Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:30:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội  (Đọc 251936 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 03:48:42 pm »

mời bác 6971 và các bác nghe bài đưa cơm cho mẹ đi cầy, của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=7zjfKZl8Kms" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=7zjfKZl8Kms</a>
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2011, 08:55:50 pm gửi bởi VMH » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #1 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 05:12:32 pm »

mời bác 6971 và các bác nghe bài đưa cơm cho mẹ đi cầy, của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích



@ TMH:

Thầy giáo Hàn Ngọc Bích dạy môn Lịch Sử ở Cấp 3 Chương Mỹ giai đoạn tôi học ở đó, thầy dạy lớp tôi hồi đó lớp 8 (1966-1967), chúng tôi thích môn học của Thầy, có lẽ bởi môn Sử của Thầy có pha chất nhạc và thơ trong đó. Trường hồi đó sơ tán ở xóm Rền Khê ( cách quê tôi một cánh đồng cò bay), thầy ở trọ cùng nhà dân với thằng bạn tên Trác cùng lớp tôi nên sau thời gian ngắn chúng tôi biết thầy sáng tác nhạc và bài hát cho thiếu nhi. Thầy Bích còn có bài hát cho thiếu nhi rất hay, ngoài bài Đưa cơm cho mẹ em đi cày, là bài " Cây Bàng trước ngõ". Thầy Bích cũng sáng tác bài hát cho trường là bài " Bài ca Trường Chương Mỹ". Khi có hội trường mấy chục năm, cánh lớp 10 ngày ấy chúng tôi lại nhớ và cùng hát bài truyền thống này:
Rộn ràng bước chân đây mái trường Chương Mỹ ta
Đường qua Chúc Sơn, nối đường Anh Trỗi ta đi
Nơi sớm hôm luyện rèn
Tình thầy trò thắm thiết
....


Nhân nhắc đến người thầy giáo cũ, nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, xin gửi các bác đọc thêm bài viết về Thầy :


Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích: Kỷ lục gia giải thưởng âm nhạc thiếu nhi
04.10.2008 01:10 | In ra | Đóng

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích
Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích

Nguyệt Hà

Không ít nhạc sĩ chỉ mong trong đời mình có được một ca khúc được khán giả nhớ, hát. Vậy nhưng Hàn Ngọc Bích có tới 4 ca khúc được bình chọn trong 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX. Khi biết tin mình được khán giả bình chọn như vậy, chính ông cũng bất ngờ.


Với tình yêu âm nhạc từ nhỏ, lại ham mê học hỏi, cộng thêm những cuốn sách quý và một không khí tràn đầy âm nhạc, tất cả những điều ấy đã thôi thúc Hàn Ngọc Bích bắt tay viết ca khúc đầu tiên: Một bài hát cho thiếu nhi. Bài hát có tựa đề "Cây bàng trước ngõ" với những câu rất dễ thương: "Mùa đông áo đỏ/ Mùa hạ áo xanh/ Cây bàng khi mở hội, là chim đến vây quanh…".

Tôi đã gặp nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích đôi lần, nhưng ấn tượng còn đọng lại trong tôi là một Hàn Ngọc Bích rất ít… chất nghệ sĩ. Tóc lúc nào cũng chải ngôi thẳng thớm, tay xách chiếc cặp da màu đen nom từ xa đã toát ra sự mực thước.

Ông có dáng vẻ và cách nói chuyện của một nhà giáo nhiều hơn là của một nhạc sĩ, một nhạc sĩ với hàng trăm ca khúc viết cho các em, trong đó có tới 4 ca khúc: "Tiếng chim trong vườn Bác", "Em bay trong đêm pháo hoa", "Tre ngà bên lăng Bác" và "Đưa cơm cho mẹ đi cày" được bình chọn trong tốp 50 bài hát dành cho thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX (cuộc bình chọn do báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức 1999 -2000).  








Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích


Hàn Ngọc Bích đích thực là một nhà giáo. Sinh năm 1940 trong một gia đình có cụ thân sinh là công chức, ngay từ nhỏ, cậu bé Bích đã tỏ ra có năng khiếu âm nhạc. Nhưng vì các cụ thân sinh rất thích nghề giáo viên, nên sau này đã hướng cậu con trai đi thi Sư phạm, bởi theo các cụ: "Nghề giáo là một nghề hiền lành và đẹp...".

"Thế là tôi thi đỗ và theo học Sư Phạm. Tôi ra trường năm 1962. Sau đó, dạy Trung cấp Sư phạm ở Sơn Tây, rồi chuyển về làm giáo viên dạy lịch sử ở Trường cấp 3 Chương Mỹ, rồi lại chuyển đến dạy ở cấp 3 Phúc Thọ (nay thuộc Hà Nội), cuối cùng thì dừng lại ở Vụ Tiểu học cho tới lúc về hưu, năm 2000" - Hàn Ngọc Bích kể về hành trình làm nhà giáo của mình một cách ngắn gọn, giản dị như chính cuộc đời ông.

Nhưng âm nhạc như một sợi dây kỳ lạ và vô hình đã "buộc" người thầy giáo ấy gắn bó suốt cả cuộc đời mình. Hàn Ngọc Bích là một trong không nhiều thầy giáo trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Cơ duyên đưa ông đến với âm nhạc cũng thực tự nhiên.

Ông kể: "Năm 1962, khi vừa tốt nghiệp đại học, tôi tình cờ gặp được nhạc sĩ Hoàng Long. Lúc ấy, Hoàng Long đã có một gia tài âm nhạc, đặc biệt là các bài: "Em đi thăm miền Nam" và "Nếu bạn muốn tìm tôi"…

Cuộc gặp gỡ ấy là một bước ngoặt, có ý nghĩa lớn đối với tôi. Cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi suy nghĩ: Nếu bạn có thể làm được, thì tại sao mình không? Sau đó, tôi nhận được từ Hoàng Long những cuốn sách học âm nhạc in rônêô - những giáo trình hòa âm cơ bản.

Với tôi Hoàng Long là người bạn chí tình. Hoàng Long sinh 1942, ít hơn tôi 2 tuổi. Anh xưng hô "anh - tôi", còn tôi chỉ xưng "cậu - tớ". Tất cả những công việc liên quan đến sách vở thì Long giúp tôi rất nhiều, sách giáo khoa, chương trình.

Những lúc khó khăn trong cuộc sống, hay lúc buồn phiền đều tìm đến với nhau. Đến bây giờ Hoàng Long vẫn là bạn của cả gia đình tôi. Còn người thầy đầu tiên của tôi, đó chính là nhạc sĩ Mộng Lân. Tôi học được ở thầy những kinh nghiệm quý…".

Với tình yêu âm nhạc từ nhỏ, lại ham mê học hỏi, cộng thêm những cuốn sách quý và một không khí tràn đầy âm nhạc, tất cả những điều ấy đã thôi thúc Hàn Ngọc Bích bắt tay viết ca khúc đầu tiên: Một bài hát cho thiếu nhi. Bài hát có tựa đề "Cây bàng trước ngõ" với những câu rất dễ thương: "Mùa đông áo đỏ/ Mùa hạ áo xanh/ Cây bàng khi mở hội, là chim đến vây quanh…".

Đó là năm 1966, khi ấy Hàn Ngọc Bích dạy cấp 3 ở Chương Mỹ. Giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, những dãy bàng trên đường làng Do Lộ bị bom Mỹ đánh phá tơi bời xơ xác, người thầy giáo bước vào tuổi 26 đã rất xúc động đưa những tình cảm chân thực ấy vào ca khúc.

Bài hát hoàn thành và được một số bạn bè khen ngợi khiến cho Hàn Ngọc Bích tự tin hơn, và ca khúc thiếu nhi thứ 2 ra đời với những câu hết sức ngộ nghĩnh đáng yêu: "Leo leo leo rửa mặt như mèo/ Xấu xấu lắm chẳng được mẹ yêu/ Khăn mặt đâu mà ngồi liếm mép/ Đau mắt rồi lại khóc meo meo…".

Tiếp đó, Hàn Ngọc Bích đã thử sức mình với những góc nhìn khác nhau mang tính xã hội hơn. Như bài hát "Đưa cơm cho mẹ đi cày" chẳng hạn.

Ông tâm sự: "Khi tôi viết bài này, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở vào thời kỳ ác liệt nhất. Cả đất nước sôi sục khí thế lên đường ra tiền tuyến với những khẩu hiệu: "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "Thanh niên ba sẵn sàng", "Phụ nữ ba đảm đang", "Thiếu nhi làm nghìn việc tốt"…

Xúc động trước tấm gương của người phụ nữ đảm đang, thay chồng cáng đáng việc nhà, và hình ảnh những bé em lon ton giúp mẹ việc nhà, tới trưa lại mang cơm ra đồng cho mẹ đã khiến tôi rất xúc động. Cũng chính năm ấy, tôi mất đứa con gái đầu lòng. Cảm giác mất mát có phảng phất đâu đó trong bài hát.
 
Cái chung và cái riêng xen lẫn. Một ngày đầu năm 1970, khi đó tôi đang ở Thường Tín, tôi đã viết xong bài hát với tiết tấu phảng phất âm hưởng dân ca của đồng bằng Bắc Bộ. Mãi đến cuối năm ấy, sau nhiều lần sửa chữa, thấy ưng ý, tôi mới gửi tới Đài Tiếng nói Việt Nam và ngay sau đó được thu thanh phát sóng".

Kể cho tôi nghe kỷ niệm của bài hát này, giọng ông chùng xuống vì nó đã chạm vào nỗi buồn riêng của ông.

Cái duyên với âm nhạc thiếu nhi dường như ngày một gắn bó với Hàn Ngọc Bích. Hàng loạt ca khúc nối nhau ra đời. Đặc biệt, Hàn Ngọc Bích còn thành công hơn khi kết hợp hình tượng Bác Hồ với các cháu thiếu niên nhi đồng.

Nhạc sĩ kể: "Tôi rất muốn viết một ca khúc cho các em nhưng gắn với Bác Hồ. Khi ấy, tôi đã đến thăm Lăng Bác nhiều lần nhưng vẫn chưa viết được. Ý tưởng trong đầu đã có, đấy là được nương tựa dưới bóng mát của vườn cây Bác Hồ. Nhưng phải đến một buổi chiều nắng tháng tư, ở Vườn hoa Chí Linh, tôi mới viết được ca khúc "Tiếng chim trong vườn Bác".

Chiều ấy, thấy cây cao quá, tiếng chim cũng cao vút, trời thì trong xanh quá. Vậy là cảm hứng chợt đến, tôi ngồi đó và hoàn thành bài hát. Đến năm 1992, tôi lại hoàn thành bài "Tre ngà bên Lăng Bác". Bài hát nào khi đặt bút viết cũng có cảm giác là nhanh, nhưng thực ra là nó miên man, nghĩ ngợi trong đầu tôi đã lâu lắm".

Không ít nhạc sĩ chỉ mong trong đời mình có được một ca khúc được khán giả nhớ, hát. Vậy nhưng Hàn Ngọc Bích có tới 4 ca khúc được bình chọn trong 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX. Khi biết tin mình được khán giả bình chọn như vậy, chính ông cũng bất ngờ.

Nhưng hình như, bất ngờ nối tiếp bất ngờ, may mắn nối tiếp may mắn, cái "duyên" đã gắn nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích với âm nhạc thiếu nhi cũng chính là cái "duyên" gắn ông với giải thưởng vậy. Ngay từ những sáng tác đầu tay, ông đã mạnh dạn gửi dự thi cuộc vận động viết ca khúc cho trẻ em của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Ủy ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương tổ chức.

Điều bất ngờ và cũng chính là động lực lớn nhất khích lệ Hàn Ngọc Bích tiếp tục sáng tác ca khúc cho các em, đó là các ca khúc dự thi năm ấy đều đoạt giải. Bài "Cây bàng trước ngõ" giải A, "Sáo sậu là cậu sáo đen" được giải B, còn "Rửa mặt như mèo" và ca cảnh "Hoa bí vàng" đoạt giải C.

Nhưng "kỷ lục" về giải thưởng phải kể đến, đó là chuyện có một năm ông đoạt liền 5 giải thưởng. Nhắc tới chuyện này, Hàn Ngọc Bích không giấu được niềm vui: "Năm 1992 cả nước có 4 cuộc thi âm nhạc.

Một của báo Hoa học trò, một của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một của Ủy ban Bảo vệ & Chăm sóc trẻ em, một của ngành Văn hóa - Giáo dục Hà Nội mở rộng. Lúc ấy tôi đã ở tuổi 52, cũng muốn nghỉ ngơi đôi chút.

Tôi bảo, tôi muốn "tháo giày", nhưng vừa nói ra điều này, những người bạn chí cốt như nhạc sĩ Cao Minh Khanh, Vũ Trọng Tường bảo: "Chúng em không chịu cho ông anh như vậy đâu" và rằng sẽ "buộc giày" cho ông anh". Vậy là cứ vài ngày, các bạn lại đến chơi, hỏi bài đâu? Đến lúc tôi phải đưa bài ra thì mới thôi.

Và trong 4 cuộc thi năm ấy, tôi đều có những giải thưởng. Bài "Tre ngà bên Lăng Bác" - giải nhì (không có giải nhất - cuộc thi do ngành Văn hóa - Giáo dục Hà Nội mở rộng). "Ơi hành khúc mùa thu" thì đoạt giải B (của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Tôi gửi 2 ca khúc dự thi với báo Hoa học trò thì "Tháng ba học trò" đoạt giải C, còn "Hái được bên bờ rào" (phổ thơ Phạm Công Trứ) đoạt giải khuyến khích. Ca khúc "Xinh xinh hạt nắng" được giải C của Ủy ban Bảo vệ & Chăm sóc trẻ em".

Hơn 40 năm, bây giờ nhiều em thiếu nhi sinh ra ở cuối thế kỷ XX ngày ngày đến lớp vẫn hát vang nhiều ca khúc của Hàn Ngọc Bích. Đó là một niềm hạnh phúc vô bờ đối với người sáng tạo. Và nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích cũng quả quyết với tôi: "Giải thưởng lớn nhất, vinh hạnh nhất đối với tôi là sáng tác của mình đã được nhiều người thuộc, hát, và tồn tại trong tâm hồn của họ".
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2011, 06:01:38 pm gửi bởi VMH » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 06:02:32 pm »

@ Bác TV:
     Hôm thứ tư vừa rồi có việc phải đi về miền quê của bác , đã mang camera đi, định bụng sẽ có một số tấm ảnh để khoe với bác nhưng trời mưa to quá chỉ toàn ngồi trên xe, cảnh vật thì buồn, đường xá lầy lội lại đông và tắc đường,thành ra không còn cảm hứng nữa. Trước đây đi đường QL6 là rất sướng nhưng bây giờ đang Đô thị hóa, quận HĐ đang phát triển nên chẳng mấy nỗi sẽ có quận Chương Mỹ.Lúc đó đất quê bác đắt lắm đấy.
    Khu vực bến xe Yên Nghĩa bây giờ cũng toàn nhà to thôi.

@ThaiMinhHung:

QL6 đoạn từ Bến xe Yên Nghĩa vào đến Xuân Mai còn xấu lắm, nắng bụi, mưa lầy lội. Đoạn này chỉ dài hơn chục cây chút, đi qua 2 “vệ tinh” của Qui hoạch Thủ đô HN đấy – ĐT Sinh thái Chúc Sơn và ĐT vệ tinh Xuân Mai đều trên đất huyện Chương Mỹ. Đã có chỉ giới mở rộng đường từ thời Hà Tây nhưng mãi chưa thấy HN làm, mới thấy làm đoạn từ Hà đông vào BX Yên Nghĩa và dựng cột đèn cao áp từ Chúc Sơn vào Xuân Mai thôi.
Hi vọng 1 vài năm tới đường sẽ được nâng cấp, lúc đó về quê nhẹ tênh. Khi đó anh có đi ngao du trên QL6 thì cảnh vật hết buồn ngay, kể cả trời mưa !


Anh đi có để ý chỗ cổng chào và siêu thị gần Chúc Sơn ấy, có biển to ven đường ghi “ TP Hà Nội – Hết địa phận nội thành “ ! Nghĩa là từ quê tôi, đoạn gần giữa Chúc Sơn và Xuân Mai, vào nội thành chỉ khoảng 6 cây số gần hơn từ nhà ông Duyên mạn Cầu Giấy vào Bờ Hồ đấy nhá ! Quê ông mạn Thanh Oai thì chắc nội thành xịn hơn, cũng đồng ruộng quanh mình nhưng ít ếch nhái hơn !

Chẳng phải đợi, từ khi Hà nội về đến tận sau nhà tôi ( chứ không phải chỉ đến ngõ ) đất đai đã lên vù vù, đất ruộng cũng lên, đồng lúa của làng cũng nghe nói dự án thủy sạn nọ dự án thủy sản kia...
Logged
quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #3 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 07:56:26 pm »

@ Bác TV:
     Hôm thứ tư vừa rồi có việc phải đi về miền quê của bác , đã mang camera đi, định bụng sẽ có một số tấm ảnh để khoe với bác nhưng trời mưa to quá chỉ toàn ngồi trên xe, cảnh vật thì buồn, đường xá lầy lội lại đông và tắc đường,thành ra không còn cảm hứng nữa. Trước đây đi đường QL6 là rất sướng nhưng bây giờ đang Đô thị hóa, quận HĐ đang phát triển nên chẳng mấy nỗi sẽ có quận Chương Mỹ.Lúc đó đất quê bác đắt lắm đấy.
    Khu vực bến xe Yên Nghĩa bây giờ cũng toàn nhà to thôi.

@ThaiMinhHung:

QL6 đoạn từ Bến xe Yên Nghĩa vào đến Xuân Mai còn xấu lắm, nắng bụi, mưa lầy lội. Đoạn này chỉ dài hơn chục cây chút, đi qua 2 “vệ tinh” của Qui hoạch Thủ đô HN đấy – ĐT Sinh thái Chúc Sơn và ĐT vệ tinh Xuân Mai đều trên đất huyện Chương Mỹ. Đã có chỉ giới mở rộng đường từ thời Hà Tây nhưng mãi chưa thấy HN làm, mới thấy làm đoạn từ Hà đông vào BX Yên Nghĩa và dựng cột đèn cao áp từ Chúc Sơn vào Xuân Mai thôi.
Hi vọng 1 vài năm tới đường sẽ được nâng cấp, lúc đó về quê nhẹ tênh. Khi đó anh có đi ngao du trên QL6 thì cảnh vật hết buồn ngay, kể cả trời mưa !


Anh đi có để ý chỗ cổng chào và siêu thị gần Chúc Sơn ấy, có biển to ven đường ghi “ TP Hà Nội – Hết địa phận nội thành “ ! Nghĩa là từ quê tôi, đoạn gần giữa Chúc Sơn và Xuân Mai, vào nội thành chỉ khoảng 6 cây số gần hơn từ nhà ông Duyên mạn Cầu Giấy vào Bờ Hồ đấy nhá ! Quê ông mạn Thanh Oai thì chắc nội thành xịn hơn, cũng đồng ruộng quanh mình nhưng ít ếch nhái hơn !

Chẳng phải đợi, từ khi Hà nội về đến tận sau nhà tôi ( chứ không phải chỉ đến ngõ ) đất đai đã lên vù vù, đất ruộng cũng lên, đồng lúa của làng cũng nghe nói dự án thủy sạn nọ dự án thủy sản kia...
 
Quan trọng là bác có bao nhiêu m2 đất ở quê nhà  ,chứ giá đất lên cao như ở quê tôi mà không có m2 nào thì chỉ nhìn người ta mà thèm ,mình lao động cật lực 30 năm không bằng 30m2 đất họ bán trả nợ cho  con thua lô đề 
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 08:05:23 pm »

 Báu gì nội thành HN các bác ơi!

 Bụi lắm, nhức đầu tiếng động cơ lắm, chật chội lắm, tắc đường lắm.

 Cứ đâu điện nước tốt, sinh hoạt rẻ, môi trường sạch sẽ và thưa thưa bớt người ra mà sống là sướng nhất, lâu lâu ngắm cánh cò bay ngửi mùi lúa chín thơm man mát cho tâm hồn nó bay bổng chứ gò bó trong 4 bức tường cũng tù túng lắm các bác ơi, ra đường chịu không nổi về nhà thì tù túng chỉ muốn xách ba lô đi cho khuất dạng, cũng vì cuộc sống và gia đình ổn định lâu rồi không muốn thay đổi chứ "biến" được về quê và vô lo vô nghĩ thì lớp choai choai bọn em cũng "biến" thôi. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #5 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 08:57:29 pm »

@ Bác TV:
     Hôm thứ tư vừa rồi có việc phải đi về miền quê của bác , đã mang camera đi, định bụng sẽ có một số tấm ảnh để khoe với bác nhưng trời mưa to quá chỉ toàn ngồi trên xe, cảnh vật thì buồn, đường xá lầy lội lại đông và tắc đường,thành ra không còn cảm hứng nữa. Trước đây đi đường QL6 là rất sướng nhưng bây giờ đang Đô thị hóa, quận HĐ đang phát triển nên chẳng mấy nỗi sẽ có quận Chương Mỹ.Lúc đó đất quê bác đắt lắm đấy.
    Khu vực bến xe Yên Nghĩa bây giờ cũng toàn nhà to thôi.

@ThaiMinhHung:

QL6 đoạn từ Bến xe Yên Nghĩa vào đến Xuân Mai còn xấu lắm, nắng bụi, mưa lầy lội. Đoạn này chỉ dài hơn chục cây chút, đi qua 2 “vệ tinh” của Qui hoạch Thủ đô HN đấy – ĐT Sinh thái Chúc Sơn và ĐT vệ tinh Xuân Mai đều trên đất huyện Chương Mỹ. Đã có chỉ giới mở rộng đường từ thời Hà Tây nhưng mãi chưa thấy HN làm, mới thấy làm đoạn từ Hà đông vào BX Yên Nghĩa và dựng cột đèn cao áp từ Chúc Sơn vào Xuân Mai thôi.
Hi vọng 1 vài năm tới đường sẽ được nâng cấp, lúc đó về quê nhẹ tênh. Khi đó anh có đi ngao du trên QL6 thì cảnh vật hết buồn ngay, kể cả trời mưa !


Anh đi có để ý chỗ cổng chào và siêu thị gần Chúc Sơn ấy, có biển to ven đường ghi “ TP Hà Nội – Hết địa phận nội thành “ ! Nghĩa là từ quê tôi, đoạn gần giữa Chúc Sơn và Xuân Mai, vào nội thành chỉ khoảng 6 cây số gần hơn từ nhà ông Duyên mạn Cầu Giấy vào Bờ Hồ đấy nhá ! Quê ông mạn Thanh Oai thì chắc nội thành xịn hơn, cũng đồng ruộng quanh mình nhưng ít ếch nhái hơn !

Chẳng phải đợi, từ khi Hà nội về đến tận sau nhà tôi ( chứ không phải chỉ đến ngõ ) đất đai đã lên vù vù, đất ruộng cũng lên, đồng lúa của làng cũng nghe nói dự án thủy sạn nọ dự án thủy sản kia...
 
Quan trọng là bác có bao nhiêu m2 đất ở quê nhà  ,chứ giá đất lên cao như ở quê tôi mà không có m2 nào thì chỉ nhìn người ta mà thèm ,mình lao động cật lực 30 năm không bằng 30m2 đất họ bán trả nợ cho  con thua lô đề 
Báu gì nội thành HN các bác ơi!

 Bụi lắm, nhức đầu tiếng động cơ lắm, chật chội lắm, tắc đường lắm.

 Cứ đâu điện nước tốt, sinh hoạt rẻ, môi trường sạch sẽ và thưa thưa bớt người ra mà sống là sướng nhất, lâu lâu ngắm cánh cò bay ngửi mùi lúa chín thơm man mát cho tâm hồn nó bay bổng chứ gò bó trong 4 bức tường cũng tù túng lắm các bác ơi, ra đường chịu không nổi về nhà thì tù túng chỉ muốn xách ba lô đi cho khuất dạng, cũng vì cuộc sống và gia đình ổn định lâu rồi không muốn thay đổi chứ "biến" được về quê và vô lo vô nghĩ thì lớp choai choai bọn em cũng "biến" thôi. Grin

Bác Quanghung1951 ơi,

bác ở ngay Cổ Nhuế là đất vàng, đất bạc nghe bác TMH nói bác có nhiều đất thì yên tâm tuổi già rồi, tha hồ thời gian mà viết tiếp hồi ký. À mà đêm nay bác lại cho ae vài tập tiếp theo đi chứ. Hình như đến đoạn bác ra trạm Bãi Hà rồi thì phải, hết đói khát vật vã rồi.  Cheesy


Binhyen1960 :

may mà quê anh gần, mà không gần quá. Nếu gần HN quá như Mỹ Đình, An Khánh...thì cũng thành tay trắng. Chứ quanh năm ở HN (cũ ) thì bí bích lắm. Thời buổi đất chật, người đông, giao thông tắc nghẽn, môi trường ngột ngạy nên người ta có vẻ quí mến quê hơn ngày trước. Có quê trong tầm chạy xe máy chưa đến tiếng đồng hồ cũng thích, tới lui thường xuyên thay đổi không khí tí.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #6 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 09:09:11 pm »


Chú bộ đội nhà BH chắc đã có báo cáo trong ngày. Đây là tài liệu hỗ trợ cho báo cáo  Lips sealed , ăn xong bác LXT còn đưa về tận nhà đấy.
Logged
quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #7 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 09:30:49 pm »

@Bình yên 1960 .
Nói thế chứ ở phố to vẫn hơn chứ ,này nhé  đầu tiên là dân trí cao hơn này , con người năng động hơn này ,dẫn tới thu nhập cao hơn ,tạo ra sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn ,cho nên lớp trẻ bây giờ sau khi học xong đa số là quyết sống mãi với thủ đô .Ngày trước tôi cũng có căn nhà nhỏ ở ngõ 1 Kim mã gần chùa Kim sơn ,nhưng vì mình bản chất nông dân nên cảm thấy không hợp với cuộc sống đô thị , đã ở phố thì phải buôn bán vì có câu phi thương bất phú mà , cứ nhìn thấy thanh thiếu niên trong ngõ là tôi lo sợ con mình một ngày nào đó cũng như vậy ,cho nên dù cuộc sống không đến nỗi naò tôi vẫn phải quyết định ,một quyết định vô cùng khó khăn là về quê ,dù ban đầu cũng gây tranh cãi vì bà xã kiên quyết không chịu bởi nhà bà xã thì ở Cao bá quát mà từ Kim mã lên ngoại thì mấy bước  chân ,tôi bị gọi là thằng "bỏ phố lên rừng " ,hộ khẩu Ba đình hẳn hoi mà về quê khiến mọi người bảo tôi hâm hấp ,có thằng đàn em ở Kim mã còn bảo tôi là :giàu nhà quê không bằng ngồi lê Hà nội . nhưng đến bây giờ tôi thấy quyết định dời đô của mình vô cùng sáng suốt ,kinh tế đảm bảo ở mức đủ ăn ,dân trí cũng không đến nỗi nào ,và cái an ủi nhất là tôi không bao giờ có cái cảm giác lo sợ của một ông bố khi có một thằng con bị nhập kho .Nhưng trời chả cho ai tất cả ,mấy cậu đàn em của tôi ở phố bây giờ đứa nào cũng xúng sính ,nhà to ,xe đẹp ,rồi chủ doanh nghiệp này nọ ,những ngày gặp mặt kỷ niệm nom chúng cứ sáng choang lên ấy chứ ,nhưng cũng có những đứa bị bần cùng hóa ,nghèo đói bệnh tật ,là gánh nặng cho gia đình & xã hội .Vậy theo các bác ở phố hay ở quê tốt hơn Huh
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #8 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 10:07:16 pm »


Chú bộ đội nhà BH chắc đã có báo cáo trong ngày. Đây là tài liệu hỗ trợ cho báo cáo  Lips sealed , ăn xong bác LXT còn đưa về tận nhà đấy.

hihi, bà xã anh Tanvinh trẻ nhỉ , hihi , thường mấy anh hay gọi vợ là " chị hai " nhưng bà xã anh Tanvinh nhìn như em út anh ấy Smiley , nói vậy anh đừng chạnh lòng vì BH chê anh già nhé , haha, tại bà xã anh trẻ hơn anh thôi Cheesy .

Cám ơn anh LXT và vợ chồng anh Tanvinh , hihi .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #9 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 10:43:13 pm »

@BH: xem ảnh mà thấy tiếc hùi hụi. Sáng nay chú đội nhà BH có phone cho anh mà kẹt quá anh và tanloc555 không ra tham dự được chứ không phải để dành sức chiều mai chiến chú đội nhà em va binhyen1960 đâu nha.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM