Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:32:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội  (Đọc 251979 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #210 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 12:16:06 pm »


tôi lại còn đa mang bên mục  'Người lính công binh' bên MÁU VÀ HOA '  nữa ) .

Đúng rồi, các bác ở binh chủng nào thì nên mở riêng một chuyên mục viết về binh chủng ấy đi. Soi toàn diễn đàn tôi mới thấy có lính "thối tai, chai đít" (thông tin) thôi còn thì có cứ nẫn nộn, nung tung thế nào ý. Bạn Behien và lính quany103 với bs Chung có thể mở riêng một chủ đề về quân y. Bác qtrung làm chủ đề về pháo được không?
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #211 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 02:10:35 pm »

Vài hình ảnh về làng quê tôi:


Hội làng vào mùa thu



Đảo cà-phê giữa hồ Đình làng nhìn xuống



Một góc  xóm ven bờ hồ Đình làng
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2011, 02:36:51 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #212 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 07:13:16 pm »

Nếu nói về làng quê mà không nói về cánh đồng lúa, thì là có lỗi; cánh đồng quê bác TV đang vào mùa gặt nhưng cũng còn một số chỗ lúa còn đang xanh. Nhìn những cánh đồng lúa yên bình, lác đác có ruộng lúa chín có người đang gặt mới thấy được ..." Lúa mượt đồng, ấm áp làng quê"..
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #213 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 07:27:22 pm »

TMH nói đung, còn thiếu cánh đồng lúa và đương làng, tôi có ảnh cả không đưa một lúc hết được.
Hơn nữa ảnh chụp lúc lúa chưa chin vàng, ảnh không đẹp.

Xin gửi tiếp ít ảnh nữa về làng quê tôi.







« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2011, 07:54:34 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #214 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2011, 06:31:49 am »

Hà Nội trước đây các ngôi trường khá rộng rãi và đều có cây xanh, các trường cổ thì cây xanh đều có cây cổ thụ. Điển hình là các trường như Chu Văn An, Phan Đình Phùng, Phổ thông Công nghiệp chẳng hạn. Riêng PTCN hay Lycée Albert Sarraut có xưởng trường. Trường nào có xưởng trường nữa không thì em khộng biết.

Trường bây giờ, kể cả cái trường Ams mới xây, không biết các bác thấy thế nào nhưng em thấy nó cứ như một cái trại "chăn nuôi người công nghiệp". Mỗi lần các cô cậu tan trường là thấy toàn những anh những chị bốn mắt.

Các trường đại học cũng vậy. Trường ĐHKTQS trước kia trên Vĩnh Yên tha hồ rộng rãi, chạy việt dã vô tư. Lính là cứ phải rèn luyện. Tranh nhau về Hà Nội hít khói ô tô xe máy, rồi cũng đến lúc nó nhập nốt về thủ đô thôi.
Đất chật, người đông, đã đến lúc người Hà Nội lìa trần phải mang sang tỉnh khác chôn rồi.
Năm nào đó Hà Nội có màn khói bao phủ rất lâu. Dân tình, báo chí thay nhau phán: đốt đồng rơm rạ nọ nọ kia kia. Thực ra là ô nhiễm môi trường là chính mà thôi.

Các bác ở Hà Nội mới hãy nói xem con sông quê các bác thế nào, có dám nhảy xuống bơi nữa không? Hay là nhảy lên phải vào bệnh viện da liễu ngay?
Vậy Hà Nội của chúng ta đang phú quý giật lên hay giật lùi ?
Phát triển đô thị, một bài toán hết sức nan giải. Bộ trưởng đi xe buyt được mấy hôm đây?
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #215 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2011, 07:51:49 am »

Hà Nội trước đây các ngôi trường khá rộng rãi và đều có cây xanh, các trường cổ thì cây xanh đều có cây cổ thụ.......
 Trường nào có xưởng trường nữa không thì em khộng biết.
.....
Trường bây giờ, kể cả cái trường Ams mới xây, không biết các bác thấy thế nào nhưng em thấy nó cứ như một cái trại "chăn nuôi người công nghiệp". Mỗi lần các cô cậu tan trường là thấy toàn những anh những chị bốn mắt.

@qtdc,
  Trước đây ( trước 1964) chả cứ phải  trường C3 mới có xưởng trưởng mà trường C2 cũng có. C1-2 Tôi học ở trường phổ thông C1-2 Lý thường Kiệt ( phố Sinh từ cũ) có đầy đủ như bạn đã tả cho 1 trường, rồi có cả sân bóng rổ, bóng chuyền , nhà đấu thể thao. Còn tất nhiên xưởng trường có nhưng không phải xưởng như trường PT công nghiệp. Kể ra thì nhiều thứ lắm nhưng cái quan trọng nhất là con người là đứng đầu : người lãnh đạo ( leader)?,  cái đầu tư duy -tâm huyết, rồi cách đào tạo con người để ra thế hế sau- Cứ từ đấy mà suy ra. Cho nên nay từ trẻ con lớp 1 ( vỡ lòng cũ) trở lên đều phải học thêm - Thời nay nhiều chữ quá?? - học không hết - Làm gì có thời gian chời,nghịch - lao động trong xưởng như thời chúng ta; Nên học lòi cả 4 mắt ra là đúng rồi . Cái máy tính - là sự tiến bộ của cả thế giới - ai cũng dùng và  ta cũng không nên đổ tại nó làm con em mình suốt ngày game online, thông tin " đen' hay là làm cho giảm thị lực........

Nhưng mà làm thế nào thì bất lực Huh Grin -CÁM _ CẤM _ CẤM  là tối ưu nhất  Grin Grin Grin
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #216 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2011, 08:18:24 am »

...Hà Nội trước đây các ngôi trường khá rộng rãi và đều có cây xanh, các trường cổ thì cây xanh đều có cây cổ thụ. Điển hình là các trường như Chu Văn An, Phan Đình Phùng, Phổ thông Công nghiệp chẳng hạn. Riêng PTCN hay Lycée Albert Sarraut có xưởng trường. Trường nào có xưởng trường nữa không thì em khộng biết...

@qtdc: Về mặt nào đó không bàn cãi nhưng về hệ thống giáo dục nhất là các trường học chúng ta phải cám ơn người Pháp đã có những quy chuẩn rất chặt chẽ cho việc giáo dục phổ thông. Tất cả những hình ảnh đẹp đẽ của thế hệ chúng ta về những ngôi trường thủa đi học với sân trường rộng rãi, các cây xanh tỏa bóng mát... đã không bao giờ phai trong tâm trí chúng ta lại là hầu hết là các trường học cũ mà người Pháp xây dựng theo quy chuẩn giành cho các trường quốc lập. Năm 1980 tôi có tham gia việc chuẩn bị cho triển lãm về hệ thống giáo dục của Liên Xô tại trường Trưng Vương. Đây là 1 triển lãm lớn mà người ta đưa mô hình trường học vào để giới thiệu toàn bộ hệ thống g/d PT của họ. Chuyên gia Nga làm việc với chúng tôi ở phòng Nghe - Nhìn của lớp học ngọai ngữ là người đã đi nhiều nước trên thế giới nói rằng khi ông ta lần đầu đi qua trường TV là ông đoán ra ngay đây là trường học vì ở các nước Châu Phi là thuộc địa cũ của Pháp các trường học đều theo khuôn mẫu giống như ở đây.

Sau này tôi sang K và về Sài Gòn quả thực các trường học dưới thời Pháp đều giống nhau với hành lang rất rộng ở một bên. Các phòng học với cửa sổ rộng trong kính ngoài chớp. Dãy các lớp học ở riêng, dãy văn phòng, thư viện, dãy các phòng thí nghiệm, rồi dãy nhà cho giáo dục thể chất,...Ở miền Bắc do đặc điểm khí hậu nên có 2 hành lang ở 2 bên để khép cửa tránh rét một bên còn một bên vẫn có chỗ để lấy ánh sáng cho lớp học.

Tôi còn nhớ trường tiểu học Quang Trung ở phố Quang Trung những năm cuối thập kỷ 50 và đầu 60 là dãy nhà 1 tầng mái ngói với hành lang rộng nằm giữa sân trường rợp bóng bàng cổ thụ. Cây bàng mùa hè tỏa bóng xanh mát trên đầu lũ trẻ thơ trong giờ ra chơi còn mùa hè lá bàng rụng hết để lại những thân cây khẳng khiu nhưng không ngăn những những tia nắng hiếm hoi trong những ngày đông ảm đạm. Mãi đến năm 1964 mới có ngôi trường như ngày nay nhờ có Xổ số kiến thiết thủ đô.

Tuy vậy những trường hoành tráng như tôi nói ở trên đều thuộc hệ thống cấp 2 quốc lập cũ, còn các trường tiểu học hầu hết là các trường dân lập nên trường ốc không thể so sánh được như: Tân Trào, Quang Trung, Thăng Long, Phan Châu Trinh...nhưng chính từ những mái trường này biết bao thế hệ học trò được đào tạo và đã làm rạng ngời cho nên giáo dục của một thời mà chúng ta chính là những lứa học trò như thế.
 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #217 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2011, 09:51:57 am »

Bạn Tanvinh@: Bạn post ảnh cánh đồng và đường làng thì chung chung quá, miền quê nào cũng giống miền quê nào. Bạn nên gửi những bức ảnh mang tính đặc thù của Hà Nội. Nêu không bạn phải có chú thích đấy là cánh đồng và đường làng của vùng nào.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #218 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2011, 10:03:21 am »

Bạn Tanvinh@: Bạn post ảnh cánh đồng và đường làng thì chung chung quá, miền quê nào cũng giống miền quê nào. Bạn nên gửi những bức ảnh mang tính đặc thù của Hà Nội. Nêu không bạn phải có chú thích đấy là cánh đồng và đường làng của vùng nào.

Bạn lính thong tin:
2 ảnh ấy ăn nhập vào bài trước viết về làng quê tôi mà, có phải tự nhiên post chung chung đâu Những ảnh này chả đẹp, tôi upload theo lời nhắc nhở của anh bạn khi xem bài về quê tôi thôi.Cảm ơn.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #219 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2011, 12:30:33 pm »

Anh Tanvinh ở Trường Yên có biết anh Lê Vi Sơn làm ở Viện Kiểm Sát tối cao (đã nghỉ hưu) không? Vợ là Trương Thị Vũ Hiền có thời kỳ làm ở Nhà in Ngân hàng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM