Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:21:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)  (Đọc 125165 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1870
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #250 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 12:29:20 am »

Có 1 chuyện cười đại khái như vầy ( không nhớ chính xác ):
1 người Việt & 1 người Mỹ đi biển bắt cua. Bắt được con cua nào thì bỏ vô trong giỏ. Cái giỏ của chàng người Mỹ đã đậy nắp rồi mà cua vẫn leo được ra ngoài trong khi cái giỏ cuả anh người Việt không cần đậy nắp mà chẳng con cua nào chui được ra ngoài. Anh người Mỹ ngạc nhiên hỏi anh người Việt tại sao giữ được không cho cua thoát ra?
Câu trả lời cuả anh người Việt xin dành cho các Bác thích sáng tác  Grin
Mấy Anh cua Việt dìm hàng nhau Grin
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #251 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:23:47 am »

Đương nhiên đối với cá nhân tôi thế là quá giỏi, nhưng chưa thấy người Việt ở cương vị chủ tịch Apple hoặc Tổng thống Hoa Kỳ. Obama gốc (châu Phi), sự kiện đó có làm ta phải đánh dấu hỏi về trí tuệ  người Việt không các bác người Mỹ gốc Việt?
Kính các bác!

Kính bác QTDC:

Số người Việt định cư ở Mỹ hiện giờ chưa đến 2 triệu người (chính thức từ năm 1975... bắt đầu khoảng 140 ngàn người) vẫn còn ít hơn các sắc tộc gốc Á khác như người Hoa, Phi Luật Tân, Ấn Độ...; Khác với các sắc dân khác, hầu hết người Việt đến Mỹ và khởi nghiệp từ số không, hai bàn tay trắng, thiếu hẳn sự trang bị nghề nghiệp, học vấn, tiền bạc, và hổ trợ từ gia đình hoặc quê nhà của họ như các sắc tộc châu Á khác.   Sự thành công tổng thể của cộng đồng người Việt ở Mỹ nói riêng và ở bất kỳ cộng đồng nào trên thế giới nói chung đã phản ảnh rõ ràng khả năng thích ứng và cạnh tranh của người Việt mình một khi chỉ có được một cơ hội tương đối công bằng để có thể học tập và làm việc dựa theo kinh nghiệm và kỹ năng của mình ở quê lạ, xứ người mặc cho sự khởi đầu dù là... khiêm tốn cách mấy chăng nữa.

Bí Bếp xin nêu một ví dụ điển hình; ai cũng biết hãng Boeing là một hãng kỹ nghệ hàng không và không gian hàng đầu của thế giới.   Người Việt chiếm khoảng hơn 10% của tổng số kỹ sư và chuyên viên của hãng Boeing hiện giờ.  Chỉ một lãnh vực kỹ thuật chuyên môn mà người Việt mình đã đóng góp một tỉ lệ khá cao nếu so với các sắc dân khác đã định cư ở Mỹ khá lâu đời và liên tục trước người mình xa.   Dĩ nhiên, sự thành công tổng quát của người Việt còn góp phần vào cách lãnh vực khác nữa như y tế, kinh tế, và dĩ nhiên là... kỹ nghệ "nails" thì người mình đã nuôi sống một số người khá lớn ở Mỹ và thân nhân họ còn ở Việt Nam nữa.

Bác nghĩ thế nào về tổng thể trí tuệ của người Việt?  Smiley
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #252 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:52:32 am »

Bác Bí Bếp à: những chuyện bác nêu thì tôi cũng biết và rất tự hào, kiều hối người Việt tại các nước ngoài Việt Nam (tức không chỉ riêng nước Mỹ) hàng năm gửi về nước là một số không nhỏ và chứng tỏ rất nhiều điều. Tuy nhiên tôi cũng như mọi người mong muốn người Việt thành công hơn nữa ở những lĩnh vực làm chủ chứ không chỉ là người làm công xuất sắc : "I have a dream...". Rõ ràng không cá nhân ai mạnh toàn diện, có anh mạnh mặt này anh mạnh mặt kia, một dân tộc so sánh với các dân tộc khác cũng vậy thôi, nhưng điều đó rồi cũng phải thay đổi theo thời gian đúng không bác. Chuyện cười giỏ cua mà bác ledvu nêu cũng là một ví dụ vui nhưng ý nghĩa.
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #253 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:38:58 pm »

Bác Bí Bếp à: những chuyện bác nêu thì tôi cũng biết và rất tự hào, kiều hối người Việt tại các nước ngoài Việt Nam (tức không chỉ riêng nước Mỹ) hàng năm gửi về nước là một số không nhỏ và chứng tỏ rất nhiều điều. Tuy nhiên tôi cũng như mọi người mong muốn người Việt thành công hơn nữa ở những lĩnh vực làm chủ chứ không chỉ là người làm công xuất sắc : "I have a dream...". Rõ ràng không cá nhân ai mạnh toàn diện, có anh mạnh mặt này anh mạnh mặt kia, một dân tộc so sánh với các dân tộc khác cũng vậy thôi, nhưng điều đó rồi cũng phải thay đổi theo thời gian đúng không bác. Chuyện cười giỏ cua mà bác ledvu nêu cũng là một ví dụ vui nhưng ý nghĩa.

Thực tế thì người Việt định cư ở các nước hầu hết vẫn còn là thế hệ thứ nhất; một số người Việt thuộc thế hệ thứ hai thì mới bước vào tuổi cạnh tranh ở trường học và trường đời.  Bác cũng thấy đó, muốn làm lãnh đạo tầm cỡ, lúc nào cũng cần có nhiều yếu tố khác hơn bẩm chất thông minh thể lý luận.   Nhu tố quan trọng nhất là biết kết hợp và tổ chức theo thể "thiên thời, địa lợi, và nhân hòa" như người mình thường nhắc.   Tư chất người Việt mình chẳng kém nếu so với các dân tộc khác.  Nếu có môi trường phát triển tự nhiên, công bằng, thì thế nào cũng sẽ có một số người Việt lãnh đạo tầm cỡ thôi (ở bên Đức có một thí dụ điển hình rồi đấy).   Tự do, công bằng, và bác ái sẽ giúp người mình nảy sinh một số lãnh đạo để đưa nước Việt Nam vào tầm cỡ của châu lục bác ạ!


Đây cũng là một chính khách tầm cỡ có gốc Việt nè!
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 02:14:09 am gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #254 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 12:46:42 am »

Chào các bác, em xin chen ngang tí. Theo em thì ngoài vấn đề tư chất của người Việt ta thì môi trường giáo dục là mới là quan trọng nhất. Thêm một cái này mới gọi là quan trọng tối thượng : sự may mắn.
- Tư chất : người Việt chăm chỉ, học hành quen với kiểu học gạo, rất chăm. Và cũng rất láu lỉnh. Chả bù cho bọn châu Phi, thằng khôn nhất cũng không đủ láu lỉnh và lười như hủi. Anh giai phó Thủ tướng Đức tương lai Roesler này hồi đi học lại có tiếng là thông minh và chăm chỉ.
-Giáo dục : nói thẳng ra là cái ông phó TT Đức  Roesler ấy hưởng 100% nền giáo dục Đức  , sau này lại tốt nghiệp trường Y, mà dân tây vốn quá ư tôn trọng bác sĩ rồi nên ông ta vừa có trình độ vừa có thừa sự tôn trọng của người dân Đức . Ông này coi như 100% Đức, chả có tí VN nào trừ khuôn mặt, vì thế mới có được cái phần tiếp theo là may mắn.
- May mắn : Đức có một phó Thủ tướng và ông Roesler trẻ tuổi, từng là phó chủ tịch đảng Dân chủ tự do và phó thủ hiến bang Niedersachen, một bang đứng trong top 3 giầu có của Đức thì đương nhiên sẽ thay chân xứng đáng người tiền nhiệm là ông bộ trưởng ngoại giao G. Westewelle, một ông xăng pha nhớt chính hiệu ( Không dấu diếm đâu nhé, giới thiệu trên TV tên bạn giai . Sang  Việt nam rất thích đi massage nam ) Grin . Nhưng dẫu tự do đến mấy thì phó TT vậy vẫn khó coi trong con mắt quốc tế. Bà Merkel lại rất quí chú em lai này nên đó có thể là sự may mắn .

Thế nên mặc dù em không sống ở nước ngoài nên không rõ người khác chứ riêng ông phó TT này thì đúng là vậy đấy ạ. Chả gì bọn em cũng chụp ảnh chung với anh giai này rồi, một người gốc Việt khiêm nhường , đầy sự cảm thông với trẻ em hoàn cảnh ở trại mồ côi - chắc cũng trạnh lòng nhớ đến bản thân.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 12:52:02 am gửi bởi HaHoi » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #255 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 01:00:22 am »

À bác BíBếp, tôi nói Obama gốc Phi nghĩa là Phi châu chứ không phải Phi-luật-tân. Còn chuyện F1, F2 thì tôi đồng ý với bác. Tuy nhiên sang các ép-phờ sau thì họ là dân Mỹ chính hiệu rồi.

Còn môi trường giáo dục thì HaHoi nói đúng, thế nhưng như vậy đồng nghĩa với việc thừa nhận môi trường giáo dục ở ta nhiều điểm yếu kém. Tuy điều ấy đáng buồn nhưng cũng phải công nhận các cường quốc trên thế giới bao giờ cũng là cường quốc về giáo dục. Chẳng hạn nhìn vào Singapore thấy điều này rất rõ.
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #256 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 01:28:00 am »

Bác QTDC ơi, Bác nói hộ em điều này rồi đó ạ ! giáo dục mình kém thật, giáo dục phổ cập của mình thì tốt nhưng chỉ thế là không đủ. Cao và sâu là không có. Thế mới phải du học, giống như thời các bác đi sang học ở Liên Xô thôi. Có điều sau bằng ấy năm giáo dục nước ta không theo kịp thời đại, giáo điều nên yếu kém là đương nhiên. Em luôn cho rằng giáo dục là cái nền của một xã hội phát triển, bác nhắc đến Singapor là quá đúng. Giáo dục của Anh quốc quá nổi tiếng, Anh lại có chính sách kích thích các nước vốn là thuộc đìa của mình cùng phát triển nên Sing, Ấn, mấy nước Úc, Niu ... đều phát triển không chỉ riêng giáo dục. Chẹp! nói quá lên chứ xưa không phải là thằng Pháp chỉ biết bóc lột mà là thằng Anh, chắc mình cũng không đến nỗi phải cho con ra nước ngoài đi học.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #257 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 01:50:28 am »

Kỹ sư thời Tây hướng dẫn được tiến sỹ thời nay. Sách giáo khoa các cụ ấy viết bây giờ sinh viên vẫn học và rất dễ hiểu. Trần Đại Nghĩa, Bùi Trọng Lựu, Bùi Văn Các v.v chẳng hạn, chẳng cụ nào có bằng PTS (phô-tô-sốp) hay TS nhưng họ tự học và cập nhật kiến thức hơi bị ác đấy đ/c HaHoi ơi.
Còn chuyện xã hội thì ngày trước cụ Nguyễn Mạnh Tường đã nói đến chuyện xây dựng nhà nước pháp quyền rồi, lúc ấy chưa được ai nghe đâu.
Nhưng mà thôi anh em mình cứ tin tưởng xuống đến đáy thì lại phải trèo lên Grin.
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #258 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 01:47:25 pm »

Bác @QTDC : nhất trí với bác điểm anh em mình phải cố mà trèo lên ạ !  Grin
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #259 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2012, 02:14:20 pm »

Bác @QTDC : nhất trí với bác điểm anh em mình phải cố mà trèo lên ạ !  Grin
Đấy là nói xã hội ấy chứ, thế đ/c HaHoi định trèo đi đâu? nếu định lên thì chỉ được lên đến miệng giỏ cua thôi đấy, xong phải nhường cái miệng giỏ ấy cho đ/c khác nhé.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM