Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:38:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488543 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #110 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2009, 12:38:35 am »

Thiết kế và thử nghiệm Hệ thống 25

Nền tảng công nghệ


Việc phát triển Phức hợp phòng không Berkut trong thời gian ngắn nhất nhằm đối phó với nguy cơ bị tấn công hay uy hiếp tấn công hạt nhân đường không từ phía Mỹ và phe đồng minh mới do Mỹ lập ra (NATO) là quyết tâm chính trị từ cấp lãnh đạo cao nhất của Liên Xô. Ngay từ năm 1948, Iosef Stalin đã chỉ thị việc hiện đại hóa lực lượng phòng không toàn quốc nói chung, lực lượng phòng không Mát-xcơ-va nói riêng, trong đó nhấn mạnh tới việc khai thác yếu tố khoa học kỹ thuật để phát triển các hệ thống phòng không mới bên cạnh lực lượng pháo cao xạ và máy bay tiêm kích.

Để đáp ứng đòi hỏi thời gian cho phức hợp Berkut thì bên cạnh nỗ lực huy động đội ngũ các nhà khoa học quân sự trong nước, Liên Xô còn sử dụng các nhà khoa học quân sự Đức quốc xã từng tham gia các đề án tên lửa phòng không trong Thế chiến 2 và sau chiến tranh chuyển sang cộng tác cho các đề án phát triển tên lửa phòng không Xô-viết tại Viện nghiên cứu khoa học số 88 (NII-88). Trước năm 1950, NII-88 đang triển khai ứng dụng 2 mẫu đạn tên lửa phòng không là R-101 và R-105 theo các mẫu đạn tên lửa phòng không thu được của Đức quốc xã là Wasserfall và Schmetterling. Từ tháng 8/1950, công trình sư tên lửa Georgy Babakin cùng một số cộng sự người Đức thuộc đề án R-101 được điều từ NII-88 về Phân viện 38 trực thuộc SB-1 để phối hợp với PTK tên lửa số 301 của S.Lavotchkin phát triển mẫu đạn tên lửa V-300 (La-205) theo công nghệ đạn tên lửa R-101/Wasserfall. Tương tự, đài điều khiển tên lửa B-200 do SB-1 trực tiếp phát triển với mẫu thử đầu tiên dựa trên công nghệ đài điều khiển Strassurg-Kehl dùng cho hệ thống Wasserfall của Đức quốc xã. Sau khi mẫu thử đầu của đài điều khiển B-200 không đáp ứng được yêu cầu, SB-1 mới điều chỉnh thiết kế đài B-200 theo hướng thiết kế của các công trình sư Xô-viết.

Như vậy, Hệ thống 25 được phát triển trên nền tảng công nghệ của hệ thống tên lửa phòng không thí nghiệm R-101 do các nhà khoa học Xô-viết cải biến từ hệ thống tên lửa phòng không Wasserfall thu được từ Đức quốc xã.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
topol_M
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #111 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 05:00:32 pm »

loạt bài rất bổ ích, càng đọc càng mê. Tiếp đi các bác  Grin
Logged
bmtthaoanh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 138



« Trả lời #112 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2009, 10:16:29 pm »

loạt bài rất bổ ích, càng đọc càng mê. Tiếp đi các bác  Grin

-------------
Có thể suy diễn của mình là là ko chính xác nhưng cảm nhận là Nga mạnh về vk phòng thủ Mỹ mạnh về VK tấn công
Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #113 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2009, 11:08:32 pm »

loạt bài rất bổ ích, càng đọc càng mê. Tiếp đi các bác  Grin

-------------
Có thể suy diễn của mình là là ko chính xác nhưng cảm nhận là Nga mạnh về vk phòng thủ Mỹ mạnh về VK tấn công

Điều đó là hoàn toàn chính xác mà bác. Do vị trí địa lý, tiềm lực kinh tế quốc phòng, chính sách...nên cũng tác động đến việc đầu tư, phát triển vũ khí. Điều này được minh chứng rõ nhất ở lực lượng hải quân: Nga thiên về đầu tư cho tàu ngầm, Mỹ thiên về hàng không mẫu hạm (có tàu ngầm tấn công nhưng hẳn nhiên vị thế của hai loại này là khác nhau xa).
Nhưng vẫn thực sự cần dành sự ngưỡng mộ đối với nền khoa học cơ bản nói chung và khoa học quân sự Nga nói riêng.
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #114 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2009, 02:41:03 am »

Nhưng vẫn thực sự cần dành sự ngưỡng mộ đối với nền khoa học cơ bản nói chung

Quân sự thì tôi không dám nói nhưng khoa học cơ bản thì tôi có nghe nói là 80% các ông giáo sư giỏi của Nga sang Mỹ và Tây Âu làm hết rồi bác.  Wink Có ông nào đổ xăng đầy bình xong về lại Nga thì cũng chẳng làm nghiên cứu nữa.
Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #115 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 08:19:41 am »

Nhưng vẫn thực sự cần dành sự ngưỡng mộ đối với nền khoa học cơ bản nói chung

Quân sự thì tôi không dám nói nhưng khoa học cơ bản thì tôi có nghe nói là 80% các ông giáo sư giỏi của Nga sang Mỹ và Tây Âu làm hết rồi bác.  Wink Có ông nào đổ xăng đầy bình xong về lại Nga thì cũng chẳng làm nghiên cứu nữa.

Cái đó thì quá rõ, bác ạ. Nhất là những năm 90. Nhưng đó là chuyện khác.
Từ thời Liên Xô và Nga hiện nay, với GDP và ngân sách quốc phòng như vậy, so với Mỹ và Nato thì quả là quá ít ỏi: nhưng danh mục sản phẩm của họ không hề có chút gì kém cạnh (tất nhiên có tính cả đóng góp của KGB... Grin).
Nhưng có một điều khiến Nga chưa mạnh về kinh tế, đó là khoa học ứng dụng, ứng dụng các thành tựu KHCN vào kinh tế còn kém quá, trong bài phát biểu gần đây, Tổng thống Medvedev cũng đã nhắc đến điều này.
(Anh em chờ mãi nên mạn phép tán chút, mời sếp Trâu tiếp tục).
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #116 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2010, 11:37:29 am »

Thiết kế và thử nghiệm Hệ thống 25

Đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 Kama

Tháng 10/1950, Viện nghiên cứu số 244 – NII-244 (nay là Viện nghiên cứu khoa học vô tuyến kỹ thuật toàn Nga/Всероссийский научно-исследовательский институт радиотехники) được giao nhiệm vụ trong vòng 3 năm phải phát triển thành công hệ thống đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 Kama có chức năng cung cấp tình báo phòng không cho Hệ thống 25. Nhóm thiết kế đài A-100 của NII-244 gồm Tổng công trình sư L.V. Leonov và các cộng sự là Boris Lebedev, S.N. Garnova, P.P. Petrov, V.F. Shumsky, L. B. Shulgin, A. R. Volpert, L. Kraus and V. Kononov. Nhóm thiết kế rất có năng lực và đầy kinh nghiệm của NII-244 này đã từng tham gia phát triển thành công các đài ra-đa nhìn vòng tầm xa trước đó là Observatoria/Обсерватория (P-50) và Periskop/Перископ (P-20), cũng như đang được giao phát triển tổ hợp ra-đa di động Topol-2/Тополь-2.

Đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 Kama

Đầu năm 1952, nhóm thiết kế đài A-100 Kama tại NII-244 đã hoàn tất công đoạn thiết kế tính năng và chuyển sang giai đoạn chế tạo mẫu thử nghiệm. Trong quá trình phát sóng thử nghiệm mẫu thử trên thực địa, nhóm thiết kế A-100 đã phát hiện hiện tượng nhiễu điện từ giữa đài A-100 Kama và đài P-50 Observatoria bố trí cách đó 12 km. Khi đài A-100 Kama ở chế độ phát, nhiễu điện từ khiến đầu thu sóng về của đài P-50 mất tác dụng. Để khắc phục hiện tượng này, nhóm thiết kế đề xuất lắp bộ kháng nhiễu bằng đèn sóng chạy nhằm lọc bỏ nhiễu phát xạ và khuếch đại sóng về trên đầu thu của tất cả các hệ thống ra-đa mặt đất gồm cả A-100 và P-50.

Tháng 10/1954, đài A-100 được đưa vào thử nghiệm hiệp đồng chiến đấu cùng với các cấu phần khác của Hệ thống 25 hoàn chỉnh tại trường bắn Sarưi-Shagan/Сары-Шаган. Sau thử nghiệm hiệp đồng thành công, đài A-100 được cho phép sản xuất và trang bị. Tháng 1/1956, hệ thống các đài A-100 chính thức thực hiện nhiệm vụ trực ban cảnh giới cho Hệ thống 25.

Đài A-100 hoạt động trên dải tần từ 2,7 tới 3MHz, băng sóng đề-xi-mét, công suất đỉnh 3MW, tầm quét tối đa 300km, độ nhạy sóng về 82 dB/W, sai số cự ly 500 m, sai số phương vị 1 độ và sai số độ cao 400 m.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #117 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 09:16:51 am »

ảnh đẹp
Logged

mta-sunpac
E-236
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #118 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 01:12:53 pm »

Radar cảnh giới của Sam 2 ở các D hỏa lực:

P-12:


Sam 3 ngoài P-12 còn thêm P-15:


 Trong cabin xe P-12:

Màn hình dài hình chữ nhật bên trái là vị trí của trắc thủ số 2 đo độ cao, hình tròn bên phải thuộc về trắc thủ số 1 gồm phương vị,cự ly.Trắc thủ số 3 đi tiêu đồ ngồi sau các vị trí này cùng đài trưởng.

Ăngten điều khiển của Sam 2/SA-75Dvina/:


 Sơ đồ khái quát trận địa của một D tên lửa Sam 2


Logged
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #119 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 12:05:56 pm »

"nhóm thiết kế đề xuất lắp bộ kháng nhiễu bằng đèn sóng chạy nhằm lọc bỏ nhiễu phát xạ và khuếch đại sóng về trên đầu thu của tất cả các hệ thống ra-đa mặt đất gồm cả A-100 và P-50".

1.Bộ khuếch đại dùng đèn sóng chạy:
-Để nâng cao độ nhạy máy thu thì các tầng khuếch đại cao tần phải có tạp âm nhỏ và hệ số khuếch đại Kp >>.
-Ơ dải sóng siêu cao tần tạp âm lớn và do ảnh hưởng của  các phần tử ký sinh nên khó đạt hệ số khuếch đại lớn.
-Để khách phục thì ở dải sóng sct (dm, cm, m) người ta sử dụng các bộ
khuếch đại cao tần tạo âm nhỏ xây dựng trên đèn sóng chạy ,diot tunen,khuếch đại tham số ,khuếch đại lượng tử.
 Các bộ khuếch đại này được chế tạo với mục đích giảm nhỏ mức tạp âm hạt tạo ra bởi các phần tử khuếch đại và giảm nhỏ ảnh hưởng của quán tính điện tử đối với thiết bị điện.
  Trong máy thu đài ra đa :  Anten-đèn sóng chạy-Biến tần...
 Các chỉ tiêu chất lượng:
-     Kp = 30 -50 dB
    nếu có chất hấp thụ thì Kp= 20-30 dB 
-   Hệ số tạp âm 
      N=6-10 dB
     nếu có chất hấp thụ thì  N= 3-5 dB
-   Dải thông 10-15%Ftt
-  Trở kháng vào ra
   Rv nhỏ Rr  rất lớn
- Ứng dụng :
   làm tầng khuếc đại đầu tiên của máy thu ở dải sóng cm ,dm .trong ra đa, tên lửa, tt vệ tinh vì đọ nhạy máy thu cao (tạp âm nhỏ, công suất lớn ) hệ số truyền đạt lớn,giải thông rộng.


Logged

mta-sunpac
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM