Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:50:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khu VI kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975  (Đọc 77673 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #90 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 07:51:26 am »

Đánh phá kế hoạch bình định, lấn chiếm mới của địch

Sau khi Hiệp định Paris thực hiện được mấy tháng, bốn bên ký Hiệp định về Việt Nam lại họp tại Paris, để kiểm điểm tình hình thi hành Hiệp định, ra Thông cáo chung (13 tháng 6 năm 1973) quy định các bên chấp hành đúng theo Hiệp định và ngừng bắn vào ngày 15 tháng 6 năm 1973. Một lần nữa địch đề phòng ta “chồm lên” tiến công, nên tranh thủ cho lực lượng bung dũi ra đánh phá ngăn chặn trước. Thực tế Thông cáo chung cũng không có hiệu lực vì Mỹ - ngụy có tình xóa bỏ Hiệp định Paris, chiếm giữ lâu dài miền Nam nước ta. Ngay từ đầu, chúng đã triển khai kế hoạch phát triển kinh tế hậu chiến, nhằm thu hẹp vùng giải phóng, xóa bỏ các lõm căn cứ, bàn đạp của ta, mở rộng vùng chúng kiểm soát.

Chúng ra sức ủi phá, phát quang địa hình, đẩy mạnh chương trình “khai hoang lập ấp”, di dân, giãn dân, lập ra những khu dân cư mới với quy mô lớn trên các địa bàn xung yếu, dọc các trục giao thông quan trọng. Ở Ninh Thuận, địch lấn ra ủi phá 2 bên đường 11 từ bắc Tân Mỹ đến giáp Krongpha; di dân Trị Thiên vào thành lập khu Quảng Thuận - Sông Mỹ, quy mô gần như một thị trấn và lấn ra phía sông Cái, Trà Co; mở rộng 2 bên đường số 1 ở Quán Thẻ (nam Phan Rang) để chuẩn bị xây dựng nông trường.

Ở Bình Tuy, chúng di dân đến lập ấp, dọc đường quốc lộ số 1 (từ ki-lô-mét 26 nam Phan Thiết vào đến ki-lô-mét 54 (rừng lá) và hai bên đường số 2 từ Láng Gòn đến ki-lô-mét 46, xây dựng đồn Hột Xoài trên tỉnh lộ số 2 đi sông Dinh - Suối Kiết, lập ra huyện Nghĩa Lộ với số dân gom từ vùng tự do cũ của Khu V, Quảng Trị và Việt kiều từ Cam-pu-chia về.

Ở Lâm Đồng, địch mở rộng khu di dân Tân Rai - Minh Rồng, đến cuối tháng 6 năm 1973 chúng đã chuyển đến đây 11.000 dân, đa phần là người tỉnh Bình Long.

Ở Bình Thuận, địch ủi phá mở rộng khu di dân tây nam Camp Êsépic (do Việt kiều ở Cam-pu-chia về) và ven đường quốc lộ 1 tây nam Phan Thiết, khu tây sông Lũy (trên đường sắt).

Ở Tuyên Đức, chúng ủi phá khai hoang xây dựng khu tập trung lớn ở tây Phú Hội - Núi R’Chai và đóng đồn ở khu vực thác Pông-Gua.

Bên trong, chúng ra sức củng cố bộ máy tề xã, ấp và liên gia, tăng thêm thành phần ác ôn vào lực lượng kìm kẹp, cảnh sát hóa bộ máy chính quyền ở cơ sở. Phương thức và thủ đoạn đánh phá và kết hợp quân sự, chính trị, kinh tế, vừa tiến công ta, vừa xây dựng chúng, kết hợp bung xỉa ra với kềm kẹp bình định bên trong ấp. Chúng dùng thủ đoạn lấn chiếm êm, bằng cách phối hợp với sự làm ăn của các chủ đồn điền, chủ xe be, các chức sắc tôn giáo, để triển khai kế hoạch di giãn dân lập ấp, thực hiện chiếm đất kết với bảo vệ giao thông, ngăn chặn hành lang ta, bằng kinh tế, chính trị đi trước, quân sự theo sau, v.v. nhằm để ta sơ hở mất cảnh giác.

Về ta: trong các tháng 6, 7, 8 năm 1973 tranh thủ tập huấn cho cán bộ, tổ chức học tập chính trị và huấn luyện quân sự cho các đơn vị nên chất lượng bộ đội có được nâng lên, nhất là về ý chí cách mạng tiến công, giải quyết tư tưởng hòa bình nghi ngờ, học tập những kinh nghiệm tốt của các nơi trên toàn Miền, nhất là kinh nghiệm đánh trả thắng lợi của quân dân Khu IX. Riêng trong Khu thì việc đánh trả địch giữ vững địa bàn của quân dân trên các chiến trường đường 8 - Tam Giác cũng là những kinh nghiệm tốt đã được phổ biến.

Bước vào hoạt động: theo kế hoạch phản công, chống địch lấn chiếm, đêm ngày 1 tháng 6 năm 1973 Lâm Đồng (Đại đội 216) tập kích đánh thiệt hại nặng đoàn Sơn Thôn (Bình Định) tại khu định cư Bình Phước (Minh Rồng), tuyên truyền phát động quần chúng bỏ khu tập trung trở về quê cũ. Đêm ngày 3 tháng 6 năm 1973 Trung đội 3 của Đại đội 712 tập kích đại đội bảo an tại sở trà Mạc - Phen diệt nhiều tên, thu vũ khí. Tháng 7 năm 1973 đại đội 216 lại tiến công khu định cư Bình Phước, diệt 30 tên địch làm rệu rã bộ máy kìm, đội công tác đã luồn sâu vào thị xã, Blao làm công tác xây dựng cơ sở.

Ở Đà Lạt: lực lượng biệt động (Đại đội 850) đột nhập vào nội thị, diệt 5 tên ác ôn, thu 4 khẩu súng…

Tại Bình Thuận: Tiểu đoàn 15 thay cho Tiểu đoàn 840 (về củng cố), đã cùng lực lượng địa phương bám trụ vững ở khu Tam Giác đường 8, đánh trả các cuộc càn quét, lấn chiếm của địch, tạo thuận lợi cho quân dân bung ra sản xuất và các đội công tác đi vào vùng sâu. Tháng 7 năm 1973, Tiểu đoàn 15 đánh gãy một cuộc càn lấn chiếm của 5 tiểu đoàn địch, có lực lượng thiết xa vận M113 và phi pháo yểm trợ, qua 5 ngày liên tục quần bám, đánh 34 trận, diệt 101 tên (có 2 trung đội bị diệt gọn), bắn rơi 3 máy bay trực thăng, chúng phải rút lu, ta giữ vững vùng giải phóng.

Với tinh thần tiến công, chống địch lấn chiếm, các tiểu đoàn 840 và 186 vừa củng cố huấn luyện, vừa tham gia hoạt động trên trục quốc lộ 1 từ tây nam Phan Thiết vào Bình Tuy. Đã đánh phá khu di dân, lấn chiếm ở nam Camp Êsépic, hỗ trợ cho 12.000 đồng bào lần lượt bỏ khu tập trung này chuyển đi nơi khác. Liên tiếp đánh nhiều trận ở Gia Huynh, Trà Tân (đường số 3), Suối Kiết, Sông Dinh, Đồn Hột Xoài… Tháng 7 năm 1973, đánh phục kích khu vực “căn cứ 6”, trên đường số 1 (Bình Tuy) diệt trên 100 tên, bẻ gãy các hoạt động bung dũi lấn chiếm của địch.

Ninh Thuận đã tiến công buộc địch phải rút bỏ một số chốt nằm sâu trong vùng ta như chốt Tây Sa, Ô Cam, Bình Tuy bức rút các chốt Thạch Mĩ, Quang Hà, nam ga Sông Phan, Xã Dú, v.v.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #91 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 07:51:44 am »

Nhìn chung, các lực lượng trong khu đã chuyển lên hoạt động khá đều, đã tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, hỗ trợ cho phong trào, bẻ gãy và làm hạn chế một phần kế hoạch bình định, lấn chiếm của địch. Nhưng cuộc chiến đấu vẫn còn gay go, phức tạp, do lực lượng địch còn đông và chúng còn cố đánh phá giành giật với ta.

Để chặn đứng âm mưu lấn chiếm, di dân, từ tháng 9 năm 1973, Khu chỉ đạo các địa phương và lực lượng toàn Khu phải chuyển mạnh nhiệm vụ chống phá kế hoạch bình định, lấn chiếm mới của địch bằng cách tập trung đánh mạnh vào lực lượng kìm kẹp ở cơ sở, tạo điều kiện cho lực lượng tại chỗ phát triển và hoạt động, đẩy mạnh 3 mũi tiến công địch.

Những tháng cuối năm 1973, các lực lượng đã cố gắng khắc phục khó khăn, phối hợp với toàn Miền tiến công địch đều và liên tục. Bình Thuận bám đánh bọn địch ủi phá địa hình di giãn dân ở khu nam Camp Êsépic và khu dòng Thầy Ba (Bàu Tàng), phá hủy nhiều xe ủi đất, sát thương nhiều tên địch; đồng thời cũng đột nhập vào các ấp ở dọc đường số 8 và vùng ven thị xã Phan Thiết để làm lỏng, rã kìm và phát động quần chúng. Huyện Hòa Đa diệt một số tên ác ôn và phá kìm ở Lương Sơn, tây Chợ Lầu. Ở Thuận Phong, diệt hai cuộc cảnh sát ở Xa Ra và Rạng. Ngày 16 tháng 11 năm 1973 du kích mật ấp Bình Lâm xã Hàm Chính đã dùng lựu đạn diệt ba tên ác ôn và một tiểu đội lính; địch phản ứng trả thù bằng cách lùng bắt hàng chục thanh niên, trong đó có một số du kích mật, nhưng lập tức đã bị nhân dân kéo lên quận đấu tranh với lý lẽ sắc bén nên buộc địch phải thả hết. Các lực lượng bên ngoài bám đánh bọn bung xỉa lấn chiếm và liên tục đánh phá đường sắt Tháp Chàm - Ma Lâm buộc địch phải bỏ luôn.

Ở Bình Tuy, tháng 11 năm 1973 ta lập thêm một huyện mới (Nghĩa Lộ) là địa bàn mới di dân, lấm chiếm ở hai bên trục lộ số 1 từ ki-lô-mét 37 đến rừng lá và hai bên đường số 2 từ Láng Giòn đến ki-lô-mét số 46, 4 đội vũ trang công tác bám hoạt động, xây dựng cơ sở, nắm quần chúng mở phong trào.

Ở Ninh Thuận, bộ đội địa phương và du kích tập trung đánh phá khu di dân, lấn chiếm ở nam bắc đường 11. Các huyện Bác Ái và Anh Dũng cùng với đơn vị 311 đặc công tỉnh, đánh bọn đi ủi phá địa hình lấn ra sông Cái, Trà Co, Sông Chá, Suối Dầu, phá nhiều xe ủi đất và sát thương nhiều địch, huyện Thuận Nam đã đánh và ngăn chặn địch lấn ra sông Nhị Hà. Khuyết nhược điểm là thiếu những trận đánh sâu vào vùng địch, để gây mất ổn định cho chúng từ bên trong.

Ở Lâm Đồng, từ tháng 10 năm 1973 trở đi các lực lượng tỉnh và tiểu đoàn 17 (thiếu) của Khu liên tục chặn đánh địch dũi ra lấn chiếm khu vực Bờ - Kẽ, Tam Lang buộc địch co lại, tạo được thế cho dân bung ra làm ăn và tiếp xúc với ta, xây dựng phát triển cơ sở trong nhiều ấp, kể cả một số ấp đồng bào công giáo.

Ở Quảng Đức, từ ngày 4 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 1973, lực lượng của Miền đã tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Bù Bông, giải phóng mảng Bùi - Bông, Buprăng, Tuy Đức và một phần huyện Kiến Đức, mở rộng đường hành lang chiến lược vào miền Đông Nam Bộ, và con đường nối Đắc Lắc với Khu VI, hỗ trợ hơn 800 đồng bào dân tộc bở các khu tập trung trở về vùng ta.

Tuyên Đức còn nhiều khó khăn, nhất là lương thực nên phần lớn lực lượng phải lui về căn cứ lo thu hoạch vụ mùa tự túc, nhưng cũng cố gắng đánh vào sân bay Cam Ly, chi khu Đức Trọng và một số ấp trên đường 20 và đường 21 kéo dài.
Đi đôi với đánh phá ngăn chặn kế hoạch bình định và lấn chiếm của địch, ở đồng bằng các lực lượng ta còn phải lo đánh địch giành giật vụ mùa với ta, chúng bắt nhân dân ở các cánh đồng Hàm Trí, Hàm Phú, Hàm Thạnh, Sông Khương (Bình Thuận), Hoài Đức, Đồng Kho… (Bình Tuy) phải đưa lúa về vùng chúng. Ta phải kiên quyết đánh trả bọn càn quét, để bảo vệ nhân dân thu hoạch lúa và cho các bộ phận ta đi thu mua và cất giấu lúa. Mặc dù địch hù dọa, ngăn cấm, nhân dân vẫn bằng mọi cách để lúa gạo lại bán cho ta, hoặc cất giấu ở ngoài đồng. Nhờ vậy mà các lực lượng của ta đã thu mua được trên 500 tấn lúa trong vụ mùa.

Công tác tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở cũng đạt một số kết quả, đã nối được liên lạc với 29 ấp bị đứt, xóa 21 ấp trắng, xây dựng đưa lên tranh chấp trên 9 ấp với 27.000 dân. Phong trào đấu tranh đòi tự do đi lại làm ăn, giải quyết đời sống chống cướp lúa, chống khủng bố bắt người, chống lập tề, vệ, tổ chức ngụy đoàn thể v.v… tiếp tục diễn ra. Nhờ đó hằng ngày dân bung ra làm ăn trên các hướng có trên 50.000 người, có 28.000 chòi trại được dựng ngoài đồng, ngoài rẫy, để trưa tối ngủ lại và 200 gia đình về ở hẳn vùng đất cũ. Vùng căn cứ giải phóng được ổn định, củng cố và giữ vững. Tính đến cuối năm 1973 đã có 2.000 người từ vùng địch trở về ở hẳn vùng căn cứ giải phóng.

Từ thực tiễn tình hình ấy, Khu xác định nhiệm vụ trung tâm trước mắt cho các địa phương là đánh bại bình định và lấn chiếm của địch, giành dân, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng giải phóng, đồng thời nỗ lực xây dựng lực lượng ta lớn mạnh, giành thắng lợi to lớn trong thời gian tới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #92 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 07:53:16 am »

II. TIẾP TỤC ĐÁNH PHÁ KẾ HOẠCH BÌNH ĐỊNH LẤN CHIẾM CỦA ĐỊCH,
TẠO THẾ, TẠO LỰC CHO ĐỢT MÙA KHÔ 1974-1975

Trên chiến trường toàn Miền, từ khi có Hiệp định Paris về Việt Nam, Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho ngụy quyền Sài Gòn, tiến hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Tuy chúng có đạt một số kết quả, gây cho ta khó khăn những vẫn không thực hiện được kế hoạch bình định lấn chiếm, không làm cho ngụy quân, ngụy quyền mạnh lên về chính trị, quân sự, kinh tế, mà còn bộc lộ nhiều điểm yếu và sa sút mới cả về tinh thần và tổ chức.

Tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, đề ra những vấn đề cơ bản đối với cách mạng miền Nam trong thời kỳ mới. Nghị quyết đã khẳng định: “Con đường cách mạng miền Nam là con đường bạo lực, bất cứ trong tình huống nào, ta cũng phải nắm thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược, tấn công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên… Cách mạng miền Nam có thể trải qua nhiều bước quá độ và chỉ có thể giành được thắng lợi bằng con đường bạo lực cách mạng, khởi nghĩa, dựa trên lực lượng chính trị và lực lượng quân sự hoặc là trong trường hợp chiến tranh lớn trở lại thì tiến hành chiến tranh cách mạng để giành thắng lợi hoàn toàn…”. Quân ủy Trung ương cũng có nghị quyết xác định rõ: “Vai trò đấu tranh quân sự trong giai đoạn chiến lược là kiên quyết phản công và tấn công địch phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta nhằm đánh bại kế hoạch bình định lấn chiếm của địch.

Chấp hành Nghị quyết 21 của Trung ương và Nghị quyết của Quân ủy Trung ương vào thực tế chiến trường Nam Bộ và Khu VI (B2). Trung ương Cục có nghị quyết lần thứ 12 (tháng 11 năm 1973), xác định nhiệm vụ cụ thể từng thời kỳ, về tác chiến để tạo thế chiến lược mới, về đánh phá bình định, về xây dựng lực lượng, xây dựng hậu phương căn cứ v.v…

Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1973, Khu ủy Khu VI họp hội nghị kiểm điểm tình hình, đề ra phương hướng nhiệm vụ và bước đi của Khu là: “Vừa tấn vừa xây đưa phong trào ba vùng lên một bước vững chắc, làm thay đổi tương quan ta, địch trên chiến trường. Trước mắt là chuyển vùng nông thôn phía trước nhất là vùng yếu trên thế tranh chấp và mở rộng vùng làm chủ. Về công tác quân sự trước mắt là đẩy hoạt động nhằm đánh bại kế hoạch bình định lấn chiếm của địch, đánh bọn càn quét bung dũi, đánh sâu vào bên trong, diệt ác, phá kìm, hỗ trợ đắc lực cho phong trào quần chúng bung ra làm ăn, tạo thuận lợi phá kìm giành quyền làm chủ…”(1).

Tháng 3 năm 1974, Thường vụ Khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu mở lớp tập huấn cho cán bộ chủ trí các địa phương và các đơn vị về kinh nghiệm đánh phá bình định và âm mưu chống lấn chiếm của địch.

Tháng 4 năm 1974, Quân khu mở Hội nghị Du kích chiến tranh, nhằm rút kinh nghiệm, đẩy mạnh chiến tranh du kích trên cả 3 vùng lên một bước mới, Khu ủy và Quân khu chỉ đạo tổ chức các Ban lãnh đạo, chỉ huy chống lấn chiếm trên từng khu vực trọng điểm như: K4 trên đường 20 Lâm Đồng, nam Camp Êsépic của Bình Thuận, ở trục đường 11 của Ninh Thuận, K67 của Tuyên Đức…

Giữa tháng 5 năm 1974, tiến hành chỉnh huấn chính trị theo tinh thần Nghị quyết 12 Trung ương Cục - Quân ủy Miền và các chỉ thị về công tác phát động quần chúng (chỉ thị 04), tăng cường giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức tác phong của cán bộ - chiến sĩ, chống và ngăn ngừa mọi biểu hiện tiêu cực (chỉ thị 05)… Tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng cho Tiểu đoàn 840 và học tập thành tích của các đơn vị anh hùng, phát động phong trào thi đua Quyết thắng. Qua đó làm chuyển biến một bước về nhận thức tư tưởng, nâng khí thế tiến công trong các lực lượng vũ trang, phê phán khắc phục tư tưởng hữu khuynh, mất cảnh giác, tư tưởng tiến công để địch lấn thế.

Với khí thế mới đó, cùng toàn Miền, các lực lượng vũ trang trong khu sôi nổi bước vào hoạt động mùa khô đầu năm 1974 trên một diện rộng, kết hợp với những đợt cao điểm đánh đồng loạt, kìm căng địch trên hầu khắp các địa bàn trong khu.

Ở Tam Giác, lực lượng của Quân khu và bộ đội địa phương, du kích Hầm Thuận, đã bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch, với lực lượng 4 đến 5 tiểu đoàn, có phi pháo, xe bọc thép yểm trợ, làm cho chúng bị nhiều tổn thất không lấn chiếm được xóm Bàu, và không đẩy được lực lượng ta ra xa.

Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy bám đánh bọn dũi ra ủi phá địa hình đã tích thu và phá hủy nhiều phương tiện như: ở đường 11 (Ninh Thuận) nam Camp Êsépic (Bình Thuận) dọc đường số 1 và số 3 ở Bình Tuy… Tích cực đánh phá giao thông trên các đường số 1, số 8, số 3 làm cho sự đi lại của địch từng lúc bị gián đoạn.

Bộ đội địa phương, du kích và đội công tác đã bám chắc địa bàn ven ấp, thường xuyên đột đánh lực lượng kìm, kết hợp với tuyên truyền phát động quần chúng, xây dựng phát triển cơ sở chính trị vũ trang tại chỗ. Nổi lên là địa bàn Tam Giác đường 8, Hòa Đa của Bình Thuận, Hàm Tân, Hoài Đức của Bình Tuy, du kích mật cũng diệt được ác, hỗ trợ cho phong trào. Du kích căn cứ Nam Sơn, Bác Ái, Anh Dũng, K1 (Lâm Đồng)… vừa truy đánh bọn biệt kích, bọn càn quét bảo vệ căn cứ hành lang, vừa cùng bộ đội địa phương ra phía trước đánh địch.

Từ tháng 4 năm 1974, theo sự chỉ đạo của Miền, Quân khu chuyển lực lượng về đứng hoạt động trên địa bàn trong điểm Hoài Đức, Tánh Linh của Bình Tuy và củng cố xây dựng đơn vị.

Tháng 5 năm 1974, theo hướng dẫn của Miền, Thường vụ Khu ủy và Quân khu quyết định thành lập Trung đoàn 812(2), để có quả đấm chủ lực, đáp ứng yêu cầu chiến đấu trong tình hình mới, bổ sung quân sự khôi phục lại Tiểu đoàn pháo 130 và Tiểu đoàn đặc công 200c.

Sự kiện thành lập Trung đoàn 812 trong lúc này là 1 cái mốc quan trọng trong sự trưởng thành của lực lượng vũ trang Quân khu. Nó cũng là sự cố gắng lớn, một bước chuyển kịp thời, trước yêu cầu nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn cách mạng mới, trong lúc tình hình các mặt trong Quân khu lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn, nhất là về đảm bảo hậu cần và quân số.


(1) Sau hội nghị này được sự đồng ý của Trung ương để đồng chí Trần Lê ra miền Bắc chữa bệnh, Khu ủy bầu đồng chí Lê Văn Hiền quyền bí thư Khu ủy quyền chính ủy Quân khu (tháng 2 năm 1974 - tháng 4 năm 1975).
(2) Biên chế Trung đoàn 812 gồm 3 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 840, Tiểu đoàn 186, Tiểu đoàn 15). Riêng tiểu đoàn 15 lúc đầu còn tăng cường cho Bình Thuận đứng tại Tam Giác. Có đại đội hỏa lực, công binh, thông tin vận tải trinh sát. Tăng cường Tiểu đoàn 130 pháo binh và Tiểu đoàn 200c đặc công thành trung đoàn mạnh. Đồng chí Võ Đức Nhi Phó chủ nhiệm Cục chính trị Quân khu xuống làm Chính ủy, đồng chí Phạm Ty Tỉnh đội phó Bình Thuận quyền Trung đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Hiệp nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 15 làm tham mưu trưởng, đồng chí Phạm Tý nguyên phó ban tổ chức Quân khu làm Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị, đồng chí Phước Chủ nhiệm hậu cần.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #93 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 07:54:22 am »

Sau khi thành lập, Trung đoàn 812 vẫn tiếp tục đứng ở trọng điểm Hoài Đức, Tánh Linh (Bình Tuy) vừa tác chiến hỗ trợ cho địa phương, vừa xây dựng hoàn chỉnh tổ chức biên chế của Trung đoàn và huấn luyện.

Mùa mưa năm 1974, Trung đoàn 812 cùng với lực lượng địa phương mở hoạt động chống lấn chiếm, bình định, trên trục lộ số 1 và tỉnh lộ số 3 của Bình Tuy. Đánh diệt đồn cấp trung đội giữ cầu 37, điểm căn cứ 4, hai lần đánh dứt điểm đồn Hột Xoài, đồn cấp trung đội ở ấp Chính Tâm 3, gài đánh quân ứng viện diệt một số đại đội và nhiều trung đội địch. Sau đó trung đoàn cho luân phiên huấn luyện, hoạt động phân tán cùng lực lượng địa phương, đột vào các ấp đánh bọn kìm hỗ trợ phong trào quần chúng bung ra làm ăn.

Kết quả đã làm thất bại kế hoạch khai hoang lấn chiếm, phá rừng cướp gỗ của địch, làm lỏng kìm, mở rộng cơ sở ở vùng này, và trung đoàn bước đầu được ổn định về tổ chức và huấn luyện quân sự chính trị được tốt.

Tháng 9 năm 1974, Quân khu chuyển trung đoàn 812 (thiếu) ra hướng bắc Bình Thuận để phối hợp với lực lượng địa phương nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, chống lấn chiếm ủi phá địa hình, di giãn dân ở khu Nghĩa Thuận (tây sông Lũy sâu vô căn cứ ta). Đồng thời cũng để tạo điều kiện xây dựng Trung đoàn, nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, chiến đấu hợp đồng và rút kinh nghiệm về chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định (Ở đây địch đã đóng chốt cứ điểm ấp đại đội trên cao điểm 131 để khống chế khu vực đang lấn chiếm.

Điều bất lợi đã xảy ra trước khi bộ đội hành quân đến vị trí tập kết, tên Huỳnh Bu Tiểu đoàn trưởng 200c đặc công đào ngũ theo địch, nhưng sau khi nắm lại tình hình, lường hết hậu quả và có biện pháp đề phòng, Quân khu chủ trương cho tiến hành hoạt động theo phương án đã đề ra.

Bước vào hoạt động Trung đoàn dùng 1 bộ phận vây ép cứ điểm 131 và đánh phá khu Nghĩa Thuận, toàn bộ lực lượng còn lại (Trung đoàn 812 (thiếu) + Tiểu đoàn 482 tỉnh) thì phục kích diệt quân ứng viện, giải tỏa từ Tiểu khu Phan Thiết ra. Sau 2 ngày đêm vây ép cứ điểm, phá banh ấp, ngày 12 tháng 9 năm 1974 Tiểu đoàn 202 + 212 bảo an của Tiểu khi đi giải tỏa bị lọt vào trận địa, ta diệt 2 đại đội đánh thiệt hại nặng 2 đại đội khác và 2 trung đội dân vệ, bắt tù binh và thu vũ khí. Sau đó đánh diệt cứ điểm 131 và phá banh khu Nghĩa Thuận.

Trên các hướng diện, lực lượng địa phương cũng nổ súng diệt một số phân chi khu, đồn bót lẻ, cụm lô cốt, trong đó có 26 tên bình định ác ôn. Tính chung ta diệt và làm bị thương 345 tên, phá banh khu Nghĩa Thuận, bẻ gãy kế hoạch lấn chiếm, di giãn dân ở khu vực Sông Khiêng (tây Sông Lũy) và làm lỏng rã kìm ở một số ấp khác.

Phối hợp với hoạt động của chiến trường trọng điểm, các địa phương trong toàn khu cũng chuyển lên đánh phá mạnh bọn lấn chiếm khai hoang, bung xỉa càn quét, đánh phá giao thông và các lực lượng kèm ấp, võ trang tuyên truyền phát động quần chúng xây dựng thực lực tại chỗ, đẩy đấu tranh chính trị và binh vận.

Ninh Thuận đánh bọn khai hoang lấn chiếm ở ven bờ sông Cái, Trò Co, đẩy lùi bọn lấn chiếm ở khu vực Hồ Tân Giang, bức rút bỏ điểm chốt ở Gộp 59 sát chân núi chiến khu 7.

Lâm Đồng đánh bọn ủi phá mở rộng khu vực Tân Ray - Minh Rồng, đánh bại kế hoạch lập ấp mới ở cây số 142 trên đường 20, phá ý đồ ngăn chặn hanh lang của Khu.

Tuyên Đức bám dân, đánh địch chống lấn chiếm di giãn dân, giữ được địa bàn Nam Ban phía tây Đà Lạt.

Ở Bình Tuy, các huyện Hàm Tân, Lagi, Hoài Đức, lực lượng địa phương và Tiểu đoàn 186/Trung đoàn 812, liên tục chặn đánh địch ủi phá địa hình, tịch thu và đốt phá nhiều xe và phương tiện khai thác gỗ.

Như vậy là cho đến mùa mưa năm 1974, hoạt động vũ trang trong khu đã có một bước chuyển biến tốt, đánh được địch đều và liên tục, nhất là ở những đợt cao điểm, có sự phối hợp rộng rãi giữa các địa phương trong toàn khu, nâng mức địch bị tiêu diệt lên cao hơn. Đã đánh được các phân chi khu, cuộc cảnh sát, bọn bình định ác ôn, hỗ trợ cho nhân dân bung ra làm ăn, nhất là đánh đau vào bọn ủi phá địa hình, di giãn dân, ngăn chặn kế hoạch lấn chiếm của địch.

Cùng với bước phát triển của hoạt động quân sự, phong trào đấu tranh chính trị cũng được nâng lên, nhất là sau khi có chỉ thị 04 của Trung ương Cục về công tác phát động quần chúng trong tình hình mới. Nhân dân đã mạnh dạn đấu tranh chống bọn kìm kẹp ở xã, ấp bằng nhiều hình thức như: cô lập, chỉ trích, khống chế, kiên lật, phục vụ cho bên ngoài vào diệt ác, v.v. làm cho bọn tề dao động, lưu vong, dân bung ra sản xuất làm ăn, chống bắt lính đôn quân, chống cướp lúa; phong trào có nơi có lúc quyết liệt, quần chúng đã dùng đến bạo lực để đấu tranh với địch.

Ở các khu địch mới di dân đến, nhân dân đấu tranh đòi giải quyết đời sống, không chịu vào tổ chức phòng vệ dân sự, chống bắt lính, không chịu nhận đát chúng đã cướp của đồng bào tại chỗ, đòi cung cấp đủ 12 tháng ăn (chúng quy định cấp 6 tháng). Đến tháng 10 năm 1974 nhiều nơi chưa ổn định được thế ăn, ở, sản xuất, chưa lập được thế kìm. Riêng khu di dân ở nam Camp Êsépic, quần chúng đã lần lượt bỏ đi nơi khác gần hết(1).

Đối với các thị xã, từ đầu năm 1974, địch tăng cường kiểm soát nội thị đánh phá các bàn đạp, các lõm chính trị và làm chủ ở nội thị và vùng ven. Ở Đà Lạt, do có bàn tay nội gián trong cơ quan lãnh đạo nên địch đã đánh trúng các lõm chính trị, các cơ sở cốt cán trong các phong trào công nhân lao động, thanh niên học sinh, hàng loạt cơ sở, đảng viên trong nội thị bị tổn thất (bị bắt, bị truy, đứt liên lạc). Tuy vậy, nhiều nơi ta vẫn kiên trì bám trụ, móc nối và dần dần khôi phục lại cơ sở. Riêng Đà Lạt đến cuối năm 1974 và cả những tháng đầu năm 1975 nhiều đội công tác không bám được nội thị chỉ còn liên lạc được một số cơ sở trong lực lượng 3, nhưng trong số này có người thực chất là của địch (làm 2 mặt).

Mùa nưa năm 1974 phong trào đô thị có chuyển lên, các cuộc đấu tranh đòi bán gạo, xăng dầu, chống đuổi nhà, cướp đắt (ở Đà Lạt) chống tăng truy thuế, đòi tăng lương, chống sa thải, chống bắt lính ở Phan Thiết, Lagi, Blao, có cuộc hàng nghìn quần chúng tham gia. Phong trào công khai chống Nguyễn Văn Thiệu tham nũng, đòi thi hành Hiệp định nổi lên trong toàn Miền cũng được các tầng lớp nhân dân trong Khu hưởng ứng sôi nổi, có tác dụng mở rộng mặt trận đoàn kết đấu tranh và xây dựng phát triển thực lực của ta.

Nhìn chung, được sự hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ của tiến công quân sự và những thắng lợi chung trên toàn Miền cổ vũ và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, phong trào đấu tranh chính trị và binh vận kết hợp với tiến công quân sự, gây cho địch nhiều khó khăn, lúng túng và làm thất bại thêm một bước kế hoạch bình định lấn chiếm mới của địch, chuyển tương quan lực lượng theo hướng có lợi cho ta, tạo thêm điều kiện cho Quân khu cùng với toàn Miền bước vào mùa khô 1974-1975 giành thắng lợi to lớn.


(1) Mùa khô 1973-1974 và cả mùa mưa 1974, trên toàn Miền, các lực lượng ta tiến công địch liên tục, giành thắng lợi lớn toàn diện, kế hoạch bình định lấn chiếm của địch trong năm 1974 bị đánh bại một bước quan trọng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #94 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 07:55:56 am »

Chuẩn bị cho hoạt động mùa khô 1974-1975

Hạ tuần tháng 8 năm 1974, Khu ủy họp hội nghị mở rộng lần thứ 18 để bàn về phương hướng, nhiệm vụ và yêu cầu đối với công tác trước mắt của Khu. Hội nghị nhận thấy từ cuối năm 1973, sang năm 1974 tình hình có được cải thiện từng bước nhưng còn chậm. Có nơi còn khó khăn về đảm bảo vật chất hậu cần, quân số nhắt là Tuyên Đức và Ninh Thuận. Nhưng xét về xu thế phát triển của tình hình thì ta đang ở trong thế thuận lợi, những nhân tố mới, khả năng mới của phong trào đang rõ dần.

Về địch, tuy chúng còn có sức, còn nhiều âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, nhưng chúng cũng gặp nhiều khó khăn, nhược điểm nhất là về chính trị, tinh thần. Do những tác động của tình hình chung trên toàn Miền, những khó khăn nhược điểm của chúng sẽ càng ngày càng phát triển, chúng không thể nào đảo ngược được xu thế ngày càng có lợi cho ta và bất lợi cho chúng.

Đặc biệt, trong Hội nghị này, Khu ủy cũng nhận định nội dung tóm tắt của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn (4 tháng 5 năm 1974) về nhiệm vụ và công tác cấp bách của Khu VI trong 2 năm 1974-1975 (do đồng chí Trần Lê Bí thư khu ủy ở miền Bắc gởi về qua thư đề ngày 7 tháng 5 năm 1974(1): “Xác định rõ vị trí của miền núi Khu VI nối liền với miền rừng đông Nam Bộ là một địa bàn căn cứ chiến lược chung cho cả chiến trường B2 (từ Khu VI vào), nơi triển khai những binh đoàn chủ lực để từ đây tiến đánh Sài Gòn, thắng địch tại đây để cuối cùng thắng địch trên toàn chiến trường B2. Trước mắt cuộc chiến đấu đòi hỏi Khu VI phải khẩn trương nỗ lực vươn lên, mở rộng và hoàn chỉnh thế làm chủ núi rừng, phối hợp với Khu VII, xây dựng căn cứ chiến lược chung - để trong một vài năm có đủ sức chứa một khối chủ lực lớn. Riêng Khu VI có thể tiếp thu thêm một vài Sư đoàn…”.

Đồng thời Khu ủy cũng nhận được điện của đồng chí Trần Lê nói về việc chuyển cơ quan Khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu lên đứng chân phía bắc đường 20 của Lâm Đồng, để có điều kiện gắn với cục diện chiến trường chung khi thời cơ xuất hiện(2).

Qua ý kiến chỉ đạo của trên, liên hệ với tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ 12 của Trung ương Cục miền Nam, hội nghị Khu ủy đảm nhận là tình hình hết sức khẩn trương, thời cơ lớn có thể đến(3). Do đó, mặc dù tình hình trong Khu có nhiều khó khăn, nhưng hội nghị vẫn quyết tâm phấn đấu trong những tháng cuối năm 1974 và đầu năm 1975, đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định lấn chiếm của địch, giành cho được một bước thắng lợi mới, toàn diện cả phía trước lẫn phía sau, cả tiến công và xây dựng, làm thay đổi so sánh lực lượng hoàn toàn có lợi cho ta… Đây là quyết tâm có căn cứ, đồng thời cũng là truyền thống tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên của Đảng bộ và quân dân Khu VI, trước những thời cơ chiến lược trong quá trình cuộc kháng chiến lâu dài.

Tháng 10 năm 1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đánh giá tình hình và hạ quyết tâm chiến lược, khẳng định là ta đang đứng trước thời cơ lớn để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà và đề ra kế hoạch chiến lược cơ bản 2 năm 1975-1976 để giành thắng lợi hoàn toàn. Năm 1975 tranh thủ bất ngờ ta tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện đầy đủ để sang năm 1976 thực hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

Căn cứ quyết tâm và kế hoạch chiến lược của Bộ Chính trị, sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu và xây dựng kế hoạch tác chiến năm 1975 gồm 3 đợt:

- Đợt 1: đẩy mạnh hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và Khu VI.

- Đợt 2: là đợt chủ yếu của toàn Miền lấy Tây Nguyên làm chiến trường chính.

- Đợt 3: là tiếp tục phát triển thắng lợi.

Vậy là đầu tháng 12 năm 1974, chiến cuộc mùa khô 1974-1975 trên chiến trường Nam Bộ và Khu VI đã bắt đầu triển khai. Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền hạ quyết tâm trong đợt đầu đánh phá bình định ở đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là mở rộng vùng ruột của sông Hậu, mở chiến dịch của chủ lực Miền ở miền dông, giải phóng lộ 14 (dự kiến giải phóng tỉnh Phước Long) nối liền với địa bàn Tây Ninh, giải phóng lộ 20, vùng Hoài Đức - Tánh Linh Khu VI, chia cắt giữa Quân khu II và Quân khu III của địch. Quá trình đó tạo điều kiện bao vây, uy hiếp Sài Gòn, tạo bàn đạp để sẵn sàng tiến công Sài Gòn từ nhiều hướng.

Sau Hội nghị Khu ủy, đồng chí Lê Văn Hiền quyền Chính ủy Quân khu và Bộ Tư lệnh Miền nhận kế hoạch mùa khô năm 1974-1975 mà nội dung chủ yếu là: Quân khu VI kết hợp với Quân khu VII đánh giải phóng 2 huyện Hoài Đức - Tánh Linh của Bình Tuy, góp phần hoàn chỉnh căn cứ miền Đông Nam Bộ với lộ 14 tỉnh Phước Long, nối liền với địa bàn Tây Ninh, tạo bàn đạp tiến công và uy hiếp Sài Gòn từ hướng bắc; đồng thời đánh giải phóng đường 20, chia cắt Quân khu II và Quân khu III của địch, hình thành thế uy hiếp Sài Gòn từ hướng đông bắc, giải phóng, lam chủ phần lớn vùng nôn thông đồng bằng và miền núi của Khu VI.

Ở hướng trọng điểm, trong đợt 1, mở đầu hoạt động mùa khô năm 1974-1975, Quân khu sử dụng Trung đoàn 812 và lực lượng địa phương tỉnh Bình Tuy, phối hợp với Sư đoàn 6 (thiếu) của Quân khu VII, mở chiến dịch tiến công tổng hợp trên địa bàn 2 huyện Hoài Đức - Tánh Linh, tiêu diệt sinh lực địch, đập tan bộ máy kìm kẹp của chúng, giải phóng hoàn toàn 2 huyện này và phối hợp với chiến dịch tiến công của chủ lực Miền ở hướng chính đường 14 Phước Long. Đợt 2 sẽ phát triển trên hướng đường 20 của Lâm Đồng.


(1) Đồng chí Trần Lê, Bí thư Khu ủy ra miền Bắc chữa bệnh, có làm việc với đồng chí Lê Duẩn và các đồng chí Quân ủy Trung ương vì đồng chí chưa vào kịp nên có thư đề ngày 7 tháng 5 năm 1974, chuyển đạt ý kiến của trên về trước.
(2) Theo hồi ký “Vùng đất kiên trung” của đồng chí Lê Văn Hiền Ủy viên Thường vụ Khu ủy VI, quyền chính ủy Quân khu VI (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1985).
(3) Trong buổi làm việc của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn với đồng chí Trần Lê ngày 4 tháng 5 năm 1974 khi nhận định vè thời cơ đối với cách mạng miền Nam, đồng chí nói: 20 năm qua ta ta mới đi một bước, nhưng thời gian đó tới một ngày có thể bằng 20 năm nên ta phải rất khẩn trương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #95 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 07:56:45 am »

Nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi Quân khu phải triển khai nỗ lực chuẩn bị mọi mặt, không những cho chiến dịch ở hướng trọng điểm mà phải chuẩn bị cho toàn Khu nhanh chóng tranh thủ thời cơ chiến lược, phối hợp với các chiến trường trong toàn Khu và chung với toàn Miền giành thắng lợi to lớn.

Cuối tháng 9 năm 1974, Quân khu cho chấm dứt đợt hoạt động của Trung đoàn 812 phía tây sông Lũy (Bình Thuận) cho lực lượng đặc công và cán bộ Trung đoàn 812 cùng với lực lượng đặc công, cán bộ Sư đoàn 6 (thiếu) Quân khu VII tiến hành chuẩn bị các mục tiêu thuộc 2 khu vực Hoài Đức và Tánh Linh.

Tháng 10 năm 1974, Quân khu củng cố bổ sung lực lượng chủ yếu cho Trung đoàn 812 và tỉnh, rút tỉa du kích lên bổ sung cho bộ đội huyện; tiến hành tập huấn cho cán bộ Trung đoàn 812, các tỉnh đội chủ yếu và chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt và đánh địch trong công sự vững chắc. Riêng Trung đoàn 812 và Bình Thuận huấn luyện chiến thuật từ cá nhân, tổ 3/3… đến tiểu đoàn chiến đấu vận động tiến công kết hợp chốt và đánh địch trong công sự vững chắc, theo phương án tác chiến trong điều kiện chiến đấu dài ngày. Các tỉnh khác huấn luyện chiến thuật đến đại đội chiến đấu tập kích và phục kích. Đồng thời Bộ tư lệnh Miền cũng mở hớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt ở các Quân khu và đơn vị chủ lực về đánh địch trong công sự vững chắc (công kiên).

Công tác chính trị đảm bảo cho hoạt động cũng được tiến hành sâu rộng, toàn quân được học tập công tác chính trị mùa khô 1974-1975 của Quân ủy Miền và Quân khu ủy. Cuối tháng 11 năm 1974 học tập thư động viên vào đợt của Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền. Công tác động viên phía sau phục vụ cho phía trước cũng làm với yêu cầu cao, hàng trăm du kích, hàng ngàn dân công căn cứ và hơn 200 cán bộ, nhân viên cơ quan được huy động ra phía trước tham gia chiến dịch, phục vụ chiến đấu.

Công tác bảo đảm hậu cần, nhất là vũ khí đạn dược, được chuẩn bị một cách khẩn trương, tích cực từ đầu mùa mưa. Tuyến hành lang vận tải H.50 vẫn giữ vững, thông suốt từ cửa khẩu Bù Đốp ở biên giới về Bến Cầu (sông Đồng Nai) và vàm sông Đạ Oai. Lúc này, ô tô, thuyền máy chạy ngược xuôi ngày đêm liên tục. Từ bến sông Đạ Oai vượt sang nam đường 20, phải dùng lực lượng vận tải bộ, xe đạp thồ, phần lớn do nữ chiến sĩ H.50 đảm nhận. Để kịp phụ vụ cho chiến dịch, mặc dù thời tiết mưa rét, lầy lội, địch thường xuyên phục kích, nhưng có những đêm đoàn xe đạp thồ phải vận chuyển vượt đường 20 hai chuyến liền. Với tinh thần thi đua tăng năng suất vận chuyển hàng, nữ đồng chí Nguyễn Thị Thu đạt kỷ lục tỉa 195 ki-lô-gam hàng một chuyến trong khi bản thân đồng chí ấy vẫn chưa biết đi xe đạp. Sáu tháng cuối năm 1974 ta đã đưa qua nam đường 20 được 104 tấn hàng, vượt chỉ tiêu kế hoạch 15 tấn) và chuyển tận chiến trường 40 tấn vũ khí, đạn dược kịp cho Trung đoàn 812 bước vào chiến đấu đợt một của mùa khô. Tinh thần phục vụ của anh chị em trên tuyến vận tải Đoàn H.50 là một hình ảnh tiêu biểu cho ý chí tự lực tự cường, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ của quân và dân Khu VI trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Về lương thực tuy nhờ tích cực thu mua của dân trong vụ mùa trên các cánh đồng và nhận một phần của hậu cần Miền cung cấp (Đoàn 814), nhưng hết tháng 11 năm 1974 cũng chỉ còn đủ cho lực lượng của Khu ăn trong hai tháng. Vì vậy phải tiếp tục thu mua cả lúa và màu trong nhân dân và dùng máy xay xát ngay trên cánh đồng mới kịp đáp ứng yêu cầu huấn luyện và chiến đấu cho các lực lượng.

Ngày 20 tháng 11 năm 1974, Bộ Tư lệnh Miền thông qua phương án tác chiến. Sau đó Bộ Tư lệnh Quân khu VI và Bộ Tư lệnh Quân khu VII họp bàn cụ thể kế hoạch phối hợp và phương án tiến hành chiến dịch do đồng chí Nguyễn Minh Châu - Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền chủ trì. Miền quyết định lập Bộ chỉ huy chiến dịch gồm các đồng chí: Lê Văn Sỹ sư đoàn trưởng Sư đoàn 6 Quân khu VII, làm chỉ huy trưởng; Lê Văn Hiền quyền chính ủy Quân khu VI làm Chính ủy, Bùi Văn Mì Phó tư lệnh Quân khu VI, Lê Khắc Thành - Bí thư tỉnh ủy Bình Tuy, và đồng chí Bảy Mai - Chính ủy Sư đoàn 6 làm Phó chỉ huy trưởng và Phó chính ủy chiến dịch.

Đồng chí Nguyễn Minh Châu thay mặt Bộ Tư lệnh Miền trực tiếp chỉ đạo chiến dịch.

Bộ Tư lệnh Quân khu VI chính thức ra chỉ thị cho các tỉnh và đơn vị kế hoạch hoạt động mùa khô 1974-1975. Nội dung nêu rõ vị trí chiến lược của chiến trường Khu VI và yêu cầu cấp thiết trong năm 1975 là phải mở rộng vùng giải phóng và làm chủ, hoàn chỉnh khu căn cứ của khu, nối liền với miền Đông Nam Bộ; đánh phá bình định, giành quyền làm chủ phần lớn nông thôn đồng bằng, thúc đẩy phong trào đô thị, đánh bại một bước cơ bản kế hoạch bình định lấn chiếm của địch.

Về chiến trường, thì phân thành 3 khu vực:

- Khu vực 1: Gồm Bình Thuận và Bình Tuy, Lâm Đồng thành một mảng; yêu cầu chủ yếu là giải phóng 2 huyện Hoài Đức - Tánh Linh, mở rộng vùng căn cứ giải phóng nối liền với miền Đông Nam Bộ, nâng lên tranh chấp, xóa trắng và làm lỏng rã kìm số ấp còn lại.

- Khu vực 2: Ninh Thuận - Tuyên Đức thành một mảng; chủ yếu là chống kế hoạch bình định, lấn chiếm, làm lỏng rã kìm, đưa dân về căn cứ hoặc đấu tranh 2 chân 3 mũi, giữ gìn các bàn đạp, hành lang chú ý đánh phá giao thông, sân bay, kho tàng, đột kích vào các thị xã.

- Khu vực 3: Quảng Đức, yêu cầu kết hợp với hoạt động chủ lực của trên mở rộng vùng giải phóng, mở rộng hành lang.

Quân khu chỉ đạo thành lập Ban Chỉ huy tiền phương ở các tỉnh, phối hợp hướng dẫn hoạt động chặt chẽ với trọng điểm giành thắng lợi.

Về thời gian, mọi công tác chuẩn bị cho hoạt động đợt một phải hoàn thành trước ngày 5 tháng 12 năm 1974.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #96 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 07:57:29 am »

III. TRANH THỦ THỜI CƠ, NỖ LỰC VƯƠN LÊN PHỐI HỢP VỚI
LỰC LƯỢNG CỦA TRÊN GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN KHU VI
VÀ GÓP PHẦN TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ
(Từ 10 tháng 12 năm 1974 đến 23 tháng 4 năm 1975)

Bước vào mùa khô cuối 1974 đầu 1975 trên chiến trường Quân khu, địch có 23 tiểu đoàn, 145 đại đội, 380 trung đội, 20 tiểu đội quân bảo an và trên 5.000 dân vệ. Có 156 cuộc cảnh sát, 64 đoàn bình định, 149 phân chi khu và các lực lượng kìm tại chỗ. Tính chung, quân địa phương có 72.450 tên. Phương tiện chiến tranh của địch gồm có: 84 khẩu pháo, 80 xe cơ giới bọc thép, 167 máy bay (2 sân bay lớn Thành Sơn thuộc Quân khu II và sân bay Biên Hòa thuộc Quân khu III địch), 46 tàu xuồng chiến đấu. Đồn bót ngoài 6 tiểu khu và 2 căn cứ quân sự (Thành Sơn - Camp Êsépic) có 20 đồn cấp tiểu đoàn, 166 đồn cấp đại đội và nhiều đồn bốt lẻ. Cộng chung là 823 cái. Riêng lực lượng chủ lực cơ động trên chiến trường trọng điểm có 2 tiểu đoàn biệt động, 2 tiểu đoàn bảo an, 1 tiểu đoàn cộng hòa, chiến đoàn 43 (Sư đoàn 18), 1 đại đội pháo, 1 đại đội cơ giới bọc thép…

Về phía ta, lực lượng toàn quân khu gồm: Trung đoàn 812 (3 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo và các đại đội trực thuộc trung đoàn), Tiểu đoàn 200c đặc công thuộc Khu. Bộ đội tỉnh có 353 tay súng chiến đấu, bộ đội huyện có 389, tính chung lực lượng trong toàn Quân khu lúc bấy giờ số quân trực tiếp tham gia chiến đấu là 1.470 tay súng. Ngoài ra, có 5.000 dân quân du kích các loại, nhưng thực chất chiến đấu khoảng 15 phần trăm.

Lực lượng chính trị tại chỗ khoảng 10.000 cơ sở các loại mạnh và nhiều nhất là ở 2 huyện Hàm Thuận (Bình Thuận), Hàm Tân (Bình Tuy).

Vậy là khi bước vào hoạt động mùa khô 1974-1975, lực lượng chiến đấu của ta so với địch thì còn quá chênh lệch. Tuy nhiên, ta đang ở thế chủ động, có thể tập trung lực lượng vào các hướng trọng điểm và phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân địa phương. Mặt khác, lực lượng vũ trang ta tuyệt đại bộ phận là cán bộ và chiến sĩ đã trải qua chiến đấu nhiều, có kinh nghiệm, lại vừa được học tập, huấn luyện quân sự chính trị, quán triệt nhiệm vụ mới nên rất phấn khởi và quyết tâm cao. Trình độ tổ chức và chỉ huy của cán bộ các cấp có được nâng lên… do đó có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đầu tháng 12 năm 1974, theo mệnh lệnh và chỉ thị hiệp đồng chung của Bộ chỉ huy Miền, ở hướng trọng điểm của Khu, chiến dịch Hoài Đức - Tánh Linh bắt đầu.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: Sư đoàn 6 bộ binh (thiếu) của Quân khu VII (Trung đoàn 33, Trung đoàn 4 bộ binh và các Tiểu đoàn 18, 19, 20 đặc công, 1 đại đội pháo 85 ly và các đơn vị trực thuộc Sư đoàn), Trung đoàn 812 bộ binh, Tiểu đoàn 130 pháo binh, Tiểu đoàn 200c đặc công, Đại đội 88 bộ binh tỉnh Bình Tuy và các lực lượng của 2 huyện Hoài Đức - Tánh Linh.

Hoài Đức - Tánh Linh là hai huyện nằm về phía bắc và đông bắc của tỉnh Bình Tuy, hướng bắc và đông bắc giáp Lâm Đồng (quốc lộ 20) hướng đông và đông nam giáp Bình Thuận (quốc lộ 1), hướng tây và tây nam giáp Long Khánh (thuộc Quân khu III của địch). Là vùng tiếp giáp giữa Quân khu II và Quân khu III địch, là vùng tương đối bằng nằm trong thung lũng sông La Ngà, địa hình có nhiều mấp mô, sát hoặc xa với núi đồi, có các tỉnh lộ số 2, số 3 và sông La Ngà chia cắt.

Trong kế hoạch hiệp đồng chiến đấu, Sư đoàn 6 được tăng cường Tiểu đoàn 186 (thiếu) (của Trung đoàn 812) ở hướng chủ yếu, đánh diệt địch, giải phóng toàn bộ huyện Hoài Đức, mục tiêu then chốt là chi khu quận lỵ Hoài Đức, Trung đoàn 812 (thiếu) được tăng cường thêm Tiểu đoàn đặc công 200c và Đại đội bộ binh 88 của Bình Tuy ở hướng thứ yếu, đánh giải phóng huyện Tánh Linh, mục tiêu then chốt là chi khu và cao điểm Lồ Ô (sát chi khu).

Điều bất lợi cho chiến dịch là gần đến ngày “N” (5 tháng 12 năm 1974) thì một cán bộ của tiểu đoàn 200c dao động ra đầu hàng giặc một đồng chí tiểu đoàn trưởng của Trung đoàn 33 đi nghiên cứu lại mục tiêu, bị địch phục kích bắn bị thương và bị bắt. Vì vậy, địch tăng thêm lực lượng lực lượng đề phòng. Chúng điều Tiểu đoàn 334 bảo an từ Tánh Linh về tăng cường phòng giữ xung quanh chi khu Hoài Đức, điều Tiểu đoàn 355 bảo an từ Long An lên tăng cho chi khu Tánh Linh, điều chỉnh lại Liên đoàn 7 biệt động quân, chi đoàn xe cơ giới 3/5 và hai trung đội pháo đứng trên đường số 1 và số 3 thuộc Hoài Đức; điều tiếp tiểu đoàn bảo an từ Long Khánh lên Giá Rây, chiến đoàn 48 (Sư đoàn 18) đứng tại ngã ba Ông Đồn (đường số 1) sẵn sàng cơ động chi viện. Chúng còn dùng phi pháo bắn phá các nơi nghi có quân ta tập kết.

Do vậy, Bộ chỉ huy Miền cho lùi ngày “N” để chuẩn bị thêm. Bộ chỉ huy chiến dịch vẫn giữ nguyên quyết tâm đánh Hoài Đức - Tánh Linh, nhưng về phương án tác chiến, có sả đổi cho phù hợp với tình hình địch đã tăng cường đối phó. Ở hướng thứ yếu Tánh Linh, Trung đoàn 812 chưa đánh vào chi khu ngay từ đầu mà dùng đặc công, 1 đại đội bộ binh đánh chiếm cao điểm Lồ Ô, chiếm giữ và khống chế chi khu, giải phóng vùng nông thôn xung quanh, sau đó mới tập trung đánh dứt điểm chi khu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #97 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 07:57:56 am »

Đúng 2 giờ ngày 10 tháng 12 năm 1974, ở hướng chủ yếu, Sư đoàn 6 đồng loạt tiến công các Tiểu đoàn 18, 20 đặc công và 1 tiểu đoàn bộ binh (của Trung đoàn 4), hình thành 4 mũi đánh vào chi khu Hoài Đức nhưng không dứt điểm. Cùng lúc, các bộ phận khác của Trung đoàn 4 và đặc công trinh sát của Sư đoàn đánh chiếm các mục tiêu: các đồn ở đồi Bảo Đại, Núi Dinh, dùng hỏa lực đánh vào điểm đồi Su. Riêng đồi Bảo Đại do ta chiếm giữ nên địch chiếm lại. Tiểu đoàn 186 (thiếu) (của Trung đoàn 812) cùng với bộ đội địa phương và du kích đánh chiếm đại bộ phận xã Võ Xu. Trung đoàn 33 bộ binh chặn đánh viện trên đường số 3 đã chiếm cầu Gia Huynh và tổ chức trận địa chặn đánh viện phía nam lên.

2 giờ 32 phút cùng ngày, ở hướng thứ yếu (Tánh Linh) Tiểu đoàn 200c đặc công cùng một đại đội bộ binh Tiểu đoàn 15 (Trung đoàn 812) và một bộ phận hỏa lực Tiểu đoàn 130 pháo binh, tiến công dứt điểm Lồ Ô, một cứ điểm quan trọng nằm trên đỉnh cao 250 mét, sát chi khu Tánh Linh, do một đại đội bảo an, một trung đội dân vệ và một trung đội pháo 105 ly chiếm giữ, khống chế toàn bộ khu vực Tánh Linh, cứ điểm Lồ Ô địa hình dốc đứng, công sự tương đối vững chắc, với hệ thống công sự, chướng ngại hầm hào, có 7 lớp rào kẽm gai hỗ hợp xen kẽ mìn và chông. Địch quyết giữ và chống trả quyết liệt, sau bốn giờ tiến công dũng mãnh, ta đã đánh dứt điểm. Đây là chiến công xuất sắc của tiểu đoàn 200c đặc công và đại đội bộ binh của Tiểu đoàn 15 và cũng là lần đầu tiên đặc công phải đánh kéo dài, chiếm và giành giật từng mục tiêu với địch cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó 1 đại đội bộ binh của Tiểu đoàn 15 và một bộ phận hỏa lực của Tiểu đoàn 130 chốt trụ lại (tổ chức phòng ngự điểm tựa) và dùng hỏa lực kìm chế chi khu Tánh Linh.

Cùng đêm, đại đội 5 đặc công của Trung đoàn 812 đánh chiếm đồn cấp đại đội ở đồi Giang nằm về phía đông bắc chi khu 700 mét, nhưng ta không chốt giữ nên sáng hôm sau địch chiếm lại. Tiểu đoàn 15 (thiếu) đại đội 88 bộ binh của tỉnh, bộ đội huyện và du kích hiệp đồng tiến công liên tục, và ngày hôm sau đánh chiếm các đồn bót lẻ, phân chi khu xung quanh, chi khu Tánh Linh, chiếm các ấp Lạc Tánh, Quảng Hà, Huy lễ, v.v.

Những ngày tiếp theo, địch tăng thêm Tiểu đoàn 344 bảo an trực tiếp giữ chi khu Hoài Đức và dùng phi pháo đánh phá có tính chất hủy diệt “cao điểm Lồ Ô” dùng trực thăng đổ quân xuống tăng viện giữ chi khu Tánh Linh. Được phi pháo yểm trợ tối đa, nhiều lần chúng xua quân lên phản kích chiếm lại cao điểm Lồ Ô nhưng đều bị quân các lực lượng ta chốt giữ ngoan cường đánh trả, chúng không sao chiếm được.

Ở hướng chặn viện đường số 3, trong ngày 11 và 12 tháng 12 năm 1974 địch cho liên đoàn 7 biệt động quân và chiến đoàn 46 (Sư đoàn 18) liên tiếp mở nhiều đợt tiến công giải tỏa đường đi cứu viện cho hai chi khu Hoài Đức - Tánh Linh nhưng đều bị Trung đoàn 33 chặn đánh buộc phải rút lui. Trong đêm 12 tháng 12, do ta bị sơ hở, 1 tiểu đoàn (thiếu) của Liên đoàn 7 biệt động quân và 1 tiểu đoàn của Chiến đoàn 48 (Sư đoàn 18) chiếm được phía nam cầu Gia Huynh, nhưng sau đó ta chặn đánh nên chúng không phát triển được.

Những ngày tiếp theo, ta vẫn giữ chốt các nơi đã chiếm được, vây ép chi khu, đánh địch phản kích, kết hợp với phát động quần chúng nổi dậy giải phóng các xã, ấp còn lại. Sư đoàn 6 tăng cường một bộ phận lực lượng cho trung đoàn 33, đánh dứt điểm đồn Đồi Đá, cầu Nín Thở, và chốt Trà Tân. Ta chiếm giữ đường số 3 từng đoạn xen kẽ giữa ta và địch, bao vây cô lập bọn biệt động quân và chiến đoàn 48 (Sư đoàn 18) ra từng cụm, chúng không mở đường tiến lên được và cũng không lui được. Trung đoàn 4 áp sát thị trấn Võ Đắc, vây ép chi khu Hoài Đức. Tiểu đoàn 186 (thiếu) tiếp tục vây ép các đồn bót còn lại và đánh địch phản kích ở xã Võ Xu.

Ở Tánh Linh cao điểm Lồ Ô ta vẫn đứng vững đánh địch phản kích và khống chế chi khu. Các lực lượng còn lại của Trung đoàn 812 cùng với lực lượng địa phương phát triển tiến công bức rút đồn Duy Cần, giải phóng ấp Gia An và lần lượt đánh giải phóng địch, vừa cùng với đội công tác và lực lượng chính trị phát động quần chúng nổi dậy truy bắt tề điệp, giải tán bộ máy kìm, phá ranh rào ấp v.v. Nhân dân lúc đầu còn dè dặt vì sợ ta đánh xong rút đi, nhưng khi thấy ta trụ lại đánh địch phản kích cả ban ngày thì hăng hái giúp đỡ bộ đội mọi mặt và làm theo sự hướng dẫn của ta, nhất là đào hầm hố chống phí pháo địch. Ta khẩn trương vận động đưa dân phía bắc sông La Ngà bị tập trung về lại vườn đất cũ của họ. Đồng chí Lê Thứ (tức Mười Bắc) Khu ủy viên, Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời Khu VI, cùng với cán bộ chính trị, đội công tác đảm nhiệm công việc này. Hàng nghìn đồng bào đã được tổ chức vượt sông phấn khởi trở về vùng giải phóng phía bắc sông trong bước 1 của chiến dịch.

Qua 12 ngày đêm chiến đấu, vây ép các chi khu và giành giữ các địa bàn xung quanh, Bộ chỉ huy chiến dịch hạ quyết tâm đánh tiêu diệt chi khu Tánh Linh trước, sau đó tập trung dứt điểm chi khu Hoài Đức.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2012, 07:03:35 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #98 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 07:58:45 am »

23 giờ ngày 23 tháng 12 năm 1974, Trung đoàn 812 (thiếu), Tiểu đoàn 200c đặc công được tăng cường một bộ phận hỏa lực của Sư đoàn 6 (2 ĐKZ 75, 20 đạn H.12) tổ chức thành 3 mũi tiến công chi khu Tánh Linh và các chốt còn lại xung quanh. Các mũi đột phá đã lợi dụng được những chỗ sơ hở của địch nên đánh chiếm tương đối thuận lợi, nhưng khi phát triển vào trung tâm thì bị hệ thống lô cốt chìm và công sự ngầm của địch chống trả dữ dội. Trận đánh ngày càng gay go kéo dài ta phải đưa hết lực lượng dự bị vào đánh chiếm và giữ từng ngách hầm ngầm của địch. Đến 8 giờ ngày 24 tháng 12 năm 1974 ta mới dứt điểm làm chủ chi khu và tảo trừ. Nhưng liền sau đó tiểu đoàn 335 bảo an từ phía đông nam (Quang Hà) kéo lên phản kích, một bộ phận đột nhập được vào chi khu cùng với bọn sống sót còn dưới hầm ngầm chống cự lại ta quyết liệt. Trung đoàn 812 (thiếu) phải vừa đánh bọn địch bên ngoài, và vừa tảo trừ bọn bên trong, cho đến 16 giờ 30 ngày 24 tháng 12 năm 1974, ta mới giải quyết hết bọn bên trong chi khu và địch ở các ấp Quang Hà, Xã Dú, Lạc Tánh. Địch ở Đồi Giang bị Đại đội 5 (Tiểu đoàn 840) và một bộ phận hỏa lực vây ép đã nằm im và đến đêm bí mật rút chạy về hướng đường số 1 (Bình Tuy).

Như vậy, đến 7 giờ sáng ngày 26 tháng 12 năm 1974, Trung đoàn 812 cùng với lực lượng địa phương chiến đấu rất ngoan cường, dũng cảm, đã tiêu diệt toàn bộ quân địch, giải phóng hoàn toàn huyện Tánh Linh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao của Bộ chỉ huy chiến dịch.

Trong lúc này, trên hướng chủ yếu của chiến dịch, Trung đoàn 33, Trung đoàn 4, v ẫn tiếp tục chặn đứng các cánh quân cứu viện, cắt đứt đường số 3, bao vây cô lập chi khu Hoài Đức.

Trước tình hình chi khu Hoài Đức bị áp lực mạnh và có nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 26 tháng 12 năm 1974, địch vội vã dùng trực thăng đến hốt Tiểu đoàn 344 bảo an ở Trà Tân 2 về tăng cường giữ chi khu, điều chiến đoàn 43 (sư đoàn 18) từ Thủ Dầu Một theo đường 20 lên Định Quán (ki-lô-mét 125) xuống chi viện cho Chi khu Hòi Đức, và triển khai trận địa pháo 12 khẩu tại Trà Cổ. Ngày 28 tháng 12 năm 1974 chúng dùng trực thẳng đổ Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 43 xuống phía bắc Chi khu. Trên đường số 3, địch chuyển Liên đoàn 7 biệt động quân về Long Khánh để củng cố, đưa chiến đoàn 48/18 về giữ ngã ba Ông Đồn - Giá Ray.

Sau khi ta giải quyết dứt điểm chi khu và giải phóng hoàn toàn huyện Tánh Linh, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định chỉ để lại tiểu đoàn 15 (Trung đoàn 812) cùng với lực lượng địa phương giữ Tánh Linh. Chuyển Trung đoàn 812 (thiếu) và Tiểu đoàn 200c đặc công qua phối hợp với Sư đoàn 6 (Quân khu VII) đánh dứt điểm chi khu Hoài Đức.

Trước tình hình địch đã tăng cường lực lượng quyết giữ chi khu còn lại, Bộ Chỉ huy chiến dịch chủ trương đánh theo cách bóc vỏ: điều một bộ phận của Trung đoàn 33 đánh chiếm ấp Tư Tề, dùng toàn bộ Trung đoàn 4, các tiểu đoàn đặc công (Sư đoàn 6), cùng Trung đoàn 812 (thiếu) đánh vào thị trấn Võ Đắc, diệt các chốt và sinh lực địch vòng ngoài, luồn lách đưa lực lượng vào đột phá, đánh dứt điểm chi khu; sau đó quay ra diệt Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 43).

Đêm 30 rạng ngày 31 tháng 12 năm 1974, ta tiến công vào các vị trí và lực lượng án ngữ bên ngoài, đánh lui Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 43) địch vượt sông La Ngà chi viện cho chi khu. Nhưng sau đó, chúng dùng trực thăng đổ đại đội trinh sát của chiến đoàn 43 xuống đồi Bảo Đại thay cho 1 đại đội của Tiểu đoàn 344 bảo an về tăng cường giữ chi khu.

Tối ngày 01 tháng 01 năm 1975, các mũi tiến công chi khu đã tiếp cận rào, nhưng bị địch phản kích không mở cửa được, phải dừng lại. Các ngày tiếp theo, các đơn vị đánh địch bên ngoài và vây lấn địch. Đêm ngày 4 tháng 1 năm 1975, ta lại tiếu cận chi khu, vẫn không đột phá được, bị thương vong nên Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh tạm ngừng tiến công.

Ngày 5 tháng 1 năm 1975, địch dùng trực thăng đổ tiếp Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 43) xuống phía đông sông La Ngà, đồi Bảo Đại, tìm cách tiến sát vào Võ Đắc để tăng viện cho chi khu; ta vẫn vây, bám đánh địch xung quanh chi khu.

Sau 10 ngày đêm chiến đấu, ta vây ép, diệt được địch ở ngoại vi, nhưng đột phá vào chi khu không thành công, do ta đánh quân tăng viện chưa tốt, bóc vỏ chưa sạch, hỏa lực bị hạn chế, đánh thiếu hiệu quả. Mặt khác, địch đã tập trung lực lượng tăng cường phòng giữ cả bên trong và bên ngoài, bộ đội ta thương vọng, lực lượng bị giảm sút. Do đó Bộ Chỉ huy Miền cho chấm dứt chiến dịch; dùng một bộ phận của Sư đoàn 6 (Quân khu VII) vây lỏng chi khu Hoài Đức, chuyển Trung đoàn 812 (thiếu) sang phía bắc đánh đồn bót, phân chi khu, giải phóng xã ấp; lập Bộ Chỉ huy tiền phương Quân khu tiếp tục chỉ huy Trung đoàn 812 và Bình Tuy hoạt động và chuyển bị cho những đợt tiến công tiếp theo(1).

Trong 2 ngày 13, 14 tháng 1 năm 1975, Trung đoàn 812 (thiếu) đã đánh dứt điểm các đồn Đồi Su, đồn Bến Gỗ, đồn Chính Đức, giải phóng hoàn toàn xã Võ Xu và Chính Đức. Sau đó để lại Đại đội 5 trinh sát (của Trung đoàn 812) chốt giữ cao điểm núi Dinh, Tiểu đoàn 840 chốt giữ chặn địch trên đường số 3.

Trung đoàn 812 còn lại chuyển về giữ Tánh Linh và thay phiên củng cố lực lượng. Sư đoàn 6 (Quân khu VII) rút về.


(1) Bộ Chỉ huy Tiền phương Quân khu gồm: Đồng chí Bùi Văn Kỳ (Phó tư lệnh Quân khu) làm chỉ huy trưởng, đồng chí Lê Khắc Thành (Bí thư Tỉnh ủy Bình Tuy) làm Chính ủy, đồng chí Phạm Hoài Chương (Phó cục trưởng Cục Chính trị quân khu), Nguyễn Thanh Đức (Tỉnh đội trưởng Bình Tuy) làm chỉ huy phó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #99 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 08:00:02 am »

Tính chung, trong chiến dịch Hoài Đức - Tánh Linh ta loại 2.300 tên địch, diệt 1 tiểu đoàn, 3 đại đội bảo an, đánh thiệt hại nhiều đại đội và tiểu đoàn khác, diệt và bức rút 48 đồn, 1 chi khu, giải phóng hoàn toàn huyện Tánh Linh và đại bộ phận nông thôn huyện Hoài Đức với 30.000 dân.

Tuy chưa dứt điểm chi khu Hoài Đức và đánh quân đổ viện chưa hiệu quả, nhưng cũng kìm căng được Sư đoàn 18 (Quân khu III) ngụy, thu hút được nhiều máy bay địch, phối hợp đắc lực với hướng tiến công chính: Chiến dịch đường 14 Phước Long của chủ lực Miền(1).

Đối với Quân khu VI, đây là một thắng lợi to lớn, lần đầu tiên từ sau Hiệp định Paris, ta giải phóng hoàn toàn 1 huyện, giành được dân, tạo ra thế và lực mới, thúc đẩy các địa phương trong Quân khu đẩy mạnh tiến công tiêu diệt, giành quyền làm chủ.

Phối hợp với trọng điểm Hoài Đức - Tánh Linh ở Bình Tuy bộ đội địa phương huyện Hàm Tân đánh địch ủi phá địa hình dọc đường số 1, từ căn cứ 5 đến Đông Hà, diệt chốt Hiệp Lễ, diệt ác ở ấp Văn Mỹ. Các đội công tác huyện Nghĩa Lộ liên tục đột vào các ấp ở căn cứ 6 - 7 - 10 - Nghĩa Tân, phát động quần chúng gây cơ sở. Thị xã Lagi đánh bọn địch bung ra vùng ven và móc nối xây dựng, phát triển được cơ sở trong nội thị.

Ở Bình Thuận, hướng diện trực tiếp của Quân khu, tỉnh đã sử dụng tập trung lực lượng tiến công chi khu Thiện Giáo, đánh mở rộng nông thôn đường số 8, diệt phân chi khu Tân An và đánh thiệt hại, kiềm chế được nhiều phân chi khu khác; đánh phác các cụm lô cốt: Xuân Phong, Thuận Thắng; đặc công đánh sâu vào thị xã Phan Thiết, đánh phá banh ấp Bình Lâm, trụ lại đánh địch phản kích, phát động nhân dân bỏ khu tập trung bung về vườn đất cũ; đánh phá làm lỏng rã kìm nhiều ấp trên trục đường số 8 và vùng ven Phan Thiết, đưa một số ấp lên tranh chấp.

Đường số 8 bị uy hiếp và cắt đứt trong từng thời gian, các lực lượng tỉnh, huyện, du kích và đội công tác đã phối hợp hoạt động liên tục, dồn dập làm cho địch đối phó lúng túng, phải co lại để giữ là chủ yếu.

Nhằm giải tỏa áp lực của ta, cuối tháng 12 năm 1974, địch huy động 7 tiểu đoàn tập trung càn quét khu vực Tam giác đường 8 nhưng bị phong trào du kích rộng mạnh ở đây đánh trả, tiêu hao nhiều nên buộc phải bỏ dở cuộc càn. Phối hợp với mảng phía nam, ở phía bắc Bình Thuận bộ đội địa phương và du kích các huyện Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Lý, Thuận Phong cũng bám đánh địch phá nhiều ấp, gài mìn, bắn tỉa, phục kích diệt bọn bung ra giải tỏa, mở đường số 1. Tính chung trong đợt 1, Bình Thuận đã đánh 311 trận lớn nhỏ, loại 889 tên địch, diệt 7 trung đội, 1 đoàn bình định, san bằng 2 đồn cấp trung đội, 2 đồn cấp tiểu đội, phá banh và mở ra tranh chấp trên diện rộng, phối hợp nhịp nhàng với trọng điểm Hoài Đức - Tánh Linh.

Ninh Thuận đánh phá có hiệu quả bọn lấn chiếm trên đường 11, phía Anh Dũng đánh bọn địch ở Ma Nới buộc chúng lùi ra tuyến sông Dầu. Bộ đội địa phương và du kích Bác Ái đã đánh và vây ép chốt địch ở cao điểm 181 (Trà Co), buộc chúng phải rút chạy về phía bờ tây sông Cái, đánh vào các khu tập trung Quảng Thuận - Sông Mỹ, phá trụ điện cao thế ở dọc đường 11. Pháo kích và đánh bằng đặc công vào sân bay Thành Sơn, phá hỏng 6 máy bay, ở An Phước ta đã lấn xuống đánh bức địch rút bỏ đồn Cà Tuông, khôi phục lại phần lớn địa bàn sông Nhị Hà. Đánh phá 1 số ấp ở Thuận Nam và Thuận Bắc bọn tề dao động co lại, các đội công tác ra vào ấp dễ dàng.

Tuyên Đức đánh diệt điểm R’Lôm, liên tục đánh địch lấn chiếm khu vực Nam Ban, làm lỏng rã kìm thêm nhiều ấp trên đường số 21 kéo dài và đường 20. Các đội biệt động đánh địch trong thị xã Đà Lạt và vùng ven, khôi phục lại các địa bàn ở hướng tây bắc, tây nam và đông thị xã.

Lâm Đồng đánh phá liên tục các khu Minh Rồng, Quảng Lâm, bức rút chốt Trảng Bia. Các lực lượng vũ trang và đội công tác liên tục đột ấp, diệt ác, phá kìm, xây dựng phát triển cơ sở, nhất là các ấp và các sở trà xung quanh Di Linh. Liên tục đánh phá cầu cống, cắt đứt đườn 20 từng thời gian ngắn.

Tính chung toàn Quân khu, trong đợt 1 mùa khô năm 1974-1975 đã đánh 1316 trận, loại 5.702 địch, trong đó có 500 tên đào rã ngũ; diệt và đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn, 10 đại đội, thu 2.389 súng, trên 30 tấn đạn, nhiều phương tiện thông tin, xe cộ, bắn rơi và phá hủy 19 máy bay, đánh hỏng 11 khẩu pháo, 67 xe quân sự, làm cháy 1 triệu lít xăng; đánh diệt 1 chi khu, bức rút 70 đồn bót, giải phóng hoàn toàn 1 huyện và 1 số ấp khác trên 30.000 dân, hơn 1.000 dân của huyện Hàm Thuận (đường 8 - Tam Giác) bỏ ấp chiến lược trở về vùng giải phóng.

Thắng lợi trong đợt 1 mùa khô 1974-1975 là hết sức quan trọng, đó là một bước phát triển mới của phong trào kháng chiến trong Khu, một tiến bộ mới của các lực lượng vũ trang trong Quân khu, làm tăng thêm lòng tin của nhân dân và nội bộ, làm cho địch suy yếu thêm một bước, tạo thuận lợi cho tiến công đợt 2 giành thắng lợi to lớn.


(1)  Chiến dịch đường 14 Phước Long từ 13 tháng năm 19 năm 1974 - 6 tháng 1 năm 1975 đã diệt chi khu Bù Đăng, Đồng Xoài, Bù Đốp lưu vong và tiểu khu Phước Long, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM