Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:39:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khu VI kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975  (Đọc 77679 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 03:28:29 pm »



Đồng chí Trần Lê Bí thư Khu ủy Khu VI (1961-1975)



Đồng chí Bùi Định (Tư Khiêm) Phó bí thư Khu ủy, Chính ủy Quân khu VI (1961-1966)



Đồng chí Lê Văn Hiền - quyền Bí thư Khu ủy, quyền Chính ủy Quân khu (tháng 2 năm 1974 đến tháng 4 năm 1975



Đồng chí Thượng tá Yblok Eban quyền Tư lệnh Quân khu VI (7-1961 – đầu 1963)



Đồng chí Đại tá Nguyễn Minh Châu Tư lệnh Quân khu VI (đầu 1963 – 7-1969)



Đồng chí Thượng tá Nguyễn Trọng Xuyên quyền Tư lệnh Quân khu VI (7-1969 – 2-1976)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 03:30:07 pm »



Đồng chí Nguyễn Hội dân tộc Kinh tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 482 (10-1965) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân



Đồng chí Pi Năng Tắc dân tộc Ragley, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chính trị viên phó huyện đội, người lãnh đạo nhân dân huyện Bác Ái đánh giặc giữ làng



Liệt sĩ Lê Thị Pha, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân



Liệt sĩ Đổng Dậu (dân tộc Chăm) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mãi lãi là người con ưu tú của dân tộc Chăm đã có công đóng góp vào sự nghiệp giải phóng quê hương đất nước



Liệt sĩ Nguyễn Tiệm, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,
chiến sĩ biệt động chiến đấu trong lòng địch



Đồng chí Kwét du kích căn cứ Bảo Lộc (K1) Lâm Đồng người chỉ huy bắn rơi chiếc trực thăng chở tên trung tướng Giê-cóc-gi-kê-si tư lệnh sư đoàn bộ binh không vận số 1 của Mỹ cùng 7 tên sĩ quan tùy tùng (ngày 7-7-1970).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 03:31:51 pm »



Má Phạm Thị Ngự (Bình Thuận) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân có 7 con và 1 con rể là liệt sĩ



Má K’lim (dân tộc K’Ho) bà mẹ Việt Nam anh hùng có 3 con là liệt sĩ ở xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng.



Má Parâu Thi Nai (dân tộc Ragley) bà mẹ Việt Nam anh hùng ở xã Phước Hà, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận



Mẹ Việt Nam anh hùng Lương Thị Bùi (Ninh Thuận)
có chồng, 4 con và 2 cháu là liệt sĩ
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 03:32:50 pm »

KẾT LUẬN

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã trải qua gần 21 năm. Ta đã giành thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất, vẻ vang nhất trong lịch sử đấu tranh ngời sáng của Đảng ta, dân tộc ta và quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Khu VI (cực nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên) bước vào cuộc chiến đấu, tuy là nằm trong điều kiện và bối cảnh lịch sử chung nhưng cũng có những cái riêng chi phối. Là chiến trường mà điều kiện để tự lực bị nhiều hạn chế, lại ở xa Trung ương, Trung ương Cục, tự mình phải lo xoay xở nhiều bề để chống địch và thắng địch. Nhưng từ 9 năm chống thực dân Pháp, tiếp đến gần 21 năm chống Mỹ, cứu nước, trải qua 30 năm trường, Khu VI đã tỏ rõ là một miền đất kiên trung của Tổ quốc. Dân và quân Khu VI trước sau vẫn một lòng, một dạ đi theo Đảng, theo Bác Hồ, luôn luôn sát cánh cùng cả nước, bền bỉ, dũng cảm chiến đấu, tự lực tự cường, vượt qua bao gian khổ, hy sinh, giành thắng lợi từng bước cho đến thắng lợi hoàn toàn. Là địa bàn nằm giữa và nối liền Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và miền Trung Trung Bộ. Đây cũng là cửa ngõ hướng tiến công chính của ta ta vào Sài Gòn (sào huyệt của kẻ thù) từ phía đông và đông bắc, nên có vị trí chiến lược rất quan trọng. Là chiến trường đại bộ phận là rừng núi, đất rộng, dân thưa, nhiều dân tộc, tôn giáo khá phức tạp, đồng bằng thì nhỏ hẹp, kinh tế còn mang tính chất tự cung, tự cấp, giao thông và điều kiện cơ động còn hạ chế, lực lượng cách mạng còn yếu, đại bộ phận là vùng sâu, vùng yếu.

Nhưng với truyền thống bất khuất của các dân tộc trong Khu. Với lòng trung thành vô hạn đối với Đảng và nhân dân, với ý chí kiên cường bất khuất, tự lực tự cường, vượt qua bao gian khổ hy sinh, quết đánh và quyết thắng, quân và dân Quân khu VI đã vươn lên cùng quân, dân toàn Miền, quân, dân cả nước giành thắng lợi hoàn toàn.

Suốt chặng đường lịch sử: Quân khu VI đã trải qua những năm tháng chiến đấu đầy chông gai thử thách, trải qua các bước thăng trầm, những thời kỳ đen tối, tổn thất nặng nề của phong trào cách mạng, nhất là những năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, trong bước chuyển từ “đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị”. Tuy vậy, Liên tỉnh 3 (cực nam Trung Bộ) và Liên tỉnh 4 (Nam Tây Nguyên) vẫn giữ được các địa bàn căn cứ, giữ dược cái vốn cán bộ nòng cốt, có liên hệ máu thịt với nhân dân; do đó, khi có Nghị quyết Trung ương 15 đã kịp thời nổi dậy tiến công địch, giành lại phong trào. Từ phát động nhân dân các dân tộc đứng lên làm chủ núi rừng, xây dựng căn cứ, đến phát động phong trào khởi nghĩa, giành lại nông thôn đồng bằng. Từ miền tây các tỉnh đồng bằng (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) phát triển lên Lâm Đồng, Tuyên Đức, nối thông với Đắc Lắc - Quảng Đức… hoàn chỉnh địa bàn nam Tây Nguyên, nối liền bắc Tây Nguyên với miền rừng đông Nam Bộ; hình thành đường hành lang chiến lược từ Bắc vào Nam, bảo đảm sự chi viện về người và trang bị của Trung ương vào đến chiến trường Nam Bộ.

Từ đó, cuộc chiến tranh nhân dân được phát triển trên một chiến trường mà đại bộ phận là rừng núi, trên cơ sở phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhân dân, các dân tộc trong Khu, từng bước nâng cao thế chủ động tiến công địch cả về quân sự và chính trị, cả phía trước và phía sau, đã tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, đi đôi với giành dân mở vùng, giành quyền làm chủ, từng bước thay đổi lực lượng so sánh giữa ta và địch.

Quân dân Khu VI đã phát huy được tác dụng của một chiến trường ở vùng bản lề, nối liền giữa Khu V và Nam Bộ, một vùng tiếp cận với vành đai bảo vệ Sài Gòn; từng thời gian đã thực hiện được kìm căng, chia cắt địch, hỗ trợ cho các chiến trường, không để địch dễ dàng biến nơi đây thành hậu phương an toàn, thành bàn đạp đánh phá các nơi, nổi rõ là trong những năm 1965-1966-1977; đã đánh phá giao thông mạnh mẽ, cắt đứt hầu hết những con đường bộ từ Sài Gòn đi miền Trung và Tây Nguyên, gây cho địch nhiều khó khăn trong cơ động lực lượng và vận chuyển chiến lược, buộc địch phải duy trì thường xuyên tại đây một bộ phận quân chủ lực ngụy, một bộ phận quân Mỹ và chư hầu.

Về xây dựng lực lượng đã chú ý cả chính trị và vũ trang. Về chính trị: chú trọng khâu xây dựng nòng cốt, phát động quần chúng; đối với vùng yếu, vùng trắng, dùng phương thức đội vũ trang công tác để mở phong trào, kết hợp với vận dụng các khả năng công khai hợp pháp. Về xây dựng lực lượng vũ trang: đã chú trọng cả ba thứ quân và hết sức coi trọng chất lượng, đặc biệt coi trọng xây dựng binh chủng đặc công; đặc công hóa bộ binh và các đội vũ trang công tác. Trong chiến đấu biết lấy ít thắng nhiều, lấy chất lượng thắng số lượng, với cách đánh sáng tạo, mưu mẹo, buộc địch đánh theo cách đánh của ta, đạt hiệu quả chiến đấu cao, thương vong thấp. lực lượng ngày càng trưởng thành; đã lập nên thành tích đáng tự hào qua những thời điểm có tính chất bước ngoặt quan trọng như: Đồng khởi 1959-1960, Hè 1964-1965, Đông Xuân 1967, Mậu Thân 1968, thời cơ 1972-1973. Đặc biệt, trong những năm 1969-1970, 1971, địch tập trung đánh phá ác liệt vào căn cứ hành lang bằng chất độc hóa học, phi pháo, B52, dùng chiêu bài “Tự trị” giả hiệu để nắm các dân tộc thiểu số, chia rẽ Kinh Thượng, dùng các quốc sách “ấp chiến lược” - “bình định” - “tìm diệt” - “Việt Nam hóa chiến tranh”, v.v. để đè bẹp phong trào với hy vọng xóa bỏ các căn cứ, hành lang, chia cắt giữa Nam Bộ và Khu V. Nhưng Đảng bộ và quân dân Khu VI nhận rõ trách nhiệm của mình, luôn luôn đứng vững ở vị trí được giao, kiên quyết đánh trả địch, giữ vững địa bàn và ra sức xây dựng, tăng cường lực lượng ta về các mặt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 03:33:33 pm »

Bước vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa khô 1974-1975 quân dân Khu VI đã nỗ lực cao, phối hợp nhịp nhàng với chiến trường bạn, với chủ lực Quân khu VII và chủ lực Miền, giải phóng vùng Hoài Đức - Tánh Linh - Lâm Đồng - Tuyên Đức, hoàn thành nhiệm vụ được giao và góp phần quan trọng vào thắng lợi chung trong toàn Miền. Đến mùa xuân năm 1975, đã phối hợp chặt chẽ với chủ lực Bộ đánh địch trong thế áp đảo, đập tan tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang, tạo thuận lợi cho các tỉnh còn lại thừa thắng xông lên giành thắng lợi nhanh gọn, giải phóng hoàn toàn Quân khu và bảo đảm hành lang, tạo bàn đạp cho các binh đoàn chủ lực triển khai tiến công vào sào huyệt Sài Gòn từ hướng đông, đông bắc; đồng thời làm nhiệm vụ hậu phương trực tiếp phục vụ cho các lực lượng tham gia.

Đạt được những thành tích và thắng lợi vẻ vang nêu trên là nhờ có những nhân tố cơ bản sau đây:

1. Nhờ có Đảng và Bác Hồ vạch ra đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và phương châm chiến lược, phù hợp với từng giai đoạn kháng chiến, không chỉ quan tâm mặt lãnh đạo chính trị tư tưởng và tổ chức, mà còn chú ý chi viện cả sức người sức của cho miền Nam trong đó có Quân khu VI.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ và quân dân các dân tộc anh em Khu VI, được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu ủy V (1954-1961), của Trung ương Cục miền Nam (1961-1975); đã tiếp thu, quán triệt và vận dụng đường lối, phương châm và nghệ thuật chỉ đạo ấy vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của chiến trường, từng bước tạo nên thế mới, lực mới để thành thắng lợi.

2. Nhờ sự nỗ lực to lớn của toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân trong Quân khu.

Chiến tranh là nghiệt ngã: “mạnh được yếu thua” là quy luật tất yếu. Quân khu VI sức người, sức của có hạn. Để giành được thắng lợi càng đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong Khu phải có sự nỗ lực rất to lớn mới ta ra được sức mạnh tổng hợp chiến thắng quân thù; phải nỗ lực vừa tiến công địch ở phía trước, vừa xây dựng căn cứ ở phía sau; vừa diệt địch, vừa giành dân mở vùng; vừa hoạt động, vừa lo xây dựng lực lượng, giải quyết lương ăn, chỗ đứng.

Nhìn chung, mỗi cấp lãnh đạo và chỉ huy đều phải chăm lo toàn diện, cả tiến công và xây dựng, cả quân sự và chính trị, cả đời sống tinh thần và vật chất của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, để có thể duy trì và phát triển cuộc chiến đấu đến thắng lợi.

Nhân dân đã không quản khó khăn, mất mát, hy sinh, không ngừng tăng cường đoàn kết, vừa trực tiếp đấu tranh ba mũi chống quân thù, vừa không tiếc đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến với tấm lòng cao cả vô biên.

Các lực lượng vũ trang trong Quân khu nhận rõ trách nhiệm vẻ vang vì nhân dân quên mình, luôn luôn đi đầu trong chiến đấu, yêu mến và gắn bó với nhân dân, với chiến trường, mặc dầu đói cơm, lạt muối, ốm đau, bệnh tật vẫn không xa rời vị trí chiến đấu. Biết bao cán bộ, chiến sĩ đã hăng hái hoạt động, kiên cường chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì nước vì dân, thể hiện sáng ngời bản chất truyền thống của “Bộ đội Cụ Hồ”, xứng đáng với lời khen ngợi của Trung ương dành cho Đảng bộ, quân và dân Khu VI là: “Tự lực tự cường, chiến đấu oanh liệt, thắng lợi vẻ vang”.

3. Vai trò lãnh đạo, vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong đảng bộ nói chung và của cấp ủy nói riêng (cả cấp ủy trong và ngoài quân đội):

Thắng lợi vẻ vang của quân và dân Khu VI, ngoài nguyên nhân bắt nguồn từ đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắng của Đảng, của Bác Hồ, từ công lao vô bờ bến của nhân dân, của chiến sĩ, còn có nguyên nhân quan trọng là sự hy sinh tận tụy của biết bao cán bộ, đảng viên trong đảng bộ, lớp trước ngã, lớp sau đứng lên tiếp tục gánh vác nhiệm vụ.

Trong những lúc đấu tranh gay go, phức tạp, nhiều đồng chí vẫn giữ vững niềm tin, kiên định ý chí quyết chiến, quết thắng, luôn luôn gắn bó với quần chúng, với phong trào; trường hợp bị sa vào tay giặc vẫn giữ vững sự kiên trung, bất khuất, thà chấp nhận sự hy sinh, chứ quyết không làm tổn hại đến thanh danh và tổ chức của Đảng. Nhờ vậy khi bị địch tiến công điên cuồng, đã hạn chế được tổn thất và lúc có điều kiện thì xông lên giành thắng lợi; trước sau đã nuôi dưỡng được niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Cách mạng.

Thắng lợi vừa qua cũng đã thể hiên trình độ của các cấp lãnh đạo và chỉ huy trong Khu trong việc hiểu biết quán triệt, vận dụng đường lối, phương châm chung vào đặc điểm chiến trường, sao cho sát hợp, hiệu quả nhất, phát huy chỗ mạnh, khắc phục chỗ yếu, chú trọng cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng trước sau phải nắm chắc vấn đề vũ trang, vấn đề căn cứ, phải lo toàn diện các mặt: quân sự, chính trị, phía trước, phía sau. Về vũ trang, phải coi trọng cả du kích tại chỗ và lực lượng tập trung, xây dựng đơn vị phải coi trọng chất lượng, tổ chức tinh gọn, lực lượng tinh nhuệ.

Luôn luôn coi trọng công tác giáo dục, phát động quần chúng, coi trọng việc thực hiện các chính sách đại đoàn kết, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, giáo dục cho cán bộ chiến sĩ vừa đánh được địch, vừa làm công tác dân vận.

Khi khó khăn cũng như lúc thuận lợi phải luôn quan tâm vấn đề giải quyết tư tưởng nhận thức, trước hết là cho cán bộ, đảng viên; quan tâm việc phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ, kèm cặp, đào tạo cán bộ, giữ gìn sự đoàn kết gắn bó trong nội bộ, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong bất kỳ tình huống nào.

Những vấn đề trên đây không phải một lúc đã nhận ra, đã làm được, mà là kết quả của một quá trình vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm, tạo chuyển biến đi lên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 03:34:42 pm »

4. Sự chi viện quý báu của miền Bắc của Nam Bộ và Khu V đã tăng thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho quân và dân Khu VI.

Đảng bộ và quân dân Khu VI rất tự hào về truyền thống tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, anh dũng chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ. nhưng thắng lợi của mỗi chiến trường đều có sự đóng góp chung của cả nước. Miền Bắc là hậu phương lớn là nguồn động viên ngày càng nhiều sức người, sức của chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, thay đổi tương quan, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặt ra cho từng giai đoạn kháng chiến. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ được bổ sung về chiến trường Khu VI là những con em quê hương từ thủ đô Hà Nội - Hà Tây - Hải Phòng - Vĩnh Phú - Thanh Hóa - Nghệ Tĩnh - Tuyên Quang - Hà Giang - Yên Bái, v.v. theo lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước của Đảng, của Bác Hồ, vì tình nghĩa Bắc Nam ruột thịt, vì nghĩa vụ thiêng liêng của đất nước đã vượt Trường Sơn vào chiến đấu ở chiến trường Khu VI. Các tỉnh anh em ở Nam Bộ và Khu V, theo lời kêu gọi của Trung ương Cục, đã nhiệt tình giúp đỡ chia sẻ với Khu VI về quân số vũ khí lương thực.

Đảng bộ và quân dân Khu VI và các thế hệ tiếp theo mãi mãi ghi sâu tấm lòng cao cả của đồng bào miền Bắc ruột thịt và tình nghĩa anh em các tỉnh bạn ở miền Nam, mãi mãi biết ơn những cán bộ, chiến sĩ từ các nơi đã chiến đấu, hy sinh ở chiến trường Khu VI; sự chi viện của Miền, của các khu bạn, sự hợp đồng chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau, lúc khó khăn cũng như khi thuận lợi giữa các địa phương đã động viên cổ vũ thúc đẩy nhau cùng tiên lên giành thắng lợi.

Thành tích ưu điểm trên là cơ bản, nhưng sai lầm khuyết điểm không phải là ít.

Đó là những sai khuyết trong đánh giá tình hình, trong vận dụng phương châm. Nhất là sau mỗi bước địch thay đổi chiến lược, thay đổi đối sách, do thấy chậm, nên phong trào, lực lượng có lúc lâm thế bị động, tổn thất. Ngược lại, cũng có lúc đánh giá địch cao, ta thấp, không thấy hết chỗ sơ hở của địch để kịp thời mạnh dạn bung ra tiến công địch, chuyển phong trào lên.

Chưa kết hợp được chặt chẽ giữa hoạt động và xây dựng ta về các mặt, nên nhiều lúc lực lượng ta đã không theo kịp tình hình, không đáp ứng được thời cơ, v.v.

Tổ chức chiến trường phải nhiều lần thay đổi, không được ổn định, có hạn chế đến sự phát triển của phong trào.

Mặc dù còn có những sai khuyết như trên, nhưng ưu điểm vẫn là cơ bản, thành tích và thắng lợi vẫn là to lớn. Quân và dân Khu VI đã tin tưởng, phấn khởi tiến lên, quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh vì thắng lợi trọng vẹn cho quê hương, đất nước.

*
*   *

Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là cả một thời kỳ vô cùng khắc nghiệt, nhưng cũng là thời kỳ chiến đấu rất oanh liệt và chiến thắng rất vẻ vang của quân và dân Khu VI.

Đây là điều không những quân và dân Khu VI chúng ta rất tự hào, mà đồng bào ruột thịt ở mọi miền đất nước cũng tự hào, tự hào về một miền đất kiên trung của Tổ quốc.

Ngày nay, lịch sử đã sang trang, tình hình đã khác trước nhiều, nhưng những kinh nghiệm vừa qua không phải là không còn bổ ích đối với công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta, nhất là những truyền thống và phẩm giá tốt đẹp của quân và dân ta trong mấy mươi năm qua, sẽ mãi mãi còn giữ nguyên giá trị, mãi mãi vẫn là những bài học quý báu cho các thế hệ mai sau.

Quân và dân các tỉnh trong Khu VI cũ của chúng ta cần trân trọng giữ gìn và phát huy những truyền thống, phẩm giá tốt đẹp ấy, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Sẵn sàng cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi mưu đồ thâm độc “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 03:36:18 pm »

PHỤ LỤC

I. SỰ PHÂN CHIA KHU, TỈNH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
CỰC NAM TRUNG BỘ - NAM TÂY NGUYÊN
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (20 tháng 7 năm 1954) các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng được tổ chức thành Liên tỉnh 3 và các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum tổ chức thành Liên tỉnh 4 thuộc Liên khu V.

- Tháng 7 năm 1961, Đắc Lắc sáp nhập với Liên tỉnh 3 lập thành Khu VI - Quân khu VI, trực thuộc Trung ương Cục miền nam (B2). Địa bàn Duyên Hải gồm các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận (kể cả Bình Tuy). Địa bàn Nam Tây Nguyên được tổ chức thành từng B tương đương cấp tỉnh gồm:

+ B3: Bắc đường 21 đến giáp tỉnh Gia Lai của Khu V.

+ B4: Tây nam Hồ Lắc đến giáp tỉnh Phước Long và nam Đồng Nai Thượng (tức Quảng Đức).

+ B5: nam đường 21 đến nam Hồ Lắc.

+ B6: Thị xã Buôn Ma Thuột và các vùng xung quanh thị xã.

+ B7: Lâm Đồng.

+ B8: Tuyên Đức.

Tương đương với cấp tỉnh của chính quyền ngụy miền Nam: Tuyên Đức (địch lập từ năm 1958), Lâm Đồng (địch lập từ năm 1960), Quảng Đức (địch lập từ 1959), Đắc Lắc, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy (địch lập từ năm 1956).

- Từ đầu năm 1962, tỉnh Lâm Đồng (B7) chuyển giao Khu X.

- Tháng 10 năm 1963, giải thể Khu X, nhập Lâm Đồng, Phước Long về Khu VI. Khu VI giao Đắc Lắc, Khánh Hòa về Khu V.

- Cuối năm 1966, Trung ương Cục miền Nam tách 2 tỉnh Phước Long, Quảng Đức ra khỏi Khu VI để cùng Bình Long lập lại Khu X.

- Tỉnh Bình Thuận từ đầu năm 1967 được chia thành 2 tỉnh Bình Thuận và Bắc Bình (gồm huyện Hòa Đa, Phan Lý, Tuy Phong và K67 của Tuyên Đức). Đến tháng 8 năm 1968 nhập các huyện Hòa Đa, Tuy Phong, Phan Lý về lại Bình Thuận, giao K67 về Tuyên Đức và chia Bình Thuận ra 2 tỉnh: Bình Thuận và Bình Tuy (theo tổ chức hành chính của địch).

- Đầu năm 1971 giải thể Khu X, nhập tỉnh Bình Long, Phước Long thành liên tỉnh Bình Phước trực thuộc Trung ương Cục miền Nam. Sau khi lập Khu miền Đông, thì tỉnh Bình Phước trực thuộc Khu miền Đông Nam Bộ. Tỉnh Quảng Đức thì chia làm 3 phần: các huyện Đức Xuyên, Đức Lập về Đắc Lắc, huyện Kiến Đức về Phước Long, huyện Khiêm Đức và thị xã Gia Nghĩa về tỉnh Lâm Đồng.

- Cuối năm 1974 Trung ương Cục miền Nam lập lại tỉnh Quảng Đức giao về Khu VI. Lúc này, Khu VI gồm các tỉnh: Quảng Đức, Lâm Đồng, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy.

- Tỉnh Bình Tuy trước đây là một phần đất của Bình Thuận, từ ngày 20 tháng 10 năm 1956, theo sắc lệnh số 143/VN của ngụy quyền Sài Gòn tách hai huyện Hàm Tân, Tánh Linh của Bình Thuận và cộng thêm một phần đất của Long Khánh, Lâm Đồng lập ra tỉnh Bình Tuy và Bình Tuy có thêm 1 huyện mới là Hoài Đức.

Năm 1968, ta thiết lập chính quyền cách mạng tỉnh Bình Tuy theo địa giới của địch và tỉnh Bình Tuy tồn tại cho đến ngày giải phóng. Đầu năm 1976 Bình Tuy nhập với Bình Thuận, Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Hiện nay Bình Tuy nằm trong tỉnh Bình Thuận (1992).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #117 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 03:37:48 pm »

II. DANH SÁCH ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁ NHÂN ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG
DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VÀ SỐ BÀ MẸ
ĐƯỢC TẶNG VÀ TRUY TẶNG DANH HIỆU BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

TỈNH BÌNH THUẬN

Đơn vị và địa phương

1. Đại đội 2 bộ binh, Thị đội Phan Thiết (ngày tuyên dương 19-5-1972)

2. Dân quân du kích và nhân dân xã Hàm Liêm huyện Hàm Thuận Bắc (20-12-1972)

3. Tiểu đoàn 482 bộ binh tỉnh Bình Thuận (20-10-1976)

4. Đại đội 430 bộ đội địa phương huyện Hàm Thuận (20-10-1976)

5. Đại đội 5 đặc công tỉnh Bình Thuận (20-10-1976)

6. Lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Hàm Thuận (6-1-1978)

7. Dân quân du kích xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình (6-11-1978)

8. Dân quân du kích xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc (6-11-1978)

9. Dân quân du kích xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam (6-11-1978)

10. Dân quân du kích xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc (6-11-1978)

11. Lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Bình Thuận (20-12-1979)

12. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) huyện Bắc Bình (20-12-1994)

13. Nhân dân và LLVTND huyện Đức Linh (20-12-1994)

14. Nhân dân và LLVTND huyện Tánh Linh (20-12-1994)

15. Nhân dân và LLVTND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (20-12-1994)

16. Nhân dân và LLVTND xã Phong Nẫm, thị xã Phan Thiết (20-12-1994)

17. Nhân dân và LLVTND xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam (20-12-1994)

18. Nhân dân và LLVTND xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình (20-12-1994)

19. Nhân dân và LLVTND xã Mê Pu huyện Đức Linh (20-12-1994)

20. Nhân dân và LLVTND xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc (20-12-1994)

21. Bệnh xá tỉnh đội Bình Thuận (20-12-1994)

22. Nhân dân và LLVTND xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam (30-8-1995)

23. Nhân dân và LLVTND xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình (29-1-1996)

24. Nhân dân và LLVTND huyện Tuy Phong (22-8-1998)

25. Nhân dân và LLVTND xã La Ngâu, huyện Tánh Linh (22-8-1998)

26. Nhân dân và LLVTND xã Huy Khiêm, huyện Tánh Linh (22-8-1998)

27. Nhân dân và LLVTND xã Hàm Phú huyện Hàm Thuận Bắc (22-8-1998)

28. Nhân dân và LLVTND xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc (22-8-1998)

29. Nhân dân và LLVTND xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc (22-8-1998)

30. Nhân dân và LLVTND xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình (22-8-1998)

31. Nhân dân và LLVTND xã Lương Sơn, huyện Bắc Bình (22-8-1998)

32. Nhân dân và LLVTND phường Đức Nghĩa, thị xã Phan Thiết (22-8-1998)

33. Nhân dân và LLVTND xã Tiến Lợi, thị xã Phan Thiết (22-8-1998)

34. Nhân dân và LLVTND xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh (22-8-1998)

35. Nhân dân và LLVTND xã Mường Mán, huyện Hàm Thuận Nam (22-8-1998)

36. Nhân dân và LLVTND xã Chí Công, huyện Tuy Phong (22-8-1998)

37. Nhân dân và LLVTND xã Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong (22-8-1998)

38. Lực lượng giao bưu, thông tin, liên lạc tỉnh Bình Thuận (22-8-1998)

39. Nhân dân và LLVTND thị xã Phan Thiết (11-6-1999)

40. Nhân dân và LLVTND Nhân dân và LLVTND xã Võ Xu, huyện Đức Linh (11-6-1999)

41. Thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình (11-6-1999)

42. Thị trấn Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (11-6-1999)

43. Xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc (11-6-1999)

44. Xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc (11-6-1999)

45. Xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (11-6-1999)

46. Thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong (11-6-1999)

47. Xã Hòa Minh, huyện Tuy Phong (11-6-1999)

48. Xã Vĩnh Bảo, huyện Tuy Phong (11-6-1999)

49. Xã Phước Thể, huyện Tuy Phong (11-6-1999)

50. Xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh (11-6-1999)

51. Xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh (11-6-1999)

52. Phường Phú Trinh, thị xã Phan Thiết (11-6-1999)

53. Xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam (28-4-2000)

54. Xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam (28-4-2000)

55. Xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam (28-4-2000)

56. Xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam (28-4-2000)

57. Xã Tân Hải, huyện Hàm Tân (28-4-2000)

Cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND

1. Nguyễn Hội, Đại đội trưởng đặc công (5-5-1965)

2. Lê Văn Bảng, Đại đội trưởng đặc công (17-9-1967)

3. Liệt sĩ Từ Văn Tư, Trung đội trưởng bộ binh (15-2-1970)

4. Liệt sĩ Võ Hữu, Đại đội trưởng đặc công (6-11-1978)

5. Nguyễn Thanh Mận, Chính trị viên xã đội Phan Thanh (Bắc Bình) (6-11-1978)

6. Liệt sĩ Lương Văn Năm, Huyện đội trưởng Hàm Thuận (6-11-1978)

7. Liệt sĩ Huỳnh Thị Khá, Tiểu đội phó, Trung đội nữ 68 (6-11-1978)

8. Mang Đa, Xã đội trưởng xã Kalon (Bắc Bình) (6-11-1978)

9. Phạm Minh Tư, Chính trị viên đại đội, bộ đội địa phương huyện Đức Linh (6-11-1978)

10. Liệt sĩ Đặng Văn Lãnh, Đội trưởng đội công tác xã Phong Nẫm - Phan Thiết (6-11-1978)

11. Phạm Thị Ngự, cơ sở cách mạng, mẹ của 8 liệt sĩ (6-11-1978)

12. Liệt sĩ Nguyễn Thanh Hùng, xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình (4-2000)

13. Phạm Thị Mai, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (4-2000)

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 672 bà mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #118 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 03:39:40 pm »

TỈNH NINH THUẬN

Đơn vị và địa phương


1. Nhân dân và LLVTND huyện Bác Ái (20-12-1976)

2. Nhân dân và LLVTND xã Phước Trung, huyện Bác Ái (15-2-1970)

3. Nhân dân và LLVTND xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước (20-12-1994)

4. Nhân dân và LLVTND xã Phước Hà, huyện Ninh Phước (20-12-1994)

5. Nhân dân và LLVTND xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước (20-12-1994)

6. Nhân dân và LLVTND xã Phước Kháng, huyện Bác Ái (20-12-1994)

7. Nhân dân và LLVTND xã Phước Chiến, huyện Bác Ái (20-12-1994)

8. Nhân dân và LLVTND xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (20-12-1994)

9. Nhân dân và LLVTND xã Phước Thắng, huyện Bác Ái (20-12-1994)

10. Nhân dân và LLVTND xã Phước Đại, huyện Bác Ái (20-12-1994)

11. Tiểu đoàn 610 bộ binh tỉnh Ninh Thuận (20-12-1994)

12. Phường Đô Vinh, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm (1995)

13. Nhân dân và LLVTND xã Phước Hải, huyện Ninh Hải (22-8-1998)

14. Nhân dân và LLVTND xã Phước Chính, huyện Bác Ái (22-8-1998)

15. Lực lượng giao bưu, thông tin, liên lạc tỉnh Ninh Thuận (22-8-1998)

16. Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước (1-6-1999)

17. Thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải (28-4-2000)

18. Huyện Ninh Hải (10-4-2001)

19. Xã Phương Hải, huyện Ninh Hải (10-4-2001)

Cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND

1. Pi Năng Tắc, Chính trị viên phó, Huyện đội Bác Ái (5-5-1965)

2. Pi Năng Thạnh, Chính trị viên xã đội Phước Trung - Bác Ái (20-12-1969)

3. Liệt sĩ Đổng Dậu, Chính trị viên đại đội bộ binh (6-11-1978).

4. Liệt sĩ Nguyễn Tiệm, Đại đội trưởng Đại đội 31 biệt động (20-12-1994)

5. Cha Ma Léa Châu, Xã đội trưởng Xã đội Phước Trung huyện Bác Ái (20-12-1994)

6. Tạ Bô Cương (tức Mai Văn Cương) Ma Nới, huyện Ninh Sơn (11-6-1999)

- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 143 bà mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

TỈNH LÂM ĐỒNG

Đơn vị và địa phương


1. Đại đội 810 thuộc LLVTND tỉnh Lâm Đồng (19-5-1972)

2. Đơn vị C15 Công an Lâm Đồng (24-1-1976)

3. Xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm (6-11-1978)

4. Xã Đồng Nai, huyện Cát Tiên (6-11-1978)

5. Xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh (6-11-1978)

6. Xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm (20-12-1994)

7. Xã Sơn Điền, huyện Di Linh (20-12-1994)

8. Xã Đồng Mang, huyện Lạc Dương (20-12-1994)

9. Huyện Di Linh (22-8-1998)

10. Xã Bà Gia, huyện Đạ Huoai (22-8-1998)

11. Xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm (22-8-1998).

12. Xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt (22-8-1998)

13. Xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (22-8-1998)

14. Xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương (22-8-1998)

15. Thành phố Đà Lạt (28-4-2000)

16. Huyện Đạ Tẻh (28-4-2000)

17. Xã Lộc An, huyện Bảo Lâm (28-4-2000)

18. Bưu điện Lâm Đồng (8-11-2000)

Cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND

1. Đặng Quang Cầu (21-8-1955)

2. Ngô Xuân Đệ (19-5-1972)

3. Trần Văn Côi (19-5-1972)

4. Nguyễn Văn Sơn (15-1-1976)

5. Liệt sĩ Đoàn Đức Ngọc thuộc Công an Lâm Đồng (24-1-1976)

6. Liệt sĩ Lê Thị Pha (6-11-1978)

7. Liệt sĩ Nguyễn Đình Quân (6-11-1978)

8. Liệt sĩ Nguyễn Văn Trúc thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng (29-8-1985).

9. Liệt sĩ K’Đen (30-8-1995)

10. Liệt sĩ Lại Hùng Cường (30-8-1995)

- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 71 bà mẹ đã có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU

1. Trung đoàn 812 quân khu (12-9-1975)

2. Tiểu đoàn 840 bộ binh trực thuộc Trung đoàn 812 (20-12-1972)

3. Tiểu đoàn 186 bộ binh trực thuộc Trung đoàn 812 (6-11-1987)

4. Đại đội 3, Tiểu đoàn 840 (23-11-1969)

5. Đại đội 5 đặc công, Tiểu đoàn 840 (22-9-1971)

6. Đoàn vận tải H50 (22-8-1998)

Cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND

1. Liệt sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Chính trị viên Phó Tiểu đoàn 840 (23-11-1969)

2. Liệt sĩ Nguyễn Tấn Định, Tiểu đoàn Phó, Đại đội 5 đặc công, Tiểu đoàn 840 (19-5-1972)

3. Liệt sĩ Huỳnh Phước, Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 200C đặc công, Quân khu (20-12-1994)

Chú thích: Các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 840 và Tiểu đoàn 186 và 3 liệt sĩ trong danh sách này, nay thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng quản lý. Danh hiệu Anh hùng của Trung đoàn 812 và Đoàn H50 do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận quản lý.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #119 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 03:40:30 pm »

III. SỐ LIỆU VỀ QUÂN SỐ DƯỢC BỔ SUNG CHO CHIẾN TRƯỜNG KHU VI
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)

- Miền Bắc chi viện kể cả cán bộ, chiến sĩ: 5.500

- Nam Bộ chi viện kể cả nam - nữ thanh niên: 630

- Khu V chi viện cán bộ, chiến sĩ và tân binh: 220

- Rút tân binh tại chỗ bổ sung cho các lực lượng: 6.000

Tổng cộng: 12.350

Số liệu này nắm qua các thời kỳ được các nơi chi viện và bổ sung với mức tương ứng, chưa chính xác lắm, nếu có chênh lệch thì chỉ lên xuống chút ít không có nhiều.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2016, 08:38:24 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM