu dò hồng ngoại bằng PbS được làm lạnh bằng Nito, hoạt động trong vùng 3,5 đến 6 micron cho phép nó có góc bắn rộng hơn nhiều, cũng như vô hiệu hóa được một số biện pháp đối phó như che chắn luồng khí xả...Ngoài ra, đầu dò của 9M36 còn có một bộ kính lọc hồng ngoại nhằm tránh bị đánh lừa bởi pháo sáng-mồi bẫy. Đầu đạn của Strela-3 nặng gần gấp đôi đầu đạn của Strela-2M nhằm tăng cao khả năng sát thương.
   SA-14 được đưa vào trang bị của quân đội LX năm 1974, tới giữa những năm 80 (TK20) mới được xuất khẩu do lúc đó người Nga đã có hệ thống MANPDAS mới Igla (sản phẩm của nhóm nghiên cứu dài hạn thuộc Koloma KBM). Strela-3 được xuất khẩu cho Iraq, Syria, Nicaragoa...

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Chín, 2007, 10:00:13 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #19 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2007, 01:04:13 pm »

SA-15 Gauntlet: Đây là hệ thống tên lửa phòng không tự hành, Nga gọi là TOR-M1



Những thông số chính:
- Ra mắt lần đầu: 1990
- Khung gầm: đặt trên xe bánh xích GM-569 động cơ V-12, có thể chạy ở tốc độ lớn nhất là 65km/h trên đường bằng có hệ thống phòng hộ NBC, dự trữ hành trình 500km.
- Tên lửa: ký hiệu 9M331 (tầm bắn tối thiểu/tối đa 100/12.000m, tầm cao tối thiểu/tối đa 10/6.000m, dài 2.900mm, đường kính 235mm, nặng 167kg).

9K331 Tor-M1 của Nga được NATO và Mỹ đặt mật danh là SA-15 GAUNTLET (phiên bản dùng cho hải quân có tên SA-N-9) là hệ thống phòng không tầm thấp/trung, không những có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay cánh cố định, trực thăng mà còn có thể bắn hạ các vũ khí có điều khiển và tên lửa hành trình. TOR-M1 được thiết kế như một hệ thống phòng không hoàn toàn tự động có khả năng tự trinh sát, bắt bám và điều khiển, tiêu diệt mục tiêu từ từng xe phóng. Một tiểu đoàn thường được biên chế với 4 xe phóng cùng với 1 xe chỉ huy. Mỗi xe phóng mang được 8 quả tên lửa và có thể phóng thẳng đứng từ trong container. Hệ thống này có thể tự động bắt bám và phóng, điều khiển cùng lúc 2 quả tên lửa vào 1 mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết và trong bất cứ thời gian nào. Tên lửa của TOR-M1 là loại 1 tầng sử dụng nhiên liệu rắn có thể chịu được tới 30g, tốc độ tối đa 850m/s mang đầu đạn nổ văng mảnh trọng lượng 15kg.  
Radar 3D mạch xung có thể cung cấp thông tin 3 chiều, có thể kiểm soát cùng lúc tới 48 mục tiêu, trong đó bám 10 mục tiêu nguy hiểm nhất cung cấp cho kíp điều khiển thông số chính xác trước khi quyết định bắn. Mặc dù tầm trinh sát của radar chỉ là 25km (với mục tiêu có diện tích phản xạ nhỏ nhất là 0,1m2), nhưng TOR-M1 chỉ mất có 5 đến 8 giây để phóng kể từ khi phát hiện mục tiêu. Nó cũng chỉ mất có 3,4 giây để phóng tên lửa khi ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu (dừng tại chỗ) và khoảng 10 giây để dừng xe và phóng. Ngoài hệ thống radar, trong môi trường bị nhiễu nặng, TOR-M1 có thể dùng hệ thống bắt bám tự động bằng TV từ khoảng cách 20km để điều khiển tên lửa mà không cần dùng radar. Kíp chiến đấu tương đối gọn nhẹ với chỉ 3 đến 4 người. Mỗi lần phóng, nó có thể điều khiển cùng lúc nhiều tên lửa nhắm vào tới 2 mục tiêu khác nhau. Trong các lần thử nghiệm, TOR-M1 có xác suất tiêu diện các mục tiêu bay là vũ khí có điều khiển chính xác và tên lửa hành trình lên tới 0,6 đến 0,9 (hay 60-90%). Hiện nay trong trang bị của lực lượng phòng không lục quân Nga có khoảng 100 hệ thống TOR-M1 với nhiều biến thể. Trung Quốc là nước đầu tiên mua TOR-M1 và hiện đã nhận được 50 hệ thống và có thể sẽ mua tiếp 25 hệ thống nữa. Hy Lạp cũng đã mua 31 hệ thống trong các năm 1998 và 2000 với tổng giá trị khoảng 860 triệu USD. Năm 2005, Iran cũng đặt mua 29 hệ thống này với giá khoảng 790 triệu USD, hiện đã chuyển giao xong. Vụ mua bán này khiến Mỹ rất tức giận vì nó tăng cường đáng kể khả năng phòng không của Iran. Nga cũng đã chuyển giao cho Ai Cập 4 hệ thống này vào năm 2005 trong chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng không vốn đã khá lạc hậu của nước này. Ngoài ra, Venezuela, Libya và Saudi Arabia cũng đang xúc tiến những hợp đồng nhằm mua TOR-M1. Ước tính, mỗi hệ thống TOR-M1 có giá từ 27,5 đến hơn 30 triệu USD. Ngoài ra, mỗi quả tên lửa 9M331 của TOR-M1 có giá khoảng 150.000 USD.


 





« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2010, 05:10:01 pm gửi bởi daibangden » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM