Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:38:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 489011 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #160 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 07:39:38 pm »

Tên lửa


Tên lửa 5V21(28)

Tên lửa hai tầng 5V21, 5V28, 5V28M) được thiết kế theo sơ đồ khí động học tiêu chuẩn với bốn cánh hình tam giác có chiều dài lớn và đầu đạn tự dẫn đường bán tự động.

Tầng đầu tiên (bốn máy gia tốc nhiên liệu rắn 5S25, 5S28 với lực kéo mỗi máy: 43 tấn) được lắp giữa các cánh của tầng thứ hai (động cơ chính của tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu lỏng). Máy gia tốc dưới dược trang bị vành và các con lăn ở bộ phận đuôi để làm điểm tựa cho tên lửa khi vận chuyển và hoạt động theo hướng của thiết bị phóng.


Cụm máy gia tốc 5S25 của tầng phóng đầu tiên

Tầng hai (tầng chính) của tên lửa được giới thiệu là hàng loạt các khoang thiết bị với động cơ tên lửa bằng nhiên liệu lỏng hai thành phần với hệ thống bơm cung cấp nhiên liệu. Trong các khoang phân bố: 1. khối đầu đạn tự dẫn đường dưới mũ chụp trong suốt; 2. các thiết bị mang theo của tên lửa; 3. phần chiến đấu và chất đốt dành cho các nguồn năng lượng màn theo; 4. các thùng với chất đốt và khối phụ tùng với bình hình cầu; 5. máy lái với cần lái; 6. động cơ tên lửa bằng nhiên liệu lỏng sử dụng một lần.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:24:55 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #161 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:10:43 pm »

Sự dẫn bắn cho thiết bị tên lửa phòng không tới mục tiêu được thực hiện bở đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động bằng ra đa bao gồm khả năng hoạt động sau 17 giây tính từ khi nhận lệnh đưa tên lửa vào trạng thái phóng. Sau đó, sẽ được đồng bộ hóa với tia từ ra đa chiếu xạ mục tiêu và tinh chỉnh dưới tần số hoạt động, đồng thời dẫn tên lửa tới hướng mục tiêu theo góc phương vị (bằng cách quay thiết bị phóng) và góc cao (theo các thông tin từ máy tính điện tử “Plamia KV”. Sau khi bám bắt và tự động theo dõi mục tiêu cho đầu đạn tự dẫn đường theo tầm xa và tốc độ di chuyển, tên lửa được đưa vào trạng thái chuẩn bị phóng. Thời gian chuẩn bị tới lúc phóng không quá một phút.



Khi trong thời gian năm giây không có sự phản xạ tín hiệu từ mục tiêu, đầu đạn tự dẫn đường của tên lửa sẽ thực hiện một cách chủ động việc tìn kiếm mục tiêu theo tốc độ trong phạm vi hẹp sau năm lần quét trong phạm vi rộng 30kHz. Nếu tín hiệu từ mục tiêu xuất hiện, đầu đạn tự đẫn đường sẽ lại một lần nữa quay lại bám bắt và dẫn đường cho tên lửa tới mục tiêu, nếu không tìm được mục tiêu, bộ phận cánh lái tên lửa sẽ nhận lệnh “lên cao một cách tối đa” và tên lửa sẽ bay tới lớp cao nhất của khí quyển, nơi phần tác chiến của tên lửa sẽ tự kích nổ.

Bề mặt khí động học trên tầng chính có dạng hình chữ X được bố trí theo sơ đồ tiêu chuẩn với sự phân bố cánh lái ở phía sau. Các cánh lái có dạng hình thang được lắp trên tầng thứ sáu của tên lửa và được đưa tới vị trí hoạt động bằng các bánh lái thủy lực.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #162 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:15:37 pm »

Tên lửa


Máy gia tốc 5S25

Cái này là tầng phóng anh ạ. Tầng này gồm 4 cụm Động cơ tên lửa (Ракетный двигатель РД) sử dụng thuốc phóng rắn.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #163 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:21:56 pm »

Đầu đạn nổ - nổ mảnh (5B12Sh) được trang bị chất nổ (91kg) và các vật liệu gây cháy dạng hình cầu với hai đường kính khác nhau (21000 vật liệu khối lượng 3,5g và 16 000 vật liệu khối lượng 2g), bảo đảm khả năng tin cậy làm cháy mục tiêu theo chu vi hình tròn và bắn đuổi. Sự nổ của đầu đạn được thực hiện theo lệnh của ngòi nổ vô tuyến gần mục tiêu hoặc trong thời kỳ cuối của quá trình điều khiển bay khi trượt mục tiêu với sự phát tán các mảnh nổ trong hình quạt 1200 mét với tốc độ 1000 – 1700m/s.

Trong thiết bị tên lửa phòng không S-200 “Angara” đã tiếp nhận hai phiên bản tên lửa 5V21 (V-860 với đầu đạn tự dẫn đường 5G22, thiết bị tính toán 5E22, thiết bị tự lái 5A41) và phiên bản tương tự được hiện đại hóa 5V21A (V-860P với đầu đạn tự dẫn đường 5G23, thiết bị tính toán 5E23, thiết bị tự lái 5A43).
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #164 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 01:05:58 am »

Biến thể

Hệ thống tên lửa phòng không S-200V “Vega” và S-200D “Dubna” là những phiên bản hiện đại hóa của hệ thống tên lửa phòng không này. Chúng khác biệt rất lớn ở khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm cao và tầm xa, biến thể tên lửa 5V28M (đầu đạn tự dẫn đường 5G24) có tầm bắn xa, có khả năng bắn đuổi theo mục tiêu trong điều kiện bị gây nhiễu nặng. Thiết bị phóng (5Zh51D) của hệ thống tên lửa phòng không S-200D được vận chuyển trong trạng thái hành quân sang triển khai chiến đấu và thu gọn trong khoảng thời gian không quá 24 giờ.


S-200D "Dubna"

Trong thời gian những năm 1989 – 1990, công việc chế tạo “Tiểu đoàn tên lửa phòng không cơ động tầm xa” được tiến hành bố trí trên cự ly 140km tính từ ra đa định vị chiếu xạ mục tiêu, và được điều khiển qua cabin thông tin liên lạc trung gian. Tuy nhiên, công việc này thực tế không có kết quả khả quan và không được tiếp tục.


S-200V "Vega"

Hệ thống tên lửa phòng không S-200V từ đầu những năm 1980 dưới ký hiệu S-200VE “Vega-E” đã được chuyển giao cho Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Slovakia, Bungari, Hungari, Cộng hòa nhân dân Triều Tiên, Libia, Siry. Đầu những năm 1990, hệ thống S-200VE được bán cho Iran. Phiên bản xuất khẩu của hệ thống này khác với hệ thống S-200V ở sự thay thế thành phần thiết bị của thiết bị phóng và cabin điều khiển.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #165 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 01:35:05 am »

Quá trình tham gia chiến đấu

Lần tham chiến đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không S-200VE được ghi nhận vào năm 1982 tại Siri, nơi máy bay do thám tầm xa E-2C “Hokai” của Israel đã bị bắn rơi trên tầm xa 180km, sau đó, hạm đội tàu sân bay của Mỹ đã rời khỏi bờ biển Liban.

Các tổ hợp S-200VE được triển khai gần tháng 3 năm 1986 trên các trận địa phía nam thành phố Sirt (Liban), được sử dụng để chống lại các máy bay thuộc cụm tàu sân bay Hạm đội 6 (Mỹ) ngay trước cuộc tập kích đường không vào các thành phố Tripoli và Benazi ngày 16 và 17 tháng 4 cùng năm. Ngày 20 tháng ba, sư đoàn phòng không S-200VE bằng ba tên lửa sau đó đã tấn công ba máy bay cường kích A-6 và A-7, cất cánh từ tàu sân bay trên biển Địa Trung Hải “Saratoga” thực hiện cuộc không kích biên giới Libia trong vịnh Sidra. Toàn bộ số máy bay này, theo thông tin từ lãnh đạo Siri và các chuyên gia quân sự Liên Xô đề bị bắn rơi. Các thông tin kiểm tra khách quan và các chuyển bay của số lượng lớn các thực thăng cứu nạn từ tàu sân bay “Saratoga” trong khu vực máy bay bị bắn rơi, được các thiết bị ra đa định vị của Libia ghi nhận đã xác nhận việc này. Ngoài ra, ba tổ chức (Phòng thiết kế trung ương “Almaz”, trường bắn thí nghiệm và Viện nghiên cứu khoa học thuộc bộ Quốc phòng) cũng đã độc lập tiến hành mô hình hóa bằng vi tính hành trình bắn của ba tên lửa trên cơ sở các dữ liệu đã thu được và nhận kết quả thực tế là giống nhau: trong giới hạn 0,96 – 0,99 (96 – 99%) xác xuất bắn trúng mỗi máy bay. Tuy nhiên, tổng thống Ronan Regan đã khẳng định các bằng chứng về máy bay Mỹ bị bắn rơi là thiếu cơ sở và phủ nhận kết quả này.

Sau khi thiết bị tên lửa phòng không 5V28 trong lực lượng vũ trang bị rút khỏi bệ phóng, bằng cách thay thế các đầu đạn bởi các trang thiết bị cần thiết, đã chế tạo được phòng thí nghiệm bay siêu âm “Kholod” dành cho việc khai thác (thử) các động cơ tên lửa phản lực siêu âm thuận dòng (GPVRD). Việc này bảo đảm thu nhận được các tham số về quỹ đạo bay của động cơ và có giá thành rẻ.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #166 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 02:39:21 pm »

2K12 "Kub" (SA-6 - bài viết bổ sung)



Lịch sử thiết kế

Quan điểm xây dựng hệ thống phòng không bố trí thành tuyến của Lục quân nhằm tăng cường khả năng phòng không tầm thấp bằng các mắt xích phòng không của cấp cao hơn. Các đơn vị trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung “Krug” đầu tiên sau khi được sản xuất đã gia nhập các lữ đoàn phòng không quân phối thuộc cho quân đoàn và liên minh đoàn. Tuy nhiên, các mắt xích cấp dưới (sư đoàn xe tăng và cơ gới, sau đó là cấp cao hơn trung đoàn) được trang bị các tổ hợp pháo phòng không theo khả năng chống lại các thiết bị tấn công đường không bị thua thiệt rất nhiều và không bảo đảm yêu cầu về hiệu quả che chắn cho lục quân, đặc biệt là trên tuyến đầu tiên. Vì thế, hầu như đồng thời với tổ hợp tên lửa phòng không “Krug”, việc chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần phối thuộc cho sư đoàn đã được bắt đầu. Tổ hợp này là tổ hợp tên lửa phòng không “Kub” (2K12), sau đó được trang bị cơ bản cho các trung đoàn tên lửa phòng không trong các sư đoàn xe tăng. Công việc thiết kế tổ hợp được bắt đầu trên cơ sở quyết định của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết từ ngày 18 tháng 7 năm 1958, đã được xác định với những khả năng tác chiến cơ bản. Trong đó, tổ hợp tên lửa phòng không “Kub” phải bảo đảm khả năng bắn hạ mục tiêu trong khu vực 60 – 1200 mét theo tầm cao, 6 – 20km theo tầm xa và 15km theo các tham số tương ứng được xác định với tốc độ 600m/s và truyền tải: 5 đơn vị. Khi đó, xác suất trung binh bắn cháy mục tiêu như F-4S “Fantom” bằng một tên lửa không được thấp hơn 0,7 theo toàn bộ phạm vi hoạt động hiệu quả. Thời gian triển khai và thu gọn của tổ hợp không quá năm phút.

Trong kế hoạch tổ chức và cung cấp liên quan đến việc chế tạo tổ hợp, nơi thiết kế chính được xác định là Phòng thiết kế thí nghiệm số 15 (sau đó là Viện nghiên cứu khoa học lắp ráp khí tài trang bị), tổng công trình sư V.V.Tikhomorov. Thiết bị trinh sát tự hành, dẫn bắn và đầu đạn dẫn đường bán chủ động cho tên lửa dưới sự lãnh đạo của công trình sư A.A.Rastov và Yu.N.Vekhov (từ năm 1960 – I.G.Akonpyan) cũng được chế tạo ở đây. Tổng công trình sư của Phòng thiết kế đặc biệt số 203 (Phòng thí nghiệm quốc gia chế tạo máy móc cơ khí, sau đó là Viện Khoa học sản xuất “Start) A.I.Yaskin phụ trách chế tạo thiết bị phóng tự hành, gầm xe hoạt động bằng băng xích – N.A.Astrov (Phòng thiết kế của xưởng chế tạo xe máy Mytishin), các tên lửa phòng không điều khiển – I.I.Toropov (Phòng thiết kế chế tạo xe máy quốc gia “Fakel”), sau đó là A.L.Lyapin.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2010, 03:28:15 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #167 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 03:28:29 pm »

Việc chế tạo tổ hợp đã trải qua những khó khăn lớn. Sự cần thiết phải giải quyết của hàng loạt các vẫn đề lớn và câu hỏi đã tiêu tốn trong các thí nghiệm cấp quốc gia gần 5 năm – nhiều hơn 2 năm so với thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không “Krug” đang được triển khai một cách song song. Nhiều khó khăn nảy sinh với sự cần thiết trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề kỹ thuật khó khăn và phức tạp đương thời, đồng thời yêu cầu cao – đã được chỉ định trong tính năng cơ bản của tổ hợp. Vấn đề phức tạp nhất của quá trình chế tạo là độ tin cậy và an toàn trong khai thác sử dụng với những tính năng chiến đấu trên trọng lượng và kích thước của tên lửa. Theo nhiệm vụ đặt ra, tên lửa phải có hàng loạt điểm đặc biệt (đầu đạn dẫn đường Dople bán chủ động, động cơ chính thuận dòng có tốc độ siêu âm hoạt động trên nhiên liệu rắn, không có các máy gia tốc - tầng phóng bổ sung); trên các tổ hợp tương tự, đây là lần đầu tiên.

Sự xuất hiện của chúng trong quá trình làm việc và sự cần thiết phải giải quyết đã dẫn tới việc phá vỡ thời gian hoàn thành công việc. Trong số các nguyên nhân như cháy buồng đốt của động cơ chính và kích thước quá lớn sau khi bắt đầu mở cánh đuôi, các nhược điểm trong quá trình hoạt động của đầu đạn tự dẫn đường, thiết kế của thoát khí không thành công. Việc thay thế hàng loạt các tổng công trình sư (năm 1961, I.I. Toropov thay cho A.L.Lyapin, năm 1962, Yu.N.Figurovski được thay bằng V.V.Tikhomirov) không đẩy nhanh tiến độ công việc. Đầu năm 1963, chủ có 3 lần phòng tên lửa với đầu đạn tự dẫn đường trong số 11 lần phóng được thừa nhận thành công (tổng cộng trong các thí nghiệm đã phóng 83 tên lửa). Do độ tin cậy thấp của các đầu đạn tự dẫn đường thí nghiệm nên tháng 9 năm 1963, sau 13 lần phóng không thành công, các cuộc thí nghiệm tên lửa đã có bị gián đoạn. Ngoài ra, việc thược hiện chương trình thí nghiệm động cơ chính của tên lửa đã không diễn ra. Chỉ vào tháng 4 năm 1964, lần phóng thành công đầu tiên với đầu đạn trong khi sự hoàn chỉnh các yếu tố của tổ hợp tên lửa phòng không trên mặt đất bằng các thiết bị thông tin và trang bị khác chưa hoàn thiện. Khi đó, máy bay mục tiêu IL-28 đã bị bắn rơi ở độ cao trung bình. Các lần phóng thử tiếp theo, về cơ bản được coi là thành công và sự dẫn bắn thiết bị tên lửa phòng không tới mục tiêu đạt yêu cầu.

Vấn đề phức tạp đã được giải quyết, cũng như việc bố trí trạm ra đa phát hiện mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa trong tổ hợp bởi một thiết bị trinh sát tự hành và dẫn bắn trên gầm xe tự hành hoạt động bằng xích có khối lượng nhẹ hơn, tương tự như gầm ZSU-23-4 “Shilka”. Các thí nghiệm cấp quốc gia của tổ hợp đã diễn ra từ tháng 1 năm 1965 đến tháng 6 năm 1966 tại trường bắn Donguzsk và kết thúc một cách thành công. Theo những kết quả này, quyết định của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết từ ngày 23 tháng 1 năm 1967, tổ hợp đã được tiếp nhận vào biên chế trang bị của các lực lượng Lục quân và gia nhập vào biên chế các trung đoàn tên lửa phòng không của các sư đoàn.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #168 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 07:12:04 pm »

Nhiệm vụ, mục đích



Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết “Kub” là thiết bị phòng không cấp quân đoàn tầm thấp đầu tiên được sử dụng để bảo vệ các đơn vị và công trình khi được bố trí tại các điểm phòng thủ và trong các cuộc tấn công (phòng thủ) khỏi sự đột kích của các khí tài tấn công đường không (máy bay, trực thăng, máy bay cường kích) của đối phương tỏng các điều kiện thời tiết tốt hoặc phức tạp trong phạm vi tầm ngắn, trung bình và tầm cao một cách cục bộ, hoạt động với tốc độ 600m/s.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #169 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 07:56:17 pm »

Thiết bị trinh sát và dẫn bắn tự hành 1S91 (SURN)



Thiết bị tự hành trinh sát và dẫn bắn 1S91 giải quyết nhiệm vụ phát hiện mục tiêu trên không, xác định tọa độ và quốc gia sở hữu chúng, đồng thời theo dõi và chiếu xạ một cách liên tục một trong số chúng, lựa chọn mục tiêu bắn. Để làm việc này và các nhiệm vụ khác, trong thành phần thiết bị SURN có: ra đa phát hiện mục tiêu (SOTs 1S11) và ra đa theo dõi mục tiêu (SSTs 1S31), nhận biết, đồng thời định hướng, vị trí địa lý, sự định hướng qua lại và mã hóa thông tin vô tuyến với thiết bị phóng tự hành, máy ngắm quang học – vô tuyến, nguồn tiếp điện tự động (máy phát điện tuabin khí), hệ thống nâng anten và chỉnh (nằm) ngang. Các anten của đài ra đa định vị được bố trí hai tầng (phía trên: 1S31, phía dưới: 1S11) và có thể quay theo góc phương vị độc lập với nhau. Để giảm chiều cao của thiết bị trinh sát và dẫn bắn tự hành trong khi hành quân, bệ cơ sở hình trụ của các thiết bị anten được thu vào trong thân xe chạy bằng băng xích, còn anten SSTs 1S31 quay xuống và được bố trí phía sau đài ra đa phát hiện mục tiêu. Khối lượng của SURN với toàn bộ các trang thiết bị bố trí trên gầm xe chạy xích có độ cơ động cao GM-58 với kíp chiến đấu 4 người: 20,3 tấn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM