Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:59:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện kể ở đại đội ( Phần 2 )  (Đọc 276001 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hieu6x
Thành viên
*
Bài viết: 52


« Trả lời #400 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2012, 01:07:08 am »

Có vẻ như càng lớn tuổi thì người ta càng duy tâm. Khi trẻ tuổi thì chẳng quan tâm đến vận hạn (cũng có sợ ma).
Tôi đề nghị mấy anh em đồng niên có "hạn 53" mình lập một danh sách. Rồi 1 năm sau ngồi tổng kết coi ông bà nói đúng cỡ nào.
Tôi cũng sinh 1960. Năm 2008 (hạn 49) cũng "lên bờ xuống ruộng".
Logged

Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ.
Tony_Tèo
Thành viên
*
Bài viết: 12



« Trả lời #401 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2012, 06:19:27 am »

Năm mới Tôny_Tèo xin chúc tất cả thành viên VMH Sang năm mới mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở. Chúc vui vẻ.

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2012, 05:14:51 am gửi bởi Tony_Tèo » Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #402 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2012, 08:29:42 am »

Có vẻ như càng lớn tuổi thì người ta càng duy tâm. Khi trẻ tuổi thì chẳng quan tâm đến vận hạn (cũng có sợ ma).
Tôi đề nghị mấy anh em đồng niên có "hạn 53" mình lập một danh sách. Rồi 1 năm sau ngồi tổng kết coi ông bà nói đúng cỡ nào.
Tôi cũng sinh 1960. Năm 2008 (hạn 49) cũng "lên bờ xuống ruộng".

  Xin các bác chớ băn khoăn: Sinh vào Canh tý là Nhật Thử (chuột ngày), mang mệnh bích thượng Thổ, tương sinh cung Tốn, cung phi ngũ hành thuộc Mộc.
Trong thời niên thiếu sống thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Càng lớn tuổi, cuộc đời đang đẹp và gặp nhiều may mắn, có công danh, tài lộc dồi dào, tình duyên hạnh phúc, gia đạo ấm êm.
Vận số năm Nhâm Thìn: Sao Hoa cái chiếu tỏa  chủ trì về sự nghiệp, gặp đại lợi về chuyện làm ăn, năm có nhiều chuyển biến lớn trong cuộc đời, phát triển tài năng, có cơ hội thăng tiến và rất phát đạt về tài lộc. Sức khỏe dồi dào nhưng chú ý dễ bị mang điều tiếng thị phi cho nên trong cuộc sống phải giữ gìn chuẩn mực và cảnh giác với những cám dỗ, nhất là những món lợi tiền tài hay tình cảm bất ngờ, không rõ nguồn gốc. hãy tận dụng và phát huy sự che chở bảo vệ của phong thủy. Từ bản mệnh của các bác tương sinh cung Tốn nên mặc định trạch vận là Mộc, ở hướng Đông Nam thuộc (Đông tứ trạch) cộng với hướng Đông, Bắc, Nam là bốn hướng tốt( các hướng có màu vàng trắng trên sơ đồ) dùng đặt hứơng ngồi trong bàn ăn, bàn tiếp khách, làm việc, để mệnh và trạch tương phối, kích hoạt sinh khí tiêu trừ sát khí, vượng tài lộc, tấn điền trang, dùng một trong bốn hướng ấy đặt đầu giường gối đầu khi ngủ để huyệt Bách Hội bẩm thụ được khí tiên thiên là cho đầu óc minh mẫn sáng suốt, tính toán nhanh nhạy hiệu quả phía đông, Đông Bắc trong phòng khách nên đặt một bình gốm(gốm thuộc Thổ) hoăc một bể cá thủy sinh với những con cá màu hồng, vàng hoặc đen, cây thủy sinh 50% có màu xanh, 50% có màu vàng đất hoặc đỏ đen theo nguyên tắc tương sinh vì (Thổ, thủy sinh mộc) thì các bác sống lâu khỏe mạnh  mà không suy nghĩ lăn tăn. Bốn hướng còn lại cực xấu thuộc(Tây tứ mệnh)là Tây, Tây Nam, tây Bắc và Đông Bắc (bốn hướng có màu xanh trên sơ đồ) nên hạn chế sử dụng, có thể đặt bếp theo nguyên tắc (Tọa hung hướng cát, tức quay lưng về hướng xấu, quay mặt về hướng tốt), dùng dặt tủ lạnh, máy giặt, nhà vệ sinh, kho đồ cũ để chấn trừ sát khí
 
Như vậy căn cứ vào thiên can địa chi Canh Tý sinh ra các bác thì năm nay bác nào cũng gặp thuận thiên lợi địa. Các bác cứ giữ tâm thế lạc quan yêu đời sẵn có của Tý thì chắc chắn tổng kết cuối năm rất là vui. Các bác bỏ qua cái con số 53 đi vì cơ bản “đức năng thắng số”mà!
 Ý kiến của bác Hieu6x lại là chuyện khác : Theo các nhà sinh lý học cho rằng cơ thể con người cứ trải qua chu kỳ 7 năm là thay đổi cơ bản, đó là khoảng thời gian phát triển bình thường về mặt sinh học. Tuy nhiên vào nhưng chu kỳ như vậy mà ngẫu nhiên có các yếu tố khách quan tác động thì ta gặp những vận hạn tai ương, bệnh tật nhất là chu kỳ 7 nhân 7 = 49 là chu kỳ thay đổi lớn nhất của con số 7 ma thuật này cộng với yếu tố khách quan tác động như gặp vùng cộng hưởng sóng địa từ, hoặc gặp thời điểm bùng nổ năng lượng mặt trời gây bão từ hoặc cá́c thông số của biểu đồ chu kỳ sinh học (sức khỏe, trí tuệ, tâm lý) ngẫu nhiên gặp nhau dưới trục hoành thì các bác gặp rắc rối là cái chắc, nhất là bác nào có vấn đề về tim mạch) Do vậy bác Hieu 6x gặp hạn năm 49 tuổi thì bây giờ cứ ung dung rung đùi nhâm nhi giò chả. Xin chúc tất cả các bác Xin chào các bác Chuột ngày gặp nhiều may mắn phát đạt và dồi dào sức khỏe.


« Sửa lần cuối: 24 Tháng Giêng, 2012, 07:01:12 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #403 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2012, 01:17:15 am »


  Xin các bác chớ băn khoăn: Sinh vào Canh tý là Nhật Thử (chuột ngày), mang mệnh lộ bàng Thổ, tương sinh cung Tốn, cung phi ngũ hành thuộc Mộc.

Xin có vài lời cùng với bác vetran,anh em mình thảo luận chơi cho vui về kiến thức tử vi(vì tôi cũng có tham khảo chút ít về vấn đề nầy.Riêng về Càn-Khôn-Chấn-Tốn-Khảm-Ly-Đoài ,các phương vị của Bát Quái thì thuộc về Dịch .Quả thật tôi có đọc qua nhưng kiến thức có hạn nên rất khó hiểu.
Theo như tôi được biết thì tuổi Canh Tý và Tân Sửu thuộc mệnh Bích Thượng Thổ (Đất vách nhà).Còn tuổi Canh ngọ và Tân Sửu mới thuộc mệnh Lộ bàng thổ(Đất giửa đường).
Theo luận đoán về tuổi Canh Tý(sinh từ 28/01/1960 đến 14/02/1961) qua Can -Chi thì:
-Canh thuộc hành Kim.
-Tý thuộc hành thủy.
Xét về ngủ hành tương sinh -tương khắc thì Kim sinh Thủy.Có nghỉa là Can sinh Chi.Ta cứ tạm hiểu nôm na là cái gốc sinh cái ngọn.Ai sinh ra vào năm mà có Can sinh Chi là đạt được cái cách tốt nhất trong năm cách tốt xấu của cuộc đời con người là :

1/Can sinh Chi:May mắn quá lớn!khi sinh ra đã có một căn bản hơn người.
2/Chi sinh Can:Sinh ra đời thường được nhờ may mắn nhiều hơn là thực lực cá nhân.
3/Can Chi đồng hành:có đủ bản lỉnh để vượt qua mọi trở ngại.
4/Can khắc Chi:Ra đời thường gặp nhiều trở lực.
5/Chi khắc Can:Ra đời thường gặp nhiều nghịch cảnh.

Sau đây là bảng phân loại về ngủ hành tương sinh tương khắc của Thập thiên Can và Thập nhị Địa Chi mà tôi được biết để cho ae tham khảo cho vui mấy ngày Tết:
+Thập Thiên Can :            
-Giáp,Ất:hành Mộc.
-Bính,Đinh:hành hỏa.
-Mậu ,Kỷ:hành Thổ.
-Canh,Tân:hành Kim.
-Nhâm,Quý:hành Thủy.

+Thập nhị Địa Chi:
-Hợi,Tý:hành Thủy.
-Thìn ,Tuất,Sửu,Mùi:hành Thổ.
-Dần,Mão:hành Mộc.
-Tỵ,Ngọ:hành Hỏa.
-Thân,Dậu:hành Kim.

Như vậy xét về tuổi Canh Tý thì đây thuộc về cái tuổi đạt được cách tốt nhất trong năm cái cách tốt xấu của Tử Vi.
Nhưng ba năm Dần -Mão-Thìn là ba năm Tam Tai của các tuổi Thân-Tý -Thìn.Có nghỉa là năm Nhâm Thìn là năm cuối của ba năm Tam Tai của các tuổi trên.Điều nầy là lý do mà các ông bà thầy bói hay khuyên những người có tuổi Tý nên cần thận kiêng cử nhiều thứ trong năm nay .
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Giêng, 2012, 01:59:52 am gửi bởi binhyen1960 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #404 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2012, 03:27:38 am »

Gửi Bác Bình yên 1960.Tôi với Bác chắc cùng tuổi với nhau,còn 5h nửa là sang năm mới.Tôi thấy Bác bi quan quá.Đời thằng lính chiến đấu ở bên K sống chết không biết ngày về. Nhiều kỷ niệm với nhau cùng ăn cùng nhau sinh hoạt vậy mà có đứa ra đi trong chốc lát.giờ đây mình vẫn hạnh phúc hơn được ăn ,đươc sống bên gia đình và xã hội còn nhiều bạn mình chưa đem xác về.Với đất K. Mình có rất nhều đau khổ.Có vài lời với bạn có gì bạn bè tâm sự nhiều hơn. Năm mới không có gì hơn chúc bạn cùng gia đình an khang thịnh vượng sức khỏe dồi dào gia đình hạnh phúc.

 Cám ơn bạn vietthanh_ts726! Grin

 BY nghĩ khác bạn, ngày xưa của hơn 30 năm trước khác và hôm nay khác rất nhiều. Năm xưa là thằng lính xông pha nơi trận địa bên ta có đồng đội, chiến đấu có mục đích và nếu có hy sinh thì cũng là điều rất dễ xảy ra, tất nhiên là không ai chấp nhận khi phải hy sinh nhưng nếu có thì cũng đành chịu. Hôm nay nếu mang so sánh với những đồng đội đã ngã xuống thì chúng ta "lời lãi" nhiều hơn họ nhiều lần, có vợ con gia đình, tài sản, địa vị xã hội nếu có, ngoài ra có điều kiện để làm tròn chữ hiếu của bổn phận làm con trong gia đình đối với bậc sinh thành hoặc bậc cao hơn nữa ...vv

 Đồng đội cũ hy sinh sớm khi còn 18 đôi mươi thì trách nhiệm ít hơn, trách nhiệm đến đấy là kết thúc. Nhìn đồng đội nằm đó khuôn mặt non trẻ đầy thánh thiện đôi khi làm ta thấy thèm được như họ, biết đâu ngày mai đến lượt mình chắc gì nguyên lành như vậy hay sẽ lại "lanh tanh bành". BY tôi cũng từng có suy nghĩ này đấy bạn ạ.
 Ta còn sống đến hôm nay thì trách nhiệm sẽ lớn hơn rất nhiều lần. Trai lớn thì phải lấy vợ, lấy vợ thì cũng phải có con và nuôi con khôn lớn thành người cũng là trách nhiệm. Cha mẹ già yếu phụng dưỡng chăm lo, chu toàn trọn đạo làm con ấy cũng là trách nhiệm. Lương thiện làm ăn, cày sâu cuốc bẫm cũng là trách nhiệm ...vv

 Muốn làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình thì phải giữ và rèn luyện cho mình luôn khỏe mạnh và chính chúng ta không có quyền "phung phí" sức khỏe của mình bởi phải có sức khỏe mới có thể thực hiện được những điều mà mình mong muốn. Vậy thì giữ mình để tiếp tục cuộc sống và làm tròn trách nhiệm của mình phải là lạc quan chứ sao lại là bi quan được. Grin

 Với sức trai 18 năm xưa chúng ta có thể "bơi" ở sông ở biển, nếu gặp "bão" có hy sinh ở biển ở sông cũng là chuyện thương tình. Nhưng nay nhỡ hy sinh ở mấy vũng "trâu đằm" và bên cạnh là cuộc sống đề huề hôm nay thì nó "nhạt" lắm bạn ạ. Grin

 BY xin kể bạn nghe câu chuyện về cuộc đời người đồng đội của tôi:

 Trong đại đội của tôi có 1 anh tên Trung A trưởng khẩu đại liên và đơn vị gọi là Trung "cám", Trung cám tức là cám hấp dở hơi bởi anh ấy hơi âm ấm tý chút, đi lính 1974 và từng GP SG, ngoài cái tên Trung cám còn có tên Trung "Giời đánh thánh vật không chết" bởi những cái sự hy hữu không chết của anh ấy suốt năm tháng ở đơn vị. Anh ấy từng ngã từ tầng lầu 3 xuống mà không chết, chạy xiên qua bãi mìn khi bật chốt mà chẳng dính quả mìn nào và cũng từng đi gài mìn địch xong không biết lối mà đi ra, đến mức phải kêu ầm lên để anh em vào cứu ra vì sợ đi bậy đạp trúng mìn mình vừa gài, nhiều trận đơn vị bị thương hy sinh gần hết trong khi anh ấy vẫn nguyên lành. Nói chung là anh Trung cám ấy có rất nhiều giai thoại trong toàn D và E về chuyện Giời đánh thánh vật không chết. Grin

 Trận đường 10 Đonxo ngày 3.1.1979 anh ấy bị thương trước mắt tôi và ra quân ngay sau đó không bao giờ quay về đơn vị nữa. Cách đây 4 năm chúng tôi gặp lại nhau sau đúng 28 năm, vẫn con người đó và cũng vẫn hơi hâm hấp như xưa. Tháng 11 năm ngoái khi tôi đang đi vắng thì nhận được điện thoại của anh Trung cám, rất vui mời tôi dự đám cưới con trai anh ấy, rất tiếc tôi không về kịp để đi dự đám cưới.

 Hơn 1 tháng sau tôi nhận được tin anh Trung cám đã mất, một nhân vật nổi tiếng trong cả E về Giời đánh thánh vật không chết trong chiến đấu lại chết ở cái vũng trong ao cá tát gần cạn nước nhà anh ấy, chuyện vô lý hết sức là 2 cha con đi tát ao cá, anh Trung cám trúng gió khi đang lội bùn xuống khơi dòng chảy cho nước máy bơm, ngã lăn ra đó thì con trai đáng ra phải xuống vác lên thì thằng con lại sợ mà bỏ chạy về gọi người nhà ra cứu. Ra đến nơi thì anh Trung cám đã chết từ lâu rồi.

 Bạn vietthanh_ts726 có thấy cái chết của anh Trung cám đơn vị BY "nhạt" không? Quá nhạt ở cái tuổi 53 của anh ấy so với những huyền thoại về chuyện Giời đánh thánh vật không chết. Shocked

 Năm mới BY chúc bạn vietthanh_ts726 một năm mới an khang thịnh vượng và luôn tìm hấy nhiều niềm vui trên VMH bên những đồng đội cũ.

 2 bác dathao và vetran!

 Thật không ngờ cả 2 bác lại là những người "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý" đến như vậy. Grin

 BY xin cám ơn cả 2 bác.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Tony_Tèo
Thành viên
*
Bài viết: 12



« Trả lời #405 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2012, 07:15:01 am »

Tôi đã đón ba cái tết trên đất bạn, từng ấy năm cũng đã ghi sâu vào tâm trí mình những khoảnh khắc đáng nhớ, những nỗi buồn khó quên....!
Hết nghĩa vụ quân sự, cũng là lúc quân tình nguyện Việt Nam rút về nước, song mảnh đất của những cơn mưa rào, những cánh rừng nhiệt đới...những con đường mòn  hành quân tải gạo, những tiếng nổ của mìn vang lên trong đêm xa thẳm trong rừng sâu...Cũng như nhiều cuộc kháng chiến trước đây, rừng là môi trường hoạt động chủ yếu của người lính.  phục kích trong rừng, hành quân xuyên rừng..ôi những ngày trên biên giới đất bạn cứ ám ảnh tôi hơn hai mươi năm qua. Mảnh đất đã dạy cho tôi nhiều điều. Tôi biết mình đã mang nợ nó và tự nhủ sẽ có một ngày quay lại chiến trường xưa, không trong sắc phục của quân đội..

Chiến tranh đã dần lùi xa vào quá khứ, nhưng trong lòng người lính tình nguyện năm xưa giờ vẫn đau đáu một nỗi niềm riêng. Cuộc đời binh nghiệp đã gắn chúng tôi với muôn vàn chuyến đi, gặp gỡ biết bao nhiêu người mẹ, thế nhưng tấm chân tình của người mẹ nghèo vùng  biên giới Campuchia vẫn mãi khắc ghi trong lòng..Tôi đã xem những đoạn video-clip mà cựu chiến binh VN trở lại chiến trường xưa  các anh  đã lặn lội hỏi thăm, tìm gặp những gia đình đã từng gắn bó, nuôi dưỡng mình, Phút giây trùng phùng thật bùi ngùi xúc động khi nghe tin các mẹ.. người còn người mất, sau nhiều biến cố đổi thay của cuộc sống...các mẹ còn sống nay đã già yếu, con cháu đều đã trưởng thành, có nghề nghiệp ổn định và là công dân tốt của Vương quốc Campuchia. Cho nên có một bài báo nhân dân CPC đã viết “Trên thế giới này không có quân đội nào giỏi và tình cảm như Quân đội Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa sau bao năm nhưng nhân dân Campuchia không bao giờ quên hình ảnh tốt đẹp của bộ đội Việt Nam”. Cho nên trong lòng mình cũng có chút tự hào là người lính Tình nguyện Việt Nam

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2012, 07:24:21 am gửi bởi Tony_Tèo » Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #406 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2012, 10:29:16 am »

Chào bác Tony-tèo bác cho Vetran hỏi: theo như những bức hình thì chắc bác là lính tăng-thiết giáp hay chỉ là ảnh minh họa. Mà nếu ở thiết giáp thì bác thuộc đơn vị nào? bởi vì tôi cũng từng ở trung đoàn thiết giáp 26 quân khu 7 được tách ra từ tăng- thiết giáp miền, còn một trung đoàn tăng 26 nữa về quân khu 9. Tôi xa đơn vị tăng  vào năm 1978 để đi học quân y mãi năm 1982 mới gặp các anh thiết giáp 26 ở Síophon. Xin chúc bác và gia đình mạnh gỏi.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Tony_Tèo
Thành viên
*
Bài viết: 12



« Trả lời #407 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2012, 01:25:06 pm »

Chào bác Tony-tèo bác cho Vetran hỏi: theo như những bức hình thì chắc bác là lính tăng-thiết giáp hay chỉ là ảnh minh họa. Xin chúc bác và gia đình mạnh gỏi.

Chào bác Tranve..! trước tiên cho em sory vì đã thiếu sót trong quá trình upanh không chịu ghi chú rõ ràng. Thật ra em là lính bộ binh, thuộc ( Mặt trận bốn bảy chín ) nhưng vì rất thích làm lính tăng, nên em chỉ sưu tầm được vài tấm ảnh cho nên em tạm đưa lên minh họa đó mà  Roll Eyes mong bác thông cảm cho sự thiếu sót của em, và xin rút kinh nghiệm.! chúc bác và gia đình mạnh khỏe may mắn và hạnh phúc trong năm mới
                                                                                                         Xin chào bác. chiến hữu chiến trường K
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 06:46:29 pm gửi bởi Tony_Tèo » Logged
Hoanhietdoi
Thành viên

Bài viết: 2



« Trả lời #408 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 07:45:49 pm »

Hoanhietdoi xin chào các anh chị...!

Vừa rồi em đọc trên mạng nhiều câu chuyện về người lính, không biết phải nói sao cho hết những trăn trở, khó khăn, thiệt thòi, mà các anh phải gánh chịu, hôm nay em xin trích dẫn một câu chuyện. Câu chuyện được bắt đầu từ khi người lính ấy còn ngồi ghế nhà trường:

Ở trường tôi Nguyễn thị Lan là xinh nhất. Da trắng như trứng gà bóc.Cái cổ ba ngấn , trắng như ngó sen.Đôi mắt đen láy.Đôi môi đỏ như cánh hoa hồng. Con gái càng xinh thì càng hay bị những đứa học trò ngổ ngáo như tôi trêu chọc. Khi thì vẽ bẩn lên lưng áo, khi thì chích mũi compa vào vai, khi thì bị xô ngã ở mương nước trên đường đi học về. Có một lần, vì trêu Lan mà suýt nữa tôi gây nên tội lớn. Hôm đó thầy dạy môn sinh vật cho cả lớp chúng tôi xem triển lãm con người khoa học được làm bằng nhựa trong suốt, to cao như người thật và có đủ hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, bộ máy sinh dục. Người thuyết minh giới thiệu đến bộ phận nào thì bộ phận đó sáng lên. Nhân khi người thuyết minh không để ý, tôi vặt bộ phận sinh dục của người đàn ông lén bỏ vào túi xách của Lan. khi giới thiệu đến bộ máy sinh dục nam, người thuyết minh phát hiện bị mất hạ bộ liền kêu lên " Em nào nghịch thì trả lại ngay!". Nhưng không thấy ai trả lời. Thầy giáo quyết định kiểm tra túi của cả lớp.

Nguyễn thị Lan mở túi xách rồi ném vội cái túi xuống nước và chạy thục mạng về nhà. Một tuần sau đó Lan không đến lớp. Mấy đứa con gái nói rằng vì quá xấu hổ nên Lan quyết định bỏ học. Thấy không thể im lặng được nữa, tôi phải đứng trước lớp tự nhận mình là kẻ đã gây nên cái trò nghịch tai hại đó. Cô giáo chủ nhiệm nghiêm giọng: " Em muốn làm sao thì làm, nếu Lan bỏ học thì tôi đề nghị nhà trường kỹ luật em thật nặng. Chỉ còn một tháng nữa là thi hết cấp mà Lan thì đã nghỉ học 1 tuần rồi. Trách nhiệm thuộc về em".Thế là tối hôm đó, tôi phải mang sách vở đến tận nhà,chép lại bài cho Lan và động viên cô bé tiếp tục đến lớp:" Lỗi là do tớ và tớ đã nhận trước lớp rồi. Nếu Lan bỏ học thì tớ cũng bị nhà trường đuổi học". Lan lắc đầu: " Mặc kệ cậu. Tớ không đi học nữa".Lan nói thế nhưng sáng hôm sau khi tôi đến, đứng cắm chân như cây cột gỗ trước nhà Lan thì cô bé xách cặp sách đi ra vẫn mặc bộ đồ đen quen thuộc như mọi ngày. Nước da trắng ngần ấy mà mặc bộ đồ đen thì quả thật rất khó chịu. Vì Lan nghỉ học mất một tuần nên tối nào tôi cũng đến để bồi dưỡng thêm kiến thức cho Lan. Trong kỳ thi tốt nghiệp cấp II sợ Lan không làm được bài,tôi đã phải bí mật tuồn giấy nháp cho cô bé. Trong kỳ thi vào cấp III , tôi đã nạp bài thi từ lâu mà Lan vẫn còn ngồi cắn bút trong phòng thi. Tôi vo tròn giấy nháp bài thi của tôi, ném vào cho Lan và chạy thục mạng để trốn bảo vệ.Lên cấp III, tôi và Lan vẫn ngồi chung lớp và Lan vẫn bị tôi trêu nghịch như thường

  Vào học kỳ II của năm cuối cấp III, tôi tình nguyện vào bộ đội . Đất nước đang có chiến tranh. Trên đường đi học về ngày nào chúng tôi cũng gặp những đoàn quân ra trận, nòng súng xanh ánh thép, vòng lá ngụy trang dập dờn sau lưng, oai dũng lắm. Tôi cũng muốn trở thành một anh bộ đội đầy oai dũng như thế. Đêm trước khi nhập ngũ, cả lớp đến chia tay,chỉ thiếu một mình Lan. Tôi nghĩ như thế là Lan vẫn còn giận tôi. Cũng đúng thôi một đứa ngổ ngáo và hay nghịch ác như tôi thì ai người ta thèm nhớ. Nhưng đến khuya, khi cả lớp đã về hết thì Lan lại đến. " Lan không còn giận tớ nữa, phải không?" - " Đồ ngốc. Tớ giận cậu bao giờ " . Cũng như những đứa con gái khác trong lớp. Lan giúi cho tôi một chiếc khăn thêu và thì thầm: " Nhớ viết thư về nhé! " Tôi ra trận . Những trận đánh ác liệt và những cuộc hành quân liên miên khiến tôi không có thời gian để viết thư về hậu phương. Vả lại nếu có viết thì không biết gửi thư bằng cách nào.

Sau mấy năm chiến đấu, tôi được cử ra Bắc để học ở Học viện Chính trị. Trên đường về hậu phương hai người tôi nghĩ tới nhiều nhất là mẹ tôi và Lan. Quê tôi nhiều bom đạn thế, liệu mẹ tôi sống ra sao, có khỏe không ? Còn Lan nữa không hiểu cô học hành thế nào, hiện sống ra sao? Mẹ tôi kể rằng, sau khi tốt nghiệp ĐH Lan về làm kế toán ở UBND Huyện và đã lấy chồng và chồng cô ta cũng vừa nhập ngũ.

Hôm sau tôi đạp xe ra UBND huyện thăm Lan. Vừa trông thấy tôi, Lan nhào ngay tới ôm chầm lấy tôi và nức nở " Sao cậu không viết thư ? không một chữ nào cả! " Lan vừa đấm vào ngực tôi vừa khóc. Tiếng khóc của Lan nghe như bào từ trong ruột ra đau đớn vô cùng. Tôi ra về .Buồn mênh mang. Tôi mơ ước được sống lại ngày còn học cấp III để được chuộc lỗi với Lan và để không phải nghe tiếng khóc đau đớn của em. Tôi nghĩ Phái đẹp thích ngọt, nhưng đó là thích ở miệng. còn về tâm tính thì phái đẹp thích vị đắng. Họ không thích chàng trai hiền lành, nhu mì mà thích những người có cá tính mạnh mẽ. Cuộc sống của phụ nữ ít biến đổi nên hơi đơn điệu. Vì thế họ thường mong cuộc sống có thêm sắc thái mới và những bất ngờ thú vị


                                                                                                                  Hoàng Nhật Khánh
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2012, 05:40:22 am gửi bởi Hoanhietdoi » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #409 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 08:51:34 pm »

Xin kính chào bác chủ topic và các bác tham gia topic. Em đọc loạt bài của các bác mà ngậm ngùi cho số só bếp của mình không xứng đáng tham gia nhưng Hoanhietdoi kể cái chuyện vừa qua thì em cũng mạnh dạn  góp mấy dòng, mong các bác chia sẻ:
 Lần đầu tiên xa nhà, xa quê cũng băn khoăn nhung nhớ, nhưng nghe chuẩn bị đi Hà Tây là mừng vì dù chưa biết Hà Tây ở đâu nhưng em nghĩ có lẽ gần Hà Nội, mà Hà Nội là ước mơ em muốn tới. Nhưng...sau mấy ngày ở trạm giao liên Hà Tây thì tết đến. Đơn vị cho mọi người về nhà và hẹn trở lại sau tết nhưng em vừa không có tiền vừa không biết đường về nên ở lại trạm với mấy chị cùng hoàn cảnh. Còn lại số anh chị em đồng môn thuộc con ông cháu cha đã được gia đình đến rược về ăn tết và chắc chắn họ đã có chỗ làm tốt. Qua tết vào Sài gòn... thôi cũng được, đi cho biết. Những ngày đầu ở trạm giao liên trên đường Lý Thường Kiệt, đối diện trường đua Phú Thọ. Cuộc sống ăn nghỉ tại đây khá chu tất, có những chiều tâm hồn thơ thới cùng với mấy bạn nữ cùng từ Hà Tây vào, chúng em lang thang dạo phố và phát hiện ra tấm bảng "Nước rau má ngon bổ rẻ" Trong bụng nghĩ: Đúng dân SG chỉ quảng cáo láo, rau má mà bổ. tuy vậy cũng một phần tò mò, một phần cũng muốn nếm lại cái vị ngọt ngọt ngai ngái ngày xưa nên chúng tôi tấp vô mua mỗi đứa một ly, nhưng ngon thật vì vẫn vị ngai ngái nhưng ngọt lịm của đường cát trắng mà ngày ở quê có nằm mơ cũng không thấy, và từ đó thích uống nước rau má. Với hy vọng sẽ được về một đơn vị nào đó ở chốn phồn hoa nàynhưng không... Em cùng 2 chị có tên cùng vần T là Thim và Thiệm chuẩn bị ba lô đi Căm pu chia theo lệnh của cán bộ quân lực tiền phương cục vận tải. TCHC, trong cổng Phi Long Sân bay Tân Sơn Nhất
- Đi thì đi dù chả biết cái nước ấy ở đâu trên trái đất này. Sau một ngày hành quân theo xe car của tuyến giao liên binh trạm 21 xuất phát từ hậu cứ đường Lý Thường Kiệt, chẳng quen ai, chẳng ai vẫy tay tạm biệt. Tới Nông pênh, nghỉ hai ngày trên  phòng khách, ngày thứ ba xuống ban quân y nghe quán triệt nhiệm vụ, đoàn ba đứa gặp ba cán bộ quân y trung đoàn, sau này mới biết chú Mười Điệu, đại úy chủ nhiệm quân y, sau này lên làm trung đoàn phó hậu cần.  Chú Tuấn (nháy, người hà nội). Còn cái anh chuẩn úy cứ nhìn em hoài với ánh mắt lạ lắm nhưng phần còn trẻ con, phần vì bỡ ngỡ trước bao nhiêu biến cố đến với mình quá nhanh trong một thời gian ngắn  nên em cũng không mấy chú ý, ai ngờ đó chính là nơi em tựa vào để sống đến hết đời mình sau này. Sau đó mấy ngày, ba chúng em được điều động đi các trạm ở các tỉnh, em đi trạm Công pông chàm.
- Các anh các chị tính xem, một người con gái 19 tuổi, lần đầu tiên ra khỏi luy tre làng, lần đầu tiên được ngồi trên cái xe nhiều bánh sắt và lần đầu tiên được đến mấp mé cửa ngõ Thủ Đô mà nay lại khoác ba lô đến một xứ sở lạ hoắc đầy rẫy những đe dọa đến sinh tồn. Nhưng bây giờ nghĩ lại, hoặc có lẽ cái vô tư hồn nhiên của tuổi trẻ lúc đó đã tạo cho em một tâm thái rất an nhiên bình thản trước mọi biến dịch của cuộc sống chiến trường, hoặc không loại trừ khả năng mình quá thiếu thốn tư duy trực quan, thiếu vốn sống trong nhận thức nhân tình thế thái mà diễn biến tâm lý không bắt kịp nhịp sống trong hoàn cảnh hiện tại. Nhưng mặc cho tất cả, cái quan trọng là em coi mọi chuyện quanh mình như chuyện đi cấy, đi cày, đi cắt cỏ bò hoặc ra Sầm Sơn mua cá về chợ làng bán kiếm lãi đong gạo nuôi các em. Song các anh chị thân mến, mãi sau này em mới hiểu ra, chính các thủ trưởng chính trị trung đoàn đã không làm tròn chức trách của mình đối với nữ chiến sĩ dưới quyền mình. Em đến nơi nhận nhiệm vụ bằng một cú lừa, mà đáng lẽ không cần phải làm vậy vì chúng em đã chấp nhận đi cùng trời cuối đất này. Sáng hôm đó Chú Vận đại úy phó trung đoàn trưởng kỹ thuật nói: Con Thơ lấy ba lô quân tư trang đi với chú thăm các anh em quen. Tuổi trẻ , nhút nhát, cha chú nói sao nghe vậy. Trên chiếc xe Zeep lùn chạy đi đâu không rõ, gần một ngày tới nơi. Ông nói, xuống chỗ lán kia chơi với mấy chị, lát nữa tao quay lại đón về. Buổi chiều , chẳng thấy chú đâu. Hoàng hôn nhìn lại với mấy lán trại tạm bợ. Tôi linh cảm “mình bị đưa con bỏ chợ”. Khóc, buồn, bơ vơ, nhưng mấy chị nuôi quân người Sài Gòn đã kịp thời hóa giải sự hụt hẫng của tôi. Rồi ngày mai trời hửng sáng, mọi việc sáng như ban ngày. Nhiệm vụ của chúng em là chăm sóc sức khỏe, thương tích, bệnh tật cho các anh từ chiến tuyến trở về đất Mẹ quá giang qua trạm. Cũng không vất vả quá sức vì còn các bác sỹ, y sỹ như anh Minh, anhTrung (Hà bắc), Nghị y tá (nghệ an) và các anh chị khác giúp đỡ nên mọi chuyện lại trở về vị thế bình thường như đi cấy đi bò. Em chỉ nhớ, có những lúc chăm sóc vết thương cho thương binh. Các anh ấy đau quá,nhưng cố chịu đựng vì em theo dõi nét mặt xám ngắt, hai hàm răng nghiến chặt mà không kêu than. Nhưng có anh, khóc, rồi  Anh ấy nói... Tại sao là nữ nhi , em qua đây làm đéo gì, về đi, cút về nước đi... Có những anh cận kề cái chết vẫn nói lên: em ơi! Em như bông hoa, sao lạc vào chỗ này? Mặc dù tuổi còn trẻ, em coi các anh như cha như chú, em biết rằng những câu chửi bới xỉ nhục đó đối với chúng em, nhưng những tấm lòng, những tâm thức đó chỉ có ở những con người bản lĩnh, nhân văn và trăn trở với đồng đội nữ của mình như đối với những người em gái...Em đã khóc nhiều. Thời gian trôi đi trong vô định. Em cũng chẳng nghĩ lúc nào mình lại về quê mẹ. Trong một chiều tối vắng lạnh, em lang thang ra khỏi lán trại, muốn tìm sự an bình trong tâm hồn. Các anh chị cũng biết , tâm lý bất định của một cố gái mới lớn. Đang thả hồn vào hư vô thì một bóng đen lù lù ập đến. Khát vọng sống trong em vượt lên, em hét rất to, không biết nhiều hay ít nhưng tỉnh lại em thấy đồng đội vây quanh. Em vừa bị vồ hụt. Rồi, rút kinh nghiệm. Vài ngày sau, nếu tổ tiên không độ mạng thì em đã nhận nguyên một đầu đạn Ak vào đầu thay vì nó găm vào đùi anh nằm võng bên cạnh. Lần thứ ba, bị tập kích, bắn nhau ì xeo, em lo túi cứu thương và một khâu Ak bên mình, ngồi một chỗ góc hâm trú ẩn kệ ai làm gì mặc xác. Thế rồi chiến sự tạm lắng, em cùng các bạn nữ đồng đội được trở về Nông pênh. Nơi đó em bị vướng Tròng của người yêu em .


Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM