Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:36:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện kể ở đại đội ( Phần 2 )  (Đọc 275583 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TevanTua
Thành viên
*
Bài viết: 34



« Trả lời #360 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2012, 07:10:11 pm »

                            NHỚ BẠN TƯỚC _B41


Khiêu khích nhau hả bác vô danh?


Tôi đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần rồi  Roll Eyes Chiensivodanh nói lên từ đáy lòng mình, chứ không hề khiêu khích gì đâu bác dongminhkh ơi..!

Tôi coppy một đoạn bác xem nè (Cá nhân tôi hy vọng bạn Tước sẽ đọc được và quay trở lại sinh hoạt với anh em đồng đội . Bạn hãy quên đi một lần vấp ngã ,để đứng lên Tiếp tục cống hiến cho bạn đọc và diễn đàn những bài viết hay còn dang dở.. )

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2012, 07:28:26 pm gửi bởi TevanTua » Logged

MYDEND25
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 408


người bạn năm xưa


« Trả lời #361 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2012, 10:28:09 pm »


Đúng như Lucpet đã nói mìn kp2 cấu tạo gần giống như ba râu tôm cũa Mỹ, ba râu tôm cũa Mỹ khi ta đạp 1 trong 3 râu,nếu mà kg nhấc chân lên thì mìn kg nổ,còn đối với kp2 thì đừng hòng,nếu đạp thì nổ liền,nếu vướng dây thì lực đẩy trên 2 kg mới sút chốt.

 MYDEND25 bạn đã đá thử KP2 lần nào chưa? Grin
 
 Bạn có thể truyền đạt lại kinh nghiệm đá và tránh KP2 cho anh em và thế hệ sau biết được kinh nghiệm đó không? Grin
À - bác BY hỏi tôi có đá thử chưa hả ? vậy thì phãi hỏi DT, có đá thử rồi mà kg ngọp ,mà lại người khác ngọp, riêng tôi ở trong Caomelai thì tôi gở mìn nhiều rồi, KP2 và mìn chống tăng gài đúp.  Grin
Logged

Chiến trường xưa
Hoanhietdoi
Thành viên

Bài viết: 2



« Trả lời #362 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 04:57:08 am »

Em sinh ra sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cuộc sống thanh bình không còn nghe tiếng súng nhưng em rất sợ tiếng nổ và tiếng động cơ máy bay… em không thích trò chơi tập trận, không xem phim về chiến tranh, nhưng lại thích đọc sách về chiến tranh về người lính...! Tuổi thơ của em bình lặng trôi qua, em lớn lên cùng miền quê sống nước an bình.
Một hôm tình cờ đọc qua  câu chuyện về những người lính năm xưa, thấy hay và cảm động quá, em đã lưu lại hôm nay gửi tặng các anh, những người lính dũng cảm trong chiến đấu với quân thù, nhưng lại bình dị cao thượng trong tình yêu

Chiếc khăn tay và nỗi đau của một người con gái
Nhiều người lính ra chiến trận chưa một lần được cầm bàn tay con gái, cũng có nhiều người, sáng cưới vợ chiều lên đường nhập ngũ. Người đi bom đạn ác liệt đe dọa nhưng người ở nhà lòng cũng thấp thỏm không yên.Trong chiến trận, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Tin tức từ chiến trận về rất hiếm hoi nên nhiều bà mẹ đã dùng giác quan riêng của mình để cảm nhận về sự sống, cái chết của chồng, con. Không ít bà mẹ có những đêm liên tục nằm mơ thấy con trai mình về thì vài hôm sau nhận được giấy báo tử của con và lòng đinh ninh đêm hôm trước anh đã về báo mộng.

Câu chuyện tình yêu của chị Liễu (Thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đến nay còn được nhiều người nhớ đến. Chị yêu anh T. là người cùng làng. Họ có một tình yêu thật đẹp từ thủa bé đi cắt cỏ với nhau. Đến khi anh nhập ngũ, chị đã hứa sẽ chờ anh về. Cũng như nhiều người con gái khác trong thời chiến, chị trao cho anh chiếc khăn tay làm tin. Nhiều năm anh đi không một tin tức gì . Gia đình thấy chị có tuổi cũng giục con lo nghĩ chuyện chồng con, chị chỉ khóc mà không nói gì.

Đến khi chị nhận được tin báo tử của người yêu thì bố mẹ lấy hết lời để khuyên con gái. Chị đến nhà anh, gặp mẹ anh rồi khóc. Mẹ anh T. cũng chân thành khuyên chị đừng chờ anh nữa, mà nên đi lấy chồng. Khi chị yên ấm gia thất với một anh cùng làng thì anh T. lại đột ngột về. Không ai có thể tin anh còn sống, chị nghe tin anh về thì như chết lặng. Anh không trách chị một lời mà chỉ gửi lại chị chiếc khăn ngày xưa chị đã tặng, rồi tiếp tục ra chiến trường. Đến nay, khi con cái đã lớn, chị vẫn lặng lẽ không một lần nhắc lại chuyện cũ sợ chồng mình buồn, nhưng có lẽ tận sâu trong tâm hồn người phụ nữ ấy vẫn còn một góc riêng cho người lính năm xưa.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2012, 03:44:13 am gửi bởi Hoanhietdoi » Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #363 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 09:51:30 pm »

Em sinh ra sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cuộc sống thanh bình không còn nghe tiếng súng nhưng em rất sợ tiếng nổ và tiếng động cơ máy bay… em không thích trò chơi tập trận, không xem phim về chiến tranh, nhưng lại thích đọc sách về chiến tranh về người lính...! Tuổi thơ của em bình lặng trôi qua, em lớn lên cùng miền quê sống nước an bình.
Một hôm tình cờ đọc qua  câu chuyện về những người lính năm xưa, thấy hay và cảm động quá, em đã lưu lại hôm nay gửi tặng các anh, những người lính dũng cảm trong chiến đấu với quân thù, nhưng lại bình dị cao thượng trong tình yêu




 Xin chào bác Lính rừng CPC. Tôi xin mạo muội bước vào nhà bác. Chào Hoanhietdoi. Nếu căn cứ theo tâm sự của Hoa thì có lẽ cháu đáng tuổi con của chú. nhưng cảm phục tình cảm của con đối với một thời quá khứ. Chuyện của con, từ nội dung, diễn tiến, chủ thể không mới. Nhưng đọc con hôm nay, sao ta lại phải hừng hực cảm súc nhớ lại cái đau khổ thiệt thòi, mất mát của những người phụ nữ trong chiến tranh. Chú gửi con phần bài viết của chú trong"Tâm sự đời tôi" để cháu tham khảo:
-  Về yếu tố con người: Với những bức cuốn thư, trên nền hình quốc huy in bốn đại tự màu đỏ rất đẹp TỔ QUỐC TRÊN HẾT luôn hiện diện ở vị trí trang trọng nhất trong mỗi căn nhà của mọi gia đình quê tôi là thể hiện quan điểm, tư tưởng chính trị cao cả vì tổ quốc, đồng nghĩa với tư duy về cá nhân lại rất nhỏ nhoi trong xã hội, nếu không muốn nói là vô nghĩa, cùng với khẩu hiệu quyết tâm: “Vì miền Nam ruột thịt, để thống nhất đất nước, mười bốn triệu đồng bào miền Bắc sẵn sàng hy sinh tất cả”. Thực tế, bất cứ cuộc chiến tranh nào, kể cả bên chính nghĩa và phi nghĩa, thì hệ lụy cuối cùng của nó luôn tồi tệ nhất đến với những người phụ nữ là mẹ, là vợ những người lính chiến. Mặc dù tham chiến trên tư thế chính nghĩa giành độc lập nhưng đối với Việt Nam, nhất là miền Bắc, mà ở đó còn ảnh hưởng khá nặng nề tư tưởng Khổng giáo về những khái niệm đạo đức (tam tòng tứ đức, chữ Trinh làm đầu, truyền thuyết hòn vọng phu) cộng thêm những can thiệp bởi các điều lệ, qui định của các tổ chức trong hệ thống chính trị như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ.v.v thì cái thiệt thòi càng sâu sắc hơn đối với các chị. Vì vậy ngày hôm nay ủy ban và xã đoàn tổ chức kết hôn tập thể cho các anh chị  theo nếp sống mới, bao giờ cũng có khẩu hiệu “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” để ngày mai các anh ra trận, sau đó là năm tháng các chị héo hắt chờ người ngoài tiền tuyến, phải giữ gìn từng lời ăn tiếng nói, cẩn thận các mối quan hệ, cách đi đứng xưng hô, giữ tròn bổn phận dâu hiền đối với bố mẹ chồng, tích cực tham gia phong trào “ba đảm đang” “ ba sẵn sàng” Mọi sở thích đam mê khát vọng của tuổi trẻ chôn vùi cùng nước mắt vào cái gối đơn trong những đêm hưu quạnh lẻ loi. Nếu may mắn có anh trở về thì chị vợ của thương binh lại phải gồng mình chăm sóc chồng yếu đuối móp méo thiếu hụt thân thể. Còn lại, không may mắn khi nhận giấy báo tử chồng thì phải đội vành khăn tang trắng trên đầu ba năm liền như vật bất ly thân, nếu không muốn nói là cả lúc đi ngủ, không được lấy chồng khác trước ba năm để giữ danh hiệu “vợ liệt sĩ” để thang bậc hiếu đạo, thủy chung không bị đánh giá xuống thấp. Cũng đồng thời còn được nhận phần tiền tử tuất lo nhang khói cho liệt sỹ và sống một cuộc đời còn lại với những áp lực tâm lý nặng nề từ gia đình, xã hội.Trong khi thời ấy con gái quê tôi mười tám tuổi chưa có chồng thì coi như ế. Vì vậy các cô gái vào tuổi trăng tròn là bắt đầu cập kê, mà thanh niên trai tráng thì đã ra mặt trận hết, cuối cùng cũng đồng ý cho có nơi có chốn (vơ bèo vạt tép) một trong mấy anh có khiếm khuyết về hình hài thể lực và cả có vấn đề về sức khỏe tâm thần (được) ở lại hậu phương. Chắc chắn các anh thì phấn khởi nhưng mấy cô phải chấp nhận một cuộc sống vợ chồng không có cơ hội chọn lựa. Và cũng từ đây lại nảy sinh các vấn đề xã hội khác về hôn nhân gia đình từ những cuộc cưới hỏi gượng ép để hoặc cam chịu hoặc ly hôn đổ vỡ trong muôn vàn dị nghị, rẻ rúng của dân quê. Các chị lớn tuổi hơn chưa lấy được chồng thì con đường duy nhất là gia nhập thanh niên hỏa tuyến hoặc đi công nhân quốc phòng. Sau này học hành nhiều trong quân đội, tôi ngộ ra sự thành công của các chính trị gia, các nhà tư tưởng và cả hệ thống chính trị trong vấn đề trang bị một hệ tư tưởng cho toàn xã hội sâu sắc kịp thời đáp ứng yêu cầu giai đoạn lịch sử lúc đó của đất nước. Thật tuyệt vời!
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Giêng, 2012, 10:09:16 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Lính_Rừng.CPC
Thành viên
*
Bài viết: 92



« Trả lời #364 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2012, 04:26:30 am »

Các đồng chí ạ..!

Chuyện về người lính nơi chiến trường từ thời chiến tranh chống Mỹ, cho đến cuộc chiến giúp bạn vì nghĩa vụ Quốc tế trên chiến trường Campuchia thì có hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện nói về cuộc sống của người lính, như về tình yêu, gia đình bạn bè và người thân...! Ngày trước tôi vẫn thường xuyên đọc quyển " tạp chí Văn nghệ Quân đội " trong đó có những câu chuyện nói về lính rất hay. và khi chiến tranh kết thúc nhưng những câu chuyện về lính vẫn viết đều đặn trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Tôi đã đọc và suy nghĩ mãi.....!!

Họ hẹn nhau khi nào hòa bình sẽ về làm đám cưới. Chị chờ đợi ròng rã đến khi nhận được giấy báo tử của anh. Ba năm sau, anh trở về thì chị đã “ lỡ bước sang ngang ”. Đó là một trong số những câu chuyện về người lính đã đi từ cõi chết trở về...

Trong chiến tranh, những trường hợp báo tử nhầm hoặc sai sót là điều không tránh khỏi. Có người mẹ khóc đến mờ mắt vì con trai nằm lại nơi chiến trường, đến một ngày anh đột ngột khoác ba lô trở về. Hóa ra anh bị thương nặng trong một trận đánh tưởng như đã chết thì có giấy báo tử về với gia đình. Sau đó, may mắn là anh được cứu sống lại tiếp tục theo đơn vị hành quân nên người nhà vẫn cứ đau đớn rằng đã mất con, mất chồng.

Cũng có trường hợp cùng một xã có hai chiến sĩ cùng tên nhau, khi giấy báo tử gửi về lại gửi nhầm. Ngày người lính sống sót còn lại trở về thì niềm vui của gia đình này lại là nỗi đau của gia đình kia. Người lính ấy đã nguyện làm con chung của cả hai gia đình.

Tôi nghĩ không có giấy mực nào tả hết nói hết được tình cảm thiêng liêng mà người mẹ dành cho con nơi chiến trường qua các thời kỳ kháng chiến, cho đến hôm nay những câu chuyện ấy, hình ảnh ấy, vẫn đọng mãi trong lòng chúng ta và truyền đạt đến thế hệ những người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh Đất nước thanh bình sống trong ấm no và hạnh phúc

Chờ con về


U tôi ...
U nay đã tám mươi rồi
Sống bao năm nữa với đời cùng con?
Lưng còng, mắt vẫn mỏi mòn
Trông về nơi ấy các con chưa về
Nhiều hôm U đứng đầu hè
Ngóng nghe tiếng gọi: Con về U ơi !
Nhưng chỉ nghe tiếng lá rơi
Để U đờ đẫn cả người - mong con...
Dù cho sông cạn núi mòn
Tình U dành cả cho con một đời
Nơi xa con gắng thành người
Quê nhà U vẫn đứng ngồi ngóng trông...
(sưu tầm)

Tiễn con lên đường




« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2012, 10:33:43 pm gửi bởi Lính_Rừng.CPC » Logged

     Xưa & nay    
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #365 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2012, 05:19:08 am »

Chào bác lính rừng CPC. Bác có những bức ảnh rất đẹp về những bà mẹ, mà ai cũng một thời núp vào bóng Mẹ để được chở che cho đến lúc lớn khôn rồi tung cánh bay đi khắp phương trời, để mẹ lại với ánh mắt mỏi mòn theo năm tháng. Tôi đồng ý với bác, hình ảnh những người mẹ, người chị mọi thời, nhất là trong chiến tranh đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của thi, ca, nhạc, họa mà cũng chưa lột tả được hết nỗi niềm. Trong cuộc đời, trước hết ai cũng có một quê hương, trong quê hương còn có mẹ, ta đi mãi cho tới gối mỏi chân dồn nhưng luôn nhớ về quê hương về mẹ. Bởi vì quê hương là mẹ, mẹ là quê hương.
Theo nick của bác tôi đoán bác từng chiến đấu ở K. Tôi cũng là một người chiến sĩ trên chiến trường K. Một thời gian ở sư 7 binh đoàn Cửu Long ở Komponspeu, sau đó về cục vận tải TCHC tại Phnompenh gần năm năm mới trở về tổ quốc. tôi đang theo dõi topic của bác. Chúc bác và gia đình mạnh giỏi.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #366 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2012, 03:10:03 pm »


Chiếc khăn tay và nỗi đau của một người con gái
 Câu chuyện tình yêu của chị Liễu (Thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đến nay còn được nhiều người nhớ đến. Chị yêu anh T. là người cùng làng. Họ có một tình yêu thật đẹp từ thủa bé đi cắt cỏ với nhau. Đến khi anh nhập ngũ, chị đã hứa sẽ chờ anh về. Cũng như nhiều người con gái khác trong thời chiến, chị trao cho anh chiếc khăn tay làm tin. Nhiều năm anh đi không một tin tức gì . Gia đình thấy chị có tuổi cũng giục con lo nghĩ chuyện chồng con, chị chỉ khóc mà không nói gì.

Đến khi chị nhận được tin báo tử của người yêu thì bố mẹ lấy hết lời để khuyên con gái. Chị đến nhà anh, gặp mẹ anh rồi khóc. Mẹ anh T. cũng chân thành khuyên chị đừng chờ anh nữa, mà nên đi lấy chồng. Khi chị yên ấm gia thất với một anh cùng làng thì anh T. lại đột ngột về. Không ai có thể tin anh còn sống, chị nghe tin anh về thì như chết lặng. Anh không trách chị một lời mà chỉ gửi lại chị chiếc khăn ngày xưa chị đã tặng, rồi tiếp tục ra chiến trường. Đến nay, khi con cái đã lớn, chị vẫn lặng lẽ không một lần nhắc lại chuyện cũ sợ chồng mình buồn, nhưng có lẽ tận sâu trong tâm hồn người phụ nữ ấy vẫn còn một góc riêng cho người lính năm xưa.


 Chào bạn hoanhietdoi !
   
Câu chuyện của bạn tuy ít chữ nhưng nó có hồn và chiều sâu ,có thể gọi là truyện hay.
  sau lưng những chiến sĩ can trường trên trận tuyến thấp thoáng đâu đó vẫn phải là hình tượng :  người vợ ,người mẹ ,người yêu của anh tại hậu phương . Đó là chỗ dựa về mặt tinh thần của người lính khi xa nhà ,là động lực cho anh vững bước hành quân .
   
  Nhưng khổ nỗi : " Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu ,cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ."  hiểu nôm na là :từ xưa đến nay những người đi chiến đấu mấy ai trở về . Chính sự không trở về kia là nỗi đau thầm lặng của những người phụ nữ mỏi mòn trong nhung nhớ và mong đợi người thân của mình : " Vầng trăng ai xẻ làm đôi ,nửa soi gối chiếc nửa soi dặm trường ". Vâng những nỗi đau kia tất cả là do chiến tranh gây ra , để rồi : " ....Ta thấy nàng ôm đầu rũ rượi ,gục đầu thổn thức trong bàn tay ,biết bao đôi lứa say chăn gối ,có kẻ đêm nay nước mắt đày ..." .

 Sự hy sinh của các mẹ ,các chị là lớn lao và cao cả như vậy cần được cảm thông và chia sẻ .     Cũng xoay quanh đề tài của bạn ,thời gian VN có chiến tranh với đế quốc MỸ, Tại miền bắc XHCN , có ban hành luật thời chiến . luật này ra đời nhằm động viên và bảo vệ cho mái ấm gia đình của các quân nhân đi B ( vào nam chiến đấu  ) . Những ai là đàn ông có quan hệ trai gái bất chính với những phụ nữ có chồng đi B thì sẽ bị xử bắn .

 Còn trong nhân gian có nhiều giai thoại đề cao lòng trung trinh của những người phụ nữ có chồng đi B . Vì nhớ chồng : nhiều chị ngủ không được ,ngày làm ruộng ,tối tham gia phong trào phụ nữ 3 đảm đang họp hành sổ sách . đêm về đem lúa ra xay -giã gạo xay lúa suốt đêm không biết mệt .  Cảm động thay cho tấm lòng chung thủy ấy .

 Cứ theo như nội dung câu chuyện của bạn : người phụ nữ ấy khi hay tin người yêu đã tử trận ,
 Vì chữ HIẾU nên Chị nghe lời khuyên của cha mẹ 2 bên nên đã lấy một người chồng . Khi  đã yên bề gia thất thì người yêu xưa mới đột ngột quay về , lúc này chị Liễu thật bẽ bàng phải không bạn , Nhưng đó chỉ là sự kiện hiểu nhầm do chiến tranh gây ra mà người trong cuộc phải chịu thiệt thòi không được như ý nguyện .
 Chuyện của hoanhietdoi xảy ra trong chiến tranh tôi không dám có ý kiến  . Nhưng cũng chuyện như vậy ở thời bình trong dương gian thì có nhiều .
   Tâm trạng người phụ nữ ấy bây giờ thật khó xử ,tâm trạng này đã được tác giả T.T.K.H  thể hiện qua bài thơ  :  HAI SẮC HOA TIGÔN như sau :

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn     
Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi!"

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng,
Là chút lòng trong chẳng biến suy!"

Đâu biết một đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá! Tồi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đấy, thu rồi, thu lại thụ..
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo với chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người
........
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một muà thu trước rất xa xôị..
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu nhạt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngó đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng.

  Không biết tác giả TTKH là người có : NGOẠI TÌNH TƯ TƯỞNG hay không ? xin hoanhietdoi
chỉ giáo .

Logged

danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #367 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2012, 03:28:26 pm »


 ,thời gian VN có chiến tranh với đế quốc MỸ, Tại miền bắc XHCN , có ban hành luật thời chiến . luật này ra đời nhằm động viên và bảo vệ cho mái ấm gia đình của các quân nhân đi B ( vào nam chiến đấu  ) . Những ai là đàn ông có quan hệ trai gái bất chính với những phụ nữ có chồng đi B thì sẽ bị xử bắn .


Thật có luật này hả bác?
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #368 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2012, 04:52:34 pm »


 ,thời gian VN có chiến tranh với đế quốc MỸ, Tại miền bắc XHCN , có ban hành luật thời chiến . luật này ra đời nhằm động viên và bảo vệ cho mái ấm gia đình của các quân nhân đi B ( vào nam chiến đấu  ) . Những ai là đàn ông có quan hệ trai gái bất chính với những phụ nữ có chồng đi B thì sẽ bị xử bắn .


Thật có luật này hả bác?

Tôi đã từng học và nghiên cứu hiến pháp nước việt nam dân chủ cộng hòa 1946, hiến pháp 1959. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam 1980, hiến pháp 1992 và các bộ luật thì không thấy qui phạm pháp luật nào đề cập đến hành vi mà các bác nêu đủ điều kiện cấu thành tội phạm. Mà chưa cấu thành tội phạm thì không thể xử án chứ chưa nói tới xử bắn. Các bác không cẩn thận lại cho nhà nước pháp quyền của ta là mông muội luật rừng thì nguy đấy. mà chính sách hậu phương quân đội của ta từ xưa đến nay cũng không có chủ trương nào xử lý cái vụ này thông qua các qui phạm pháp luật. Có chăng thời cải cách ruộng đất ở miền Bắc năm 1954 ta có sai lầm trong xử trí tầng lớp địa chủ, nhưng cũng nhanh chóng được sửa sai ngay. Xin mạo muội.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2012, 05:05:16 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #369 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2012, 04:57:59 pm »


 ,thời gian VN có chiến tranh với đế quốc MỸ, Tại miền bắc XHCN , có ban hành luật thời chiến . luật này ra đời nhằm động viên và bảo vệ cho mái ấm gia đình của các quân nhân đi B ( vào nam chiến đấu  ) . Những ai là đàn ông có quan hệ trai gái bất chính với những phụ nữ có chồng đi B thì sẽ bị xử bắn .


Thật có luật này hả bác?

 Tôi sống tại miền Bắc XHCN lúc ấy, chuyện hủ hóa quan hệ bất chính thời đó tôi chưa từng gặp vì lúc ấy còn nhỏ nhưng có nghe nói, chính quyền mà thường là cấp thôn xã khi bắt được cặp gian phu dâm phụ có thể bêu diếu làm quá như: Bắt được lúc đó như thế nào thì mang nguyên như vậy ra giữa chỗ đông người, dẫn giải đi trên đường đến trụ sở mà xử lý giải quyết trong tình trạng như ông bà ADam và Eva.

 Còn chuyện xử bắn người đàn ông có quan hệ bất chính với phụ nữ có chồng đi B thì chưa nghe nói.

 Tôi nghĩ và hiểu rằng: Thời nào cũng có luật của thời ấy sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Không đơn giản khi mang 1 người ra xử bắn, nhất là chuyện "quan hệ bất chính" ấy là sự đồng ý hay đồng tình từ 2 phía, khi giữa 2 người đều nhất trí cùng cho và cùng nhận thì mang 1 người ra xử bắn sau quan hệ chẳng có cái lý luận pháp lý nào chứng minh đó là tội được. Nếu có thì chỉ chứng minh được đó là sự đồi bại về đạo đức và nhân cách con người XHCN mà thôi.

 Pháp luật thời ấy tại miền Bắc XHCN có thể có những bất hợp lý so với bây giờ nhưng không thể là những điều vô lý được.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM