Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:36:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488548 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #480 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2011, 04:57:47 pm »

Tổ hợp “Pantsir-S1” (mẫu năm 1995)



Tổ hợp “Pantsir-S1” (mẫu năm 1995) trang bị 12 tên lửa phòng không 9M335 về hình dáng bên ngoài và theo bố cục giống với tên lửa 9M311 của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Tunguska” (tầm xa: 12km và độ cao: 8km, trong tên lửa tiếp nhận động cơ mạnh hơn, tăng cường khối lượng đầu đạn trong khi đường kính đầu đạn: 90mm, đường kính thùng chứa thiết bị vẫn duy trì như trước: 76mm). Thân tên lửa hai tầng, động cơ nằm trong phần tách biệt riêng. Tên lửa có thời gian bay ngắn trên tầng khởi động. Phạm vi hoạt động hiệu quả theo tầm xa: 12km, tầm cao: 8km. Khối lượng đầu đạn gồm các phần tử cháy nặng 20kg. Trong tên lửa, thiết bị dẫn động bánh lái khí động học đường không được sử dụng. Tổ hợp có thể dẫn bắn đồng thời ba tên lửa. Hệ thống dẫn bắn tên lửa: ra đa chỉ huy.

Trang bị pháo của “Pantisr” gồm hai pháo tự động 30mm 2A72. Pháo một nòng. Nguồn tiếp đạn được lựa chọn từ hai băng đạn với các loại đạn nổ - nổ mảnh – cháy và đạn xuyên giáp.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #481 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2011, 05:32:58 pm »



Thiết kế chiến đấu modul được lắp lên nóc khung xe, gồm hai khối 6 tên lửa phòng không, hai pháo bố trí ở mặt trong thùng phóng tên lửa phòng không, đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu và đài ra đa theo dõi mục tiêu và tên lửa. Đồng thời có kênh quang học của hệ thống điều khiển hỏa lực. Trên khung xe chiến đấu là chỗ làm việc của trắc thủ và trưởng xe chiến đấu.

Đài ra đa định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa “Roman” hoặc theo số hiệu 1L36-10 được thiết kế tại Viện “Fazatron” vào năm 1994 – 1995 theo đơn đặt hàng của Phòng thiết kế lắp láp thiết bị quốc gia. Ra đa định vị 1L36-01 “Roman” – đài ra đa định vị đa mục tiêu hai bước sóng, hoạt động trên các bước sóng centimet và milimet và được sử dụng cho việc bảo đảm theo dõi mục tiêu và dẫn bắn tên lửa tới chúng.

Cơ sở của đài: đài ra đa định vị hai bước sóng (cm+mm) được bảo hoạt động của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không (kể cả khi di chuyển) theo lớp mục tiêu rộng – máy bay, trực thăng (trong đó có trực thăng treo), các thiết bị bay điều khiển từ xa, vũ khí chính xác cao, các mục tiêu di động trên bộ.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #482 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2011, 05:53:05 pm »



Sự phối hợp hoạt động đồng thời trong hai phạm vi của các thiết bị truyền tải điện thế cao bằng, của hệ thống anten duy nhất và hệ thống tính toán hỗn hợp mạnh với kiến trúc mở bảo đảm khả năng giải quyết với độ chính xác cao trong chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn vũ khí, kháng nhiễu và độ tin cậy của hệ thống.

Nguyên tác modul của thiết kế đài theo dõi mục tiêu và tên lửa mang lại khả năng sử dụng nó cho tổ hợp pháo – tên lửa phòng không, được bố trí trên các khung gầm khác nhau (xích, bánh hơi, trên boong tàu).

Trong tổ hợp “mẫu năm 2006” đã lắp đài ra đa định vi đa năng theo dõi mục tiêu với anten lưới mạng pha bước sống milimet mới được thiết kế tại Phòng thiết kế. Sự hoàn thiện này cho phép tăng cường các tính năng kỹ - chiến thuật của tổ hợp một cách đáng kể. Ví dụ, số lượng mục tiêu bị tiêu diệt đồng thời tăng từ 2 lên 4 mục tiêu. Phạm vi bám bắt mục tiêu: 200…2000 mét theo tầm xa và 0…15 000 mét theo độ cao (trươc đó là 0…10 000 mét). Tốc độ mục tiêu bị tiêu diệt: 1000m/s. Phòng thiết kế hi vọng sự ổn định cao của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không mới với các thiết bị chống ra đa. Tổ hợp được lắp trên gầm xe bánh xích (GM352M1E do Belorussia sản xuất) hoặc trên các xe bánh hơi (MZKT-7930, KamAZ-6350, MAN…), đồng thời bố trí dưới dạng hệ thống phòng không trong tổ hợp phòng không bảo vệ các công trình cố định. Theo bề ngoài, tổ hợp được chuyển giao cho các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất sẽ được bố trí trên gầm xe KamAZ-6350 và GM252M1E.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #483 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 06:33:12 pm »

Thông tin lịch sử



Sự thiết kế tổ hợp phòng không 9K96 “Pantsir-S1” tương lai dành cho Quân chủng Phòng không Liên Xô được giao cho Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị vào những năm 1990. Tổ hợp phòng không phải trở thành các bộ phận và phân đội phòng không cơ động bảo vệ các cơ sở công nghiệp (sân bay, cơ sở quân sự, thiết bị thông tin liên lạc, cơ sở kinh tế), đồng thời trên các tàu nổi. Tỏ hợp phải bảo đảm khả năng che chắn cho các tổ hợp phòng không tầm xa S-300P khỏi các khí tài tấn công đường không tầm và và tiêu diệt các mục thiết giáp cũng như bộ binh.

Tổ hợp pháo tên lửa phòng không “Pantsir-S1” là sự phát triển từ tổ hợp pháo – tên lửa phòng không đầu tiên và hiện tại là duy nhất trên thế giới “Tunguska” được chế tạo tại Phòng Thiết kế lắp ráp thiết bị Tula và tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1982.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #484 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 06:45:29 pm »

Tổ hợp “Tunguska” được thiết kế nhằm bảo đảm khả năng phòng không cho các phân đội bộ binh cơ giới khỏi máy bay và trực thăng. Trang bị pháo của tổ hợp bảo đảm tấn công mục tiêu trong khi di chuyển, trong bất kỳ các điều kiện thời tiết trong thời gian ngày và đêm. Trang bị tên lửa cho phép “Tunguska” bắn mục tiêu trong khoảng dừng ngắn, trong các điều kiện quan sát quang học vào ban ngày.



Khoảng thời gian trước đó, từ thời điểm tổ hợp “Tunguska” gia nhập lực lượng vũ trang Liên xô, các tính năng kỹ thuật của các khí tài tấn công đường không đã được thay đổi rất nhiều. Các thiết bị bay không người lái, tên lửa có cánh bay trên độ cao thấp và bảo đảm khả năng tấn công chính xác cao và thiêt bị bay có người lái từ xa có bề mặt phản xạ thấp trong mọi phạm vi bức xạ (quang học, vô tuyến và hồng ngoại), được sử dụng trong nhiệm vụ trinh sát và tác chiến. Tốc độ bay của một vài loại mục tiêu tăng lên 1000m/s. Trang bị tên lửa của tổ hợp “Tunguska” được sử dụng trong mục đích chống lại các thiết bị bay kích thước lớn đã tỏ ra không hiệu quả khi đối đầu với các thiết bịt tấn công đường không mới.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #485 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 06:54:09 pm »



Mục tiêu thiết kế của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantsir-S1” là sự hiện đại hóa sâu sắc về tính năng kỹ thuật của tổ hợp pháo – tên lửa phòng khong theo khu vực bám bắt mục tiêu, giảm thời gian làm việc, bảo đảm khả năng tiêu diệt mọi loại mục tiêu và mở rộng điều kiện sử dụng trang bị tên lửa.

Trong các cuộc xung đột khu vực (Nam Tư, Afganistan, Iraq), các khí tài tấn công đường không được sử dụng theo cách không kích ồ ạt vào các mục tiêu quân sự và kinh tế quan trọng nhất trên toàn bộ chiều sâu lãnh thổ quốc gia với cấp độ đáng kẻ là hình thức tác chiến chính trong các cuộc xung đột quân sự.

Phân tích các dữ liệu và thông tin thu được trong các cuộc xung đột đã chỉ ra rằng, toàn bộ các cuộc tấn công đường không được bắt đầu từ thời điểm chế áp các khí tài phòng không được thực hiện bằng sự các cuộc tấn công quy mô lớn với vũ khí chính xác cao bằng các tên lửa chống ra đa “HARM”, tên lửa có cánh “Tomahawk” và bom điều khiển (bom thông minh) GBU-15, GBU-16.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #486 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 07:07:58 pm »



Trong khung gầm của tổ hợp mới sử dụng xe vận tải có độ cơ động cao với công thức bánh 8x8 “Ural-5323.4” với động cơ KamAZ-7406 công suất 260 sức ngựa. Mục đích sử dụng gầm xe vận tải – giảm giá thành của tổ hợp, nhằm che phủ các công trình hậu phương và các đơn vị tiền phương. Sau đó tổ hợp được giới thiệu cho Lục quân và trở thành mẫu trung gian.

Năm 1994, tại Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị đã chế tạo mẫu xe chiến đấu đầu tiên của tổ hợp “Pantsir” đồng thời đã trải qua các thí nghiệm và được công bố rộng rãi vào tháng 8 năm 1995 tại triển lãm hàng không ở thành phố Zhucovskiy.

Các thông tin cho biết, tổ hợp không thể bắn khi đang di chuyển theo đánh giá của các chuyên gia trong hàng loạt Viện Nghiên cứu khoa học Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantsir-S1” không thể thực hiện các nhiệm vụ chống lại vũ khí chính xác trên tầm xa ngoài 12km. Liên quan với các điều kiện rút ngắn sự mua trang bị kỹ thuật quân sự cho Quân chủng Không quân và Lục quân, sự quan tâm tới tổ hợp này đã mất đi.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #487 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 07:39:33 pm »

Công việc thiết kế tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantisr” chỉ được khởi động lại trong nửa sau năm 90. Sự quan tâm tới “Pantsir” đã xuất hiện ở Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất với những yêu cầu tăng cường đáng kể về tính năng kỹ thuật – trên thực tế đã dẫn tới sự chế tạo hệ thống mới: thiết kế modul chiến đấu mới, bao gồm pháo tự động bắn nhanh 2A38M, tên lửa phòng không mới 57E6-E với tầm bay điều khiển 20km, các khí tài ra đa định vị phát hiện mục tiêu và điều khiển hỏa lực khác.

Tháng 5 năm 2000, Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị đã ký kết với Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất hợp động tổng cộng 734 triệu đô la, trong đó 50%  được trả bởi Bộ Tài chính Nga do các khoản nợ với UAE và cung cấp 50 tổ hợp “Pantsir-S1” (24 tổ hợp trên khung gầm bánh hơi, 26 trên gầm xích).

Kết luận của hợp đồng với UAE đồng thời cũng không phải không có những scandal. Trên hợp đồng này tuyên bố xí nghiệp khác của Nga “Kupol” với viếc sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa phòng không “Tor-M1”, cũng đã trải qua các lần bắn thí nghiệm trên trường bắn ở UAE. Rõ ràng, sức hút của chủ nhiệm “KPB” – viện trưởng A.G.Shipunov đã cho phép thuyết phục UAE mua tổ hợp không phức tạp.

Trong thảo thuận với các điều kiện hợp đồng của Phòng thí nghiệm lắp ráp thiết bị đến cuối năm 2002, các công việc thiết kế - thí nghiệm về “Pantsir” phải được thực hiện và trong thời gian ba năm (2003 – 2005) sẽ chuyển giao cho UAE ba lô hàng với tổng cộng 50 tổ hợp (12, 24, 16 xe chiến đấu). Đối với việc thực hiện hợp đồng, UAE đã chuyển trước cho phòng thí nghiệm không quá 100 triệu đô la Mỹ (với hợp đồng tính toán cụ thể nhằm trả nợ của Nga với UAE, số tiền có thể không quá 50 triệu đô la), trong khi ngân sách cung cấp từ phía Nga là 300 000 đô la Mỹ.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #488 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 07:53:18 pm »

Sự chế tạo tổ hợp cho UAE mặc dù vướng phải hàng loạt các khó khăn về kỹ thuật và tổ chức nhưng vẫn được hoàn thành một cách kịp thời. Tuy nhiên, thời hạn theo hợp đồng đã bị phá vỡ. Theo tính toán, nguyên nhân cơ bản của việc không hoàn thành hợp đồng là vấn đề chế tạo đài theo dõi mục tiêu và quan trắc của tên lửa phòng không điều khiển.

Sự thiết kế đài ra đa định vị điều khiển hỏa lực được giao cho đối tác của Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị theo các phiên bản trước của “Pantsir” – Viện “Fazontron-NIIR”. Với kết quả thí nghiệm công việc theo sự chế tạo ra đa định vị 1L36 “Roman”, Fazotron đã bắt đầu công việc trên đài ra đa định vị hai phạm vi bước sóng 1PC2-E “Shlem”.

Nhà thiết kế đài ra đa định vị “Shlem” không chỉ tiêu tốn thời gian chế tạo đài, mà không đáp ứng hàng loạt các yêu cầu kỹ thuật từ khách hàng, từ đó, một số thiết kế đã bị từ chối. Trong cùng thời gian đó, theo thông tin, nhận được từ các quan chức của “Fazotron”, đây là đơn vị đã thực hiện theo các yêu cầu trước Phòng thí nghiệm”.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #489 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 08:08:49 pm »



Tình trạng phức tạp đã dẫn tới Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị quyết định chế tạo đài ra đa định vị điều khiển hỏa lực đa chức năng với anten lưới mạng pha bằng lực lượng riêng với sự tham gia của Viện “RATEP” (xí nghiệp đã tham gia trong việc thiết kế và chuẩn bị các mẫu thí nghiệm hệ thống điều khiển tia của anten lưới mạng pha).

Liên quan tới tình trạng phức tạp, năm 2005, Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị đã giới thiệu thiết kế thực tế của tổ hợp mới. Trong thiết kế yêu cầu nhiều thời gian hơn. UAE cũng đồng ý với sự thay đổi thời hạn. Theo sự tương ứng với những thời hạn mới, các tổ hợp đầu tiên phải được chuyển giao cho khách hàng năm 2006 và ba năm sau đó phải hoàn thành tất việc chuyển gian tổ hợp cho quân đội UAE.

Giữa năm 2006, các thí nghiệm của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantsir-S1” với việc phóng tên lửa trên trường bắn Kapustin đã diễn ra thành công. UAE đã gia hạn hợp đồng và thời gian chuyển giao “Pantisr-S1” sẽ được tiến hành trong thời gian 2007 – 2009 và thời gian sau đó sẽ được thông qua sớm hơn: 12 – năm 2007; 24 – năm 2008 và 14 năm 2009. Toàn bộ các tổ hợp sẽ được lắp trên khung gầm xe bánh hơi 8x8 – UAE muốn lựa chọn xe của hãng MAN. Cuối năm 2006, Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị đã chuyển giao cho UAE phiển bản “Pantsir-S1” để hoàn thành giai đoạn chuyển giao đầu tiên cho khác hàng nước ngoài. Bước thứ 2 sẽ được thực hiện vào mùa hè năm 2007.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM