Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:57:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488594 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #140 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:52:49 pm »

Tiếp nhận vào lực lượng vũ trang



Theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô viết ngày 26 tháng 10 năm 1964: “Về việc tiếp nhận vào lực lượng vũ trang tổ hợp tên lửa phòng không điều khiển cơ động “Krug” với thiết bị tên lửa 3M8” với các tính năng cơ bản của tổ hợp. PHần lớn các yêu cầu theo các tính năng cơ bản được đưa ra theo quyết định năm 1958 đã được thực hiện. Bao gồm phạm vi tầm cao bắn hạ mục tiêu – 3000 – 23 500 mét – thiếu 1500 mét theo yêu cầu tối đa về tầm cao. Phạm vi tầm xa bắn cháy mục tiêu: 11-45km, tham số vòng cực đại (tính từ mục tiêu tới trận địa tên lửa trong phương ngang): 18km. Sự bảo đảm tốc độ bay tối đa của mục tiêu – 800m/s – theo những yêu cầu đầu tiên tăng lên 200m/s. Tầm xa phát hiện mục tiêu có bề mặt tán xạ hiệu quả, tương ứng với Mig-15: 115km. Loại mục tiêu – máy bay tiêm kích bom F-4 hoặc F-105D – xác xuất bắn cháy 0,7 (70%). Thời gian phản ứng của tổ hợp: 60 giây.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #141 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:08:29 pm »

Các thiết bị hiện đại cùng các tên lửa trong tiểu đoàn tên lửa phòng không được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang trên xe vận tải – tiếp đạn 2T6, xe vận tải 9T25, đài hiệu chuẩn thí nghiệm – kiểm tra 2V9, đồng thời các trang bị và hệ thống khác.


Đài ra đa dẫn bắn 1S32

Theo mệnh lệnh từ ngày 26 tháng 10 năm 1964, sự hợp tác sản xuất các bộ phận của tổ hợp đã được xác định. Sự sản xuất hàng loạt đài ra đa phát hiện mục têu 1S12 được thực hiện tại nhà máy điện tử Lianzov, đài ra đa dẫn bắn tên lửa 1S32 – tại nhà máy sản xuất ô tô Maria. Thiết bị phóng 2P42 và tên lửa được sản xuất tại nhà máy sản xuất xe hơi Sverdlov mang tên M.I.Kalinin. Gần đó, trong nhà máy chế tạo link kiện điện tử Sverdlov cũng chế tạo hàng loạt tổ hợp điều khiển K-1 “Krab”.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #142 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:15:11 pm »

Sự hiện đại hóa



Cùng với việc tiếp nhận tổ hợp vào lực lượng vũ trang, nghành công nghiệp quốc phòng cũng đặt ra những công việc hiện đại hóa tên lửa phòng không và được thực hiện trong một vài giai đoạn. Trước hết, với kết quả kinh nghiệm chiến đấu thu được ở Việt Nam đã được đưa và hoàn thiện theo sự giảm bớt “vùng chết”. Năm 1967, thiết bị tên lửa “Krug-A” đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang với phạm vi bắn cháy mục tiêu giảm xuống từ 3000 mét còn 250 mét, còn tầm gần giảm xuống từ 11km còn 9km.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #143 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:21:37 pm »



Sau khu thực hiện việc hoàn thiện tên lửa như một thiết bị bay năm 1971, tổ hợp tên lửa phòng không “Krug-M” đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang. Tầm tiêu diệt mục tiêu của tổ hợp tăng lên từ 45 đến 50km, tầm cao: từ 23 500 mét lên 24 500 mét.



Năm 1974, tổ hợp “Krug-M1” được tiếp nhận với tầm giới hạn thấp giảm từ 250 mét đến 150 mét, tầm gần từ 11km còn 6-7km. Khả năng bắn cháy mục tiêu theo bán kính 20km.

Sự phát triển tiếp theo về khả năng tác chiến của “Krug” gắn liền với sự hiện đại hóa các thiết bị điều khiển của nó.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #144 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2010, 02:48:15 pm »

S-200 (bài viết bổ sung)



 
Lịch sử phát triển

Việc thiết kế và tiếp nhận vào lực lượng vũ trang của đối phương loại vũ khí có độ chính xác cao cho phép thực hiện những cuộc tấn công vào các đơn vị và công trình ở cự ly ngoài tầm bắn của các hệ thống tên lửa phòng không S-75 và S-125 dẫn tới sự suy giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống Phòng không Liên Xô. Đặc biệt cấp bách là vấn đề trên các hướng hàng không vũ trụ chiến lược ở Bắc Cực và Viễn Đông, nơi mà mạng lưới đường xá không tốt và các địa điểm dân cư thủa thớt, bị chia cắt bởi những không gian rộng lớn hầu với những cánh rừng và đầm lầy, không có khả năng lưu thông.

Hướng giải quyết vẫn đề này khả thi nhất là lắp đặt trên các hướng của máy bay ném bom chiến lược Mỹ hàng loạt các cơ sở phòng thủ với sự sử dụng các hệ thống phòng không S-75 cơ động sẵn có với tầm bắn xa hiệu quả 30km. Tuy nhiên, cách giải quyết cơ bản có triển vọng và mang tính kinh tế hơn là chế tạo và tiếp nhận vào trang bị của lực lượng Phòng không Liên Xô, được thiết kế vào những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, các hệ thống tên lửa phòng không cơ động, có tầm bắn xa, có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở tốc độ cao. Sự thiết kế hệ thống này dưới tên gọi S-200 đã được bắt đầu theo sự đồng ý với lệnh của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết số 608-293 từ ngày 4 tháng 6 năm 1958.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #145 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2010, 03:17:38 pm »

Ngay chính sự kiện chế tạo và phát triển thiết bị tên lửa phòng không S-200 đã trở thành một trong những cơ sở thay đổi chiến thuật hoạt động tầm cao của đối phương và chuyển sang hoạt động tầm thấp. Còn với Liên Xô, đây là sự phát triển các thiết bị phòng không tầm gần, tầm thấp và tầm trung, trong đó có pháo phòng không nhằm chống lại các mục tiêu trên không. Một cách chắc chắn, việc tiếp nhận S-200 có tên lửa với đầu đạn dẫn đường bán tự động, đồng thời với việc sử dụng S-75 và S-125 trang bị thiết bị tên lửa với sự dẫn dường bằng vô tuyến chỉ huy tới mục tiêu là một ưu điểm bởi nó làm phức tạp hóa cho kẻ thù khi quyết định việc chống tác chiến điện tử và trinh sát đường không tầm cao. Kết quả là các máy bay trinh thám của Mỹ và NATO, trong đó có SR-71, nhiều năm liền chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ của chúng theo các chuyến bay dọc biên giới Liên Xô và các nước thuộc khối Vác – sa – va.

Thiết bị tên lửa phòng không S-200 là hệ thống tên lửa phòng không nhiều kênh và được sử dụng để bắn cháy máy bay mục tiêu IL-28, hoạt động với tốc độ gầm 1000 (600)m/s trong phạm vi tầm cao từ 5 đến 35km trên tầm xa tới 150km (180 - 200). Theo các mục tiêu tốc độ cao như máy bay tiêm kích Mig19, có bề mặt tán xạ hiệu quả, có thể so sánh với các tên lửa có cánh “Blue Steel” và “Hound Dog”, phạm vi đánh chặn hiệu quả đạt được trong giới hạn 80 – 100km. Khi đó, xác suất tiêu diệt mọi loại mục tiêu đạt 0,7 - 0,8 (70 – 80%) trong mọi giới hạn.

Việc tổ chức thiết kế chính toàn bộ hệ thống S-200 và các thiết bị ra đa mặt đất của tổ hợp hỏa lực được bắt đầu tại Phòng thiết kế số 1 thuộc Ủy ban Nhà nước về vô tuyến điện tử (Liên hiệp Khoa học và sản xuất “Almaz”), tên lửa phòng không điều khiển – Phòng thiết kế thí nghiệm số 2 (Phòng thiết kế sản xuất xe máy “Fakel”) dưới sự lãnh đạo của A.A. Rasnletin và P.D. Grushkin. Ngoài ra, trong các công việc chế tạo hệ thống tên lửa phòng không với còn có sự tham gia của hàng loạt tổ chức và xí nghiệp khác.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #146 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2010, 03:50:23 pm »

Trong đó, công xưởng số 117 (sản xuất động cơ chính của tên lửa phòng không), Viện nghiên cứu khoa học 160 (các khí tài điện chân không), Viện nghiên cứu khoa học 504, 48 và Viện quang học quốc gia (ngòi nổ vô tuyến và hỗn hợp cho tên lửa), Viện nghiên cứu khoa học 6 và Phòng thiết kế đặc biệt cấp quốc gia số 47 (đầu đạn tên lửa), Phòng thiết kế thí nghiệm của xướng số 476 (thiết bị tự động khởi động), Viện nghiên cứu khoa học vật liệu hàng không toàn Nga (mũ chụp tên lửa), Viện nghiên cứu khoa học 101 và số 5 (lắp ráp các thiết bị điều khiển và hỏa lực với các thiết bị thông báo và chỉ thị mục tiêu), Phòng thiết kế thí nghiệm 567 và Viện nghiên cứu khoa học trung ương 11 (các thiết bị đo xa và thiết bị đo – kiểm soát dành cho thí nghiệm), Phòng thiết kế trung ương Leningrad 34 (trang bị khởi động và vị trí kỹ thuật trên mặt đất)….

Sự tìm hiểu sâu xa và nghiên cứu nhiệm vụ kỹ thuật thiết kế hệ thống S-200 với hệ thống dẫn bắn hỗn hợp (chỉ huy với đầu đạn tự dẫn đường trong giai đoạn cuối) đã chỉ ra rằng mệnh lệnh năm 1958 không thể được hoàn thành cùng với các thiết bị và công nghệ kỹ thuật.. Vì thế, trong cùng năm này, Phòng thiết kế sô 1 đã thiết về và giới thiệu công trình thiết bị tên lửa phòng không của họ trong hai phiên bản: phiên bản một: S-200 một kênh với sựu dẫn đường hỗn hợp của hai kiểu tên lửa có tầm hoạt động 150km; phiên bản thiết bị tên lửa phòng không S-200 năm kênh với ra đa dẫn đường phát sóng liên tục, các tên lửa với đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động và tự động tìm mục tiêu.

Ưu điểm sau cùng trước khi chế tạo S-200 là việc sử dụng nguyên tắc “phóng – quên” trong kênh dẫn băn, làm đơn giản hóa và không yêu cầu chuyển tín hiệu tham chiếu tới đầu đạn tự dẫn bắn của tên lửa; nhược điểm tồn tại: sự cần thiết bảo đảm góc nhỏ để bảo vệ cho đầu đạn tự dẫn đường tới thiết bị phóng khi vị trí bố trí tên lửa mới tương ứng với trạng thái hoạt động và tăng cường sự cần thiết cho trận địa bố trí hệ thống S-200 với các vị trí khác.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #147 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2010, 05:27:58 pm »

Hướng cuối cùng của việc thiết kế và hình dạng thiết bị tên lửa phòng không được quyết định trong quyết định mới của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết số 735-338 ngày 4 tháng 6 năm 1959. Trong đó, tên gọi S-200 được giữ nguyên trong khi thay đổi cơ cấu thiết kế tổng thể và các tính năng cơ bản. Như vậy, việc bắn cháy các mục tiêu có tốc độ cao như IL-28 và Mig-17 phải được thực hiện trên tầm xa tương ứng 90 – 100km và 60 – 65km, còn đầu đạn tự dẫn đường mới với mục tiêu không người lái có bề mặt phản xạ hiệu quả ít hơn ba lần so với Mig-17: trong giới hạn 40 – 50km. Ngoài ra, cơ chế tự dẫn đường từ thời điểm bắt đầu phóng dự định sử dụng trong các tên lửa với các đầu đạn thường và đặc biệt.

Đề án phác họa tên lửa V-860 tại Phòng thiết kế thí nghiệm số 2 được chuẩn bị cuối năm 1959. Nhưng đến tháng 9 năm 1960, các nhà thiết kế mới hoàn thành việc chế tạo thiết bị tên lửa có tần bắn cháy mục tiêu siêu âm kiểu IL-28 đến 110 – 120km, còn trước âm – 160 – 180km với sự sử dụng bộ phận hoạt động “thụ động” của tên lửa theo quán tính sau khi hoàn thành công việc của động cơ khởi động chính.

Trong phiên bản chính tiếp nhận thiết bị tên lửa phòng không trong thành phần tổ hợp hỏa lực (tiểu đoàn – đài chỉ huy), ra đa định vị phát hiện mục tiêu, máy tính kỹ thuật số và năm kênh dẫn bắn), các tên lửa và vị trí kỹ thuật.

Trạm chỉ huy của thiết bị tên lửa phòng không cùng với ra đa định vị phân tích tình hình được sử dụng cho việ trao đổi thông tin với đài chỉ huy cố định cấp cao hơn. Kênh dẫn bắn của tổ hợp hỏa lực (ra đa định vị chiếu sáng mục tiêu, vị trí phóng với sáu thiết bị phóng, các thiết bị bảo đảm năng lượng và trang bị hỗ trợ) cho phép bắn tới ba mục tiêu trên không khi các đầu đạn tự dẫn hướng tới cho hai tên lửa tới mỗi mục tiêu mà không cần nạp đạn.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #148 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2010, 05:40:39 pm »

Thiết bị tên lửa phòng không tầm xa V-860 được giới thiệu là tên lửa hai tầng với các máy gia tốc nhiên liệu rắn và động cơ nhiên liệu lỏng trong thiết bị động cơ chính, được thiết kế theo sơ đồ khí động học tiêu chuẩn với sự bố trí bánh lái sau cánh. Bố cục này, lần đầu tiên được tiếp nhận ở Liên Xô trên tên lửa V-860, làm đơn giản đáng kể sự điều khiển bay, đơn giản sự cân bằng và đáp ứng yêu cầu về tính cơ động của tên lửa trên độ cao lớn.

Tên lửa được bố trí trên thiết bị phóng với góc phóng 48 độ. Lần bay đầu tiên của thiết bị tên lửa phòng không V-860 với tầng khởi động được thực hiện vào tháng 12 năm 1960, còn tổng cộng, đến cuối tháng 8 năm 1961, theo chương trình thi nghiệm đã diễn ra 15 lần phóng tên lửa trong các sự lắp ghép khác nhau.

Theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng quốc phòng Liên bang Xô Viết này 22 tháng 2 năm 1967, hệ thống tên lửa phòng không S-200A dưới ký hiệu “Angara” với các thiết bị chỉ thị mục tiêu tạm thời và tầm phóng xa tới các mục tiêu dạng Tu-16 – 160km đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang. Tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của S-200A về cơ bản, phù hợp với yêu cầu kỹ - chiến thuật và đảm bảo bắn cháy mục tiêu trên không hoạt động từ nhiều hướng. Số lượng mục tiêu bị tấn công được xác định bằng số kênh dẫn bắn. Trong trường hợp này, khi mục tiêu bị phát hiện, sự tấn công chúng bằng các đầu đạn tự dẫn đường đã được tính toán khi các tên lửa còn nằm trên bệ phóng.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #149 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2010, 05:58:29 pm »

Sự thay đổi trong chiến thuật và trang bị vũ khí chính xác của đối phương đã trở thành nguyên nhân hình thành các lữ đoàn hỗn hợp trong thành phần trang bị có các tiểu đoàn thiết bị tên lửa phòng không S-200 (Trạm chỉ huy và 2-3 kênh dẫn bắn cho 6 thiết bị phóng) và 2 – 3 tiểu đoàn S-125 với bốn thiết bị phóng. Điều này cho phép bố trí tổ hợp tên lửa phòng không S-200 trên các khu vực rộng lớn và tăng cường diện tích bao phủ hiệu quả của các thiết bị phòng không.

Sau khi tên lửa điều khiển lớp “không đối đất” SRAM (AGM-69A – tên lửa tấn công tầm gần) vào quân đội Mỹ, thiết bị tên lửa phòng không đã khẳng tính tính khả thi sau khi được triển khai. Tên lửa này với tầm bắn xa 160km (320) khi phóng từ tầm thấp (cao) được sử dụng cho các thiết bị phòng không tầm trung và tầm thấp chống lại các mục tiêu bay, đồng thời để tấn công các mục tiêu sớm hơn, trước chúng phát hiện ra các mục tiêu và công trình cần tấn công. Khi bố trí trận địa S-200 phía trước các công trình phòng thủ sẽ bảo đảm tiêu diệt các máy bay hoặc các thiết bị bay mang tên lửa “không đối đất” tầm gầm trước khi tên lửa được phóng đi, đồng thời tăng cường tính sống còn của toàn bộ hệ thống phòng không.



Tới năm 1970, số lượng thiết bị phóng của thiết bị tên lửa phòng không S-200 theo thông tin của Mỹ: gần 1000, trong năm 1975: 1600, trong năm 1980: 1900, giữa những năm 1980: 2030 đơn vị. Thực tế, toàn bộ các công trình quan trọng nhất của Liên Xô đều nằm dưới sự bảo vệ của hệ thống phòng không này.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Một, 2010, 06:06:42 pm gửi bởi daibangden » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM