Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:21:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488595 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #170 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 08:33:57 pm »

Đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu SOTs 1S11

Đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu SOTs 1S11 được sử dụng để phát hiện và nhận dạng xuất xứ của mục tiêu trong phạm vi 3 - 70km theo tầm xa và 30 – 7000 mét theo tầm cao, đồng thời cung cấp các thông số khác về chúng. Đài ra đa được giới thiệu là đài ra đa xung nhìn vòng ( 15 vòng quay vỗi phút) phạm vi xentimet với hai kênh truyền tải – nhận (thu) sóng độc lập và anten tổng thể dạng chảo. Khi công suất xung động của bức xạ đạt 600kW trong mỗi kênh, chiều rộng các tia của chúng theo góc phương vị gần 1 độ, còn phạm vi quan sát hình quạt theo góc cao – 20 độ. Khả năng kháng nhiễu của đài ra đa phát hiện mục tiêu 1S11 được bảo đảm bằng hệ thống chọn lọc các mục tiêu đang hoạt động (SDTs) và áp lực của các dải nhiễu không đồng bộ, sự tăng cường kênh thu được thực hiện bằng tay, bằng sự điều biến tần số lặp lại của các xung động và sự điều hưởng lại các tần số của máy phát sóng.

Đài ra đa định vị theo dõi mục tiêu 1S31

Đài ra đa định vị theo dõi mục tiêu 1S31 theo số liệu của trung tâm điều khiển từ đài ra đa theo dõi mục tiêu với xác suất 0,9 bảo đảm bám bắt, lựa chọn theo dõi mục tiêu dạng F-4 và bắn ở tầm xa 50km, đồng thời chiếu xạ mục tiêu cho đầu đạn tự dẫn đường của tên lửa bằng sự phát xạ liên tục. Đài ra đa định vị có hai kênh độc lập, các bộ nguồn bức xạ được lắp đặt trong mặt phẳng đầu mối của kính phản xạ dạng parabol của anten tổng thể theo dõi và chiếu xạ mục tiêu. Khi công suất xung động theo kênh theo dõi mục tiêu đạt 270kW, chiều rộng của tia gần 1 độ, sai số bình quân theo dõi mục tiêu theo các góc tọa độ gần 0,5 d.u và 10 mét theo tầm xa. Khả năng bảo vệ đài ra đa theo dõi mục tiêu khỏi các dải nhiễu thụ động và phản xạ từ mặt đất được thực hiện bằng hệ thống chọn lọc mục tiêu đang hoạt động, còn với các dải nhiễu vô tuyến điện – sử dụng phương pháp định vị xung đơn của mục tiêu, hệ thống chỉ thị mục tiêu và điều hưởng lại bằng tần số hoạt động. Khi đài ra đa theo dõi mục tiêu bị trấn áp bởi các dải nhiễu vô tuyến điện, sự theo dõi mục tiêu theo các góc tọa độ được thực hiện bằng máy ngắm quang học – vô tuyến, còn theo tầm xa được thực hiện bằng ra đa phát hiện mục tiêu 1S11.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #171 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 09:09:41 pm »

Thiết bị tên lửa phòng không điều khiển 9M3



Thiết bị tên lửa điều khiển 9M3 hoạt động bằng nhiên liệu rắn như tổ hợp tên lửa phòng không “Krug”, được thiết kế theo sơ đồ khí động học “cánh quay” với động cơ tên lửa hỗn hợp và đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động bằng ra đa định vị. Trong sự khác biệt với 9M8, để tăng cường sự cơ động, bộ phận cân bằng của 3M9 có cánh lái, giảm kích thước của cánh quay và bảo đảm sự sử dụng thiết bị truyền động khí nén nhẹ hơn. Đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động bằng ra đa 1SB4 bảo đảm bám bắt mục tiêu đã được lựa chọn từ khi khởi động và theo dõi nó đến thời điểm đầu đạn nổ. Trong các điều kiện phải đối phó với các tên lửa chống ra đa của đối phương kiểu “Shraik”, sự bám bắt mục tiêu của đầu đạn tự dẫn đường của tên lửa có thể thực hiện trên không sau khi khởi động. Để bắn cháy mục tiêu, với khả năng chịu quá tải 8 đơn vị, tên lửa được trang bị đầu đạn nổ - nổ mảnh (3N12, khối lượng 57kg), khi nổ tạo thành 3150 mảnh. Đầu đạn tên lửa nổ theo lệnh của ngòi nổ vô tuyến hai kênh bức xạ liên tục.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2010, 10:18:59 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #172 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 09:41:01 pm »

Thiết bị động cơ hỗn hợp nhiên liệu rắn hai tầng được thiết kế theo cấu tạo khác thường. Tầng đầu tiên (khởi động) được giới thiệu được nạp nhiên liệu rắn trong hình dạng khối thường (chiều dài: 1,7 mét, đường kính 290mm), với ống hình trụ từ nhiên liệu thuốc phóng không khói (VIK-2) khối lượng 172kg với mặt đáy bọc thép, được bố trí trong buồng đốt của tầng chính. Sau 3 – 6 giây, các công việc của bộ phận bên trong thiết bị vòi phun xảy ra với sự duy trì bằng lưới chất dẻo thủy tinh. Động chính là lò ga có dạng thùng với nhiên liệu được nạp sẵn. Các chất gây cháy được nạp của lò khí được đẩy vào buồng đốt, nơi phần chất đốt được đốt trong dòng không khí, truyền qua bốn của thoát khí. Các thiết bị truyền vào với các vật trung tâm dạng hình nón được thiết kế trong chế độ hoạt động siêu âm và khi mởi động cơ chính, chúng thoát ra khỏi các rãnh của bộ phận thoát khí tới buồng đốt được đóng bằng nắp chất dẻo thủy tinh.

Tên lửa 3M9 là tên lửa đầu tiên trên thế giới sử dụng thiết kế này và được tiếp nhận sản xuất hàng loạt trong biên chế lực lượng vũ trang. Trên cơ sở của nó đã chế tạo một dòng thiết bị tên lửa phòng không của “Kub” (3M9M1/2/3/3A/MA). Sau khi bắt được một số tên lửa 9M3 trong thời gian chiến tranh năm 1973 ở Cận Đông, Israel đã sử dụng chúng trở thành nguyên mẫu để chế tạo hàng loạt tên lửa phòng không và tên lửa chống tàu của nước ngoài. Với chiều dài gần 5,8 mét và đường kính 330mm, khối lượng 630kg, được vận chuyển theo cặp với các đế cân bằng bên phải và bên trái trong công te nơ đặc biệt 9Ya266
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #173 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 09:58:33 pm »

Thiết bị phóng tự hành 2P25



Thiết bị phóng tự hành 2P25 trên cơ xe gầm xe bánh xích đa năng có độ cơ động cao GM-578 phục vụ cho việc vận chuyển, kiếm tra trước khi phóng và phóng ba tên lửa phòng không điều khiển. Sự dẫn hướng sơ bộ với các tên lửa tới mục tiêu được thực hiện theo số liệu của thiết bị trinh sát dẫn bắn tự hành, sau khi thực hiện khả năng chống nhiễu và thông tin mã hóa vô tuyến. Thể thực hiện các chức năng của mình, thiết bị phóng tự hành được trang bị các thiết bị truyền động lực tự động hóa bằng điện, thiết bị tính toán – giải quyết, khí tàu thông tin và dẫn đường, nguồn điện tuabin khí tự động. Trong trạng thái vận chuyển, các tên lửa trên thiết bị phón được bố trí ở tư thế nằm ngang với bộ phận đuôi hướng ra phía trước theo hướng di chuyển của thiết bị phóng, khối lượng thiết bị phóng với ba tên lửa phòng không và kíp xe 3 người: 19,5kg.
Logged
buldeswerh
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #174 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 10:14:51 pm »

Để bắn cháy mục tiêu, hoạt động với gia tốc 8 đơn vị, tên lửa được trang bị đầu đạn nổ - nổ mảnh (3N12, khối lượng 57kg), khi nổ tạo thành 3150 mảnh.


Cái này mình nghĩ nên dịch là khả năng chịu quá tải (g-load) là 8 (g) xấp xỉ 8 x 9.8 = 78,4 m/s2
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #175 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 10:17:11 pm »

Khả năng cơ động của thiết bị đã được biết đến trong các cuộc xung đột khu vực tại Cận Đông. Thành công đầu tiên trong lịch sử của tổ hợp tên lửa phòng không này là bắn rơi gần một nửa lực lượng Không quân Israel trong thời gian chiến tranh A-rập – Israel năm 1973. Chỉ trong thời gian từ mùng 6 đến 24 tháng 10, các tổ hợp “Kvadrat” của Ai Cập đã bắn rơi 64 máy bay Israel bằng 95 tên lửa. Còn để tiêu diệt 6 máy bay trong thời gian từ mùng 8 tháng 4 đến 30 tháng 5 năm 1974, chỉ cần 8 tên lửa. Các chuyên gia quân sự nước ngoài, trong đó có Mỹ đã chỉ ra rằng tổ hợp tên lửa phòng không này theo các khả năng tác chiến của nó vượt trội tổ hợp tên lửa phòng không Mỹ “Hawk” đã được hiện đại hóa và làm suy giảm một cách đáng kể hiệu quả lực lượng Không quân Israel, vốn sử dụng các máy bay do Mỹ và các nước NATO sản xuất. Đến cuối cuộc chiến tranh năm 1973, Israel đã mất gần 110 máy bay, về phía Ả rập: 40 hệ thống phòng không khác nhau, trong đó có tổ hợp tên lửa phòng không “Kvadrat”. Thiệt hại lớn đã bắt buộc giới chỉ huy quân sự Israel - để chống lại các tổ hợp đang được sử dụng một cách rộng rãi này là áp dụng các khả năng kỹ thuật mới, dựa trên cơ sở hỏa lực trực tiếp và đối kháng điện tử với các tổ hợp phòng không dựa trên năng lực hạn chế của chúng trong khi đối đầu với các mục tiêu bay tầm thấp trong các điều kiện bị gây nhiễu mạnh.

Khi chế tạo “Kub”, mặc dù các tính năng tác chiến cao, đã cung cấp những khả năng hiện đại hóa và sau đó là hoàn thiện với sự tính toán các kinh nghiệm thu được khi khai thác sử dụng trong các quân đoàn và từ tác chiến thực tế, xu hướng phát triển thiết bị tấn công đường không và thiết bị phòng không. Những công việc này được thực hiện một cánh đồng thời bởi các nhà thiết kế và các xưởng sản xuất.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #176 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 07:00:29 pm »

Biến thể

Tổ hợp tên lửa phòng không “Kub-M1” (2K12M1)



Tổ hợp tên lửa phòng không “Kub-M1” (2K12M1) trở thành phiên bản hiện đại hóa đầu tiên của tổ hợp này. Tổ hợp mới hướng tới tăng cường khả năng chiến đấu và được bắt đầu từ năm 1967 trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng Nhà nước – nơi đưa ra quyết định về việc đưa “Kub-M1” vào lực lượng vũ trang.

Trong kết quả của hoàng loạt sự hoàn thiện, tổ hợp hiện đại hóa khác với bản gốc ở các điểm sau: mở rộng phạm vi hoạt động hiệu quả theo tầm cao (tầm thấp: 30 – 50 mét, tầm cao: 7 – 8km, khi sử dụng tổ hợp “Krab”: 12km) và tầm xa (tầm gần: 3 – 4km; tầm xa: 23km) tăng cường khả năng bảo vệ khỏi tên lửa chống ra đa lớp “Shraik” bằng cách tính toán sử dụng trong đài ra đa định vị của thiết bị trinh sát dẫn bắn tự hành chế độ làm việc ngắt quãng; tăng cường khả năng bảo vệ đầu đạn tự dẫn đường cho tên lửa khỏi dải nhiễu đánh lạc hướng, các thông số cao và đáng tin cậy hơn của các thiết bị tác chiến của tổ hợp tên lửa phòng không; rút ngắn thời gian triển khai và thu gọn tới 5 phút.

Sau các thí nghiệm trên trường bắn quốc gia (năm 1972), tổ hợp hiện đại hóa được tiếp nhận vào Lục quân tháng 1 năm 1973. Trong thời kỳ từ 1970 đến 1972, các công việc chế tạo trên cơ sở tên lửa 3M9 thành tổ hợp tên lửa phòng không lắp trên tàu cho Hải quân M-22 đã được tiến hành. Tuy nhiên, sau năm 192, tổ hợp tên lửa phòng không này đã được chế tạo vớicác tên lửa 9M38 cho tổ hợp tên lửa “Buk” có triển vọng hơn.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #177 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 07:32:44 pm »

Tổ hợp tên lửa phòng không “Kub-M3” (2K12M3)



Tổ hợp tên lửa phòng không “Kub-M3” (2K12M3) là sự phát triển tiếp theo của tổ hợp này. Trong thời gian từ 1974 đến 1976, đã có thêm những sự tăng cường khả năng chiến đấu, trong đó có: mở rộng phạm vi tác chiến hiệu quả theo tầm cao (20 – 25 mét – 14km), tầm xa (4 – 25km) và theo tham số cực đại (18km); bảo đảm khả năng bắn đuổi theo mục tiêu có tốc độ 300m/s, đồng thời với các mục tiêu tốc độ không lớn trên độ cao 1000 mét; tăng cường tốc độ bay trung bình của thiết bị tên lửa phòng không từ 600 – 700m/s; bảo đảm khả năng chống lại các máy bay có khả năng cơ động với khả năng chịu quá tải là 8 và tăng cường xác suất bắn cháy mục tiêu lên 10 – 15%; nâng cao sức kháng nhiễu cho đầu đạn tự dẫn đường, đồng thời độ tin cậy của các thiết bị chiến đấu trên bộ của tổ hợp tên lửa phòng không và các tính năng, thông số trong khai thác sử dụng.

Sau khi trải qua các cuộc thí nghiệm cấp quốc gia thành công, tổ hợp M3 được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang cuối năm 1976. Tổng cộng, trong thời kỳ từ 1967 đến 1983, trong quá trình sản xuất quy mô lớn đã cho ra đời 500 tổ hợp tên lửa phòng không “Kub” với các biến thể khác nhau với 4000 quả tên lửa đã được phóng.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #178 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 08:04:11 pm »

Ngoài cuộc chiến tranh Ả rập – Israel bắt đầu năm 1982, tổ hợp tên lửa phòng không “Kub/Kvadradt” được sử dụng một cách linh hoạt trong các chiến tranh và xung đột vũ trang trong khu vực - ở Liban (1982 – chiến dịch “Hòa bình Galilee” của Israel), tại vịnh Péc-xích (năm 1991 trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” của liên quân chống Iraq), tại Nam Tư (năm 1999 – chiến dịch “Lực lượng đồng minh”) và nhiều nơi khác (xung đột biên giới Maroc – Algieri, bắn trả các cuộc tấn công của Không quân Mỹ ở Libia năm 1986, Chad năm 1986 – 1987) và trong một số hoạt động quân sự. Mặc dù đến đầu những năm 1980, tổ hợp này đã được mổ xẻ rất kỹ, cho phép phe tấn công có thể sử dụng những biện phát hiệu quả để làm suy yếu khả năng tác chiến nhưng trong mọi trường hợp, tổ hợp tên lửa phòng không “Kub” vẫn đóng vai trò hiệu quả hàng đầu trong trinh sát và bắn cháy mục tiêu.

Ví dụ như trong các hoạt động quân sự ở Liban. Để chống lại hệ thống phòng không của Siry trên cao nguyên Golan, Israel đã tận dụng ngay lập tức các kết quả trinh sát đường không ngay bằng các thiết bị hỏa lực trong sự phối hợp tiếp nhận rộng rãi các thiết bị chống tác chiến điện tử và thiết bị bay không người lái. Điều này cho phép quân đội Israel trong khoảng thời gian ngắn tiêu diệt hầu hết toàn bộ các đại đội tên lửa phòng không, trong đó có “Kvadrat”, chỉ có các lực lượng thiết giáp Siry tránh khỏi các cuộc tấn công từ trên không.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #179 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 08:44:28 pm »

Các kết quả tác chiến tương tự khi sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không “Kub” cũng nhận được tại Iraq và Nam Tư. Những hiểu biết đáng kể về các đặc tính của những tổ hợp này cho phép các chuyên gia Phương Tây sử dụng một các rộng rãi các thiết bị tấn công đường không trong điều kiện ban đêm, khi các kênh vô tuyến và quang điện của “Kub” không bảo đảm hiệu quả hoạt động. Còn khi mở thiết bị trinh sát dẫn bắn tự hành đã dẫn tới phản ứng chậm do bị gây áp lực bằng nhưng dải nhiểu có độ ồn mạnh trong toàn bộ phạm vi của tần số làm việc hoặc khu vực hiệu quả có thể đánh bại các loại vũ khí có độ chính xác cao. Khi đó, sự tấn công của tên lửa chống ra đa hoặc các loại bom chính xác đương nhiên sẽ tiêu diệt phương tiện kỹ thuật với kíp chiến đấu do xe bọc thép mỏng ở phần trên và sự bố trí đài ra đa định vị cũng như kíp chiến đấu trên cùng một xe. Nguyên nhân khác của hiệu quả thấp và thiệt hại lớn cho tổ hợp “Kvadrat” tại Iraq là việc chúng được sử dụng trong vai trò thiết bị phòng không có độ cơ động thấp và được triển khai đối phó sau khi nhận được tín hiệu “khiêu khích” từ các máy bay chiến đấu. Kết quả là các tổ hợp trinh sát ngay khi bắt đầu chiến đấu đã bị loại khỏi vòng chiến bởi các cuộc đột kích bằng vũ khí có độ chính xác cao.

Mặc dù vậy, kết quả chiến đấu của “Kub/Kvadrat” thu được đã chỉ ra rằng trong thời điểm hiện nay, nó có tiềm năng lớn để tiến hành hiện đại hóa. Khi sử dụng các công nghệ mới và vật liệu mới, trong đó có khả năng kháng nhiễu và sống sót mà không cần thay đổi cấu trúc hiện có vẫn có thể tăng cường một cách đáng kể khả năng chiến đấu của “Kub”. Còn chính tổ hợp trong thời gian dài có thể dược sử dụng như một thiết bị chống trả hiệu quả các thiết bị tấn công đường không. Trên cơ sở “Kub” đã chế tạo được tổ hợp phòng không hiện đại 9K37 “Buk” với sự khắc phục hàng loạt các nhược điểm của tổ hợp “Kub”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM