Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 04:52:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)  (Đọc 125138 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tr kỹ thuật
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 01:48:41 am »

   CHỜ NHÌN QUÊ HƯƠNG SÁNG CHÓI (*)   Sep 25, '11 7:42 AM
for everyone

Tuần rồi, lại vừa tạm biệt vài người quen. Họ đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình.

Và có lẽ hơi lâu lâu một chút nữa mọi người mới có thể gặp lại nhau.


Với những người ra đi

Bỏ qua những lo lắng về khác biệt ngôn ngữ, nếp sống và giao tiếp xã hội, những người ra đi đều nói rằng:

"Phải đi, để thấy tương lai".

 

Những người có tuổi, chấp nhận mọi sự khác biệt về văn hóa, nếp sống, ngôn ngữ, chấp nhận làm lại từ đầu, để con cái mình  được thấy tương lai.

Có đáng để suy nghĩ không?

 

Những người ra đi mà tôi biết, họ có nhà cửa, có thu nhập ổn định, và  ít nhất là có người cũng đã từng đắn đo trước quyết định đi hay ở, khi đã ở nửa bên kia của đời người.

Khi có sự lựa chọn, người ta buộc phải nghĩ xa hơn cho tương lai của mình.

Họ nghĩ đến tương lai của con cái.

 

Điều gì khiến người ta lựa chọn?

Cách đây 36 năm, có những người chọn cách ra đi không phải vì họ muốn nhìn thấy tương lai của mình ở một đất nước khác.

Mà là, họ ra đi (nói chính xác hơn là chạy trốn khỏi quê hương mình) - vì không thế tiếp tục sống, hay tiếp tục tồn tại ở chính đất nước mình.

Đó là sự ra đi đầy đau đớn khi người ra đi chấp nhận đánh đổi bằng nước mắt, bằng máu và bằng cả sinh mạng của mình.

Có đáng để suy nghĩ không?

 

Còn hôm nay,

Khi không có chiến tranh, không có cảnh từng đoàn người kéo nhau lũ lượt vượt biên và bỏ mạng trên biển, nhưng vẫn có không ít người chọn cách ra đi - chỉ để thấy tương lai.

Có đáng để suy nghĩ không?

 

Hôm nay, càng ngày, càng có nhiều người chọn cách "Tỵ nạn giáo dục"  để con cái mình được học hành đúng nghĩa?

- Đó cũng là một cách ra đi để thấy tương lai?

 

Có thể, có người sẽ nói rằng, những người lựa chọn sự ra đi, bằng cách này hay cách khác là lười biếng lao động, là muốn hưởng thụ, là vọng ngoại, là mơ ước viễn vông.... có đủ trăm ngàn lý do, để biện minh, giải thích, hay gán ghép cho sự ra đi.

 

Nhưng lý do chính đáng nhất mà tôi nghĩ rằng không phải ai cũng dám thừa nhận, đó là, người ta không thể nhìn thấy tương lai của mình trên chính quê hương mình.

Nên họ phải ra đi.

 

Nếu suy nghĩ về tương lai một cách nghiêm túc - "Đi cho thấy tương lai?" - là một câu hỏi, rất cần có câu trả lời cho toàn xã hội mà người chịu trách nhiệm chính là những người lèo lái tương lai của cả dân tộc này.

 

Nơi đây tôi chờ

Nơi kia anh chờ

Trong căn nhà nhỏ

Mẹ cũng ngồi chờ

Anh lính ngồi chờ

Trên đồi hoang vu

Người tù ngồi chờ

Bóng tối mịt mù

Chờ đã bao năm

Chờ mai này ta dậy trong tiếng hò reo

Chờ cho lòng căm thù đến lúc chìm sâu............

(*) Tựa và lời bài hát "Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói" - Trịnh Công Sơn


Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 03:10:24 am »

You think yellow, I say gold
It's the color of my real skin
I am young but I am told
That my history flows within

You think yellow, I say gold
Feel the current of Red river
Through my soul
You think yellow, I say gold

Lời Việt:

Bạn nghĩ là màu vàng, tôi nói đó là màu châu báu
Đó mới là màu thật của da tôi
Tôi còn trẻ, nhưng tôi biết rằng
Dòng lịch sử chảy trong tôi

Bạn nghĩ là màu vàng, tôi nói đó là màu châu báu.
Tôi cảm nhận được sông Hồng
Chảy trong tâm hồn tôi
Bạn nghĩ là màu vàng, tôi nói đó là màu châu báu.

I say gold,
Tác giả: Marc Lavoine - Gunther Thomas - Wim Claes - Guy Balbaert
Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh
Sưu tầm tại:
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Am-nhac/355860/Pham-Quynh-Anh-va-%E2%80%9Cmau-chau-bau%E2%80%9D.html
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #12 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 03:38:21 am »

 Nói chung các nước cùng hệ Xlavo thì ngôn ngữ tiếng nói cũng na ná giống nhau hết bác quanghung1951 ạ.

 Tiếng Nga, Bun, Tiệp, Nam Tư, Hy Lạp, Rumany, Ba Lan, Anbany đều từa tựa nhau cả, nếu như một nhóm người này ngồi lại với nhau rồi cứ tiếng mẹ đẻ của ai người đó nói thì mọi người ngồi chung quanh vẫn hiểu nhau hết, nhiều khi từ nguyên thể là giống nhau nhưng lại thay cái đuôi chút ít chứ không khác nhau nhiều. Cách đây khoảng 6 năm BY ngồi ở 1 quán bia Tiệp, người nấu bia là dân Tiệp sang làm việc tại VN, BY và anh ta nói chuyện với nhau bằng 2 ngôn ngữ của 2 quốc gia mà vẫn hiểu, anh ta xưa đi học có học tiếng Nga nên khi nói pha chung cả tiếng Tiệp lẫn tiếng Nga trong khi ở VN đã 3 năm mà chẳng biết một từ nào tiếng Việt. Grin

 Về tính cách trong nhóm người này thì có lẽ người Ba Lan dễ gần gũi hơn, BY có rất nhiều bạn người Ba Lan, họ sống trân thành, cởi mở và rất thật thà, tin tưởng và thông cảm ở đối tác những khó khăn nhất thời, họ rất trọng tình nghĩa, BY nói vậy không có nghĩa là những dân tộc còn lại họ xấu mà họ không thể hiện rõ bằng người Ba Lan. Trong nhóm người kia thì đố mời được ai ăn nước mắm của người VN trong khi họ ăn món cá muối tanh như ngóe mặn chát ra thì khen ngon, nhưng người Ba Lan thì ăn ngay họ rất thích. Món ăn ở châu Âu phù hợp với người VN nhất lại là Ytalia và khó nuốt nhất lại là món ăn của người Cu Ba.

 Chuyện vui của BY với người Cu Ba những ngày xa xứ. Grin

 Lần đó BY cùng thằng em lang thang trung tâm Thủ đô Sophia, vừa ra khỏi rạp chiếu phim thì thằng em gặp ngay 2 cô người Cu Ba quen biết vì xưa học cùng nhau, thằng em lúc đó đã ở được 5 năm tiếng Bun khá tốt và thông thuộc đường xá cùng phong tục tập quán nước sở tại, 2 cô Cu Ba 1 đen 1 trắng và đương nhiên là to con chắc khỏe kiểu phụ nữ Nam Mỹ rồi. 2 bên nói chuyện rôm rả và cuối cùng thì họ mời 2 anh em về nhà họ làm khách cũng ở gần đó khoảng 10km nữa, nhân lúc không bận gì nên 2 anh em nhận lời đến nhà họ làm khách.

 Nhập gia thì phải tùy tục đó là chuyện đương nhiên, là công dân nước khác sang Bun thì cũng phải sống theo tục lệ của nước Bun, tất cả lưu học sinh các nước sang đó đều được dạy ngay từ đầu về chuyện này, còn tục lệ của họ là gì thì từ từ tìm hiểu từng vấn đề, nói chung là người bản xứ sống sao thì mình cũng theo vậy, chân lý đó Ta tự hiểu và Tây cũng rất hiểu. Người Bun có tục lệ: Khách được mời đến nhà làm khách (Haгоgци) thì sẽ được chủ nhà chào đón là muốn gì cũng được chủ nhà chiều hết lòng, ngược lại khi bước qua ngưỡng cửa nhà ai đó làm khách mời thì cũng cần hết sức lịch sự đáp lại thịnh tình của chủ nhà, không được từ chối điều gì vì từ chối là mất lịch sự. Tất nhiên là cả 2 bên đều  lịch sự, vui vẻ trong tình hữu nghị Việt Nam Cu Ba.

 Tất cả cùng nhau theo về nhà 2 cô bé Cu Ba và không quên ghé mua đồ uống thuốc lá hút xách theo, về đến nhà 2 cô chủ nhà lao vào bếp, họ bật bếp điện lên, đổ dầu hướng dương (giống dầu lạc) vào nồi đun sôi lên, đổ gạo vào và cắt xalam xúc xích thái nhỏ vuông như hạt lạc cho vào, thịt lợn thịt cừu hay thịt gì đó cũng thái cho vào, bơ cắt một lát lớn cho vào, rau củ quả cho vào và thêm cả của nợ của tiều gì đó nữa cho hết vào 1 cái nồi cứ đun xình xịch trên bếp, khi được rồi thì mang ra sẽ có một món hổ lốn những chất và thịt xền xệt dính nhằng nhằng từng cục múc vào đĩa, bánh mỳ thái lát bày lên chỉ việc phết cái thứ đó lên bánh mỳ vừa ăn vừa uống bia. Trời ơi ăn nó ngán không nuốt nổi nữa trong khi 2 cô bé Cu Ba cứ tấm tắc khen ngon cười nói ồn ào như chợ vỡ.

 Đang ăn cái thứ ngán ngẩm đó mà nuốt thì không thể vào nổi thì bỗng nghe cửa đập ầm ầm, 1 cô vội ra mở cửa thì thấy vài bóng nam Cu Ba cả đen lẫn trắng thập thò ngoài cửa, một thằng Cu Ba đen thui to con như gấu tóc xoăn mù vẫy vẫy gọi BY và thằng em ra ngoài mồm nói: Ra đây, ra đây. Chẳng hiểu chuyện gì, gọi thì mình ra thử xem sao, BY vừa ra đến cửa thì thằng Cu Ba nói: Mày ra đây và tao với mày cần phải Boxo, khi boxo xong ai thắng thì đi vào phòng còn ai thua thì nằm ngoài này hoặc đi về, BY hỏi: Tại sao? Tại sao tao với mày cần phải boxo và để giải quyết vấn đề gì? Việt Nam Cu Ba là bạn tại sao phải boxo? Thằng Cu Ba chỉ cô bé đen nói: Nó là bạn gái của tao, mày đến làm khách nhà nó và tối nay mày sẽ ngủ lại với nó, vậy thì phải boxo, nếu mày thắng được tao thì mày ở lại với nó.

 Lúc đó BY mới hiểu ra: Bỏ bu, thằng Cu Ba đen to như con gấu, khỏe như con voi, nó có chấp đến 5 thằng VN như BY cũng không hạ nổi nó chứ đừng nói đến mỗi một mình BY nên vội nói: Không, tao với mày không cần phải boxo làm gì, tao với nó chỉ là bạn, nó mời bọn tao đến nhà làm khách, ăn, uống, hút rồi chúng tao đi về và không ngủ lại đây, nó là của mày.

 Cả đám Cu Ba cùng ồ à lên với nhau, họ hiểu tình tiết câu chuyện và không như họ nghĩ nên cuối cùng tất cả lại vui vẻ, VN và Cu Ba vẫn đoàn kết không cần phải boxo với nhau vì chuyện đó. Thái độ của 2 cô bé Cu Ba không thể hiện điều gì, nói  chung là không có ý kiến, họ coi đó như chuyện cần phải làm vậy, như chuyện đương nhiên. 2 anh em BY ăn uống xong thì ra về, xuống đến cửa Block vẫn còn thấy toát mồ hôi hột, thằng Cu Ba kia nó cứ đòi phải boxo với nó thì chết dở, boxo thế quái nào được nó. Hai anh em kết luận với nhau: Bản năng của người da đen vẫn còn rất nhiều "hoang dã" sức mạnh được thể hiện trên mọi lĩnh vực, chỉ bằng giao tranh vũ lực để giành quyền kiểm soát trong khi những dân tộc văn minh khác thì cách thể hiện bằng phương pháp khác. Cũng từ đó bạn người Cu Ba có mời về nhà chơi thì vía bố cũng không dám đến nữa. Grin


 
   CHỜ NHÌN QUÊ HƯƠNG SÁNG CHÓI (*)

Với những người ra đi
Có đáng để suy nghĩ không?
Họ nghĩ đến tương lai của con cái.
 Điều gì khiến người ta lựa chọn?
Có đáng để suy nghĩ không?
Có thể, có người sẽ nói rằng, những người lựa chọn sự ra đi, bằng cách này hay cách khác là lười biếng lao động, là muốn hưởng thụ, là vọng ngoại, là mơ ước viễn vông.... có đủ trăm ngàn lý do, để biện minh, giải thích, hay gán ghép cho sự ra đi.
Nhưng lý do chính đáng nhất mà tôi nghĩ rằng không phải ai cũng dám thừa nhận, đó là, người ta không thể nhìn thấy tương lai của mình trên chính quê hương mình.
Nên họ phải ra đi.
Nếu suy nghĩ về tương lai một cách nghiêm túc - "Đi cho thấy tương lai?" - là một câu hỏi, rất cần có câu trả lời cho toàn xã hội mà người chịu trách nhiệm chính là những người lèo lái tương lai của cả dân tộc này.

 Ai muốn đi cứ để cho họ đi bác ạ và bằng cách nào tùy họ lựa chọn, cứ để họ đi cho thấy tương lai và khi họ thấy tương lai rồi thì họ mới hiểu tương lai là cái gì. Các cụ xưa có câu: Cóc chết 3 năm quay đầu về núi, giờ đây thế hệ thứ nhất ra đi cũng dần dần quay đầu về núi cả rồi đấy, những người chèo lái tương lai của cả một dân tộc họ nghĩ và làm vì hơn 90 triệu đồng bào VN chứ đâu cần nghĩ về vài chục ngàn hay trăm ngàn người muốn ra đi?

 Tốt nhất chúng ta không nên lồng những câu chuyện này ở đây, mỗi người mỗi cách nghĩ và có hướng cho tương lai của mình, giữa những người không tìm thấy tương lai trên quê hương mình thì cũng có gần trăm triệu người dân vẫn thấy tương lai ở chính nơi họ đã sinh ra đấy thôi.

 Người ra đi thường quên mất một điều rằng: Cái nước nhận họ đến họ đã suy nghĩ gì? Và họ có đặt câu hỏi đối với người ra đi rằng: Có đáng để họ nhận không? Xưa nhà nước giữ không cho đi thì bảo nhà nước: Ngăn sông cấm chợ này kia, giờ cho đi thoải mái thì bảo họ phải nghĩ. Nghĩ cái gì?
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 10:31:05 pm »


 Ai muốn đi cứ để cho họ đi bác ạ và bằng cách nào tùy họ lựa chọn, cứ để họ đi cho thấy tương lai và khi họ thấy tương lai rồi thì họ mới hiểu tương lai là cái gì. Các cụ xưa có câu: Cóc chết 3 năm quay đầu về núi, giờ đây thế hệ thứ nhất ra đi cũng dần dần quay đầu về núi cả rồi đấy, những người chèo lái tương lai của cả một dân tộc họ nghĩ và làm vì hơn 90 triệu đồng bào VN chứ đâu cần nghĩ về vài chục ngàn hay trăm ngàn người muốn ra đi?

 Tốt nhất chúng ta không nên lồng những câu chuyện này ở đây, mỗi người mỗi cách nghĩ và có hướng cho tương lai của mình, giữa những người không tìm thấy tương lai trên quê hương mình thì cũng có gần trăm triệu người dân vẫn thấy tương lai ở chính nơi họ đã sinh ra đấy thôi.

 Người ra đi thường quên mất một điều rằng: Cái nước nhận họ đến họ đã suy nghĩ gì? Và họ có đặt câu hỏi đối với người ra đi rằng: Có đáng để họ nhận không? Xưa nhà nước giữ không cho đi thì bảo nhà nước: Ngăn sông cấm chợ này kia, giờ cho đi thoải mái thì bảo họ phải nghĩ. Nghĩ cái gì?

Bác nói y như Trưởng ban tuyên giáo
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 11:10:45 pm »

Chào các bác:

Đời sống thực tế bao gồm bao điều ở Mỹ có thể tóm gọn như sau:

Trích dẫn
The paradox of our time in history is that we have taller buildings but shorter tempers, wider Freeways, but narrower viewpoints. We spend more, but have less, we buy more, but enjoy less. We have bigger houses and smaller families, more conveniences, but less time. We have more degrees but less sense, more knowledge, but less judgment, more experts, yet more problems, more medicine, but less wellness.

We drink too much, smoke too much, spend too recklessly, laugh too little, drive too fast, get too angry, stay up too late, get up too tired, read too little, watch TV too much, and pray too seldom.

We have multiplied our possessions, but reduced our values. We talk too much, love too seldom, and hate too often.

We've learned how to make a living, but not a life. We've added years to life not life to years. We've been all the way to the moon and back, but have trouble crossing the street to meet a new neighbor. We conquered outer space but not inner space. We've done larger things, but not better things.

We've cleaned up the air, but polluted the soul. We've conquered the atom, but not our prejudice. We write more, but learn less. We plan more, but accomplish less. We've learned to rush, but not to wait. We build more computers to hold more information, to produce more copies than ever, but we communicate less and less.

These are the times of fast foods and slow digestion, big men and small character, steep profits and shallow relationships. These are the days of two incomes but more divorce, fancier houses, but broken homes. These are days of quick trips, disposable diapers, throwaway morality, one night stands, overweight bodies, and pills that do everything from cheer, to quiet, to kill. It is a time when there is much in the showroom window and nothing in the stockroom. A time when technology can bring this letter to you, and a time when you can choose either to share this insight, or to just hit delete...

Remember; spend some time with your loved ones, because they are not going to be around forever.

Remember, say a kind word to someone who looks up to you in awe, because that little person soon will grow up and leave your side.

Remember, to give a warm hug to the one next to you, because that is the only treasure you can give with your heart and it doesn't cost a cent.

Remember, to say, "I love you" to your partner and your loved ones, but most of all mean it. A kiss and an embrace will mend hurt when it comes from deep inside of you.

Remember to hold hands and cherish the moment for someday that person will not be there again.

Give time to love, give time to speak! And give time to share the precious thoughts in your mind.

AND ALWAYS REMEMBER:

Life is not measured by the number of breaths we take, but by the moments that take our breath away.
                        George Carlin


Điều nghịch lý của thời đại chúng ta trong lịch sử là mình có bao tòa cao ốc cao hơn nhưng sự kiên nhẫn lại thấp hơn, xa lộ rộng hơn nhưng nhận định lại nhỏ hơn.   Mình tiêu pha nhiều hơn nhưng lại thiếu thốn hơn, mình mua sắm nhiều hơn, nhưng hưởng thụ lại ít hơn.  Mình sắm nhà bự hơn và gia đình ít người và nhiều tiện dụng hơn nhưng lại ít thời giờ cho nhau hơn.  Mình có thể có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại kém cõi hơn, kiến thức nhiều hơn mà nhận thức kém hơn; có nhiều chuyên gia hơn nhưng lại sinh nhiều khó khăn hơn, nhiều thuốc thang hơn nhưng lại suy yếu hơn.
Chúng ta uống rượu bia, hút thuốc quá nhiều, tiêu pha hoang phí, cười nói hiếm hoi, lái xe quá nhanh, dễ nóng nảy, thức thật khuya, thức dậy mệt mõi, đọc sách ít hơn, xem truyền hình quá tải và cầu nguyện quá hiếm hoi.

Chúng ta ngày càng sở hửu nhiều thứ nhưng giá trị đời sống lại giảm đi.  Mình nói nhiều, tình bác ai lại ít và thù ghét trở nên quá dễ dàng.

Chúng ta học để kiếm sống nhưng lại chẳng biết sống.  Mình tăng tuối sống thọ nhưng chẳng nâng cao sự sống vào năm sống.  Chúng ta đã lên tới mặt trăng và về lại an toàn mà lại bị khó khăn khi chỉ cần qua bên kia đường để chào một người hàng xóm mới dọn về.   Chúng ta chinh phục vũ trụ mà chẳng chinh phục được khoảng trống trong lòng.  Chúng ta đã làm được nhiều việc lớn hơn nhưng chẳng làm tốt hơn được.

Chúng ta làm sạch môi trường nhưng lại làm ô nhiễm linh hồn.  Chúng ta chinh phục được hạt nguyên tử nhưng chẳng chinh phục được sự kỳ thị trong ta.  Chúng ta viết nhiều hơn nhưng học được ít hơn.  Chúng ta tính nhiều đạt lại ít hơn.   Chúng ta làm ra nhiều máy vi tính để lưu trử nhiều dữ kiện hơn, làm nên nhiều máy in hơn nhưng mình lại trao đổi ngày càng ít hơn.

Đây là thời đại của nếp ăn nhanh tiêu hóa chậm, xác lớn và cá tính nhỏ, lãi cao và quan hệ thấp.  Thời đại của lợi tức đôi nhưng ly dị nhiều, nhà cữa đẹp hơn mà gia đình tan nát.  Đây là thời đại của du lịch nhanh, tả xài lần rồi vất, luân lý cũng vất, tình một đêm, thể xác béo phi, và có thuốc để cười, để im, và để... giết.  Đây là thời đại mà cửa hàng đầy hàng mà sau kho trống rỗng.  Thời đại mà kỹ thuật có thể mang lá thư nầy đến cho bạn, và là thời đại bạn có thể chọn lựa mà chia sẻ quan điểm hoặc chỉ cần ấn nút xóa...

Nhớ nhá, dành thêm thời gian với người mình yêu thương, vì họ sẽ không ở bên ta mãi.

Nhớ nhá, nói ra một lời tốt đẹp với ai nhìn lên mình với vẻ thán phục, vì con người bé nhỏ đó sẽ lớn nhanh và rời cạnh mình liền.

Nhớ nhá, cho người bên mình một cái ôm nồng thắm, vi đó là người đang quí trọng và sẵn sàng cho mình với cả trái tim mà không làm mình tốn một xu.

Nhớ nhá, nói rằng "I love you" với người bạn đời và bao người bạn yêu thương bằng tất cả hàm ý.  Một nụ hôn, một cái ôm sẽ giúp mình giảm đau buồn khi nó quặn nhói từ trong lòng của bạn.

Nhớ mà nắm tay nhau và cảm kích những phút giây mà người đó sẽ không còn ở bên bạn nữa.

Dành thời gian để yêu, dành thời gian để nói! Và dành thời gian để chia sẻ bao ý lành của bạn.

VÀ LUÔN LUÔN NHỚ RẰNG:

Đời sống không đo bằng từ nhịp thở mình hít vào nhưng bằng khoảnh khắc mà nhịp thở đó đã mất đi.
                         George Carlin
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2011, 11:58:26 pm gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 11:42:54 pm »

Ai muốn đi cứ để cho họ đi bác ạ và bằng cách nào tùy họ lựa chọn, cứ để họ đi cho thấy tương lai và khi họ thấy tương lai rồi thì họ mới hiểu tương lai là cái gì. Các cụ xưa có câu: Cóc chết 3 năm quay đầu về núi, giờ đây thế hệ thứ nhất ra đi cũng dần dần quay đầu về núi cả rồi đấy, những người chèo lái tương lai của cả một dân tộc họ nghĩ và làm vì hơn 90 triệu đồng bào VN chứ đâu cần nghĩ về vài chục ngàn hay trăm ngàn người muốn ra đi?
 Tốt nhất chúng ta không nên lồng những câu chuyện này ở đây, mỗi người mỗi cách nghĩ và có hướng cho tương lai của mình, giữa những người không tìm thấy tương lai trên quê hương mình thì cũng có gần trăm triệu người dân vẫn thấy tương lai ở chính nơi họ đã sinh ra đấy thôi.
 Người ra đi thường quên mất một điều rằng: Cái nước nhận họ đến họ đã suy nghĩ gì? Và họ có đặt câu hỏi đối với người ra đi rằng: Có đáng để họ nhận không? Xưa nhà nước giữ không cho đi thì bảo nhà nước: Ngăn sông cấm chợ này kia, giờ cho đi thoải mái thì bảo họ phải nghĩ. Nghĩ cái gì?
Bác nói y như Trưởng ban tuyên giáo
Nếu nói như thế mà colorwind bảo giống trưởng ban tuyên giáo thì trong VHM còn có nhiều trưởng phòng, trưởng cục tuyên giáo ấy chứ .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 11:48:39 pm »


Bác nói y như Trưởng ban tuyên giáo

 Colorwind lại nói kiểu "chụp mũ" rồi.

 Khi người ai đó bày tỏ quan điểm hay cách nhìn nhận xã hội của mình thì người khác cũng có quyền nói lên quan điểm của họ, dù trái ngược nhau về giả thiết hay nhận định song chưa ai nâng tầng quan điểm mà mới nói lên quan điểm của cá nhân. Vậy mà lại chụp mũ tuyên huấn với tuyên giáo.

 Một kiểu thể hiện buộc xã hội phải quan tâm hoặc phải có những chính sách mà hợp ý của họ, khi không được sự quan tâm như ý thì phản ứng sẽ là gán ghép một điều gì đó cho quan điểm của phía bên kia và đó là chức danh Trưởng ban tuyên giáo. Thật sự là ít người hiểu bộ phận này họ làm công tác gì và quyền hạn đến đâu trong bộ máy chính quyền nhà nước.

 Rất tiếc là BY không ăn lương của bộ phận này Colorwind ạ.  
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 11:51:22 pm »

VÀ LUÔN LUÔN NHỚ RẰNG:
Đời sống không đo bằng từ nhịp thở mình hít vào nhưng bằng khoảnh khắc mà nhịp thở đó đã mất đi. [/color]                          George Carlin [/i]
Cảm ơn bạn Bí Bếp cho xem một bài viết hay, cái hôm qua ở Mỹ ngày nay cũng đang đến VN, nhưng chưa biết phạm vi thế nào thôi, hihi .
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2011, 02:39:53 am gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2011, 12:18:23 am »

Cảm ơn bạn Bí Bếp cho xem một bài viết hay, cái hôm qua ở Mỹ ngày nay cũng đang đến VN, nhưng chưa biếtphạm vi thế nào thôi, hihi .

Chào bạn BeHienQYV7C:

Ai cũng biết đời sống là hạn hữu; và có lúc mình cuốn cuồng chạy theo và vật lộn với bao nhu cầu của đời sống bên ngoài và quên đi đời sống bên trong và những gì có thể gọi là quan trọng nhất ở bên mình... cho đến lúc mình chợt bình tỉnh thì những gì mình sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để giữ lại cũng không còn nữa.  Ở đâu cũng thế, tìm lại sự bình an và tình thương ở chung quanh mình, luôn là nhu cầu cho bất kỳ ai trong chúng ta.
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
colorwind
Thành viên
*
Bài viết: 141


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2011, 10:56:47 am »


Bác nói y như Trưởng ban tuyên giáo

 Colorwind lại nói kiểu "chụp mũ" rồi.

 Khi người ai đó bày tỏ quan điểm hay cách nhìn nhận xã hội của mình thì người khác cũng có quyền nói lên quan điểm của họ, dù trái ngược nhau về giả thiết hay nhận định song chưa ai nâng tầng quan điểm mà mới nói lên quan điểm của cá nhân. Vậy mà lại chụp mũ tuyên huấn với tuyên giáo.

 Một kiểu thể hiện buộc xã hội phải quan tâm hoặc phải có những chính sách mà hợp ý của họ, khi không được sự quan tâm như ý thì phản ứng sẽ là gán ghép một điều gì đó cho quan điểm của phía bên kia và đó là chức danh Trưởng ban tuyên giáo. Thật sự là ít người hiểu bộ phận này họ làm công tác gì và quyền hạn đến đâu trong bộ máy chính quyền nhà nước.

 Rất tiếc là BY không ăn lương của bộ phận này Colorwind ạ.  

Em không nói bác là trưởng ban tuyên giáo mà nói bác phát biểu "y" như trưởng ban tuyên giáo. Em biết rõ về bác binhyen1960 mặc dù chỉ gặp bác 2 lần ở Sài Gòn. Vì vậy bác đừng qui kết em là chụp mũ bác là Tuyên giáo nhá.

Từ nhỏ em đã phải nghe "ông tuyên giáo" nói suốt rồi nên em chắc rằng em cũng hiểu khá rõ cái "bộ phận này" họ làm gì và quyền hạn đến đâu trong bộ máy chính quyền.

Đây là topic Vui buồn viễn xứ vì vậy em xin trả lại đất để cho những bác xa xứ kể chuyện bên tây, bên tàu cho các tụi em học hỏi và chia sẻ, không làm lạc đề của các bác nữa. Cám ơn bác Bí Bếp về topic, mong được một lần uống với bác ở Xứ mưa hoặc ở Sài Gòn.
Logged

Ta đã trở lại lợi hại gấp trăm lần.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM