Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:18:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khu VI kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975  (Đọc 77833 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2012, 04:24:00 pm »

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 08:20:23 pm »

Chương V

ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA
CHIẾN TRANH” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
 (Cuối năm 1968 đến tháng 1 năm 1973)

I. CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
VÀ QUYẾT TÂM CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN VÀ DÂN KHU VI

Thắng lợi của quân và dân trong cả nước đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc buộc đế quốc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược, chấm dứt ném bom miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán về Việt Nam ở hội nghị Pari. Nhưng Mỹ lại tiến hành cho “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam.

Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Ních Xơn là rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Để đạt mục tiêu chiến lược đó, Ních-xơn đã sử dụng sức mạnh tối đa về quân sự của Mỹ - ngụy ở miền Nam nhằm trọng tâm là “bình định” nông thôn miền Nam với 4 biện pháp chủ yếu:

- Bình định nông thôn, kiểm soát tuyệt đại bộ phận đất đai và dân số, dựa vào đó để bắt lính, tăng quân ngụy phòng thủ thành thị, căn cứ quân sự, đường giao thông và các vùng xung yếu.

- Dùng quân ngụy thay quân Mỹ “thay màu da cho xác chết”.

- Ổn định ngụy quyền, ra sức cướp bóc để bù vào lỗ hổng kinh tế Mỹ giảm viện trợ và tăng ngân sách chiến tranh của ngụy quyền miền Nam.

- Triệt phá kinh tế vùng giải phóng miền Nam Việt Nam, tập trung đánh phá hành lang chiến lược nhằm cắt đứt mọi chi viện từ miền Bắc vào miền Nam.

Kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc mỹ chia ra 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tập trung cả quân Mỹ, chư hầu và quân ngụy đánh phá, “bình định” nông thôn, gấp rút tăng cường quân ngụy.

Giai đoạn 2: Rút dần quân chiến đấu trên bộ của Mỹ về nước, thực hiện công thức hỏa lực Mỹ cộng với quân chiến đấu ngụy, sử dụng quân ngụy có sự yểm trợ tối đa của không quân, hải quân và pháo binh Mỹ, đánh phá, cắt đứt hành lang chiến lược Bắc - Nam, sử dụng quân Nam Triều Tiên và một bộ phận quân ngụy tiếp tục bình định nông thôn.

Giai đoạn 3: Chuyển giao vũ khí, phương tiện chiến tranh và căn cứ quân sự Mỹ cho quân ngụy, chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên không cho quân ngụy, rút hết quân Mỹ và chư hầu về nước.

Đảng ta nhận định: “Việt Nam hóa chiến tranh” là một mưu đồ chiến lược hết sức thâm độc của đế quốc Mỹ, nhằm kéo dài chiến tranh xâm lược, từng bước rút quân Mỹ ra khỏi Đông Dương mà ngụy quân, ngụy quyền vẫn mạnh lên. Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân ngụy là công cụ chủ yếu để thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh thay thế dần cho quân Mỹ.

Ngày 1 tháng 1 năm 1969, trong thư chúc mừng năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ trong thời kỳ mới là: “đánh cho Mỹ cút, đánh chu ngụy nhào”.

Ngày 20 tháng 7 năm 1969 Hồ Chủ tịch kêu gọi quân và dân cả nước: “Đế quốc Mỹ thất bại đã rõ ràng, nhưng chúng chưa chịu tử bỏ dã tâm bám lấy miền Nam nước ta. Quân và dân cả nước ta, triệu người như một nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, quyết chiến quyết thắng, đánh cho Mỹ rút hết sạch, đánh cho ngụy quân ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.

Hội nghị Trung ương Cục miền Nam (10 năm 1968) đã nhận định: từ cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt, đầu năm 1968 và những đợt cao điểm tiếp theo, ta đã giành được những thắng lợi to lớn và toàn diện… Quân Mỹ, ngụy và chư hầu đã phải rút lui vào thế phòng ngự bị động… về ngoại giao ta cũng giành thắng lợi to lớn, đặc biệt tranh thủ sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam, đòi Giôn Xơn phải hoàn toàn chấm dứt ném bom miền Bắc và thương lượng để giải quyết vấn đề Việt Nam.

Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ trước mắt: “Động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy thắng lợi to lớn đã giành được, tiếp tục đẩy mạnh tổng tiến công và nổi dậy bằng quân sự, chính trị, bằng 3 mũi giáp công, kết hợp tiến công ngoại giao, đánh bại chiến lược “quét và giữ” và các âm mưu chính trị phản động của địch, tạo một bước nhảy vọt mới, kiên quyết giành thắng lợi quyết định trong thời gian tới, thúc đẩy nhanh chóng quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra đồng thời tạo điều kiện thuận lợi đánh thắng địch nếu chúng kéo dài hoặc mở rộng chiến tranh”(1).

Chấp hành Nghị quyết Trung ương Cục lần thứ 8, tháng 11 năm 1968 Hội nghị Khu ủy đã đề ra nhiệm vụ cho toàn khu là; “… hết sức tranh thủ thời gian, lợi dụng thời cơ đẩy mạnh các hoạt động tiến công địch, nhất là tiến công trên chiến trường vùng ven thị xã, vùng yếu nông thôn và cả trong thành phố. Nhằm phá tan âm mưu “quét và giữ” của địch, làm cho chúng nhanh chóng suy yếu, quyết tâm giành cho được về ta, vùng ven thị xã, vùng yếu nông thôn, mở rộng địa bàn nông thôn và chuyển phong trào thành phố lên một bước mới. Đồng thời gấp rút lo xây dựng, tăng cường lực lượng các mặt và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng cùng chiến trường toàn Miền, dấy lên một cao trào tiến công mới, toàn diện mạnh mẽ, rộng khắp, giành thắng lợi cao nhất cho địa phương, góp phần tích cực giành thắng lợi quyết định trong thời gian trước mắt trên toàn Miền…”(2).

Từ Đông Xuân năm 1968-1969, ở Khu VI, lực lượng Mỹ và chư hầu có Tiểu đoàn 3/506 dù ở Cam Êsépic Phan Thiết, Tiểu đoàn 3/503 lữ 173 dù cơ động trên 2 tỉnh Lâm Đồng - Tuyên Đức và 1 tiểu đoàn công binh Mỹ phụ trách con đường 20 đóng căn cứ ở Đức Trọng và Blao.

Ở sân bay Thành Sơn thường xuyên có 1 tiểu đoàn đến 2 tiểu đoàn Nam Triều Tiên hoặc Mỹ bảo vệ. Tính chung, quân Mỹ và chư hầu có 8.100 tên so với trước tăng lên 1.800 tên. Quân chủ lực ngụy có 11 tiểu đoàn gồm Trung đoàn 44 (Sư đoàn 23) (4 tiểu đoàn) cơ động ở Bình Thuận, Ninh Thuận; Trung đoàn 53 (Sư đoàn 23) cơ động Tuyên Đức, Lâm Đồng, 4 tiểu đoàn bộ binh thuộc Quân khu III ngụy thường ở Bình Tuy và có 1 tiểu đoàn Sơn chiến (người Thượng) ở Tuyên Đức. Lực lượng bảo an có 113 đại đội và 5 trung đội, bọn bình định tăng 800 tên, quân cảnh sát tăng 700 tên.

Tính chung, quân Mỹ ngụy và chư hầu trong toàn khu có 33.00 tên (không tính 5.000 tên phòng vệ dân sự vũ trang). So sánh lực lượng địch - ta đến cuối năm 1968 đầu năm 1969 thì ta 1 địch 3.

Về phương tiện chiến tranh, phi cơ pháo binh, xe tăng thiết giáp cũng tăng nhiều hơn trước. Địch bắt đầu trang bị súng AR15, cối 60 ly, M79 cho dân vệ và đôn bọn này lên bảo an.

Đầu năm 1969, Mỹ bắt đâu thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “quét và giữ”. Ở khu VI, 2 tiểu đoàn Mỹ càn quét vùng căn cứ ta ở sông La Ngà qua đường 8, bắc sông Mao (Bình Thuận), dọc sông Đồng Nai qua đường 21 kéo dài thuộc tỉnh Tuyên Đức, hỗ trợ cho quân ngụy bình định bên trong. Đồng thời quân ngụy cũng dựa vào quân Mỹ tăng cường hoạt động, nhất là tập trung thực hiện âm mưu “Bình định cấp tốc”, ra sức giành dân mở rộng vùng kiểm soát.

Chấp hành Nghị quyết Trung ương Cục và thực hiện Nghị quyết tháng 11 năm 1968 của Khu ủy, Quân khu liên tiếp mở các đợt cao điểm tiến công và nổi dậy Đông Xuân năm 1968-1969, Hè 1969, Thu Đông 1969 phối hợp với toàn Miền, hướng vào mục tiêu nỗ lực góp phần tạo điều kiện tiến lên giành thắng lợi quyết định.


(1) Trích nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Cục tháng 10 năm 1968 - lưu trữ tại kho bảo mật của Phân viện Lịch sử quân sự Việt Nam (số bảo mật M1131).
(2) Trích hội nghị Khu ủy Khu VI từ 22 đến 29 tháng 11 năm 1968 (Bảo mật số 46).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 08:20:55 pm »

Đợt Đông Xuân 1968-1969

Vào đợt, Quân khu tập trung hầu hết các tiểu đoàn chủ lực của Khu trên chiến trường Bình Thuận, quyết “ăn” địch ở chiến trường trọng điểm này, điều Tiểu đoàn 145 từ Lâm Đồng lên phối thuộc hẳn cho tỉnh Tuyên Đức.

Để đánh được dài hơi, vào đợt Đông, Quân khu chủ trương vừa hoạt động, vừa tranh thủ củng cố, xây dựng, học tập quán triệt tinh thần Nghị quyết 8 của Trung ương Cục, của Khu ủy và tranh thủ huấn luyện nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang, nhất là chuyển mạnh tư tưởng lấy ít đánh nhiều, lấy chất lượng thắng số lượng, phát huy sở trường đánh đặc công và xây dựng được nhiều đơn vị bộ binh biết đánh đặc công.

Mở màn, ta đánh vào căn cứ Sông Mao bằng chiến thuật đặc công có kết hợp pháo chối chi viện.

Ở đây địch thường xuyên có sở chỉ huy Sư đoàn bộ nhẹ và Trung đoàn 44 (Sư đoàn 23), một đoàn cố vấn Mỹ, 1-2 tiểu đoàn bộ binh, 1 chi đoàn tăng 4/8, 1 đại đội thám kích, 1 tiểu đoàn pháo (thiếu), tiểu đoàn huấn luyện tân binh.

Lực lượng ta sử dụng gồm: Tiểu đoàn 200c đặc công, 2 đại đội đặc công của Tiểu đoàn 840 và Tiểu đoàn 240 và 1 Tiểu đội đặc công của huyện Phan Lý, đại đội 4 hỏa lực Tiểu đoàn 840 (4 cối 82 - 2 đại liên), 60 đồng chí bộ binh (Tiểu đoàn 240) làm nhiệm vụ tiếp chiến, mang đạn, tải thương. Vũ khí trang bị gọn nhẹ gồm: AK, B40, B4, cối 60 ly (bắn ứng dụng cự ly gần), thủ pháo dù, thủ pháo ném và lựu đạn.

Bộ chỉ huy Quân khu giao nhiệm vụ cho 2 đồng chí: Đại úy Lê Du (cán bộ tác chiến Quân khu) làm chỉ huy trưởng và Thiếu tá Võ Đức Nhi (Trưởng ban tổ chức Quân khu) làm chính ủy trận đánh. Đêm 25 rạng ngày 26 tháng 11 năm 1968, 15 mũi đặc công và các bộ phận hỏa lực đã bất ngờ đồng loạt tiến công dồn dập vào hầu hết các mục tiêu trong hậu cần Sông Mao. Kho đạn ở trận địa pháo bị nổ tung, cả căn cứ Sông Mao chìm trong bão lửa.

Sau gần 40 phút chiến đấu quyết liệt, dũng cảm cán bộ, chiến sĩ ta đã dứt điểm các khu vực, các đội, mũi nhanh chóng tảo trừ, thu dọn và rút lui. Căn cứ Sông Mao bị tê liệt, địch ở Bình Thuận không kịp phản công vì ngay từ đầu ta đã đánh trúng vào sở chỉ huy, khu thông tin, cắt đứt mọi hướng liên lạc của chúng, sau đó chỉ có một máy bay C130 từ hướng Phan Thiết bay ra quần đảo ở độ cao trên không cho đến sáng.

Kết quả: ta diệt khoảng 800 tên địch; bên ta chỉ có 9 đồng chí bị thương nhẹ, không có hy sinh. Sáng 26 tháng 11 năm 1968, đài kỹ thuật của Quân khu bắt được tin địch đã thú nhận: “00 giờ 30’ ngày 26 tháng 11 năm 1968 Việt Cộng tiến công tràn ngập căn cứ. Trung đoàn 44 (Sư đoàn 23) Sông Mao. Thiệt hại được coi là nghiêm trọng, tiểu đoàn 1 bộ binh, Sở chỉ huy Trung đoàn 44, Chi đoàn 4/8, trận địa pháo… bị thiệt hại nặng nề, 700 quân huấn luyện biến mất…”.

Trận chiến thắng Sông Mao không những có tác dụng tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, hỗ trợ cho phong trào phá ấp, mở vùng ở địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết tư tưởng cho bộ đội, rút kinh nghiệm về chỉ đạo tác chiến dùng chiến thuật đánh đặc công, với lực lượng ít, tinh nhuệ, có thể đánh địch trong công sự khá vững chắc, kết hợp với dùng hỏa lực pháo cối kìm chế những mục tiêu sâu mà ta không đánh tới, nhất là các hậu cứ lớn của địch.

Trận đánh đã cổ vũ động viên quân và dân trong Quân khu và đã được Bộ chỉ huy Miền tặng thưởng huân chương Quân công hạng hai và được Bộ chỉ huy Quân khu tặng thưởng nhiều huân chương Chiến công cho các đơn vị và cá nhân.

Căn cứ Sông Mao bị thiệt hại nặng. Chiến đoàn 3/506 Mỹ phải bỏ dở cuộc càn ở vùng bắc Ma Lâm (Hàm Thuận) để vội vã kéo ra Bắc Bình đối phó. Đồng thời chúng điều Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 44 từ Phan Thiết ra chiếm giữ Sông Mao, rút tỉa một số đơn vị bảo an, dân vệ bắt thêm lính bổ sung cho Trung đoàn 44.

Lúc này địch xúc tiến kế hoạch “Bình định cấp tốc”. Trọng điểm đánh phá là vùng ven thị xã, thị trấn, các trục giao thông và một số khu vực trực thuộc đồng bằng Bình Thuận, Ninh Thuận và Bình Tuy.

Ở Bình Thuận, tính đến tháng 12 năm 1968, địch đã gom xúc, lấn chiếm khoảng 24.000 dân. Ở Tuyên Đức, địch ép chạy ra ở ven đường 20 mất 4.000 dân, vùng giải phóng ở K67, và bị lấn chiếm một số ấp trên lộ 11 và lộ 21. Ở Lâm Đồng, địch cũng dồn dân thành từng cụm dọc sát lộ 20…

Trong tháng 1 và nửa đầu tháng 2 năm 1969, ở trọng điểm Bình Thuận, các tiểu đoàn của Khu và tỉnh đã bám đánh địch liên tục trên đường số 1 và số 8 đông và bắc Phan Thiết. Ngày 8 tháng 1 năm 1969, Tiểu đoàn 186 và Tiểu đoàn 240 đã phục kích đánh thiệt hại nặng 2 đại đội biệt kích Lương Sơn tại Cầu Vĩ. Ngày 16 tháng 1 năm 1969, Tiểu đoàn 840 và Tiểu đoàn 482 cùng bộ đội địa phương huyện Hàm Thuận phá ấp Bình An trên đường số 8 và gài thế đánh thiệt hại 2 đại đội bảo an đi giải tỏa. Ngày 21 tháng 2 năm 1969, Tiểu đoàn 840 và Tiểu đoàn 186 đánh cứ điểm Bà Hòe trên đường số 1 đông bắc Phan Thiết và bố trí đánh viện, gây thiệt hại 2 đại đội bảo an và 1 đại đội Mỹ, đánh hỏng 2 xe M41, v.v. Đồng chí Nguyễn Minh Châu, Tư lệnh Quân khu đã đi sát chỉ đạo các hoạt động, đồng thời nắm quy luật địch để chuẩn bị cho cao điểm Xuân đánh được tốt hơn.

Kết hợp với hoạt động của chủ lực, bộ đội địa phương huyện, các đội vũ trang công tác và du kích của Bình Thuận cũng tích cực đột ấp, đánh bọn kìm kẹp và lực lượng hỗ trợ, diệt bọn ác ôn, đánh tiêu hao bọn bung ra càn quét quanh các ấp, vùng giáp ranh và căn cứ. Quần chúng trong một số ấp đấu tranh làm rã kìm, làm cho kế hoạch bình định của địch nhiều nơi bị chựng lại.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 08:21:24 pm »

Ở Tuyên Đức, tháng 1 năm 1969, các lực lượng vũ trang đã đánh thiệt hại và làm tan rã gần 1500 tên địch, đạt thành tích cao nhất của tháng trong Đông Xuân, tập kích bằng đặc công, gây thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 53 tại Liên Khương, tập kích yếu khu Mờ Lọn, Suối Thông A trên đường 21 kép, nhiều lần đánh vào một số mục tiêu ở ngoại ô và nội thành Đà Lạt, diệt nhiều địch, nhất là bọn sĩ quan và chuyên viên Mỹ. Đặc biệt đã chú ý diệt bọn bình định xây dựng nông thôn trong các ấp. Qua hoạt động của ta, địch ở Tuyên Đức dao động, hai phần ba bọn dân vệ ở Đà Lạt bỏ canh gác, càng đến gần Tết Nguyên đán, địch càng nơm nớp lo sợ ta tiến công.

Lâm Đồng: bộ đội địa phương pháo kích gây thiệt hại cho hậu cần Tiểu đoàn 3/503 Mỹ; tập kích bằng bộ binh ấp Đồng Lạc, gây thiệt hại nặng cho đội bảo an và 1 trung đội dân vệ; phục kích đánh nhiều trận liên tục trên đường 20; đặc biệt du kích căn cứ đánh chống càn tốt, tiêu hao nhiều địch, bắn rơi máy bay.

Ở Ninh Thuận: ta đánh bằng đặc công, kết hợp với pháo kích bằng đạn hỏa tiễn H12, cối 82 ly, gây thiệt hại lớn cho quân Mỹ ở căn cứ không quân Thành Sơn, phá hủy 26 máy bay, gây cháy nổ kho xăng, kho đạn, sây bay bị tê liệt trong 2 ngày. Du kích và nhân dân Bác Ái đã tích cực chống càn quét tiêu hao được nhiều địch.

Kết quả hoạt động của ta (tương đối đều trong tháng 1 và nửa tháng 2 năm 1969) không những gây nhiều thiệt hại cho địch về sinh lực và phương tiện chiến tranh, buộc chúng phải đối phó, mà ở một số nơi ta đã ngăn chặn và làm thất bại một bước âm mưu “bình định cấp tốc” của chúng. Ở Tuyên Đức, địch thú nhận chương trình bình định trọng điểm của chúng không tiến triển được.

Ở Bình Thuận, địch không thực hiện được kế hoạch gom xúc dân các vùng giải phóng Tam Giác, Hàm Phú, Hàm Trí và ở ven căn cứ. Ninh Thuận: trong nhiều ấp, địch không lập được tề và phòng vệ dân sự.

Bước vào cao điểm Xuân 1969, phối hợp với toàn Miền trong các ngày 22, 23 tháng 2 năm 1969, các đơn vị và địa phương đã đồng loạt nổ súng đánh địch, trên 100 mục tiêu, cả ở nông thôn, thị xã và căn cứ Mỹ - ngụy.

Ở trọng điểm Bình Thuận: được sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy và Bộ chỉ huy Tiền phương Quân khu, các lực lượng của Khu và tỉnh đã gài thế trận liên hoàn, đánh nhiều trận tiêu diệt nhiều sinh lực Mỹ - ngụy. Mở mảng hoạt động, đêm 21 rạng 22 tháng 2 năm 1969, ta sử dụng đại đội 5 đặc công Tiểu đoàn 840, Tiểu đoàn đặc công (thiếu) của tỉnh, đại đội 481 đặc công thị xã Phan Thiết, hỏa lực pháo cối đánh vào Camp Êsépic (căn cứ này của Tiểu đoàn 3/50 Mỹ trên chiến trường Khu VI, là nơi tiếp tế và chi viện cho cả Lâm Đồng, Tuyên Đức) là vị trí có địa hình trống trải nằm trên một đồi cao sát biển, cập đường số 1, nơi có thể quan sát toàn bộ khu vực thị xã Phan Thiết, có hệ thống dây điện với 4 lớp rào, bên trong có chiến hào và hệ thống lô cốt bao quanh (cứ 50 mét 1 cái) cứ 10 đến 15 phút lại cho trực thăng cất cánh rọi đèn pha xung quanh và hỏa lực các cỡ bắn cầm chừng đề phòng ta tiến công.

Nhưng với tinh thần quyết chiến quyết thắng, sau 45 phút chiến đấu ngoan cường và dũng mãnh, bằng các loại vũ khí gọn nhem, AK, B40, B41, thủ pháo, lựu đạn và hỏa lực chi viện, các chiến sĩ ta đã đánh thiệt hại nặng hậu cứ Tiểu đoàn 3/506 Mỹ; hàng trăm tên địch bị sát thương; 13 máy bay, 12 khẩu pháo, 12 xe tăng, xe bọc thép và nhiều nhà cửa, lô cốt bị phá hủy, nhiều kho đạn, xăng, dầu bị cháy nổ trong nhiều giờ. Cả căn cứ Camp Êsépic bị chìm trong biển lửa.

Chiến thắng Camp Êsépic là trận đánh mở màn Xuân 1969, là trận thắng lợi rực rỡ của quân và dân Bình Thuận; đồng thời là chiến thắng lớn trong Quân khu VI. Được Bộ chỉ huy Miền thặng thưởng huân chương Quân công hạng hai.

Sáng ngày 22 tháng 2 năm 1969, Tiểu đoàn 840, Tiểu đoàn 482 cùng với lực lượng địa phương Hàm Thuận đánh phá ấp Bình Lâm, đánh bọn đi giải tỏa trên đường số 8, diệt và đánh thiệt hại 2 đại đội bảo an, 1 tiểu đoàn cộng hòa, một bộ phận quân Mỹ, đánh hỏng 3 xe tăng M41, bắn rơi 2 máy bay. Chiều ngày 22 tháng 2 năm 1969, địch phải điều Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 44) và chi đoàn 4/8 thiết kỵ từ Sông Mao theo đường số 1 vào ứng cứu thì bị lọt vào trận địa phục kích của Tiểu đoàn 186, Tiểu đoàn 240 tại Bàu Sen ở đông bắc Phan Thiết 34 ki-lô-mét. Trận đánh diễn quyết liệt kéo dài cả buổi chiều. Địch bị thiệt hại nặng, 35 xe quân sự trong đó có 5 xe tăng bị phá hủy, 2 máy bay bị bắn rơi.

Cũng trong ngày 22 tháng 2 năm 1969 và liên tiếp nhiều ngày sau đó Đại đội 30 hỏa lực của Quân khu và đại đội trợ chiến của Bình Thuận pháo kích vào tiểu khu và tòa hành chánh ở thị xã Phan Thiết, căn cứ chiến đoàn Mỹ ở Camp Êsépic, các trận địa pháo Mỹ ở Tân Nông, Nỗng Cà Tang…

Ngày 29 tháng 2 năm 1969, đại đội 5 đặc công Tiểu đoàn 840 tập kích tiêu diệt chi khu Hải Ninh ở phía nam căn cứ Sông Mao 1 ki-lô-mét. Bộ đội địa phương huyện và du kích toàn tỉnh Bình Thuận hoạt động phối hợp đều khắp, liên tục đánh tiêu hao, tiêu diệt nhỏ bọn giữ ấp, bọn bung xỉa ra các vùng ven, diệt ác ôn và bọn bình định, đánh phá giao thông.

Trên các chiến trường trong Quân khu, các lực lượng đã phát huy cách đánh đặc công và pháo kích vào các thị trấn, thị xã, sân bay hậu cứ, trận địa pháo, đồn bót địch… Đặc biệt Ninh Thuận nhiều lần pháo kích bằng hỏa tiễn H12 và cối 82 ly vào sân bay Thành Sơn, phá hủy 18 máy bay, diệt nhiều địch; đánh phá ống dẫn dầu ở Cảng Ninh Chữ đốt cháy xăng dầu; diệt cứ điểm Đồng Mé; đánh cắt giao thông đường 11.

Đặc công và biệt động Tuyên Đức đánh phá một số mục tiêu trong nội ô đánh vào khách sạn Duy Tân, diệt 68 Mỹ và vùng ven Đa Lạt, đánh hỏng nặng sân bay Cam Ly. Các Tiểu đoàn 145 (thiếu), Tiểu đoàn 810 (thiếu) cũng vận dụng lối đánh kết hợp giữa đặc công và bộ binh, diệt một số đại đội bảo an, đoàn bình định, trung đội dân vệ chốt giữ ấp trên trục lộ 20 và 21.

Đầu tháng 4 năm 1969, lực lượng tỉnh Lâm Đồng đã tập kích đánh thiệt hại nặng 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn 3/503 Mỹ, trong lúc chúng đang dừng lại trong càn quét tại khu vực Tứ Quý. Đặc biệt, trận ra quân đầu tiên của đội nữ pháo binh Lâm Đồng ngày 15 tháng 5 năm 1969 bằng 5 đạn cối 82 ly đánh vào tòa Tỉnh Tiểu Khu Bảo Lộc, diệt 23 địch và 1 máy bay L19.

Các đơn vị bộ đội địa phương huyện ở các tỉnh đã chuyển lên đánh diệt nhiều đồn bốt cấp trung đội, tiểu đội, chốt giữ các ấp, đánh diệt và thiệt hại nặng từng trung đội, đại đội địch ngoài công sự. Các đội vũ trang công tác và du kích cũng bám đánh địch được nhiều hơn. Có đội chỉ có 4, 5 đồng chí nhưng nhờ có cơ sở bên trong cung cấp tình hình, đã đánh diệt được các đoàn bình định của địch trong các ấp. Du kích đã tích cực phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh và khu, độc lập đánh địch bên ngoài các ấp, trên các trục đường kết hợp phá hoại giao thông. Đặc biệt, du kích cùng nhân dân căn cứ phía Bắc Lâm Đồng và căn cứ Bác Ái Đông của Ninh Thuận, trong 2 đợt chống càn tháng 3 và 4 năm 1969 đã đánh diệt hơn 300 tên địch, bắn rơi và bắn cháy trên 20 máy bay, bảo vệ được dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 08:22:13 pm »

Nhìn chung, các địa phương đã nỗ lực tiến công địch tương đối đều ở cả 3 vùng, đã chuyển được về tư tưởng và cách đánh (lấy ít thắng nhiều, lấy chất lượng thắng số lượng) diệt được nhiều địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Tính chung trong Đông Xuân 1968-1969 từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 4 năm 1969, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 17.895 tên địch, phá hủy và bắn rơi 120 máy bay, gần 200 xe quân sự (trong đó có 50 xe tăng và xe bọc thép), thu gần 300 súng các loại(1).

Đáng chú ý là về tác chiến, các lực lượng đã có chuyển biến trong nhiệm vụ đánh phá kế hoạch bình định của địch. Chẳng hạn như đã chú trọng đánh vào các dối tượng bình định, bọn tề vệ ở ấp xã, kết hợp với phát động quần chúng nổi dậy phá các hình thức kìm kẹp, xây dựng thế đấu tranh 2 chân, 3 mũi tại chỗ. Mặt khác trước những thắng lợi về quân sự, chính trị, ngoại giao của cả nước (năm 1968 và đầu năm 1969), trước những khó khăn, thất bại về mặt chiến lược của địch, quần chúng nông thôn và đô thị có sự chuyển biến mới, tin tưởng nhiều hơn vào thắng lợi của cách mạng. Do đó, mặc dầu địch ra sức đánh phá ác liệt và dùng mọi thủ đoạn chia rẽ, mua chuộc để kìm kẹp, bình định, nhưng khí thế đấu tranh của quần chúng vẫn được duy trì và phong trào từng bước được nâng lên.

Trong Xuân 1969, nhân dân đấu tranh chống địch cào nhà, dồn dân, chống khủng bố, bắt bớ, chống lập tề, lập phòng vệ dân sự… nổi nhất là các cuộc đấu tranh chống dồn dân của đồng bào các ấp Thương Diêm, Lạc Nghiệp, Ba Tháp, Mỹ Phong, Mỹ Tường (Ninh Thuận) kéo dài suốt mấy tháng; cuối cùng quần chúng vẫn ở nguyên chỗ cũ và địch không lập được tề, phòng vệ dân sự.

Đồng bào ở các ấp Ninh Thuận, Mỹ Thạnh (Bình Thuận) bị địch dùng quân sự cưỡng bức dồn đi, dồn lại vào khu tập trung nhiều lần, nhưng vẫn kiên quyết đấu tranh trở về chỗ cũ làm ăn. Đồng bào ở Hàm Phú, Hàm Trí, Hồng Liêm (vùng căn cứ)… bị gom cũng đấu tranh và lần lượt trở về bám lại ruộng vườn sản xuất.

Đồng bào Thượng ở Lâm Đồng và Tuyên Đức cũng nổi lên đấu tranh quyết liệt với địch, chống dồn dân, lập tề, chống bắt lính, đòi tự do đi lại làm ăn. Điển hình như ấp Tân Rai, 500 đồng bào bị dồn về ở sát đồn địch vẫn kiên quyết kêu gọi chồng con em đi lính cho địch trở về và đấu tranh chống địch bắt lính lại. Đồng bào các áp Nhân Trung, Nam Sao, Chí Hòa đấu tranh chống lập tề, lập phòng vệ dân sự có kết quả. Đồng bào ấp 16, 17, Đa Nghịch của Lâm Đồng, đồng bào ở K67 và nhiều ấp khác thuộc Tuyên Đức cũng đấu tranh buộc địch phải để cho bung ra rẫy, ruộng làm ăn.

Trong các thị xã cũng nổi lên phong trào bàn tán Mỹ thua, ta thắng, đòi vãn hồi hòa bình, chấm dứt chiến tranh, đòi Mỹ rút quân về nước, đòi lật đổ Thiệu, Kỳ, Hương… và đòi các quyền dân sinh, dân chủ.

Nhìn chung, trong Đông Xuân ta đã phá rã kìm 92 ấp (gồm 100.000 dân), trong đó đưa lên làm chủ 35 ấp (33.000 dân). Tuy lực lượng ta không nhiều như ở Bình Tuy, cũng mở thêm được 13.000 dân lõng kìm. Trong một số thị xã đã hình thành được những lõm chính trị (Đa Lạt xây dựng được 7 lõm chính trị…).

Cùng với đấu tranh vũ trang và chính trị, mũi đấu tranh binh vận cũng có những chuyển biến tiến bộ: Đã tổ chức học tập giáo dục rộng rãi cho quần chúng và gia đình binh sĩ về chính sách bình địch vận. Nhiều gia đình đã viết thư trực tiếp kêu gọi chồng, con, em trở về. Nhiều nơi bà con đã mạnh dạn sáp vô tuyên truyền vận động bỏ ngũ, giúp đỡ tiền bạc, phương tiện cho binh sĩ trở về quê quán. Kết quả trong 3 tháng đầu năm 1969: đã vận động được 550 binh sĩ bỏ ngũ (trong tổng số 3.000 lính đào, rã ngũ cả năm) và làm rã trên 3.000 phòng vệ dân sự. Đã có 4 đại đội và 6 trung đội bảo an, dân vệ, 7 đoàn bình định, 17 trung đội phòng vệ dân sự rã từ 70 đến 100 phần trăm quân số.

Để thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, địch ra sức triển khai chương trình bình định trên quy mô lớn “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt” v.v… Chúng sử dụng vào công tác bình định cả lực lượng Mỹ - ngụy; dùng biện pháp quân sự đánh phá, chà xát, kết họp với thủ đoạn chiến tranh tâm lý, hù dọa, mua chuộc, lừa mỵ, cố lấn chiếm, giành quyền kiểm soát nông thôn, nhất là các vùng nông thôn trọng điểm. Về phần ta, do sức có hạn, nhiều vùng mở ra nhưng không đủ lực lượng đứng lại để đánh địch phản kích, lấn chiếm, nên nhiều ấp gọi là làm chủ nhưng thực tế, ta chỉ làm chủ ban đêm, còn ban ngày do địch kiểm soát; chúng còn lấn chiếm gom xúc trên 32.000 dân vùng tranh chấp và làm chủ, và 400 dân ở vùng căn cứ.


(1) Theo số liệu báo cáo của phòng Tham mưu Quân khu VI.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 08:24:59 pm »

Đợt Hè năm 1969

Bước vào đợt Hè 1969, Quân khu chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh tiến công tiêu diệt, tiêu hao nhiều sinh lực và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch, đồng thời ra sức đánh phá làm thất bại kế hoạch bình định cấp tốc của địch. Đợt này, theo chỉ thị của Trung ương Cục và Quân ủy Miền, là đợt có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm 1969, yêu cầu phải giành thắng lợi to lớn hơn đợt Xuân. Vì vậy, Quân khu đã động viên các lực lượng bước vào hoạt động Hè với một quyết tâm rất cao.

Ở trọng điểm Bình Thuận, ta chuyển hướng tập trung lực lượng ra hoạt động ở mang Bắc Bịnh để căng kéo lực lượng địch, giải tỏa thế ngăn chặn của chúng ở vùng ven Phan Thiết.

Mở màn, đêm 11 rạng ngày 12 tháng 5 năm 1969, ta sử dụng đặc công tập kích căn cứ Sông Mao lần thứ hai, diệt khoảng 400 tên địch. Ngày hôm sau hai Tiểu đoàn 840, 240 đánh viện đi giải tỏa tại khu vực Lương Bình (cách căn cứ Sông Mao về Tây nam 4 ki lô -mét), gây thiệt hại nặng hai đại đội địch, bắn hỏng 5 xe tăng và bắn rơi 1 trực thăng. Tuy vậy tỷ lệ thương vong ta khá cao. Ta kịp thời chuyển qua đánh nhiều trận phục kích vận động trên đường số một (đoạn giữa Hòa Đa - Phan Thiết và Hòa Đa - Tuy Phong) đạt hiệu quả tốt.

Ở đây, sau hoạt động Xuân 1969 của ta, kế hoạch khôi phục lại đoạn đường sắt từ Long Khánh ra Phan Rang - Tháp Chàm bị phá sản, địch buộc phải tăng cường 2 Tiểu đoàn Thiết kỵ Mỹ(1), cùng với lực lượng ngụy giữ đường quốc lộ số 1, bảo đảm đường vận chuyển từ Nam Bộ ra miền Trung. Chi đoàn 4/8 ngụy ở Sông Mao cũng phải chuyển thành chi đoàn Thiết kỵ trang bị xe pháo gần như của Mỹ; nhưng chúng cũng bị đặc công và hỏa lực ta chặn đánh liên tục ở ngay tại căn cứ và lúc di chuyển trên đường.

Ngày 6 tháng 6 năm 1969, Tiểu đoàn 186 pháo kích vào căn cứ Sông Mao, đánh thiệt hại Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 44). Ngày 13 tháng 6 năm 1969, 2 Tiểu đoàn 186, 20 vây ép đồn Bàu Ốc, kéo địch đến giải tỏa; đánh thiệt hại 1 chi đoàn từ Sông Mao đến, phá hủy 11 xe bọc thép (có 4 xe tăng M41). Ngày 27 tháng 6 năm 1969, Tiểu đoàn 840, 240 phục kích vận động tại khu vực Dốc Cúng (đoạn giữa Phan Rí và Tuy Phong), diệt 13 xe bọc thép (có 5 xe tăng M41) thuộc chiến đoàn Thiết kỵ Mỹ.

Ngày 7 tháng 7 năm 1969, đặc công của các Tiểu đoàn 840, 240, 186 đã tập kích gây thiệt hại nặng căn cứ Lương Sơn(2) phá hủy một khẩu pháo 105 ly, bắn rơi 1 trực thăng. Ngoài ra, ta còn phát động rộng rãi phong trào săn diệt cơ giới địch, nhất là đối với các loại xe tăng, xe bọc thép bằng mìn, B40, B41 và súng trường bá đỏ.

Phối hợp với hoạt động của các lực lượng chủ lực của Khu, bộ đội địa phương, du kích và các đội vũ trang công tác huyện Hòa Đa cũng liên tục tiến công địch, đánh vào bọn bình định trong các ấp, các thị trấn Phan Rí Cứa - Chợ Lầu, bọn lùng sục bên ngoài, bọn chốt giữ và tuần tra bảo vệ giao thông; làm cho đợt hoạt động Hè 1969 ở mảng Bắc Bình hết sức sôi động.

Ở nam Bình Thuận: các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện cũng liên tiếp tiến công địch; nhiều lần pháo kích vào hậu cứ chiến đoàn 3/506 Mỹ ở Camp Êsépic và tiểu khu, Tòa Hành chánh tỉnh, thị xã Phan Thiết; đánh bằng đặc công, biệt động và một số mục tiêu trong nội ô Phan Thiết, tập kích, đột kích vào các ấp vùng ven Phan Thiết và trên đường số 8. Nhất là ta dùng pháo cối và đánh nhỏ bằng đặc công, tiêu hao và gây mất ổn định thường xuyên các chi khu Ma Lâm, Ngã Hai, các trận địa pháo Mỹ ở Nỗng Cà Tang, Tân Nông, yếu khu Kim Ngọc, v.v.

Ở Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Tuy trong hè năm 1969 cũng phát triển tiến công địch đều và mạnh hơn. Tuyên Đức nhiều lần đánh bằng đặc công và pháo cối vào trường Võ bị Quốc gia, Tiểu khu và một số mục tiêu trong Đà Lạt, đánh thiệt hại sân bay Cam Ly, sân bay Liên Khương, các chi khu Đức Trọng, Dran, phục kích đánh giao thông trên đường 20.

Ninh Thuận nhiều lần đánh vào sân bay Thành Sơn, cảng dầu Ninh Chữ bằng hỏa tiễn H12, cối 82 ly và đặc công; nhiều mục tiêu đánh sâu trong thị xã Phan Thiết cũng bị đánh.

Lâm Đồng đã đánh vào một số mục tiêu trong thị xã Blao, chi khu Di Linh, hậu cứ Tiểu đoàn 3/503, căn cứ công binh Mỹ ở Đa Nghịch, thường xuyên gây tiêu hao sinh lực Mỹ - ngụy và phương tiện chiến tranh. Bộ đội địa phương, du kích, đội công tác của các tỉnh đã đánh vào nhiều ấp ở vùng ven, vùng yếu, diệt lực lượng kìm kẹp và lực lượng hỗ trợ; vũ trang tuyên truyền kết hợp xây dựng cơ sở chính trị ở bên trong. Du kích tự vệ mật Đà Lạt, Phan Rang, Chợ Lầu, Tuy Phong, Ma Lâm và một số ở vùng sâu đã đánh địch được nhiều hơn, nhất là diệt ác ôn, cảnh sát. Đánh phá giao thông liên tục nên nhiều đoạn đường đi lại vẫn không thông suốt và an toàn.

Đặc biệt, trong hè năm 1969, bọn Mỹ và Nam Triều Tiên đã càn quét dài ngày vào căn cứ Bác Ái (để giải tỏa thế uy hiếp của ta đối với sân bay Thành Sơn và đánh phá hành lang của Khu đi qua Nam - Bắc đường 20); nhưng chúng đã bị bộ đội địa phương, du kích và lực lượng hành lang các nơi nói trên đánh trả quyết liệt, bắn rơi nhiều máy bay; buộc chúng phải kết thúc các cuộc càn.

Tóm lại, trong hoạt động Hè 1969, không những ở trọng điểm hoạt động tốt, mà các chiến trường diện cũng chuyển lên hoạt động đều hơn, đánh địch trên cả 3 vùng. Thành tích diệt địch và phá hủy phương tiện chiến tranh vượt hẳn đợt Xuân 1969(3). Nhiệm vụ đánh phá bình định có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhiều cuộc đấu tranh chống phá, ngăn chặn các đợt hoạt động bình định, kìm kẹp của địch diễn ra ở nhiều nơi; quần chúng dùng nhiều lý lẽ hợp pháp, chống lại chủ trương dồn dân, rào ấp, cử tề, không chịu vào tổ chức phòng vệ dân sự. Có những nơi quần chúng phối hợp với lực lượng bên ngoài vào, chỉ trong một đêm đã nổi dậy diệt ác, trừ gian, đốt phá ranh rào, kéo nhau về vùng đất cũ.

Trong các thị xã, các sự kiện chính trị (như: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời, công bố giải pháp 10 điểm; Tổng thống Mỹ Ních-xơn buộc phải giảm chi phí chiến tranh ở Việt Nam (19 tháng 3 năm 1969) rút dần quân Mỹ và thương lượng ngừng bắn (7 tháng 4 năm 1969), đã làm cho các tầng lớp nhân dân và cả trong sĩ quan, quân lính ngụy ngày càng bàn tán nhiều về thế Mỹ thua, ta thắng; tăng thêm sự phấn khởi tin tưởng trong nhân dân và tình trạng hoang mang dao động trong hàng ngũ địch.

Kết hợp với mũi tiến công quân sự trong đợt hoạt động Hè, ta đã phá lỏng thêm nhiều ấp, trong đó có một số ấp đưa lên làm chủ; đồng thời cũng giằng co gìn giữ được một số ấp, xã giải phóng hoặc đã làm chủ trong Đông Xuân 1968-1969.

Tuy vậy, bình định vẫn là khâu then chốt của địch trong hè 1969, chúng quyết giữ và bình định cho kỳ được, chúng ra sức đối phó và giành giựt quyết liệt với ta để thực hiện mục tiêu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.


(1) Trong Hè 1969, địch tăng cường Tiểu đoàn Thiết kỵ 1/50 Mỹ đóng căn cứ chính ở núi Tà Dôn, sau đó tăng phái Tiểu đoàn Thiết kỵ 2/8 đóng căn cứ ở Sông Mao.
(2) Căn cứ này có một bộ phận thiết kỵ Mỹ đóng chốt.
(3) Đơt Xuân 1969 : diệt 6.885 tên, đánh hỏng 37 xe bọc thép và xe tămg, bắn rơi 76 máy bay.
Đợt Hè 1969: diệt 9.709 tên, đánh hỏng 77 xe bọc thép và xe tăng, bắn rơi 71 máy bay.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 08:25:58 pm »

Đợt Thu Đông năm 1969

Chấp hành Nghị quyết Trung ương Cục lần thứ 9 (tháng 7 năm 1969) về nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh tổng tiến công và nổi dậy để giành thắng lợi quyết định, Hội nghị Khu ủy tháng 8 năm 1969 đề ra nhiệm vụ trước mắt cho toàn Khu là: “tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đánh tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, đánh bại về cơ bản kế hoạch “bình định cấp tốc” của chúng, đồng thời ra sức xây dựng, phát triển lực lượng ta về mọi mặt, làm chuyển biến cục diện chiến trường có tính chất nhảy vọt”.

Lúc này ở chiến trường, địch đang ra sức giữ hậu cứ, thị xã, quận lỵ, giữ giao thông, ấp chiến lược bằng kế hoạch đẩy mạnh “bình định cấp tốc” giai đoạn 2: chúng liên tục mở các chiến dịch “An Dân”, “Phượng Hoàng”, “Tảo thanh tràn ngập”, nhằm truy quét cơ sở cách mạng, xây dựng, củng cố bộ máy kìm kẹp, củng cố và phát triển lực lượng phòng vệ dân sự; dùng vật chất để mua chuộc đi đôi với bao vây kinh tế ta. Chúng còn ra sức đôn quân bắt lính, xây dựng quân ngụy mạnh lên để thay thế quân Mỹ đang rút dần(1).

Khu chủ trương chuyển một bộ phận lực lượng của quân khu ra Ninh Thuận và lên Lâm Đồng, phối hợp cùng lực lượng địa phương đẩy mạnh hoạt động để căng kéo địch, hỗ trợ cho phong trào địa phương.

Lúc này, Bộ chỉ huy Quân khu có sự thay đổi: đồng chí Đại tá Nguyễn Minh Châu (Tư lệnh trưởng Quân khu VI) đã được cấp trên điều về làm Tham mưu phó, Bộ Tham mưu của Miền; đồng chí Thượng tá Nguyễn Trọng Xuyên (Tư lệnh Quân khu X) về thay quyền Tư lệnh Quân khu VI, đồng thời, theo đề nghị của Khu ủy, Quân ủy Miền bổ nhiệm đồng chí Lê Văn Hiền (Ủy viên Thường vụ Khu ủy Chính ủy tiền phương A) làm phó chính ủy thứ nhất của quân khu, và đồng chí Thượng tá Phan Văn Hược làm phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị Quân khu.

Bước vào hoạt động Thu, ta sử dụng đặc công và hỏa lực đánh liên tục 2 trận vào căn cứ Sông Mao, gây cho địch nhiều thiệt hại.

Trận đầu vào đêm 11 rạng 12 tháng 8 năm 1969, ta đánh thiệt hại nặng 2 đại đội bộ binh, 1 trung đội pháo và Sở chỉ huy Trung đoàn 44. Trận thứ 2 vào đêm 21 rạng 2 tháng 8 năm 1969 diệt khoảng 300 tên. Đây là sự thành công của các lực lượng đặc công của Khu trong việc đánh liên tiếp 2 lần vào 1 mục tiêu trong một thời gian ngắn.

Ở Tuyên Đức, ngày 12 tháng 8 năm 1969, lực lượng đặc công của tỉnh diệt gọn 1 đồn cấp trung đội bảo an, thu vũ khí (đồn Cà Răng Gọ). Ngày 18 tháng 8 năm 1969, ở nam Bình Thuận, lực lượng của tỉnh tập kích vào Đại đội 84 bảo an và chi đoàn 2/1 kỵ binh thiết giáp Mỹ, tại cây số 18 đường 8 (đông bắc quận Thiện Giáo), gây cho địch nhiều thiệt hại.

Giữa lúc quân, dân Khu VI đang hăng hái chiến đấu thì được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của toàn Đảng, toàn dân, qua đời. Một sự xúc động lớn và đột ngột đã đến với toàn đảng bộ, toàn quân và toàn dân trong Khu. Ở vùng giải phóng, nhân dân và bộ đội, cán bộ, tụm quanh máy thu thanh “nuốt vào lòng” từng lời Di chúc của Bác và thông báo của Ban Chấp hành Trung ương. Nghe đến đoạn Bác nói về việc riêng: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình…”, nhiều người òa khóc nức nở. Nhiều cán bộ và đồng bào cả Kinh và Thượng, không ăn, không ngủ mấy ngày để theo dõi lễ tang Bác. Đặc biệt, ở vùng tạm bị chiếm, các tầng lớp nhân dân cả ở nông thôn và đô thị, với lòng thương tiếc và kính yêu vô hạn đối với Bác, đã bất chấp sự hăm dọa, ngăn cấm của địch, công khai bài luận về công đức của Bác, nghe đài miền Bắc, tổ chức để tang, làm lễ truy điệu, đặt bàn cầu siêu cho Bác và dặn dò nhau tiếp tục làm theo lời dạy của Bác.

Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ, biến đau thương thành sức mạnh, các đảng bộ và đơn vị mở đợt sinh hoạt chính trị “Học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch”, xây dựng quyết tâm đánh địch, giải phóng miền Nam, mở cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên, tuyển chọn kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh; kết hợp lớp Di chúc của Bác với tự phê bình và phê bình, chống tư tưởng ngại ác liệt, hy sinh; phát động thi đua quần bám đánh địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy. Trong nhân dân thì học lời dạy của Hồ Chủ tịch “Không có gì quý hơn độc lập tự do” động viên nay nỗ lực vượt qua khó khăn, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


(1) Tháng 8 năm 1969 Mỹ rút Tiểu đoàn 3/503 khỏi Lâm Đồng. Tháng 11 năm 1969 Mỹ rút Tiểu đoàn 3/50 ở Bình Thuận.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 08:27:04 pm »

Với khí thế mới, mở mảng Thu Đông ngày 5 tháng 9 năm 1969, ở hướng bắc Bình Thuận các Tiểu đoàn 840, 240 đã đánh phục kích giao thông trên quốc lộ 1 (giữa huyện Hòa Đa và Tuy Phong), diệt Tiểu đoàn 1 (thiếu) Trung đoàn 44, phá hủy 35 xe (có 7 xe bọc thép), bắn rơi 3 máy bay. Tiểu đoàn 186 tập kích đánh thiệt hại nặng yếu khu Sông Lũy. Ở nam Bình Thuận, lực lượng của tỉnh tập kích, gây thiệt hại nặng một chốt Mỹ đóng tại đông bắc Phan Thiết 10 ki-lô-mét.

Lâm Đồng: Lực lượng của tỉnh tiến công đồn vấp Đình Trang Hạ, đánh thiệt hại nặng đại đội 1 bảo an và 1 đoàn bình định, giải trang phòng vệ dân sự, thu vũ khí; Tiểu đoàn 200c đặc công đã phối hợp với địa phương tiến công chi khu Di Linh và hậu cứ Trung đoàn 53 ngụy trong đêm 11 tháng 9 năm 1969, diệt khoảng 700 tên địch.

Tuyên Đức: Tiểu đoàn 810 và đặc công thị xã Đà Lạt đêm mùng 5 rạng ngày 6 tháng 9 năm 1969 đã tiến công gây thiệt hại nặng Trung tâm huấn luyện cảnh sát dã chiến ngụy (Trường đào tạo cảnh sát dã chiến và cảnh sát cơ bản cho cả miền Nam) tại Trại Mát, diệt khoảng 600 tên.

Ninh Thuận: đánh 1 trung đội bảo an và 1 trung đội dân vệ tại Phước Lập và pháo kích vào sân bay Thành Sơn, cùng một số mục tiêu trong thị xã Phan Rang.

Đi đôi đó, bộ đội địa phương, du kích và các đội công tác ở nhiều huyện liên tục quần bám, đánh lực lượng kìm kẹp, phá rã phòng vệ dân sự phát động quần chúng đấu tranh chính trị và binh vận, làm lỏng kìm trong nhiều khu ấp chiến lược, hỗ trợ cho dân bung về ruộng cũ làm ăn.

Lực lượng K3 Lâm Đồng đánh địch trong các ấp chiến lược, diệt một đoàn Trường Sơn(1) và một số tên tề vệ ác ôn, tước vũ khí và giải tán 5 trung đội phòng vệ dân sự vũ trang, đốt hủy hồ sơ, tài liệu của bọn tề ở xã, địch hoảng hốt thu lại 159 súng của phòng vệ dân sự ở 5 ấp khác.

Bình Thuận: lực lượng địa phương các huyện và du kích đã đánh địch liên tục trên đường số 1, số 8, kết hợp với phá đường trong những ngày mưa lớn, làm gián đoạn giao thông địch trong nhiều ngày, diệt bọn bình định trong các ấp, làm rã 6 trung đội phòng vệ dân sự (hơn 200 tên). Du kích các xã Hồng Thái, Hồng Liêm, Hàm Chính dùng mìn tự tạo đánh diệt 5 xe bọc thép.

Bộ đội địa phương và du kích huyện Anh Dũng của Ninh Thuận bám đánh địch đi càn quét diệt 80 tên, bắn rơi 4 chiếc trực thăng, thu vũ khí, bảo vệ được vùng căn cứ.

Ở các vùng căn cứ giải phóng nhân dân khẩn trương thu hoặc vụ mùa sớm và tích cực chăm sóc, bảo vệ vụ lúa màu chính. Bình Thuận và Lâm Đồng vận động bà con trồng thêm hơn 200.000 gốc mì và hàng ngàn mét vuông lang, rau màu ngắn này. Để tránh máy bay địch đánh phá, đồng bào dân tộc khu căn cứ Bác Ái đã đốt đuốc làm rẫy ban đêm. Lương thực sản xuất ở vùng căn cứ đảm bảo một phần nhu cầu kháng chiến của khu.

Phong trào du kích bố phòng chống địch tiếp tục phát triển. Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng đã xây dựng thêm nhiều tuyến bố phòng. Đào thêm hầm chông, gài thêm mang cung, bẫy đá và lựu đạn, trái nổ. Đồng thời đàm thêm hầm hố chống phi pháo và công sự đánh địch.

Trên tuyến vận tải H50 lực lượng vận tải và dân công dài hạn, không quản ngày đêm, mưa lũ, nặng nhọc, lo đảm bảo cho được yêu cầu của chiến trường. Nghĩa tình quân dân sâu đậm giữa những ngày đau thương nhớ Bác và những ngày chiến đấu gian lao mãi mãi ghi sâu vào ký ức, củng cố thêm ý chí chiến đấu, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Tháng 10 năm 1969: nổi lên các trận đánh: trận tiêu diệt gọn đồn cấp đại đội ở cây số 18 tây nam Phan Thiết, bắt tù binh, thu toàn bộ vũ khí đạn dược, có một súng cối 81 ly; và trận đánh diệt đồn dân vệ Bà Deur, đánh thiệt hại nặng một đoàn Trường Sơn trong ấp Bà Deur, thu 21 súng (Lâm Đồng)…


(1) Đoàn bình định ở miền núi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 08:28:36 pm »

Thực hiện chủ trương căng kéo địch và trực tiếp hỗ trợ cho phong trào địa phương, Quân khu điều Tiểu đoàn 840 ra hoạt động ở Ninh Thuận và Tiểu đoàn 200c đặc công tiếp tục hoạt động ở Lâm Đồng. Các Tiểu đoàn 186, 240 đứng chân hoạt động ở mảng bắc Bình Thuận. Ở phía Bình Tuy, từ háng 10 năm 1969, Bộ Tư lệnh Miền đã điều Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 33) từ chiến trường Long Khánh ra phối hợp với lực lượng địa phương hoạt động trên trục đường số 3 (từ Hoài Đức đến Gia Rai) nhằm hỗ trợ cho phong trào địa phương và chuẩn bị chiến trường cho Trung đoàn 33 ra đứng chân hoạt động. Công việc đang triển khai thì một chuyển tổn thất đau thương xảy ra: đồng chí Phan Văn Hược - Phó chính ủy - Chủ nhiệm chính trị Quân khu, được phân công ra chỉ huy mặt trận chính Ninh Thuận, trên đường đi qua suối Mù-u bất ngờ bị nước lũ cuốn trôi. Đồng chí là cán bộ trung kiên, gương mẫu, hoạt động chiến đấu trên chiến trường Khu VI từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vào chiến trường năm 1959. Trước tình hình đó, quân khu cử đồng chí Trung tá Phạm Văn Kha - Tham mưu phó Quân khu ra thay(1).

Trong hoạt động Đông 1969, các lực lượng Quân khu và tỉnh Bình Thuận đã đánh diệt và thiệt hại nặng các yếu khu Sông Lũy, đồn ở ấp Châu Hanh, yếu khu Kim Ngọc - Sở chỉ huy liên đội 2/31 bảo an, nhiều lần pháo kích vào Tiểu khu và Tòa hành chánh tỉnh ở thị xã Phan Thiết và hậu cứ Sông Mao, các chi khu Hoài Đức, Tuy Phong, Ngã Hai…

Tuyên Dức tiêu diệt đồn Kim Phát, đánh thiệt hại nặng Trung tâm huấn luyện cảnh sát cơ bản ở Trại Mát lần 2, pháo kích trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt và đánh giao thông trên đường 20, diệt 500 tên và 6 xe quân sự.

Lâm Đồng tiến công lần thứ 2 vào hậu cứ Trung đoàn 53 ngụy ở Di Linh, diệt 300 tên, buộc địch phải điều 2 tiểu đoàn từ Đà Lạt xuống giải tỏa cho Di Linh và tiến công lần thứ 2 vào ấp Đinh Trang Hạ, diệt 1 đoàn Trường Sơn và tước vũ khí phòng vệ dân sự.

Bình Tuy tiến công đồn Chính Đức, diệt 1 đoàn bình định, giải trang phòng vệ dân sự, đồng thời pháo kích chi khu Hoài Đức.

Ninh Thuận tiến công lần thứ 2 vào ấp Từ Tâm và đánh địch đi chi viện gây thiệt hại nặng 2 đại đội bảo an. Tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 840 phối hợp với Tiểu đoàn 610 của tỉnh đánh vào ấp Hữu Đức, gài kéo viện từ Phan Rang đến, đánh diệt và gây thiệt hại nặng 3 đại đội bảo an và 1 chi đội xe bọc thép. Sau đó đã luồn sâu tập kích Trung tâm huấn luyện bảo an và dân vệ An Phước(2), sát thương gần 400 tên gồm sĩ quan và học viên, đánh tiếp đồn Nha Tiên Lễ, phục kích đánh viện… Các trận đánh nói trên cùng với các hoạt động diệt ác, vũ trang tuyên truyền, phát động quần chúng đã làm cho chiến trường Ninh Thuận vào dịp cuối năm trở nên sôi động. Tiểu khu Ninh Thuận phải kêu cứu và vùng II chiến thuật phải điều 2 tiểu đoàn (Trung đoàn 44), Chi đoàn 2/1 Thiệt kỵ Mỹ từ Bình Thuận ra giải tỏa.

Đi đôi với tác chiến và đánh phá kế hoạch bình định, toàn khu đã đánh phá nhiều lần ấp nhiều ấp chiến lược, diệt một số đoàn bình định, tuyên truyền giáo dục quần chúng, xây dựng phát triển thêm thực lực chính trị và vũ trang tại chỗ, rõ nhất là ở Bình Thuận - Lâm Đồng.

Vận động trên 730 binh lính và phòng vệ dân sự có vũ trang rã ngũ, trong đó có 14 trung đội và 2 tiểu đội phòng vệ dân sự tan rã và nộp cho ta 65 khẩu súng. Tháng 12 năm 1969 huyện Hàm Thuận (Bình Thuận) chỉ còn 120 tên phòng vệ dân sự; Đà Lạt từ 2.000 tên giảm xuống còn không đầy 1.000 tên.

Tính chung Thu - Đông 1969 toàn Quân khu đã diệt 11.709 tên địch, bắn rơi 72 máy bay, phá huy 466 xe quân sự (có 162 xe bọc thép), 27 khẩu pháo, thu 400 súng, trên 10 máy thông tin. Nhưng chỉ tiêu đánh phá làm thất bại về cơ bản kế hoạch bình định cấp tốc của địch thì chưa đạt, ở đây có phần do lực lượng địa phương tại chỗ yếu, nhưng cũng có phần do chưa kết hợp tốt việc diệt địch với phá bình định, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá ấp, phá kìm. Nên địch vẫn còn có điều kiện dựa vào nhau, ổn định tình hình và lập lại thế kìm.


(1) Ngày 5 tháng 12 năm 1969, Bộ Chỉ huy Miền quyết định bổ nhiệm đồng chí Võ Đức Nhi lên Phó chủ nhiệm chính trị - Phòng Chính trị quân khu, sau là Phó chủ nhiệm Cục Chính trị Quân khu VI.
(2) Trung tâm Huấn luyện Bảo an và Dân vệ của các tỉnh cực nam Trung Bộ, gần sát thị trấn Tháp Chàm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 08:29:50 pm »

Đợt Xuân Hè năm 1970:

Cuối năm 1969, chỉ thị số 136 của Miền nêu rõ: “Khẩn trương đẩy mạnh tổng tiến công toàn diện, tạo thêm thế và lực, đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ, mở ra cục diện mới để giành thắng lợi quyết định”. Chỉ thị cũng chỉ rõ tình hình trong năm 1970 hết sức thuận lợi cho ta và bất lợi cho địch và đề ra quyết tâm trong những tháng tới là giành một bước thắng lợi toàn diện, yêu cầu tăng cường lực lượng cách mạng trên khắp 3 vùng chiến lược, nhằm đánh bại một bước nữa kế hoạch bình định, xây dựng ngụy quân, củng cố ngụy quyền của địch. Đồn thời ráo riết chuẩn bị những điều kiện mở ra cao trào tiến công nổi dậy quyết liệt, dồn dập, đánh một đòn quyết định vào kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.

Về hoạt động, chỉ thị 136 đề ra yêu cầu chủ yếu là: “Phát huy sức mạnh cả 3 thứ quân, đánh bại cả Mỹ và ngụy, tiếp tục đánh vào hậu cứ, kho tàng, cơ quan đầu não, trung tâm huấn luyện và trục giao thông, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng… tạo thế kết hợp với quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm, làn tan rã cho được phần lớn lực lượng phòng vệ dân sự, phát triển, bao vây đồn bót và ở những nơi có điều kiện phải tập trung chỉ đạo phá từng mảng kìm kẹp của địch, giải phóng nhiều ấp xã”.

Thực hiện chỉ thị 136 của Trung ương Cục miền Nam, hội nghị Khu ủy Khu VI tháng 1 năm 1970, sau khi kiểm điểm tình hình trong Khu đã đề ra chủ trương, nhiệm vụ mới như sau: “Ra sức đẩy mạnh tiến công và xây dựng lực lượng nhân dân chuyển biến cho được một bước cục diện chiến trường đồng thời ráo riết chuẩn bị điều kiện để tiến tới một cao trào tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, dồn dập, quyết liệt, tạo một sự chuyển biến có tính chất nhảy vọt.

Yêu cầu trong 6 tháng đầu năm 1970 là phải tiêu diệt, tiêu hao khoảng 50 phần trăm địch hiện có trên chiến trường trong khu, đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định, xây dựng và mở rộng thêm vùng giải phóng, làm chủ thực sự trên phần lớn nông thôn, nhất là các vùng trọng điểm, đạt cho được khoảng 270.000 dân vùng ta, xây dựng lực lượng, đẩy phong trào chính trị và du kích chiến tranh ở thành thị lên nhằm giành giữ quyền làm chủ với nhiều mức độ ở cơ sở, nơi nào có điều kiện thì kết hợp quân sự và chính trị đánh chiếm làm chủ có thời gian… xây dựng lực lượng ta về mọi mặt, quân sự, chính trị, kinh tế… cả ở phía trước và phía sau.

Quân khu bước vào đợt hoạt động Xuân Hè 1970 (gọi là đợt TK) từ cuối tháng 3 đến tháng 6 năm 1970 phối hợp chung với toàn Miền. Trọng điểm một của Khu vẫn là Bình Thuận và trọng điểm hai là Tuyên Đức. Quân khu điều Tiểu đoàn 840 từ Ninh Thuận về lại Bình Thuận và điều Tiểu đoàn 200c đặc công từ Lâm Đồng lên tăng cường cho Tuyên Đức. Miền đã phối thuộc cho Quân khu Trung đoàn 33 (Trung đoàn độc lập) có nhiệm vụ cùng với địa phương đánh địch mở vùng nông thôn Hoài Đức - Tánh Linh (Bình Tuy), tạo bàn đạp phát triển vào vùng sâu của miền Đông Nam Bộ từ hướng đông.

Vào đợt, ở Bình Thuận, các Tiểu đoàn 840, 186 và 240 tiến công căn cứ Sông Mao lần thứ 5 diệt khoảng 600 tên và đánh quân ứng viện giải tỏa, gây thiệt hại nặng cho chiến đoàn 1/50 Mỹ từ Tà Dôn và Camp Êsépic Phan Thiết ra. Tháng 5 năm 1970 lại đánh thiệt hại nặng căn cứ chiến đoàn 1/50 Mỹ tại Tà Dôn. Tháng 6 năm 1970 ta sử dụng đặc công của khu và tỉnh đánh vào hậu cứ Mỹ ở Camp Êsépic lần thứ 3 diệt khoảng 400 tên(1), phá hủy nhiều phương tiện kỹ thuật của địch, có 13 máy bay. Cùng thời gian này lực lượng tỉnh tập kích yếu khu Kim Ngọc, đánh viện, diệt và làm thiệt hại nặng 3 đại đội địch, 1 trận địa pháo 6 khẩu, pháo kích và đánh bằng đặc công vào một số mục tiêu trong thị xã Phan Thiết. Trong suốt đợt TK, bộ đội địa phương, du kích và các đội công tác ở nam và bắc Bình Thuận đều chuyển lên tiến công địch liên tục, đánh vào các ấp, diệt bọn bình định và bọn lùng sục, đánh nhỏ lẻ trên các trục giao thông, tiêu hao được nhiều địch, hỗ trợ cho phong trào phá ấp giành dân. Các đơn vị của Khu, tỉnh sau các trận đánh tập trung đều có phân tán từng đại đội hoạt động nhỏ và vũ trang tuyên truyền phát động quần chúng.

Ở Bình Tuy, Trung đoàn 33 lần lượt đánh vào các cụm dã chiến hỗn hợp của Mỹ ở Vũ Xu, Quang Hà và Chi khu Tánh Linh, pháo kích vào chốt Mỹ ở Núi Giang, đánh giao thông trên đường số 3 từ Gia Huynh đi Võ Đắc diệt nhiều phương tiện và binh khí kỹ thuật của Mỹ. Trận chống càn ở Núi Lốp, Trung đoàn 33 cùng lực lượng địa phương đã đánh thiệt hại nhiều trung đội, đại đội Mỹ, bắn rơi chiếc trực thăng chở tên thiếu tướng Tư lệnh Lữ đoàn 199 bộ binh nhẹ, cùng với một số sĩ quan tùy tùng, bắt chúng phải đền tội (ngày 2 tháng 4 năm 1970). Lực lượng của tỉnh, huyện và du kích vào các ấp trên đường số 3 từ Võ Đắc đến Tánh Linh.

Ở Lâm Đồng và Ninh Thuận, các lực lượng tỉnh, huyện và du kích đã bám đánh phá các ấp trên đường 20, đường 11 và các ấp ở tây nam Phan Rang, kết hợp đánh phá giao thông. Ninh Thuận tiếp tục pháo kích sân bay Thành Sơn và xây dựng vành đai bắn máy bay lên xuống sân bay (5 tiểu đội du kích lập tuyến bám xung quanh sân bay Thành Sơn). Lực lượng địa phương và du kích Bác Ái, Anh Dũng của Ninh Thuận và căn cứ Bắc Lâm Đồng đánh chống càn, bắn rơi nhiều máy bay, bảo vệ được căn cứ. Đặc biệt tổ du kích ở căn cứ bắc Bảo Lộc (K1) Lâm Đông do đồng chí Kwét chỉ huy đã bắn rơi chiếc trực thăng chở tên trung tướng Tư lệnh sư đoàn bộ binh không vận số 1 của Mỹ, cùng 7 tên sĩ quan tùy tùng, tất cả đều bị thiệt mạng (ngày 7 tháng 7 năm 1970). Liên tiếp 2 ngày sau du kích còn bắn rơi 6 trực thăng Mỹ đến lấy xác đồng bọn, thu 1 đại liên, 7 súng ngắn.


(1) Đánh vào hậu cứ Camp Êsépic lần 1 vào Mậu Thân, lần 2 vào năm 1969.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM