Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:08:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488588 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #420 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 04:42:06 pm »

Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không 2S6M “Tunguska”



Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không được sử dụng cho nhiệm vụ phòng không tầm thấp.

Lịch sử chế tạo

Sự thiết kế tổ hợp “Tunguska” được giao cho Phòng thiết kế MOP (tổng công trình sư A.G.Shipunov) trong sự liên hiệp với các tổ chức công nghiệp quốc phòng chuyên ngành khác theo mệnh lệnh của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô viết từ ngày 8 tháng 6 năm 1970 và mục đích ban đầu nhằm chế tạo thiết bị pháo phòng không tự hành mới thay thế cho “Shilka” (ZSU-23-4).

Mặc dù “Shilka” được tiếp nhận thành công trong các cuộc chiến tranh ở Cận Đông, nhưng trong quá trình chiến đấu, những nhược điểm của thiết bị này đã xuất hiện – tầm hoạt động hiệu quả thấp (tầm xa không quá 2km), đạn pháo không đủ mạnh, đồng thời việc bị “xổng” mục tiêu do không có khả năng phát hiện.

Việc cần thiết đầu tiên là tăng cường đường kính đạn pháo của súng phòng không tự động. Các nghiên cứu thí nghiệm được thực hiện đã chứng minh rằng, việc chuyển đạn đường kính 23mm lên 30mm với khối lượng thuốc nổ tăng 2 - 3 lần cho phép giảm 2 – 3 lần số lượng đạn bắn trúng mục tiêu cần thiết. Các kết quả so sánh hiệu quả chiến đấu của ZSU-23-4 với thiết bị phòng không giả định ZSU-30-4 khi bắn mục tiêu là máy bay Mig-17 đang bay với tốc độ 300m/s đã chỉ ra rằng, khi khối lượng bằng nhau, xác suất tiêu diệt mục tiêu với số lượng đạn tiêu thụ giảm một nửa trên tầm cao từ 2000 đến 4000 mét. Với sự tăng đường kính đạn pháo và hiệu quả bắn, có thể sử dụng pháo trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên bộ với đạn xuyên lõm có thể bắn cháy các mục tiêu bọc thép nhẹ như xe chiến đấu bộ binh (BMP)…
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #421 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 04:52:47 pm »



Sự chuyển đường kính đạn của pháo phòng không tự động 23mm sang 30mm thực tế không ảnh hưởng tới sự bảo đảm tốc độ bắn, nhưng khi đường kính đạn lớn hơn, việc bảo đảm tốc độ bắn cao về mặt kỹ thuật không thể thực hiện được.

Thiết bị phòng không tự hành “Shilka” có khả năng tìm kiếm mục tiêu rất hạn chế. Khả năng tìm kiếm mục tiêu của “Shilka” được bảo đảm bằng ra đa định vị của thiết bị trong phạm vi 15…40 độ theo góc hướng với sự thay đổi đồng thời góc tầm (góc độ cao) trong giới hạn 7 độ từ hướng lắp của trục anten.

Hiệu quả bắn cao của ZSU-23-4 đạt được chỉ khi nhận được sự chỉ thị mục tiêu trước từ trạm chỉ huy cấp đại đội PU-12 (PU-12M) – theo thứ tự, sử dụng các số liệu nhận được từ đài chỉ huy điều khiển phòng không cấp sư đoàn có trang bị đài ra đa định vị nhìn vòng mẫu P-15 (P-19). Chỉ sau khi đó, đài ra đa định vị của ZSU-23-4 mới thực hiện tìm kiếm mục tiêu một cách kịp thời. Khi không có sự chỉ thị mục tiêu, đài ra đa định vị của ZSU có thể thực hiện chế độ tìm kiếm vòng tự động, nhưng hiệu quả phát hiện mục tiêu tren không khi đó không quá 20%.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #422 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 05:08:14 pm »



Tại ba Viện Nghiên cứu khoa học đã xác định, để bảo đảm khả năng tác chiến tự động cho ZSU tương lai và hiệu quả bắn cao, trong thành phần của thiết bị phải có đài ra đa định vị nhìn vòng riêng theo đúng nghĩa với tầm hoạt động 16 – 18km khi lỗi đo xa trung bình không quá 30 mét), còn phạm vi quan sát của ra đa định vị này trong mặt phẳng đứng (góc tầm) không nhỏ hơn 20 độ.

Tuy nhiên, tính hợp lý của việc thiết kế tổ hợp pháo – tên lửa phòng không đã mang lại sự hoai nghi lớn cho Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô A.A.Grechko. Do cơ sở của sự hoài nghi này, thậm chí tài chính cho việc thiết kế tiếp theo của thiết bị phòng không “Tunguska” (trong thời kỳ 1975 – 1977) được tiếp nhận vào trang bị năm 1975 đã bị cắt. Tổ hợp tên lửa phòng không “Osa-AK” có phạm vi hoạt động hiệu quả gần tương tự theo tầm xa (10km) và lớn hơn về tầm cao (0,025 – 5km), đồng thời có các tính năng kỹ thuật và hiệu quả hoạt động tương tự “Tunguska”.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #423 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 05:17:25 pm »



Nhưng khi đó, sự đặc thù của trang bị phòng không cấp trung đoàn trong sư đoàn phòng không chưa được tính toán đến, trong khả năng chống trực thăng, tổ hợp tên lửa phòng không “Osa-AK” thua kém rõ ràng so với thiết bị phòng không tự hành “Tunguska” ví dụ như có thời gian hoạt động lớn hơn rất nhiều – hơn 30 giây so với 8 – 10 giây của ZSU “Tunguska”. Thời gian phản ứng thấp của “Tunguska” bảo đảm khả năng chống trả kịp thời với sự xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc bất ngờ bay qua như trực thăng và các mục tiêu bay tầm thấp khác – không thể bảo đảm bởi tổ hợp tên lửa phòng không “Osa-AK”.

Trong chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên, người Mỹ đã tiếp nhận các trực thăng trang bị tên lửa chống tăng (có) điều khiển. Việc này đã được biết đến với sự thành công của 89 trong số 91 lần trực thăng với tên lửa chống tăng điều khiển tấn công vào các thiết bị thiết giáp, trận địa pháo và các mục tiêu trên bộ khác.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #424 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 05:33:41 pm »


Tunguska thuộc lực lượng Cận vệ quân đội Belorussia

Kinh nghiệm chiến đấu đó đã được áp dụng, trong mỗi sư đoàn Mỹ đã thành lập các phân đội trực thăng chuyên dụng để chống lại các phương tiện kỹ thuật thiết giáp. Nhóm các trực thăng yểm trợ hỏa lực cùng với trực thăng trinh sát có nhiệm vụ không chế các trận địa cách xa 3 – 5km từ giới tuyến của các đơn vị khác. Khi xe tăng đối phương tiến tới khu vực này, các trực thăng sẽ vọt lên độ cao 15 – 25 mét và tiêu diệt chúng với sự hỗ trợ của tên lửa chống tăng điều khiển, sau đó biến mất (“ẩn nấp”) một cách nhanh chóng. Trong các trường hợp nay, xe tăng hầu như không có khả năng tự vệ, còn trực thăng – gần như không bị đánh trả.
 
Theo quyết định của Chính phủ năm 1973, Viện Nghiên cứu khoa học đặc biệt “Zapruda” đã được thành lập nhằm nghiên cứu khả năng phòng thủ của Lục quân, đặc biệt – bảo vệ các xe tăng và các phương kỹ thuật thiết giáp khác khi tấn công khỏi hỏa lực trực thăng của đối phương. Nơi thực hiện công việc nghiên cứu này được xác định bởi ba Viện Nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Quốc phòng (chỉ đạo công việc – S.I.Petukhov). Trong quá trình thực hiện công việc trên trường bắn Donguzsk (chủ nhiệm trường bắn O.K.Dimitriev) được tiến hành các cuộc thí nghiệm bắn các loại đạn khác nhau của các loại vũ khí thuộc lục quân vào trực thăng mục tiêu.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2011, 05:42:36 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #425 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 06:11:59 pm »



Trong kết quả đã được tiến hành bởi Viện nghiên cứu đặc biệt đã xác định rằng các khí tài trinh sát và tấn công có trên xe tăng và các khí tài hỗ trợ trong các đơn vị pháo binh, xe tăng và bộ binh cơ giới khi được trang bị đầy đủ, không có khả năng tiêu diệt trực thăng trên không. Tổ hợp phòng không “Osa”có thể bảo đảm nhiệm vụ che phủ đáng tin cậy cho các phân đội xe tăng tấn công khỏi máy bay phản lực nhưng không có khả năng bảo vệ các phân đội này khỏi trực thăng. Trận địa của tổ hợp phòng không này sẽ năm cách xa 5 – 7km tính từ vị trí trực thăng – khi tấn công xe tăng sẽ bay vượt trên không trong thời gian không quá 20 – 30 giây. Theo tổng số thời gian phản ứng của tổ hợp và tầm bay của tên lửa phòng không tới khu vực bố trí trực thăng, tổ hợp “Osa” và “Osa-AK” không thể tiêu diệt trực thăng. Các tổ hợp phòng không “Strela-2”, “Strela-1” và “Shilka” theo các khả năng chiến đấu cũng không có khả năng chống lại các trực thăng yểm trợ hỏa lực trong các trường hợp chiến thuất và tiếp nhận chiến đấu tương tự.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #426 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 06:22:04 pm »



Khí tài phòng không duy nhất có khả năng chống trả hiệu quả với các trực thăng “treo” có thể là ZSU “Tunguska”. “Tunguska” có khả năng phối hợp với xe tăng trong đơn vị, có phạm vi hoạt động hiệu quả đủ xa (4 – 8km) và thời gian triển khai phản ứng ngắn (8 – 10s).

Các kết quả của Viện nghiên cứu “Zapruda” và các nghiên cứu bổ sung khác diễn ra trong ba Viện Nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Quốc phòng theo chương trình này đã cho phép việc cung cấp lại tài chính cho việc nghiên cứu tiếp theo trên ZSU “Tunguska”.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #427 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:07:18 pm »

Thiết kế và thí nghiệm



Sự thiết kế tổ hợp “Tunguska” về toàn bộ thiết bị được thực hiện bởi Phòng thiết kế thí nghiệm MOP (tổng công trình sư A.G.Shpunov). Các tổng công trình sư về pháo và tên lửa tương ứng là B.P.Gryazev và B.M.Kuznetsov.

Trong thiết kế các thiết bị cơ sở của tổ hợp có sự tham gia của xưởng cơ khí Ulianov MRP (theo tổ hợp thiết bị vô tuyến, tổng công trình sư Yu.E.Ivanov), xưởng máy kéo Minsk MSKhM (theo khung gầm bánh xích GM-352 với hệ thống nguồn cung cấp điện), Viện Nghiên cứu khoa học toàn Nga “Signal” MOP (theo hệ thống bắn, ổn định tuyến bắn và thước ngắm quang học, khí tài dẫn đường), Liên hiệp quang điện – cơ khí Leningrad (theo trang bị thước ngắm hồng ngoại) và các tổ chức khác.

Các thí nghiệm tổng hợp (cấp quốc gia) của tổ hợp “Tunguska” được thực hiện từ tháng 9 năm 1980 tới tháng 12 năm 1981 trên trường bắn Donguzsk (chủ nhiệm trường bắn: B.I.Kuleshov) dưới sự chỉ đạo của hội đồng do Yu.P.Belyakov phụ trách. Tổ hợp được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang theo mệnh lệnh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên Xô từ mùng 8 tháng 1 năm 1982.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #428 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:20:14 pm »

Thành phần tổ hợp



Xe chiến đấu 2S6 của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không 2K22 là một trong những khí tài cơ bản bố trí trên khung gầm xích tự hành có độ cơ động cao:

+ pháo, bao gồm 2 pháo tự động 30mm 2A38 với hệ thống làm nguội và cơ số đạn kèm theo

+ tên lửa, bao gồm 8 thiết bị phóng với các ống dẫn hướng và đạn tên lửa phòng không 9M331 trong thùng vận tải – phóng, bộ mã hóa, thiết bị xác định tọa độ

+ thiết bị truyền động thủy lực dẫn bắn cho pháo và thiết bị phóng tên lửa phòng không

+ hệ thống ra đa định vị, bao gồm các ra đa định vị phát hiện, theo dõi mục tiêu và máy hỏi vô tuyến

+ khí tài tính toán – giải quyết kỹ thuật số 1A26

+ trang bị thước ngắm – quang học với hệ thống dẫn bắn và ổn định

+ hệ thống do độ lắc và đo vòng

+ thiết bị kiểm tra ngầm

+ thiết bị dẫn đường

+ các hệ thống bảo đảm cuộc sống

+ các hệ thống thông tin

+ các hệ thống tự động và khóa tự động

+ hệ thống phòng thủ vũ khí nguyên tử, phòng hóa và sinh học.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #429 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 02:39:40 pm »

Pháo phòng không tự động



Pháo phòng không tự động hai nòng 2A38 30mm bảo đảm khả năng bắn bằng các viên đạn được bổ sung từ băng đạn chung cho hai nòng pháo qua một thiết bị tiếp đạn duy nhất. Pháo tự động có một cơ chế bắn, theo thứ tự luân phiên của nòng bên trái và bên phải. Sự điều khiển bắn – từ xa – với sự hỗ trợ của thiết bị điện. Sự làm nguội nòng pháo – chất lỏng: nước hoặc sử dụng chất chống đông trong điều kiện nhiệt độ không khí dưới 0 độ (nhiệt độ âm). Pháo tự động hoạt động theo góc tầm từ - 9 đến 85 độ. Băng đạn có các mắt xích với đạn, có loạt đạn nổ - nổ mảnh – cháy và đạn nổ mảnh – vạch sáng (theo tỷ lệ 4:1). Cơ số đạn: 1936 viên. Các pháo tự động bảo đảm tốc độ bắn 4060 – 4810 viên/phút (trong chế độ bắn, sau 100 viên, nòng pháo được làm mát). Sơ tốc đầu nòng của đạn: 960 – 980m/s.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM