Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:58:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử  (Đọc 24822 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 06:24:26 pm »

Chính vì không có một sử liệu nào mô tả chi tiết về cách trang phục thời kì đó, kể cả các di chỉ cổ vật cũng thật hiếm hoi, nên mới có chuyện phải tưởng tượng, hình dung... nhưng nó hoàn toàn tuyệt đối khác với cái chuyện "thày bói mù xem voi". Một đằng là chuyện phán bừa, từ một vật, từ một sự kiện cụ thể thì mỗi người lại bịa ra theo cái cách tiếp cận được của mình thành nhiều chuyện, nhiều vật khác nhau. Còn ở đây chỉ là cách dùng phương tiện, dùng hình ảnh vật chất nào đó để truyền tải cái nội dung của sự vật, sự việc. Với bức tranh trên nếu để Vua Bà diện "quần ngố áo dây" xung trận thì quả là khôi hài, và người ta sẽ cho đó là tranh biếm họa. Nhưng như bức tranh đã thể hiện thì thứ quần áo đó đã được coi là của thời xưa rồi (ngày nay chẳng ai mặc như vậy, chỉ trừ khi lên sân khấu), và như thế là đủ. Tất nhiên càng chính xác được thì càng tốt, và không ai phản đối điều đó.

Còn như Bí Bếp cho rằng lên lấy cơ sở từ các di chỉ của văn hóa Đông Sơn để suy ra trang phục của thời các Vua Bà thì là "thuyết phục" hơn à, trong khi những thời kì đó nó cũng cách nhau khá xa. Và như thế có gọi là vênh không?

Là người VN thì cơ bản là tự hào khi nhìn vào bức tranh, vì là con cháu của người chiến thắng trong tranh, mặc dù trong huyết quản chưa chắc đã là 100% có dòng máu Việt xịn bởi 1000 năm đô hộ. Còn con cháu của những kẻ chiến bại khi nhìn tranh, cho dù mọi chuyện đã là dĩ vãng, đã là xưa cũ thì ở vị trí mà nhìn lên Vua Bà cưỡi voi quả cũng cảm thấy uất nghẹn. Thua gì chả thua lại đi thua đàn bà. Cũng không hiểu do khiếp sợ hay nể phục mà người Trung Quốc lại lập đền thờ Vua Bà ở tận hồ Động Đình nhỉ?

Không phải thấy người khác khen mà ta đã vội sung sướng, hoặc chẳng phải vì bị chê bai mà bỗng trở nên buồn chán. Học tập người khác không phải hoàn toàn là suy nghĩ theo kiểu suy nghĩ của họ. Cũng chính vì người các đế quốc nổi tiếng khắp thiên hạ đã từng xâm lược hòng muốn thôn tính VN vĩnh viễn đã không hiểu được cái cách suy nghĩ của người VN nên mới bại trận.

Xem tranh, nghe hát trước hết phải nắm lấy cái thần thái của tác phẩm muốn thể hiển. Rạch ròi chi tiết quá nhiều khi làm hỏng chuyện. Như tranh của danh họa Pi-cát-xô thì khéo không thiếu người bảo chỉ được cái bôi bẩn.

"Khách quan" ở đây là để chỉ quan khách tham quan diễn đàn này mà thôi! Grin
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 07:00:03 pm »

Đánh giá và cảm nhận thì mỗi người mỗi khác, mỗi thời mỗi khác. Tất nhiên, người đọc sử, học sử thì phải cố mà khách quan nhưng dù cố đến mấy thì cũng không gột bỏ hết cái chủ quan do đặc thù thời đại, dân tộc, vùng miền, văn hóa,...được.

Riêng với bức tranh về Hai Bà Trưng ở đầu topic, theo em nó sai lè lè nhưng là sai về "thời trang", về vũ khí, về...voi, về nhiều thứ nhưng tất cả những cái đó cũng chỉ có thể "kết tội" bức tranh đó là thiếu chính xác được thôi. Dùng những từ như bác Bí Bếp: "phản ảnh tính chất tuyên truyền, lệch lạc, rất "phản diện"... " có vẻ "đao to, búa lớn" quá!

Nói cho cùng, bức tranh đó vẫn phản ánh một sự thực lịch sử là: Hai Bà đã đuổi quân Tô Định chạy có khói! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 07:43:31 pm »

xêp ơi sai là sai thế nào? không có sử liêu sao biết được ,còn cái 'oet'  của tàu kia tui không bít tiếng anh,nhưng họ bình loản sẻ có chủ quan của họ,chỉ biết rằng bưc tranh đó kể cả tranh đông hồ ,tranh hàng trống cúng vẩy thôi,khí thế nhà vua chỉ huy quân xung trận đanh cho chúnh chạy re kèn,đả biểu tả được khí thế đó./.
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2008, 12:26:40 am »

Trích dẫn
Chính vì không có một sử liệu nào mô tả chi tiết về cách trang phục thời kì đó, kể cả các di chỉ cổ vật cũng thật hiếm hoi, nên mới có chuyện phải tưởng tượng, hình dung... nhưng nó hoàn toàn tuyệt đối khác với cái chuyện "thày bói mù xem voi". Một đằng là chuyện phán bừa, từ một vật, từ một sự kiện cụ thể thì mỗi người lại bịa ra theo cái cách tiếp cận được của mình thành nhiều chuyện, nhiều vật khác nhau. Còn ở đây chỉ là cách dùng phương tiện, dùng hình ảnh vật chất nào đó để truyền tải cái nội dung của sự vật, sự việc. Với bức tranh trên nếu để Vua Bà diện "quần ngố áo dây" xung trận thì quả là khôi hài, và người ta sẽ cho đó là tranh biếm họa. Nhưng như bức tranh đã thể hiện thì thứ quần áo đó đã được coi là của thời xưa rồi (ngày nay chẳng ai mặc như vậy, chỉ trừ khi lên sân khấu), và như thế là đủ. Tất nhiên càng chính xác được thì càng tốt, và không ai phản đối điều đó.

Còn như Bí Bếp cho rằng lên lấy cơ sở từ các di chỉ của văn hóa Đông Sơn để suy ra trang phục của thời các Vua Bà thì là "thuyết phục" hơn à, trong khi những thời kì đó nó cũng cách nhau khá xa. Và như thế có gọi là vênh không?

Bí Bếp bày tỏ lại quan điểm của mình rằng (IMHO) bức tranh minh họa về hai bà Trưng mà Bí Bếp lấy làm dẫn chứng chỉ có giá trị "nội bộ" khi mình dùng với mục đích riêng chứ một khi mìng mang ra nước ngoài (một số đã làm) để giới thiệu một khía cạnh nào đó về lịch sử chung của người Việt mình thì sẽ bị "bẻ gãy" ngay.  Chuyện nội bộ có khao hoặc chỉ trích nhau... nói gì cũng được, làm gì thì làm.. người ngoài họ cũng chẳng biết; tuy nhiên, khi mình ra nước ngoài thì họ sẽ đòi hỏi có cơ sở khách quan hơn (còn đòi hỏi tuyệt đối 100%... thì lại là một "sự cố" khác nữa).  Quan niệm của Bí Bếp nếu giải thích về trang phục của người Việt thời hai bà Trưng thì chúng ta vẫn có thể dựa trên một số di chỉ, di vật mà có ghi lại hình ảnh của giai cấp lãnh đạo thời đó (cuối trào Văn Lang, trước khi Mã Viện áp đặt chính sách Hán hóa... Sinification lên xã hội Việt sau khi quân hai bà bị đánh bại).  Một cơ sở khác là sự quan hệ với dân tộc Mường mà trước kia (trước giai đoạn độc lập) đã chưa có sự phân định giữa người Kinh & người Mường (từ ngôn ngữ cho đến văn hóa) trong lúc trang phục của người Mường có thể gần gũi với người Việt cổ hơn cả.   Đó là vài ý niệm của Bí Bếp về suy diễn liên hệ đến trang phục người Việt cổ đại vào thời hai bà Trưng.   Bác CXĐ cứ chia sẻ quan niệm và suy diễn riêng của bác cho Bí Bếp và độc giả khác có dịp học hỏi thêm!


Trích dẫn
Là người VN thì cơ bản là tự hào khi nhìn vào bức tranh, vì là con cháu của người chiến thắng trong tranh, mặc dù trong huyết quản chưa chắc đã là 100% có dòng máu Việt xịn bởi 1000 năm đô hộ. Còn con cháu của những kẻ chiến bại khi nhìn tranh, cho dù mọi chuyện đã là dĩ vãng, đã là xưa cũ thì ở vị trí mà nhìn lên Vua Bà cưỡi voi quả cũng cảm thấy uất nghẹn. Thua gì chả thua lại đi thua đàn bà. Cũng không hiểu do khiếp sợ hay nể phục mà người Trung Quốc lại lập đền thờ Vua Bà ở tận hồ Động Đình nhỉ?

Chuyện dùng cảm tính để suy luận về lịch sử (tự hào, uất nghẹn... thua đàn bà, khiếp sợ, nể phục, v.v.) Bí Bếp sẽ không bàn sâu, tán xa hơn... vì cảm tính vẫn luôn là cảm xúc chủ quan của mỗi người.  Điều bác nêu lên ở đây là "Cũng không hiểu do khiếp sợ hay nể phục mà người Trung Quốc lại lập đền thờ Vua Bà ở tận hồ Động Đình nhỉ?", mong bác cho dẫn chứng về di chỉ đền thờ bằng nguồn chứng minh rõ ràng (nếu có hình ảnh đền thờ thì càng quí hơn) hầu mình có thể học hỏi hơn.   Lúc trước Bí Bếp có đọc vài nơi rằng có ông Trần Đại Sĩ từng lê la nghiên cứu về đền thờ hai bà, gốc bản người Việt ở "trển"... tuy nhiên chưa có hình ảnh hoặc nguồn nào rõ ràng hơn... về đền thờ của hai bà Trưng do người Hoa thiết lập!

Trích dẫn
Không phải thấy người khác khen mà ta đã vội sung sướng, hoặc chẳng phải vì bị chê bai mà bỗng trở nên buồn chán. Học tập người khác không phải hoàn toàn là suy nghĩ theo kiểu suy nghĩ của họ. Cũng chính vì người các đế quốc nổi tiếng khắp thiên hạ đã từng xâm lược hòng muốn thôn tính VN vĩnh viễn đã không hiểu được cái cách suy nghĩ của người VN nên mới bại trận.

Xem tranh, nghe hát trước hết phải nắm lấy cái thần thái của tác phẩm muốn thể hiển. Rạch ròi chi tiết quá nhiều khi làm hỏng chuyện. Như tranh của danh họa Pi-cát-xô thì khéo không thiếu người bảo chỉ được cái bôi bẩn.

"Khách quan" ở đây là để chỉ quan khách tham quan diễn đàn này mà thôi!

Điều Bí Bếp cũng xin chia sẻ ở đây, Bí Bếp đã sống ở ngoài VN trên 30 năm nên cũng có lắm cơ hội "đụng chạm" cùng người ngoài (từ Mỹ sang bao xứ Á châu); chuyện chia sẻ sự học hỏi & kinh nghiệm về người Việt, sử Việt, và những khía cạnh liên đới đến văn hóa Việt dĩ nhiên Bí Bếp có nhận xét riêng & chung về lịch sử người mình.  Sự đòi hỏi căn bản về tính cách thuyết phục ở khía cạnh "lịch sử" mà khởi đầu Bí Bếp đã chia sẻ (chúc mừng uy tín diễn đàn QSVN được một số cá nhân hoặc tổ chức dùng để làm nguồn tham khảo) đó là điều chính yếu.  Cái nhìn thẳng nói thật theo những gì mình biết, mình hiểu và giữ tinh thần cởi mở để học hỏi.. vẫn là điều mình có thể chia sẻ từ nhau...
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #24 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2008, 04:24:03 pm »

thán phục kiến thức rất ci tiết của đ/c ''bí'',một khía cạnh nào đó thì có thể được,còn toàn bộ nội dung bức tranh đả nói lên đươc  một sư thât  không thể ''bẻ gảy'' được là hai vua đả đánh đuổi giặc phương bắc giành độc lập,còn người nươc ngoài , họ không bao giờ hiểu hoặc cố tình không hiểu  người việt nam ta,kể cả người my sau này,nhân đây tôi xin kể môt câu chuyện ,có thể gọi là giai thoại  thì đúng hơn  năm 1972 có vấn lê đức thọ sang pa ri hội đàm với 'kít'' có một nhà báo nước ngoài hỏi;ông trình độ như thế này đàm phán với ''kít'' môt người có ba bằng tiến sỉ rất giỏi của hoa kỳ ,liệu ông có thể đủ trình độ để nói chuyện vối họ không? lê đức thọ trả  lời rằng;tôi còn đẻ ra tiến si ,khi đến pa ri dự hoà đàm khi ra giải lao ngoài sảnh ''kit'' đi ra cùng bác thọ sánh vai nhau 'kít' nói, toi cao hơn ông,bác thọ nói ,ông dài hơn chứ không  cao hơn , còn rất rất../nhiều ví dủ khác nửa chưng minh  người nươc ngoài họ không bao giờ hiêu  được dân tộc này , ta chưa hiểu đươc ta thì nước ngoài hiểu sao  được,.hì ..hì còn bức tranh anh bộ đội lấy tay vít cổ tàu bay  huê kỳ thì ngườ nươc ngoài''bẻ'' kiểu gì đây?
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2008, 10:05:43 pm »

Chào bác Mig21-58:

Dựa về sử học, nhất là cổ sử người Việt chúng ta thường gặp nhiều khó khăn đơn thuần vì người mình đã không có một bộ chữ viết riêng mà phải dùng chữ Hán cho đến đầu thế kỹ thứ 20.  Như Bí Bếp đã nhắc, hai bộ sử đầu tiên do người Việt soạn (ANSL & ĐVSL) thì một bộ lại do một người (Lê Tắc) mà xứ mình kết tội là "phản quốc"! Tóm tắt, lịch sử văn hóa người Việt mình cho là có cả trên 4,000 năm văn hiến mà suốt cả 3,500 năm đầu tiên mình chẳng "ghi chép" đặng bao nhiêu; đa số văn bản lại dựa theo thư tịch của người Hoa.  Về những sự kiện liên quan đến lịch sử như hai bà Trưng chẳng hạn chỉ được "hậu thê" viết lại gần cả 15 thế kỹ sau.  Cũng may là thư tịch của Mã Viện & triều Hán có tả chuyện "khởi loạn" của hai bà tuy nhiên một số chi tiết căn bản cũng khác với sử mình ghi lại... Wink

Còn chuyện bác Mig21-58 bảo rằng người Mỹ không hiểu hoặc cố tình không hiểu người Việt hoặc sử Việt, Bí Bếp có kinh nghiệm khác hơn bác.  Bên Mỹ có ông Keith Taylor đã soạn quyễn "The Birth of Vietnam" (tạm dịch là Sự Hình Thành của Việt Nam" khá công phu, v.v.) Bí Bếp cũng từng gặp một số người Mỹ không những biết nói & đọc tiếng Việt thành thạo mà kiến thức văn hoá của họ về Việt Nam khá sâu rộng...; Ở Mỹ hiện giờ có lắm chương trình nghiên cứu về sử Á Châu và Việt Nam rất nghiêm túc (từ trường Hawaii University cho đến Princeton, v.v.)  Đó là chỉ mới nói về những chương trình Việt Học từ Mỹ chứ chưa kể ở Nhật & ngay cả Trung Quốc; Khoảng thời gian Bí Bếp còn làm việc ở Mã Lai, xứ nầy cũng có người để ý đến sinh hoạt ở trong nước từ lắm khía cạnh (thí dụ như ngay cả giá đường, giá gạo thường ngày họ cũng để ý...  Roll Eyes

Trích dẫn
.... nhiều ví dủ khác nửa chưng minh  người nươc ngoài họ không bao giờ hiêu  được dân tộc này , ta chưa hiểu đươc ta thì nước ngoài hiểu sao  được,.hì ..hì còn bức tranh anh bộ đội lấy tay vít cổ tàu bay  huê kỳ thì ngườ nươc ngoài''bẻ'' kiểu gì đây?


Chuyện trên thuộc về giai đoạn sử hiện đại (Việt Nam thắng Mỹ); Vâng cũng có những dân tộc cũng có lịch sử hào hùng khác như nước Nhật, nước Đức, v.v. đã thua Mỹ và chịu sự ảnh hưởng của Mỹ ... tuy nhiên Bí Bếp thấy rằng họ đã thua nước Mỹ nhưng dân tộc ở hai nước nầy cũng chẳng có vẻ chịu "nhục" như một số suy ra ... vì ít ra đời sống chính trị lẫn kinh tế của hai nước nầy sau cuộc thảm bại sau thế chiến thứ hai có thể họ đã bằng hoặc ngay cả "vượt" Mỹ ở một số lãnh vực!
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2008, 10:16:38 pm gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2008, 10:42:00 pm »

He..he...bác Bí Bếp vẫn băn khoăn cái vụ tranh ảnh thế. Nếu cái diễn đàn kia bọn tây tàu thảo luận về bức tranh đó thì là họ sai thôi, vì tranh vẽ chỉ là mường tượng, nội dung cốt thể hiện sự kiện, nhân vật chứ làm sao thể hiện được đúng từng tý được (Cũng như những hình về Tứ đại mỹ nhân đấy, toàn vẽ bịa  Cheesy)

Nếu soi như thế thì ko chỉ bức tranh này mà tất cả các họa phẩm khác, tượng đài.v.v.v ở VN cũng đều sai hết vì chúng ta, thế hệ con cháu đời sau đâu có biết chân dung các cụ thế nào, ăn mặc ra sao (trừ triều Nguyễn vì gần và còn để lại nhiều thứ mà ta có thể tìm hiểu). Ngay trên phim, kịch mà người ta  để cho đời nào, triều nào cũng thấy quan đội mũ cánh chuồn, rồi khăn xếp, áo dài...; tất cả đều ko đúng, nhưng muốn đúng thì ta biết dựa vào đâu? Hiện nay chỉ có 1 số nhà nghiên cứu, họa sĩ cất công tìm hiểu nhằm phục dựng lại phần nào trang phục thời xưa, như vừa rồi có ông ra cuốn sách về trang phục nhà Lê đó, cũng là dựa trên các ghi chép lich sử, mô phỏng lại qua các bức tượng ở đình chùa.v.v.v mà thành (giá đâu gần 200 ngàn 1 cuốn)

Vì vậy do điều kiện nên chúng ta tạm chấp nhận thế thôi bác ơi, tất nhiên là cũng ko nên vẽ vời sai lạc quá như cảnh bọn lính tóc đuôi sam như trong tranh. Những chuyện bàn tán thế này đã có nhiều, như về tượng vua Lý thái Tổ ở bên hồ Gươm đó, hoặc như tượng 3 vua ở trong Quốc Tử Giám, mặt mũi na ná, trang phục gần như nhau trong khi các cụ sống cách nhau "hơi bị xa"  Grin

Còn về bài viết của tgiả gì đó mà bác trích dẫn, cũng ko phải là chính xác hết, ví dụ như số lượng nữ tướng của Hai Bà đông hơn nhiều, phải gần 100 cơ, các nam tướng cũng thế chứ ko ít thế kia đâu. Mà quân Hán trước khi vào đất mình cũng đã đụng độ với quân của bà Thánh Thiên ở Hợp Phố, cái địa danh Lãng Bạc có ý kiến khác, ko cho đó là Hồ Tây mà là ở vùng Tiên Du (Bắc Ninh); cái chết của 2 bà cũng có nhiều quan điểm khác nhau...

Nhưng phải công nhận, đọc những lời bình về cuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng thấy sướng thật (măc dù các cụ viết trên quan điểm Nho giáo, hơi coi thường phụ nữ  Wink
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2008, 10:49:20 pm »



Chúng ta thảo luận về 2 bức tranh này nào  Grin
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #28 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 12:17:24 am »

Về vấn đề lịch sử cần phải chính xác, trung thực (càng gần sự thật càng tốt) thì chẳng phải bàn cãi nữa. Chẳng đã có chuyện một sử quan thà chết chứ không cho phép mình chép sai sự thật đó sao! Thật là một tấm gương để đời sau noi theo.

Nhưng chẳng lẽ vì cái mơ hồ quần áo đó, cái mà chưa ai biết rõ hay chứng minh nó ra sao mà lại bị "bẻ gãy" ư. Mà bẻ gãy cái gì chứ? Chả lẽ lại bẻ gãy sự thật nó mang trong đó! Tất nhiên, càng tiếp cận đến gần sự thật càng quý, nhưng không phải vì thế mà sổ toẹt những cái gần đúng và bảo chúng là lệch lạc... Có những thứ tưởng đơn giản như phép toán 1 + 1 = 2, nhưng vận dụng trong thực tế lại nhiều khi không phải như vậy, và ngay chính bản thân nó cũng có trường hợp kết quả không phải vậy.

Về chuyện đền thờ bên hồ Động Đình (mà có khi chỉ là cái am, miếu) thì cũng chỉ biết theo cách như của bác Bí Bếp mà thôi, nhưng từ nguồn của các tác giả Trần Ngọc Thêm hay Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Và tất nhiên cũng chưa có điều kiện để kiểm chứng được điều đó. Bác Bí Bếp đã từng bôn ba hải ngoại trên dưới 30 năm nay chắc là dễ tới đó để xác thực hơn nhỉ.

Không biết cái ông Trần Đại Sĩ có tự trào mà nói rằng mình "lê la" để tìm hiểu đền thờ Hai Bà, hay là bác Bí Bếp phát biểu như vậy!? Nếu đó là ý riêng của bác thì như thế có phải là cách nói gần với sự thật lịch sử về việc nghiên cứu nghiêm túc của người khác không nhỉ?

Còn về chuyện của bức tranh thì cần có sự tham gia của các nhà sử học để đạt một hiệu quả cao hơn nữa. Cơ sở từ người Mường cũng là một ý rất hay, vì trước kia Kinh và Mường gần như là anh em một nhà nên không khác nhau lắm. Nếu cho rằng người Mường không thay đổi mấy so với thời cổ sử đó thì chỉ cần thay tông mầu và một vài chi tiết là có thể tạm ổn. Nhưng có lẽ trang phục ra trận khác với quần áo sử dụng sinh hoạt hàng ngày thì sao nhỉ. Thật cũng vẫn chỉ là đoán, và nhiệm vụ là phải đoán cho nó đúng nhất  Grin Grin Grin
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #29 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 02:36:25 am »

Bức tranh vẽ quân phương bắc đang bị đánh đuổi!

Hoàn toàn đúng, kể cả khi nó vẽ quân lính có đuôi tóc dài, thời 2 Bà Grin

Bác Bí có biết ngày xưa mấy trường nữ sinh tại Miền Nam dựng các hoạt cảnh 2 bà đánh đuổi quân phương Bắc, sinh viên dựng hoạt cảnh Quang Trung Nguyễn Huệ,  không nhỉ?
Các ngày lễ có diễu hành của quần chúng cũng có cảnh 2 Bà cưỡi xe hoa xịt khói, chống nạnh vung gươm. Dân chúng trầm trồ khen đẹp, chị em phụ nữ tự hào xen lẫn ghen tị  Grin

Tóm lại bức tranh đó vẽ hoàn toàn không sai. Nếu không hiểu được điều đó thìf cũng không sao.
Chẳng hạn như bác Bí lo là con cháu người Việt tại nước ngoài nó hỏi mấy cái chi tiết đó thì bác "bí" chăng?

Còn tụi nước ngoài có thắc mắc (dùng từ tụi cho nó thân mật) bắ Bí cứ nói tụi mày thiếu gì mấy cái tranh vẽ đời xưa như vậy đó chứ hả!

Xem bức tranh này để cảm nhận được lịch sử chống ngoại xâm, khẳng định quyền tự chủ đáng tự hào của dân Việt (Nam và Tây).
Xem tranh này không phải để soi mấy cái chi tiết đó có đúng như khi nó xảy ra hay không, nếu dùng mấy cái chi tiết đó để đánh giá lịch sử thì lại càng bậy bạ.  Grin

PS: Mod _New phát hiện ra voi châu Phi lai Ma-mút, trong khi tranh Đông Hồ là voi châu Á, ha ha.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2008, 03:07:51 am gửi bởi tuaans » Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM