Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:17:11 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 489050 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #130 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 11:08:26 pm »

S-75M “Volkhov”



Năm tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1961

Tầm xa tiêu diệt mục tiêu: 7–43km

Tầm cao tiêu diệt mục tiêu: 0,1–30km

Tốc độ bay tối đa của mục tiêu: 2300km/h

Thời gian phản ứng: 4-5 phút

Số lượng mục tiêu: 1

Số lượng dẫn bắn đồng thời: 3

Thời gian triển khai/thu gọn: 4-5/5 giờ

Kiểu tên lửa phòng không: V-755

Khối lượng tầng khởi động: 2398kg

Khối lượng đầu đạn: 196kg

Tốc độ tầng khởi động: 3,5M

Chiều dài tầng phóng: 10,8m

Đường kính tầng thứ nhất: 0,7m

Đường kính tầng thứ hai: 0,5m

Sải cánh: 2,57m
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2011, 11:05:08 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #131 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 07:14:58 pm »

S-25 "Berkut" (Bài viết bổ sung)



Các công việc chế tạo hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên của Liên Xô được bắt đầu vào năm 1950. Vào tháng 3 năm 1951, phiên bản hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên đã được giới thiệu và đưa vào những thí nghiệm đầu tiên trên trường bắn. Những lần phóng đầu tiên được thực hiện đã chỉ ra những sự chính xác của những nguyên lý kỹ thuật phức tạp.

Từ năm 1954 đến 1955, đã diễn ra 69 lần phóng. Những lần bắn đánh giá khả năng chiến đấu của hệ thống trong thời gian này, tên lửa đã bay tới điểm cuối cùng. Và năm 1955, trong Quân chủng phòng không Liên Xô đã tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không nội địa đầu tiên: S-25 nhận ký hiệu “Berkut”.


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #132 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 07:35:14 pm »

Cần chú ý rằng, đồng thời với các thí nghiệm chế tạo hệ thống tên lửa phòng không, những trận địa ra đa và địa điểm phóng đã được chuẩn bị gần Moskva. Hai đường vành đai bê tông đã được xây dựng muộn hơn và bao quanh theo chu vi của các tổ hợp tên lửa phòng không.


S-25 "Berkut" trong khi duyệt binh

Mỗi trung đoàn đảm nhiệm một khu vực riêng biệt, và phụ trách bảo vệ các công trình trong khu vực phòng thủ của mình. Các đơn vị được trang bị hệ thống S-25 tạo thành một cụm tên lửa phòng không trên Liên Xô. “Berkut” đã trở thành một trong những biện pháp chống lại các máy bay chiến đấu của NATO.

Trong những năm đó, các tính năng tác chiến của hệ thống S-25 gần như là độc nhất trong dòng tên lửa phòng không. S-25 “Berkut” cho phép bắn một cách đồng thời 20 mục tiêu trên các độ cao từ 3 đến 25km trên tầm xa 35km và có khả năng chống lại những cuộc oanh tạc cường độ mạnh.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #133 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 07:37:18 pm »

Tên lửa thí nghiệm ShB-32:



Tầng khởi động của tên lửa ShB-32:



Bộ phận mũi tên lửa ShB-32:



Năm sản xuất: 1951

Năm tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1955
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #134 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:01:57 pm »

S-125 "Neva" (bài viết bổ sung)



Vào cuối những năm 50 và đầu 60, với sự xuất hiện của hệ thống và tổ hợp tên lửa phòng không có thể bắn rơi các mục tiêu bay tốc độ cao trên độ cao lớn, các máy bay của phương Tây đã tìm các lỗ hổng trong hệ thống phòng không tầm thấp và những lời giải mới mới đương nhiên là cần thiết.



Như vậy, năm 1961, trong lực lượng vũ trang tiếp nhận tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp S-125 “Neva”. Đạn của tổ hợp cho phép tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ 1500km/h theo vòng tròn trên độ cao từ 300 đến 1200 mét ở tầm xa từ 6 đến 25km. Trong tổ hợp sử dụng các tên lửa điều khiển hai tầng., được thiết kế theo công thức khí động học tiêu chuẩn. Tầng khởi động có khối lượng 639kg, còn khối lượng đầu đạn: 60kg. Sự điều khiển tên lửa trong khi bay được thực hiện với sự hỗ trợ của ra đa chỉ huy. Chiều dài tên lửa phòng không: 6100mm; đường kính: 550mm.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #135 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:12:09 pm »

Theo cơ cấu thiết kế, tổ hợp này đồng dạng với tổ hợp tên lửa phòng không S-75. S-125 có thể triển khai một cách dễ dàng gần bất kỳ công trình chiến lược nào theo hình thức “cơ động” của các tiểu đoàn tên lửa chiến trường. Năm 1964, thêm một biến thể S-125M (“Neva-M”) được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang. S-125M có thể bắn rơi mục tiêu trên độ cao từ 50 đến 15 000 mét trên tầm xa từ 2500 đến 20 000 mét.



Quá trình chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không “Neva” đã trải mùa hè khốc liệt của những năm 70 ở Ai Cập. Trong một vài trận đánh giáp mặt, các tên lửa điều khiển từ tổ hợp S-125 đã bắn rơi 5 máy bay Israel.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #136 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:15:21 pm »

Thông số kỹ thuật chính:

Thông số kỹ thuật



Tầm xa phát hiện mục tiêu: 100km

Tầm bắn: 30km

Số lượng mục tiêu theo dõi đồng thời: 1

Số lượng mục tiêu dẫn bắn đồng thời: 1

Tốc độ tối đa của mục tiêu: 1000m/s

Tầm bắn cao: 20 – 18 000 mét.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #137 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:51:18 pm »

Tổ hợp tên lửa phòng không 2K11 "Krug" (SA-4 "Ganef" - bài viết bổ sung)



Theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết, từ ngày 15 tháng 2 năm 1958: “Về việc chế tạo mẫu thí nghiệm hệ thống tên lửa phòng không “Krug” trên cơ sở những tính năng chiến đấu cơ bản của tên lửa phòng không. Sự phối hợp của các nhà sản xuất chính theo các thiết bị của tổ hợp và thời hạn thực hiện công việc, được xác định trong các thí nghiệm cấp quốc gia vào quý III năm 1961.

Tổ hợp tên lửa phòng không được sử dụng để tấn công các mục tiêu bay với tốc độ 600m/s trên độ cao từ 3000 đến 25 000 mét ở tầm xa 45km. Xác suất bắn trúng mục tiêu của kiểu máy bay ném bom chiến trường IL-28 trên độ cao 20km bằng một tên lửa phòng không: 80%, khi đó, đối với mục tiêu có khả năng cơ động cao cần bốn tên lửa. Mục tiêu với bề mặt tán xạ hiệu quả (EPR) tương ứng với máy bay tiêm kích Mig-15 phải được phát hiện từ cự ly 115km.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:44:51 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #138 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:20:56 pm »

Phần thiết kế chính của tổ hợp tên lửa phòng không 2K11 được xác định dành cho Viện Nghiên cứu khoa học số 20 của Ủy ban nhà nước về kỹ thuật Quốc phòng bởi tổng công trình sư V.P.Efrtmov. Tiếp đến, tổ hợp sẽ được chuyển giao cho Ủy ban Quốc gia về vô tuyến điện tử, sau đó, được đưa tới Viện nghiên cứu khoa học điện cơ thuộc Bộ Công nghiệp điện tử - hiện nay là Công ty “Antei”.


Đài ra đa phát hiện mục tiêu 1S12 cho tổ hợp tên lửa 2K11 "Krug"

Đài dẫn bắn tên lửa 1S32 của tổ hợp “Krug” được thiết kế trong Viện nghiên cứu khoa học số 20 dưới sự lãnh đạo của tổng công trình sư I. M. Drize.



Sự thiết kế tên lửa phòng không là cuộc chạy đua của hai Phòng thiết kế pháo đã có nhiều kinh nghiệm trong chế tạo pháo phòng không. Thiết bị tên lửa phòng không nặng 2000kg với động cơ nhiên liệu rắn được giao cho nhà thiết kế mang tênV.G.Grabin, tổng công trình sư của Viện nghiên cứu hoa học Trung ương Kalinigrad gần Moskva. Tên lửa KS-40 (3M38) nặng 1800kg với động cơ thuận dòng được thiết kế bởi tập thể Phòng thí nghiệm số 8 thuộc Hội đồng Kinh tế quốc gia Sverdlovcky dưới sự lãnh đạo của L.V, Lyulev.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:07:49 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #139 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:41:06 pm »

Những công việc của Grabin được kéo dài không lâu. Tên lửa C-134 được thiết kế đồng thời trang bị động cơ thẳng dòng. Trong sự khác biệt với mẫu tại Sverdolov, lối vào của không khí tới buồng đốt được thực hiện qua bốn khu vực cửa thông khí. Đơn vị của Grabin đã tự thiết kế thiết bị phóng dưới chỉ số S-135. Toàn bộ công việc được hoàn thiện sớm hơn một năm – ngày 4 tháng 7 năm 1959, bởi quyết định của chính phủ, Viện nghiên cứu khoa học trung ương số 58 đã liên kết với Phòng thiết kế thí nghiệm số 1 S.P.Korolev gần đó. Bản thân Grabin cũng không phải là một giảng viên của Đại học tổng hợp kỹ thuật quân sự, còn phần lớn các nhân viên cũ của ông dưới sự chỉ đạo của Sergei Pavlovich đã bắt tay vào thiết kế tên lửa chiến lược nhiên liệu rắn.



Tuy nhiên, tính chất của cuộc chạy đua vẫn còn – việc chế tạo tên lửa cho “Krug” được thực hiện bởi tổng công trình sư của Phòng nghiên cứu thí nghiệm số 2 thuộc Hội đồng nhà nước về Kỹ thuật hàng không P.D.Grushin, ngưới đã đề xuất cho tổ hợp “Krug” tên lửa V-757Kr (“Sản phẩm 19D”) – phiên bản của tên lửa phòng không V-757 (“Sản phẩm 17D”) với động cơ thẳng dòng trên nhiên liệu rắn được thiết kế cùng trong năm cho Quân chủng phòng không Liên Xô. Tổ hợp “Krug” với tên lửa V-757Kr của Grushin (3M10) nhận tên gọi 2K11M. Sau đó Phòng thiết kế xe máy “Fakel” đã đề xuất trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng không “Krug” bằng biến thể thiết bị tên lửa 4K60 của Lục quân, được thiết kế cho thiết bị tên lửa phòng không M-11 lắp trên tàu chiến.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM