Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:11:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488540 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #240 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2010, 06:58:52 pm »

Sự điều khiển tên lửa trong khi bay được thực hiện bằng các cánh lái khí động lực hình tam giác và các cánh hình thang trên buồng đuôi của động cơ tên lửa.



Động cơ nhiên liệu rắn phản lực hai chế độ một buồng với một vòi phun hoạt động liên tục trong bộ phận khởi động bay hỗ trợ tên lửa đạt tốc độ khởi động 420m/s và duy trì một cách liên tục sau đó.

Tên lửa trong khi bay không được ổn định theo độ nghiêng, còn tốc độ góc của tên lửa bị hạn chế một cách tương đối theo trục dọc bởi các cánh lái lớn trên các mặt phẳng khí động lực ở đuôi – bên trong lắp các đĩa tròn kết nối chúng với nhau. Khi các đĩa quay nhanh, bằng sự tính toán thời điểm quay, cách cánh lái xoay và xuất hiện lực hãm khí động lực làm quay tên lửa. Trong sự khác biết với các khí tàu tên lửa Sidewinder của Mỹ và K-13 của Liên Xô mà các cánh lái được quay khá lâu trước khi khởi động, các cánh lái tên lửa 9M31 được quay tại thời điểm tên lửa khởi động bằng cách cuộn trên các sợi dây cáp, được cố định trong các thùng phóng – vận tải cố định.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2010, 07:22:45 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #241 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2010, 07:25:56 pm »

Tên lửa có chiều dài gần 1,8 mét (đường kính 120mm, sải cánh 360mm) được bảo quản và vận chuyển trong thùng phóng – vận tải nhằm bảo vệ tên lửa khỏi các hư hỏng cơ khí và tác động của môi trường bên ngoài. Khi lắp trên xe, thùng được cố định vào khung thiết bị phóng bằng các vành đai. Sự khởi động của tên lửa được thực hiện trực tiếp trong thùng.



Thiết bị phóng được giới thiệu là tháp pháo bọc thép có khả năng quay vòng với hướng nghiêng về thành trước trong phạm vi 60 độ theo góc ngang từ kính chống đạn, trong đó là chỗ ngồi của pháo thủ - trắc thủ. Trên khung mỗi bên tháp pháo lắp hai thùng phóng – vận tải với tên lửa. Sự dẫn bắn của thiết bị phóng tới mục tiêu do trắc thủ thực hiện trong giới hạn từ -5 đến 80 độ theo góc cao (bằng tay) và 360 độ theo góc hướng (bằng chân). Sự cân bằng cao của bộ phận rung, lắc trong thiết bị phóng với tên lửa,cùng với trọng tâm lực với giao điểm của các trục rung, lắc trên xe chiến đấu và sự bù đắp các xung động tần số thấp của thân xe bởi trắc thủ cho phép bắn mục tiêu đang di động. Trong bị khi vận chuyển, thiết bị phóng được hạ xuống gần nóc xe chiến đấu.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #242 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2010, 07:38:47 pm »

Hoạt động chiến đấu



Pháo thủ - trắc thủ theo sự chỉ thị mục tiêu hoặc tự phát hiện mục tiêu bằng mắt thường, dẫn mục tiêu tới tên lửa với sự sử dụng thiết bị quan sát quang học và mở nguồn điện của tên lửa thứ nhất một cách đồng thời , sau đó 5 giây – tên lửa thứ hai. Khi đó, nóc thùng phóng được mở, đầu đạn tự dẫn đường bám bắt mục tiêu và bắt đầu quan sát nó với sự cung cấp tín hiệu âm thanh cho trắc thủ. Pháo thủ quan sát bằng mắt thường sẽ đánh giá vị trí mục tiêu trong không gian và tới thời điểm vào khu vực phóng sẽ ấn nút “Phóng” để khởi động tên lửa. Sau khi tên lửa ra khỏi thùng phóng, các cánh lái sẽ quay, gia đoạn đầu tiên của việc khởi động chấm dứt và dừng kết nối điện với thiết bị phóng, còn trắc thủ có thể chuẩn bị phóng tên lửa thứ hai.

Trong tổ hợp, giống như tổ hợp tên lửa phòng không xách tay “Strela-2”, trong khoảng thời gian khá lâu cho đến khi xuất hiện các vũ khí có độ chính xác cao, lớp tên lửa này trên thực tế đã được tiếp nhận nguyên tắc cơ bản “phóng – quên”.

Bốn xe chiến đấu “Strela-1” tạo thành một trung đội tên lửa phòng không biên chế trong thành phần đại đội pháo – tên lửa phòng không trong trung đoàn bộ binh cơ giới (xe tăng)
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #243 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2010, 07:57:06 pm »

Phiên bản “Strela-1M” là sự hiện đại hóa của tổ hợp “Strela-1”.



Để tăng tầm xa và xác suất phát hiện mục tiêu trong thành phần tổ hợp mới có lắp ra đa định hướng thụ động do Viện nghiên cứu khoa học Leningrad “Vector” thuộc Bộ công nghiệp vô tuyến điện thiết kế. Ra đa bảo đảm đánh giá tình hình trên không, phát hiện thiết bị tấn công đường không với sự bức xạ của các thiết bị ra đa mang theo trong phạm vi 40 độ theo góc tầm và theo dõi chúng tới thời điểm phát hiện bằng thiết bị quan sát quang học. Có thể sử dụng ra đa trong mục đích cung cấp sự chỉ thị mục tiêu cho các xe chiến đấu khác không được trang bị ra đa định hướng.

Sự sử dụng ten lửa 9M31 một tầng nhiên liệu rắn với các tính năng kỹ thuật nâng cấp cho giảm tầm gần tiêu diệt mục tiêu, tăng cường xác suất tấn công mục tiêu trên tầm thấp và độ tự dẫn bắn chính xác của tên lửa.

Với mục tiêu tăng cường sự kiểm soát khả năng hoạt động của các khí tài chiến đấu cơ bản trong tổ hợp, xe kiểm tra – kiểm soát trên cơ sở BRDM đã được thiết kế.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #244 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2010, 08:11:39 pm »

Tổ hợp nâng cấp “Strela-1M” sau các thí nghiệm cấp quốc gia (trường bắn Donguzsk, tháng 5 – 7 năm 1969) đã được tiếp nhận vào lực lượng phòng không Lục quân tháng 12 năm 1970. Theo kết luận của Ủy ban, theo sự so sánh với nguyên mẫu “Strela-1”, tổ hợp mới có tầm phát hiện mục tiêu lớn hơn, giảm 400 – 600 mét tầm gần và 30 mét phạm vi hoạt động hiệu quả tầm thấp.



Xe chiến đấu “Strela-1M” định hướng tại chỗ với các đài thông tin liên lạc thường xuyên được lắp trên các xe khác. Trưởng x chiến đấu trên thiết bị chỉ thị nhìn vòng đánh giá tình trạng khu vực hoạt động của ra đa định hướng thụ động, tiếp nhận giải quyết về xuất xứ mục tiêu và thông báo cho trắc thủ trong kíp xe chiến đấu của mình, cho chỉ huy đại đội và các xe chiến đấu khác trong trung đội về hướng của mục tiêu.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #245 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2010, 08:22:26 pm »



Trắc thủ bật hệ thống định hướng chính xác, quay thiết bị phóng tới mục tiêu và làm rõ thêm xuất xứ của mục tiêu, theo các tín hiệu trên thiết bị chỉ thị màu và trong mũ nghe có ống đối thoại theo dõi mục tiêu và khi nó bay vào phạm vi quan sát của thiết bị quan sát quang học và sự dẫn bắn chính xác của thiết bị phóng tới nó. Thiết bị phóng được đặt trong chế độ “Tự động”. Khi mục tiêu bay tới gần phạm vi phóng, trắc thủ ấn nút “Bort” (“Bên cạnh”, “Thành”) để phóng tên lửa (“Phóng” – “Pusk”?). Phụ thuộc vào kiểu, tốc độ và vị trí mục tiêu tương ứng, trắc thủ có thể sử dụng chế độ “Tiến” hoặc “Lùi” được sử dụng để bắn mọi loại mục tiêu, kể cả mục tiêu tốc độ thấp (trực thăng) tới giao điểm.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #246 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2010, 08:35:42 pm »

Sự tiếp nhận tổ hợp tên lửa phòng không “Steral-1” và “Strela-1M”



Nhờ sự đơn giản trong thao tác chiến đấu và độ tin cậy cao trong khai thác sử dụng, các tổ hợp “Strela-1” và “Strela-1M” đã nhận được sự phổ biến và xuất khẩu một cách rộng rãi tới các quốc gia khác nhau. Theo các nguồn thông tin, khoảng 600 xe chiến đấu của tổ hợp đã nằm trong biên chế của gần 30 quân đội thuộc khối Vasrsava và Nam Tư , các quốc gia Châu Á (Iraq, Siry, Bắc Yemen, Ấn Độ, …….), Châu Phi (Algeri, Angola, Benin, Ai Cập, Ginea, Gine-Bisau, Libia, Madagaska, Mali, Mozambich) và Mỹ Latin(Cuba, Nicaragoa).
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #247 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2010, 08:41:44 pm »

Tổ hợp “Strela-1” không chỉ được sử dụng trong cuộc xung đột A-rập – Israel trong năm 1981 mà còn trong chiến tranh Iraq (1991), Nam Tư (1999) và các cuộc xung đột vũ trang khác. Lần tham chiến đấu tiên của “Strela-1” dược đánh dấu trong cuộc chiến giữa Israel và Siry (Nam Liban, thung lũng Becaa năm 1981), tháng 12 năm 1983, những tổ hợp này đã bắn rơi các máy bay Mỹ A-6E và A-7E (máy bay thứ hai, các thông tin chưa được xác nhận). Trong cùng năm, một vài tổ hợp “Gakin” đã bị quân đội Nam Phi chiếm đoạt trong cuộc chiến ở phía nam Angola.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #248 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2010, 09:16:14 pm »

9K37 "Buk" (Sa-11 "Gadfly")



Tổ hợp tên lửa phòng không cấp binh đoàn “Buk” (9K37) được sử dụng nhằm chống lại các mục tiêu khí động lực bay với tốc độ 830m/s trên tầm thấp và tầm trung, cơ động với mức chịu quá tải 10 – 12 đơn vị gia tốc trên tầm xa 30km, trong tương lai – với các loại tên lửa đạn đạo “Lans” trong các điều kiện phải đối kháng với các loại nhiễu vô tuyến.

Việc thiết kế được bắt đầu theo Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô viết ngày 13 tháng 1 năm 1972 và dự kiến ứng dụng việc hợp tác thiết kế và sản xuất, theo thành phần cơ bản tương đồng với những hoạt động trước đó trong việc chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không “Kub”. Đồng thời xác định việc thiết kế tổ hợp tên lửa phòng không M-22 “Uragan” cho Hải quân – sử dụng cùng tên lửa phòng không của tổ hợp “Buk”.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #249 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2010, 09:38:21 pm »

Các nhà thiết kế tổ hợp và hệ thống



Nơi thiết kế chính của tổ hợp tên lửa phòng không “Buk” được xác định cho Viện Nghiên cứu khoa học chế tạo thiết bị (NIIP) thuộc Hội liên hiệp Nghiên cứu và thiết kế (NKO) “Fazontron” (Tổng giám đốc V.K. Grishin) thuộc Bộ công nghiệp điện tử (tên gọi cũ là Phòng thiết kế thí nghiệm 15 - Ủy ban quốc gia về kỹ thuật hàng không). Tổng công trình sư phụ trách toàn bộ tổ hợp 9K37 là A.A.Rastov, trạm chỉ huy (KP) – G.N. Valaev (sau đó là – V.I.Sokiran), xe hỏa lực tự hành (SOU) 9A38 – V.V.Matyashev, đầu đạn tự dẫn đường Dople bán chủ động 9E50 cho tên lửa – I.G.Akopyan.

Thiết bị nạp đạn – phóng (PZU) 9A39 được chế tạo tại Phòng thiết kế chế tạo xe máy (MBK) “Start” thuộc Bộ Công nghiệp Hàng không (trước đó là Phòng thiết kế đặc biệt số 203 thuộc Ủy ban Quốc gia về kỹ thuật hàng không) dưới sự lãnh đạo của A.I.Yaskin. Khung gầm xích đa năng cho xe chiến đấu của tổ hợp được chế tạo tại Phòng thiết kế thí nghiệm số 40 thuộc xưởng lắp ráp xe máy Mưtisinsk thuộc Bộ Giao thông vận tải dưới sự lãnh đạo của N.A.Astrov. Việc thiết kế tên lửa 9M38 được giao cho Phòng thiết kế chế tạo máy Sverdlovsk “Novator” thuộc Bộ Công nghiệp Hàng không (trước đó là Phòng thiết kế thí nghiệm số Cool do L.V.Lyuliev phụ trách – trước đó không tham gia việc thiết kế tổ hợp tên lửa “Kub” của Phòng thí nghiệm số 134. Đài ra đa phát hiện và chỉ thị mục tiêu 9S18 “Kupol” được thiết kế tại Viện Nghiên cứu khoa học thiết bị do lường (NIIIP) thuộc Bộ Công nghiệp Hàng không dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư A.P.Vetoshko (sau đó là Yu.P.Sekotov).

Sự thiết kế tổ hợp được hoàn thành dự kiến vào quý II năm 1975.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM