Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:22:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội  (Đọc 251711 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #90 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 09:30:17 pm »

Trích dẫn
có biết bao nhiêu F1,F2,F3 ,F...n đã lần lượt ra đời ,sống ,học tập ,và làm việc ở Thủ đô ? có trời mới biết họ mang những cái gì về hà nội

   Thậm chí bây giờ nhiều bạn trẻ Hà Nội vốn có giọng rất chuẩn nhưng vì cố tình lẫn lộn giữa "lờ" với "nờ" nhằm nhại lại những người thật sự nói ngọng, lâu dần thành quen rồi chính bản thân bị ngọng lúc nào không hay. Ở miền Nam, người Nam nghe giọng dù bất cứ ở vùng, miền nào phía Bắc thì họ cứ gọi chung là nói giọng Hà Nội. Sau này người Bắc vào Nam sinh sống rất nhiều, cũng ngọng nghịu đủ cả, thành ra giọng Hà Nội chính cống bị mang tiếng lây. 

  Nếu các bác để ý người Bắc di cư vào Nam những năm 45, 54 sẽ thấy rất hiếm người ngọng.
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #91 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 09:49:18 pm »

   Mấy cái ảnh tàu điện Hà Nội trên mạng làm em nhớ lại hồi nhỏ mình cũng thuộc loại chuyên nhảy tầu đoạn Nguyễn Thái Học - Hàng Bông ra bờ hồ chơi.




Uploaded with ImageShack.us

Uploaded with ImageShack.us



Uploaded with ImageShack.us


Uploaded with ImageShack.us



Uploaded with ImageShack.us

Uploaded with ImageShack.us
Logged
quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #92 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 09:59:35 pm »

Lõm bõm vài ký ức ở quê lên tỉnh về tàu điện:

Tuyến Bạch Mai - Bưởi, không những cắt toa, nối toa ở Chợ ĐX, vì đoạn từ ĐX lên Bưởi vắng khách, mà về khuya, cứ 2 chuyến mới có một chuyến lên đến Bưởi, còn một chuyến về Đề-pô ở Thụy Khê để tàu còn ngủ.

Tuyến Hà Đông - Bờ Hồ, cứ đến Văn Miếu, lại nghe ông bán vé gióng giả: "Ai dám thì dám nào?". Ban đầu chẳng hiểu "dám" gì.

Phía cuối tàu là nơi gác quang gánh của các bà đi chợ về và mấy cậu choai (bây giờ gọi là Teen) đi nhờ.

Tàu chưa dừng mà nhảy thì phải xuôi mặt theo hướng tàu chạy. Nhưng những tay anh chị lại quay ngược lại, gập người xuống. Thử một lần suýt chết.
Tàu điện đối với người Hà nội là những kí ức đẹp ,chả thế mà nhạc sĩ Trần Tiến viết về năm 2000 lại mong thấy tàu điện leng keng ...,giờ 2011 rồi ,tàu điện thì chưa thấy ( ngay cả tàu điện trên cao )mà chỉ có tắc đường và tắc đường .Cái "dám "mà bác nói nó chính là Quốc tử giám ,ở Hà nội hay nói đại loại như :hôm nay mày có qua giám không ,rẽ vào Sinh từ mua tao con dao ,nhớ là chọn dao Đa sĩ ấy .Thời chiến tranh phá hoại thanh niên Hà nội mặc quần ống tuýp,đi dép nhựa tiền phong trắng trong mà không biết nhảy tàu thì bị chê là "tẩm "hoặc "toái ơ".Tàu chạy Đồng Xuân - Bưởi trên phố Thụy khuê phía sông Tô lịch toàn là những lò nấu tre nứa băm nhỏ +sút vv bốc mùi khó tả người lớn bảo họ đang làm giấy ,cái thứ giấy đen chắc không dùng để viết .
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #93 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 10:26:48 pm »

   Quả nhảy tàu ngược, tức là đứng ở bậc lên xuống, mặt quay ngược với hướng tàu chạy rồi tung  xuống, khi thân vẫn ở trên không thì lắc mình đảo vòng 180 độ, chân chạm đất mặt cũng vừa kịp quay theo hướng tàu chạy và đứng lại được ngay chứ không phải chạy mấy bước theo quán tính giống như cách nhảy thông thường. Đẹp! Nhưng cũng khối anh vỡ mồm. Kiểu nhảy này em nhớ không lầm gọi là "ngả bàn đèn" thì phải ?
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #94 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 10:59:19 pm »


Bác TMH, ảnh chụp tối nay đẹp, tôi vừa xem tại trang của bác 3 số 5 TấnLộc, bác vui lòng post tại trang của TânVĩnh và LXT bức chụp tập thể đứng nhé . Cảm ơn bác.
PS: ảnh tôi chụp = đtdđ không dùng được vì chất lượng kém.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #95 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 11:05:34 pm »

Các bác CCB SV DHXD ạ:
    Những năm 70 của thế kỷ trước, trường ĐH XD còn ở Hương Canh, mỗi chiều thứ bẩy, khi tầu Từ Lào Cai- Yên Bái về HN, rất nhiều SV của các trường ĐH : DHXD, ĐHKTQS, ĐHTC, ĐHKiến Trúc , ĐHSP2 trở về nhà trên chuyến tầu này, hầu hết là người HN
Nhờ có tầu điện HN nên những SV này có những pha nhẩy tầu hỏa ngoạn mục ,khi tầu về đến gần Ga HN, các SV gọi là Ga Trần Phú, Ga Điện Biên Phủ, và ga Sinh Từ ( vì SV làm gì có tiền mua vé tầu hỏa nên phải nhẩy trước khi tầu vào ga )
          Nhẩy tầu điện thì quá dễ dàng , nhưng nhẩy tầu hỏa phải có nghệ thuật và được rèn luyện đấy nếu không sẽ bị chui vào đường tầu ngay, he he. Cheesy Grin nghĩ lại bây giờ vẫn còn rùng mình
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #96 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 11:07:56 pm »

chấp hành đề nghị của bác TVprc25 :
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #97 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 11:13:53 pm »

cảm ơn TMH, ảnh này đông đủ hơn :

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2011, 12:59:00 am gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #98 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 11:23:52 pm »

     Hi!Hi!
     Nhìn hình BY đứng giữa 2 bác to tròn thế kia em tưởng chỉ cần hai bác ấy ép sát vào tý nữa thì chắc BY há hốc mồm ra mà thở quá. Mai mốt em có ra thăm quê các bác đừng có kèm cặp em như BY nhé kẻo không em "dẹp lép như con tép" quá. Người em "mỏng" lắm các bác ạ.

    Anh TANVINH ơi! hôm đó HN có ngập lụt hay không sao em thấy có bác sắn ống quần lên vậy.
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #99 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 11:28:38 pm »


Không nói gì xa xôi chỉ tính từ năm 1945 đến nay đã có bao nhiêu các cán bộ trung ương ,ban ngành ,đoàn thể  đã sống và làm việc tại Thủ đô ,vậy sau ngần ấy năm có biết bao nhiêu F1,F2,F3 ,F...n đã lần lượt ra đời ,sống ,học tập ,và làm việc ở Thủ đô ? có trời mới biết họ mang những cái gì về hà nội  .Những năm gần đây dân số Hà nội tăng lên nhanh chóng cũng góp phần làm thay đổi tất cả ,nếu ai tinh ý sẽ thấy trong mục cáo phó của đài th Hà nội thì đến 90% là quê quán không thuộc 4 khu và 4 huyện cũ của Hà nội (tên gọi trước năm 1975 ).
  Trả lời câu thứ 2 của csvd :bạn làm tôi ngỡ ngàng vì không hiểu csvd là người Việt hay người nước ngoài đang tìm hiểu lịch sử Vn thời kỳ chống mỹ cứu nước .Không những bạn không hiểu gì về phố Khâm thiên mà có vẻ đang xúc phạm đến những người đã và đang sống tại đó ,ở đâu cũng vậy cái tiếng không hay đã làm mất thanh danh không chỉ một con phố mà có khi còn cả thành phố kia ,nhưng ở K T bạn lầm rồi đấy , năm 1972 là năm nào rồi mà bạn bảo nó vẫn là phố cô đầu nhà thổ ?chẳng qua năm ấy bạn còn "bé tí "nên không nhớ và không biết đấy thôi .Còn cái tên Việt gian mà có thù có oán  với phố Khâm thiên thì nói thật đến tận bây giờ nó vẫn chưa ra đời đâu !!!

    Người Hà Nội xưa như thế nào thì nhiều sách vở đã nói. Nhiều người đã tiếc văn hóa Hà Nội xưa không giữ được đến ngày nay.

    Chuyện đó âu cũng là qui luật, không có gì phải bàn.

    Rất nhiều người, tuy không phải là người gốc Tràng An nhưng cũng đều thừa nhận văn Hóa Hà Nội xưa có nhiều cái đáng quý và là nét đẹp của Hà Nội.

     Tôi không thể nói hay như những nhà "Hà Nội Học" nhưng cũng xin góp một vài ý tứ của riêng tôi về Hà Nội.

     Các cụ tôi là những "kẻ" này "kẻ" khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ tụ hội về đất Tràng An để buôn bán làm ăn hoặc làm nghề thủ công. Vì Tràng An là nơi thuận lợi về giao thông đường bộ cũng như đường sông, thật sự đắc lợi về giao thương. Vậy là các cụ nhà tôi cũng góp mặt vào chỗ "ba mươi sáu phố phường" xưa. Như mọi người đều biết, ba mươi sáu phố phường ấy là những phố phường bắt đầu bằng chữ "hàng". Nào thì, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Gai, Hàng Cót, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Chĩnh, Hàng Lờ, Hàng Quạt, Hàng Giầy, Hàng Giấy, Hàng Vôi, Hàng Đồng, Hàng Thiếc, Hàng Nón, Hàng Điếu, Hàng Thùng, Hàng Phèn, Hàng Da, Hàng Cháo, Hàng Bột, Hàng Vải Thâm, Hàng Lọng, Hàng Trống, Hàng Mành, vân vân và vân vân . . .

     Thăng Long thời Lê gồm hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có 18 phường. Phường vừa là khái niệm chỉ tổ chức của những người có cùng một nghề nghiệp hay mặt hàng, đồng thời cũng có nghĩa là một đơn vị hành chính. Phố là nơi bán hàng, phố Hàng Đường là nơi có nhiều cửa hàng bán đường. Thành ra mới có cách nói "Hà nội 36 phố phường".

     Vậy là các cụ nhà tôi cũng không phải gốc Tràng An. Đến đời tôi thì đã kể là mấy đời ở Hà Nội.

     Do đó, thực ra, văn hóa Hà Nội là tinh hoa văn hóa của nhiều vùng thuộc đồng bằng bắc bộ, qua nhiều đời mà kết tinh thành.

     Thứ nhất, nói về giọng Hà Nội chuẩn, đó là cách nói luôn luôn nói sai chính tả tiếng Việt ở một số phụ âm. Người Hà nội không phân biệt các âm "d", "gi" và "r", mấy âm này đều chỉ dùng âm "d". Người Hà Nội cũng không phân biệt âm "ch" và "tr", cả hai âm này đều dùng âm "ch". Điều đó làm cho "tiếng Hà Nội" nghe "nhẹ" hơn các vùng khác.

     Hà Nội là nơi liên tục được nhập cư thêm. Nếu mới chỉ sống đến đời thứ hai ở Hà Nội thì nghe tinh vẫn thấy giọng nói vẫn pha tiếng địa phương nào đó, thậm chí là nói ngọng "nờ" "lờ".

     Thứ hai, người Hà Nội có một số từ nói chệch đi để "làm điệu". Có thể ngạc nhiên khi một người Hà Nội nói "mùi cánh sen" lại là để chỉ màu sắc chứ không phải chỉ hương thơm. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy từ "chưn" thay cho "chân", . . .

     Thứ ba, văn hóa Hà Nội nằm ở chỗ "ăn - nói - gói - mở", tức là cách giao tiếp và cư xử với nhau. Người Hà Nội giữ một cách nói "lịch sự" cho dù bên trong chưa chắc đã hài lòng về người đối thoại. Cái này gọi là "bằng mặt nhưng không bằng lòng". Người đối thoại phải lựa theo ý tứ chứ không hẳn là hoàn toàn bằng từ ngữ, gọi là ý tại ngôn ngoại, để mà "liệu bề ăn nói". Cách nói của người Hà Nội có gì đó rất "khách khí" nhưng nếu quen rồi thì thấy đó là cách nói thể hiện rằng người nói luôn tôn trọng người đối thoại.

     Nếu bạn giúp một người Hà Nội một chuyện gì đó thì chuyện cảm ơn bằng lời đã đành, bạn sẽ được cảm ơn bằng việc thăm hỏi và chắc chắn có vật phẩm gì đó kèm theo. Đây là một tập quán đẹp để tỏ lòng biết ơn chứ không phải chuyện "có đi có lại". Tuy nhiên, nếu bạn muốn cảm ơn và tặng vật phẩm gì đó thì nên nhớ "cách tặng còn quan trọng hơn quà tặng".

     Chuyện ăn cơm, người dưới phải mời người trên theo đúng cách như thế nào. Cách gắp thức ăn, cách đưa thức ăn vào miệng, cách nhai thức ăn, . . . Nếu ăn xong trước, phải nói: "con vô phép ông bà, bố mẹ ạ !" mới được rời khỏi bàn ăn. Ăn xong, cháu phải lấy tăm, rót nước và mời ông bà, cha mẹ, . . . Mà rót nước cũng phải rót cho đúng cách, không được làm nước chảy vào chén phát ra tiếng động và cũng không được làm nước sủi bọt.

     Gặp nhau, người dưới phải chào người trên như thế nào, người trên đáp lại như thế nào? Nếu bạn chào một người lớn tuổi thì bạn đừng giật mình khi thấy người đó đáp lại:"Không dám !". Câu này không có nghĩa là người đó từ chối lời chào của bạn mà chỉ là cách đối đáp bình thường của người trên.

     Tôi được dạy rất nhiều thứ như vậy từ lúc còn bé. Nếu bây giờ mà nhiều nghi lễ như thế thì mọi người sẽ thấy là "nhiêu khê".

     Chuyện "Người Hà Nội" thật là quá nhiều để có thể nói hết. Thay vì điều đó tôi xin kể một chuyện này.

     Năm đó, mẹ tôi gần tám mưới. Cụ đã rất yếu vì bệnh. Một hôm tôi ngồi bên bà và nói:

    -  Mẹ ơi ! con hỏi một chuyện.
    -  Ừ !
    -  Hồi bé, con ở với bà. Lúc nào con đưa cho bà thứ gì đó cho dù là chén nước cho đến chiếc tăm. Bao giờ bà cũng ra hiệu cho con đặt xuống bàn hay xuống ghế rồi bà mới cầm lên. Sau đó, lúc nào con cũng làm đúng như thế nhưng không biết tại sao lại phải kiêng thế?

    - Anh tần này tuổi đầu rồi mà vẫn không biết à ?
    -  Vâng !
    -  Chuyện các cụ kiêng nói ngắn gọn thế này: " Ngày xưa có một nàng dâu rất ngoan, rất chu đáo, lễ phép và tận tụy với bố mẹ chồng. Một hôm, cơm nước xong, bố chồng lên nằm đu trên võng. Cụ mới nhờ con dâu đưa cho cụ chiếc tăm. Khi cụ đưa tay ra lấy tăm thì đụng phải ngực con dâu. Người con dâu xấu hổ quá mà nhảy xuống sông tự vẫn. Từ đó trở đi mới có lệ kiêng như thế."

    

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2011, 11:47:10 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM