Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:16:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội  (Đọc 251998 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #450 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2012, 08:18:36 am »

Phố Văn Miếu vào những ngày giáp tết, trở thành "phố Ông Đồ", trước đây những ông đồ cho hoặc tặng chữ, nhưng bây giờ là bán chữ. Nhiều "Ông đồ già, đồ trẻ" và còn cả những "Bà Đồ ":










Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #451 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2012, 09:27:59 am »

   Các bác cựu SV Quảng trị ( CLB 19C NH) thế nào chả có bác là sếp tọa ở tòa nhà này, thường thì cứ buổi chiều hay ra hồ Thiền quang ngồi tán gẫu với mấy cụ U7-80, nhiều khi cơn mưa bất chợt chạy vào đây trú Grin


 
Logged

thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #452 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 09:42:36 am »

Cây quất và cành đào thú chơi tao nhã của Người Hà Nội trong những ngày tết nguyên đán:

Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #453 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 04:32:49 pm »

 Kính chào bác chủ "thớt" ,chào các bác ! Cứ mỗi năm Tết đến Xuân về em lại có cảm giác hơi lạc lõng,hơi buồn vì nhớ không khí Tết sứ Bắc mình ,đấy cũng là tâm trạng thường có ở những kẻ tha hương !
  Ở sứ Bắc những ngày này không khí TẾT thật tất bật ,vui vẻ háo hức, rất có không khí xum họp,thăm viếng ,chúc tụng nhau ,hoa xuống phố ,hàng hóa cái gì cũng mang dáng vẻ năm mới .HN những ngày này đường phố chắc cũng quang đãng ,sạch sẽ hơn vì dân vãng lai đã về quê gần hết ,trả lại 1 HN thanh lịch với trạng thái tâm lý đúng của người Tràng An.
  Ở MN nói chung những ngày này mà không khí vẫn nhạt nhạt,thờ ơ gần như ngày thường ,ở SG ngoại trừ vài địa điểm được tổ chức lễ hội hoa xuân như "Đường hoa Nguyễn Huệ" - CV Tao Đàn...và các nhà ga bến tầu bến xe,mọi người chen lấn giành vé ,giành chỗ để kịp về quê xum họp với gia đình ,chủ yếu là về Bắc về Trung ,còn lại thì thấy cũng chẳng khác ngày thường là bao ! lạ thật !
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Giêng, 2012, 04:39:40 pm gửi bởi bschung » Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #454 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 06:28:45 pm »

 Xưa kia Tết Nguyên đán ở miền Bắc có cái vui riêng, ngoài cành đào cây quất cùng bó hoa cắm trong nhà ngày Tết còn có nồi bánh trưng mà nhà ai cũng có, sự chuẩn bị cho chuyện gói bánh trưng cũng thật là nhiêu khê, từ chuẩn bị lá dong đến lạt buộc cũng khá mất thời gian rồi, lá dong phải được rửa sạch dóc bỏ cọng cứng, lạt phải mỏng và mềm xoắn một cái là nó chắc cứng rồi, sau đó đến chuẩn bị ngâm vo gạo nếp, đãi đỗ xanh còng cả lưng cứng cả tay vì rét lạnh, thịt lợn chọn kỹ ngâm ướp gia vị từ trước rồi mới gói bánh. Gói bánh trưng cũng là 1 nghệ thuật, gói sao cho chặt tay bánh vuông vắn và miếng thịt lợn phải nằm ở giữa sao cho khi cắt bánh làm 8 phần thì miếng nào cũng có chút thịt nhân bánh.

 Luộc bánh trưng cũng đòi hỏi phải đúng cách, chẳng phải nước cứ sôi xùng xục suốt mà đã là hay, đun sôi vài giờ sau đó đổ bỏ nước đó đi thay nước mới, sôi rồi thì cứ để lom rom sôi phải từ 12 đến 14h đồng hồ liên tục thì bánh trưng nó mới ngon và không bị lại gạo. Lấy bánh ra khỏi nồi phải rửa sạch rồi ép cho nước ra hết khỏi lá dong thì mới để bánh lâu không bị mốc được.

 Chỉ từng đó thôi thì cũng có quá nhiều việc để làm và hầu như nhà ai cũng gói bánh trưng. Thời xa xưa mọi nhà còn khó khăn nên ngày Tết con cháu trông vào nồi bánh trưng cả, có nhà gói nhòm nhèm có 180 cái bánh trưng chứ mấy, luộc 1 nồi chưa hết thì luộc 2 nồi để rồi ra giêng có cái mà ăn thay cơm cố gắng kéo dài không khí ngày Tết, bao giờ hết bánh trưng trong nhà mới là hết Tết. Cứ tầm đêm khoảng 26 âm lịch trở đi là đường phố HN giăng giăng một lớp sương khói của bếp củi đun bánh trưng Tết của các gia đình tỏa lên bầu trời, gặp ngày nồm mưa bụi bụi không khí phía trên nặng đè xuống khói không bốc được lên thì ra đường cứ mờ mờ khói cùng mùi nồng nồng của bếp củi.

 Mọi gia đình dù nghèo khó mấy cũng cố sắm cho con em manh quần tấm áo mới để có cái chưng diện ngày Tết, ai cũng cố làm tròn mọi việc để kết thúc năm cũ đón 1 năm mới thoải mái không còn vướng bận gì của năm cũ, những bức xúc giữa mọi người trong gia đình cũng được dàn xếp để cùng nhau đón năm mới trong vui vẻ hiểu và thông cảm với nhau nhiều hơn, dù bận rộn và có nhiều khó khăn nhưng ít nhiều cũng thấy cái vui riêng của nó. Grin

 Hôm nay cuộc sống khá hơn trước nhiều lần, nhiều tiện lợi cho sự chuẩn bị của ngày Tết, vật chất của mọi gia đình cũng sang hồi bão hòa, cái gì cũng thường hoặc chẳng thiếu và sự chuẩn bị Tết nó cũng đơn giản đi rất nhiều. Duy nhất 1 điều phải lo ở ngày Tết đó là cụ "Đồng" mà theo tiếng Tây thì tên riêng của cụ là Đô Nắc, hình như cụ này cũng có họ hàng xa xa với ông cụ Đô La thì phải, nếu cụ ấy mà có sẵn trong nhà thì lúc nào cũng là 30 Tết, cụ càng nhiều thì lúc nào cũng là lúc giao thừa. Chỉ cần bỏ ra 1h đồng hồ cùng cụ "Đồng" lượn 1 vòng là có tuốt tuồn tuột cho 1 cái Tết hoành tráng. Tiện lợi và tiết kiệm thời gian nhưng không khí chuẩn bị Tết nó cũng giảm đi rất nhiều, hình ảnh trẻ khoe nhau áo mới ngày Tết cũng mất biến đi đâu bởi hôm nay trẻ em lúc nào cũng có thể có tấm áo mới chẳng cần đợi đến Tết, còn bánh trưng thì bố mẹ trẻ em phải tay cầm cái roi trợn mắt quát tháo mà miếng bánh trưng vẫn còn nguyên trong cái bát của trẻ, dọa đánh mà nó cũng chẳng chịu ăn cho. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #455 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2012, 01:23:56 pm »

Bạn Bình Yên ơi! Bánh chưng chứ không phải bánh trưng đâu bạn nhé. Nói nôm na: chưng chó chứ không phải trưng trâu. Xưa nay dân ta thường hay nói có "Bác" dẫn đường, bây giờ bạn nói cụ "Đồng" thì nghe chưa quen.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #456 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2012, 03:57:45 pm »

Bánh chưng chứ không phải bánh trưng

Bánh CHƯNG
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #457 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2012, 04:09:45 pm »

                                 CHÚC MƯNG NĂM MỚI XUÂN NHÂM THÌN 2012
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #458 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2012, 08:26:51 pm »

Xuân mới xin chúc các bác ccb trang VHM,có một thể lựccường tráng ,trí lực thông tuệ Vạn -thọ-vô-cương ,!
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #459 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2012, 02:48:58 am »

                             HÀ NỘI ĐÓN XUÂN NHÂM THÌN

       MỘT GÓC PHỐ CỦA  HÀ NỘI ĐÊM GIAO THỪA

 

        HÀ NỘI ĐÓN XUÂN NHÂM THÌN

 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM