Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:25:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong đất địch  (Đọc 43519 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 04:55:50 pm »

Chàobacs Troidanh84.

Bác đúng là của hiếm trên trang QSVN và chuyện của bác chắc chắn sẽ hấp dẫn vào hàng số 1.

...

Thưa bác Troidanh84, bác đã "thổi" luồng gió mới trên trang VMH này  Grin, mà đáng lẽ ra bác phải thổi từ lâu lâu lắm rồi mới phải. Em chưa đọc topic nào mà háo hức như "trong đất địch". Cám ơn bác vì tính hấp dẫn của "người thật, việc thật"  Grin. Em nói thật, hiếm lắm mới gặp hồi ký của các chiến sĩ quân báo của ta không những trong lòng địch mà còn trong đất nước của địch ...Rất mong được đọc tiếp hồi ký của bác.  Roll Eyes
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuoc_b41
Thành viên
*
Bài viết: 476

Chết vì "lửa phụt hậu của B41"


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 05:04:49 pm »

**88
Bác Troidanh84 đã mở màn là: "Đây là một topic thuộc hàng nhạy cảm", bác ấy đã tham khảo ý kiến của cấp lảnh đạo....Thì chúng ta cứ chờ mà đọc....Khoan đặt câu hỏi!

Bạn đã đọc qua cuộc đời, cống hiến của AH Phạm Xuân Ẩn? Cho đến ngày cuối của cuộc đời, người Anh hùng này chưa mở lời về thành tích của cá nhân mình!!!
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 05:22:01 pm »

hehe bác trời đánh 84 quá giỏi khi đánh lừa được cả BGK người K  Grin Những VK sinh ra và sống hơn 30 năm ở K vẫn bị ăng ka nghi ngờ giọng nói là duôn , những chú dân Sóc Trăng , Trà Vinh mở miệng nói là dân K biết ngay là khme crom .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 07:09:04 pm »

Chào anh Troidanh84!
Đó giờ ae chỉ là lính trực tiếp chiến đấu trực diện với kẻ thù ,Còn trong lòng địch thì chưa có ai ,Mong đàn anh Troidanh84 kể lại cho  đàn em tụi này cuộc sống,suy nghĩ của tụi Pốt về bộ đội ta trong BGTN.
Logged
troidanh84
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #14 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 08:38:38 pm »



Chúng tôi ăn xôi, uống nước trà rồi lên đường. Cơ sở đưa cả ba xuống cầu thang rồi quay lên ngay. Kheng đi trước, vai đeo ba lô, tay cắp AK, tôi đi giữa còn Tưk đi sau, cũng ba lô, AK với ba băng đạn đựng trong cái túi đeo trước ngực. Mấy  người dân đi làm sớm thấy chúng tôi vội nép sang một bên, cúi đầu chào. Thỉnh thoảng, vài chú Pốt - chắc có lẽ là du kích hoặc bộ đội địa phương canh giữ công xã vì họ trang bị vừa AK, vừa M16 lẫn lộn, đứng nghiêm khi chúng tôi đi qua. Chả gì nhìn cách ăn mặc, trang bị của tôi, tụi nó phải biết tôi là “lục thum” chứ!.

Năm 2005, trong một chuyến đi An Giang, tình cờ tôi gặp lại cơ sở tại TP Long Xuyên. Nhìn ông, tôi hơi ngờ ngợ nhưng ông nhận ra tôi ngay rồi lao đến ôm tôi thật chặt, nói bằng tiếng... Việt rổn rảng: “Đ. má mày, mày còn sống à?”. Tôi ngớ ra. Ông cười nhe hàm răng chỉ còn lơ thơ vài chiếc: “Tao “duôn” chính hiệu đây nè. Tao dân An Giang nè”. Ôi trời, vậy mà tôi cứ tưởng ông là K. Ông lại cười: “Đ. má, tao mà không ngụy trang khéo thì tao ra cám rồi”. Lúc đó tôi mới biết 2 ngày trước khi tôi đến, ông đã xua vợ - là người K – cùng 3 đứa con ông –  sang phum kế bên thăm người dì già yếu để khỏi lộ bí mật. Ông kể mãi đến... năm đó, khi nhiệm vụ của ông chấm dứt, vợ ông mới biết ông là người Việt. Sau đó, vợ chồng con cái dẫn nhau về quê nội, làm bè nuôi cá basa. Ông nói: “Đ. má, lót ổ cho mày sợ són đái. Cũng may là hồi đó tao là xã đội trưởng, lại kiêm trưởng ban an ninh công xã nên đéo thằng nào dám nghi ngờ”. Một nỗi kính phục cuồn cuộn dâng lên trong lòng tôi, bởi những thủ trưởng ở cách xa tôi cả nghìn cây số nhưng đã bày binh bố trận cực kỳ chu đáo để thằng lính quân báo hạng bét như tôi, được an toàn. Tôi rất muốn hỏi thêm về Kheng và Tưk nhưng nghề nghiệp của tụi tôi, thì “chuyện ai làm nấy biết”. Hơn nữa, thấy cơ sở không nhắc một tiếng nhỏ nào đến hai con người ấy, nên thôi.

Ra đến đường nhựa, chúng tôi nhắm hướng Chiphu thẳng tiến. (Sau này đọc bài của các bác nói về trận Chiphu, trận Amleng, trận Ngã ba con voi), tôi đã mấy lần muốn ứa nước mắt vì thương các bác, thương những anh em mình nằm xuống ở đó để bảo vệ cho sự sinh tồn của dân tộc K). Ngày ấy tôi đi ung dung trên đường, miệng phì phèo điếu thuốc lá.. Thỉnh thoảng, Kheng hỏi tôi khát không và mặc dù tôi có một bình tong nước đầy ứ, nhưng Kheng vẫn vẫy một chú Pốt lại, bảo tìm ngay cho “lục thum” ít ống thốt nốt. Phải công nhận Kheng có những tiểu xảo rất ác liệt, và hiệu quả không ngờ. Chỉ một động tác nhỏ là sai lính Pốt đi kiếm cho tôi ống nước thốt nốt thôi, cũng đủ để tạo cho cái “vỏ” của tôi mỗi ngày một cứng.

Tiếp tục đi. Con đường đá củ đậu củ khoai trồi lên lổn nhổn. Thỉnh thỏang lại thấy có chiếc ôtô vứt chỏng chơ bên lề, bốn bánh đã bị tháo để làm... xe bò kéo. Mục tiêu đầu tiên của tôi sẽ là trục Bavet, Chiphu, Prasat, Svay Rieng. Tất cả những thông tin tôi thu thập trên trục này, sẽ được chuyển cho một cơ sở khác ở... đâu đó, còn cơ sở ấy làm cách nào để chuyển cho các thủ trưởng của tôi thì tôi mù tịt. Vừa đi, Kheng vừa kể - dĩ nhiên bằng tiếng K - về phiên hiệu, quân số của một số đơn vị Pốt bố phòng ở Chiphu mà Kheng nắm được. Tôi hỏi Kheng có biết ý đồ của nó không? Kheng đáp nó sẽ đánh Việt Nam, nhưng không biết bao giờ đánh, và đánh như thế nào.

Kheng là ai, Tưk là ai, Kheng, Tưk có phải là tên thật của họ không? Tôi không biết và tôi cũng không cần phải biết. Tôi chỉ biết quê Kheng ở một phum đâu đó gần Svay Rieng, đi theo Pốt từ năm 16 tuổi. Còn Tưk ở mãi trên Biển Hồ, miệt Pursat. Đó là những cái mà tôi phải học thuộc lòng vì họ là “cận vệ” của tôi – một “sĩ quan quân báo” thuộc Bộ chỉ huy tối cao Kh’Mer đỏ. Biết nhiều quá nếu sa vào tay Pốt, rồi bị lột trần truồng, đóng cọc dang chân dang tay giữa trời nắng, lính Pốt lấy lá thốt nốt cứa vào vài chỗ trên da cho ứa máu để lũ kiến “ bọ nhọt” xúm vào thì liệu tôi có im lặng được không.

Xế trưa, chúng tôi đến một công xã có tên Xà No. Những dãy nhà dài cùng một kiểu như nhau, vách tre, mái lợp lá thốt nốt, bên trong là hai hàng sạp lót ván để nằm, giữa chừa một lối đi nhỏ hẹp. Trên vách, quần áo túi mủng treo lủng lẳng. Mọi người giờ này đang ở ngoài đồng. Kheng bỏ đi, lát sau dẫn về hai người đàn ông phụ trách công xã. Một ông tự xưng là Kun, công xã trưởng khúm núm chào tôi vì chắc đã nghe Kheng giới thiệu. Ông ta mời chúng tôi xuống ăn cơm.

Từ mấy dãy nhà dài xuống bếp ăn tập thể khá xa, quãng đâu đó 500 mét. Đi ngang trại giam – là những cái hố đào xuống đất sâu nửa mét, cọc đóng bốn chung quanh, nóc cũng lợp bằng những thân gỗ cỡ cổ tay, tôi thấy hố nào cũng có 4, 5 người ngồi co ro. Họ hầu như trần truồng. Một vài ánh mắt nhìn tôi như van lơn, cầu khẩn vì họ nghĩ cỡ “lục thum” như tôi, có quyền ra lệnh tha họ. Lại có ánh mắt nhìn tôi hằn nét căm thù. Gã đàn ông phụ trách công xã cho biết tất cả những người đó, hoặc có liên hệ với “duôn”, hoặc là “duôn” nhưng đã sống lâu năm ở K. Chao ơi, nhìn đồng bào tôi chết đến nơi mà tôi vẫn phải giữ vẻ lạnh lùng, thậm chí lạnh lùng đến tàn nhẫn. Với hai gã đàn ông này, thì chỉ cần 2 cú đánh vào gáy là tôi đưa chúng nó về với tiên tổ ngay rồi sau đó, tháo cũi cho bà con tôi chạy.

Nhưng nghĩ là nghĩ vậy. Tôi cố gắng bước qua những chiếc hố giam người một cách bình thản. Nhiệm vụ của tôi là làm việc khác, chứ không phải đóng vai sĩ quan quân báo chỉ để cứu những người dân vô tội này.

Nhà ăn tập thể cũng là một dãy nhà với những chiếc bàn dài chạy từ đầu đến đuôi nhưng không có ghế. Bếp đặt ngay kế bên với những ụ đất, trên có chiếc chảo gang to đùng, phủ bằng những chiếc bao tải ướt sũng nước. Hơi khói qua lớp vải đay, bốc lên nghi ngút. Có khoảng chục phụ nữ K ngồi cúi mặt, lặng lẽ chặt từng bó rau lớn. Chẳng thấy thịt và cũng chẳng thấy cá mắm gì. Sau này tôi mới biết thức ăn trong công xã chủ yếu chỉ là canh rau nấu với muối. Kun nói, công xã có hơn 800 người, gồm 4 phum gom lại. Trước kia gần nghìn hai nhưng đã “thanh lọc” hết 4 trăm. Thanh lọc ở đây là bổ cuốc vào đầu hoặc bắn xuyên táo rồi xô xuống hố, lấp đất lại. Chao ơi, chỉ một công xã của một huyện nhỏ thôi, mà đã “thanh lọc” những 400 sinh linh thì thì thử hỏi trên cái đất nước khốn khổ này, có bao nhiêu công xã và đã có bao nhiêu người bị “thanh lọc”.

Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #15 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 08:54:52 pm »

Chào mừng bác @ troidanh84 tham gia VMH  Grin

Trích dẫn
Chao ơi, nhìn đồng bào tôi chết đến nơi mà tôi vẫn phải giữ vẻ lạnh lùng, thậm chí lạnh lùng đến tàn nhẫn

Bài viết của bác thật đầy cảm xúc con người và cũng thật đầy bản lĩnh của " người VN thầm lặng" . Với chúng tôi những CCB quen ùng oàng chiếm mục tiêu xong có quyền nghĩ ngơi, còn bác thì phải chiến đấu cả trong giấc ngũ của mình thật đáng khâm phục. Mong bác khỏe và đều tay bút nhé.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #16 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 09:55:46 pm »

@ troidanh84...Lính tráng tụi tôi vốn  thẳngruột ngựa, chỉ biết hô"Xung phong- và bóp cò AK47."nên có gì thất thố ,xin bácbỏ qúa cho..!
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười, 2011, 10:16:31 pm gửi bởi Duc18153 » Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #17 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 10:01:29 pm »

                Tranphu341 chào bác troiddanh84 . Đúng như ae trong QS nói :Bác là " của hiếm " ,là người số 1 trong VMH này . TP thì thấy bác còn là  "của hiếm " của cả ngoài đời nữa . Chắc chắn số quân báo như bác ở bên K ko thể có nhiều được vì 1 lý do Pot đã thủ tiêu rất nhiều những người đã được học tập ở VN và thân VN . nên việc " đánh " người vào hàng ngũ Pot hoặc đất Pót ko hề dễ .
                Ngày 9/1/79 . Khi làm n/v truy quét Pot ở bên kia sông đối diện với HOANG CUNG . Đ/V TP bắt giữ được 1 quân báo ta đóng giả như lính Pot . May mà ae đ/v TP ko như đ/v BY cho " phăng teo" luôn mà là bắt sống . Rất mừng đ/c này là lực lượng nhẩy dù xuống hơn 30 người có cả Ta và Bạn . Từ đêm ngày 5/1/79 giả làm lính Pot để đánh vào Hoàng Cung với n/v là bắt giữ XIANUC . Nhưng bị lộ hy sinh còn 1 đ/c này . Trung tâm của họ đang rất lo và sốt ruột ko biết tin tức của họ . Đ/c này yêu cầu mình báo lên trên 1 mật khẩu . 30' sau có lực lượng đặc biệt sang đón ngay . Rồi TP cũng ko có thông tin gì khác nữa . Gần đây TP có đọc ở trang viết nào đó cũng có nói về việc này .
                           Chúc bạn có nhiều sức khỏe và niềm vui . Để ae trong VMH được mở thêm tầm nhìn và hiểu biết sâu hơn , rộng hơn về cuộc chiến này .


 
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười, 2011, 07:44:12 am gửi bởi tranphu341 » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 10:09:39 pm »


Năm 2005, trong một chuyến đi An Giang, tình cờ tôi gặp lại cơ sở tại TP Long Xuyên. Nhìn ông, tôi hơi ngờ ngợ nhưng ông nhận ra tôi ngay rồi lao đến ôm tôi thật chặt, nói bằng tiếng... Việt rổn rảng: “Đ. má mày, mày còn sống à?”. Tôi ngớ ra. Ông cười nhe hàm răng chỉ còn lơ thơ vài chiếc: “Tao “duôn” chính hiệu đây nè. Tao dân An Giang nè”. Ôi trời, vậy mà tôi cứ tưởng ông là K. Ông lại cười: “Đ. má, tao mà không ngụy trang khéo thì tao ra cám rồi”. Lúc đó tôi mới biết 2 ngày trước khi tôi đến, ông đã xua vợ - là người K – cùng 3 đứa con ông –  sang phum kế bên thăm người dì già yếu để khỏi lộ bí mật. Ông kể mãi đến... năm đó, khi nhiệm vụ của ông chấm dứt, vợ ông mới biết ông là người Việt. Sau đó, vợ chồng con cái dẫn nhau về quê nội, làm bè nuôi cá basa. Ông nói: “Đ. má, lót ổ cho mày sợ són đái. Cũng may là hồi đó tao là xã đội trưởng, lại kiêm trưởng ban an ninh công xã nên đéo thằng nào dám nghi ngờ”. Một nỗi kính phục cuồn cuộn dâng lên trong lòng tôi, bởi những thủ trưởng ở cách xa tôi cả nghìn cây số nhưng đã bày binh bố trận cực kỳ chu đáo để thằng lính quân báo hạng bét như tôi, được an toàn. Tôi rất muốn hỏi thêm về Kheng và Tưk nhưng nghề nghiệp của tụi tôi, thì “chuyện ai làm nấy biết”. Hơn nữa, thấy cơ sở không nhắc một tiếng nhỏ nào đến hai con người ấy, nên thôi.


Cháu đọc đến đoạn này càng cảm phục những anh hùng trên mặt trận thầm lặng hơn.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 10:15:34 pm »

Bản chất của nghề quân báo là làm rồi mà không nói thật ra được vì các hệ lụy có thể xảy ra ... Nên nghe chuyện của quân báo thì cũng như là chuyện nói cho vui thôi! Nghe để đó vậy mà!

Bác chủ topic, em phục bác ở cái khoản chính tả không sai, không thừa 1 khoảng trắng nào trước dấu phảy, dấu chấm đó! Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM