Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:24:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 316380 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vuhoan1283
Thành viên
*
Bài viết: 10


Tìm lại một thời máu và hoa


« Trả lời #580 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 11:14:00 am »

Cảm ơn bác Phú đã cho chúng cháu, những thế hệ sau này có cái nhìn toàn diện từ thời điểm khởi phát cho đến chuẩn bị và tổng tiến công giải phóng Phnompenh của một thời lịch sử.

Do chúng cháu đc sinh ra muộn màng ko đc bồng cây súng, không biết cái chiến hào, không thấy đc âm vang của bản hòa tấu ra trận, mặc dù có  nhận thấy trong một số phim ảnh nhưng đa phần không chân thực, thiếu cái nhìn toàn cảnh bằng nhãn quan, bằng thính và khứu giác.

Ở bài viết trên khi bác nói về Rừng Hòa hội rộng đến hàng trăm km vuông thì lúc đó cháu mới hình dung ra cái cục diện của trận đánh, mức độ rộng lớn và quy mô hiệp đồng của các đơn vị phối thuộc từ đó càng thấy khâm phục các bác các chú, càng khâm phục hơn các bác chỉ huy, tham mưu chiến dịch.

Cháu xin có 1 ý kiến, do có rất nhiều thế hệ trong đó có thế hệ chúng cháu đọc bài viết của các bác nhưng chưa hiểu nhiều về quy mô, tầm cỡ của chiến dịch bởi vậy cháu mong muốn các bác các chú khi viết ở đoạn chuẩn bị chiến dịch nên đưa các con số thống kê về chiều rộng của trận đánh, diện tích bao vây, khoảng cách giữa các đơn vị phối thuộc, cư ly giữa các chốt..... bằng con số ước lượng cụ thể, để chúng cháu, những hậu nhân chưa 1 lần khoác áo ra trận có thể hình dung rõ ràng hơn, tổng thể hơn về quy mô chiến dịch, để có thể thấy đc rõ hơn về mức độ khó khăn và ác liệt của từng trận đánh.

Cảm ơn các bác các chú./
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #581 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 12:08:06 pm »

Cám ơn anh TP về những bài viết hay, đọc bài viết của anh BH thấy như đang xem phim vậy , hihi .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #582 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 01:23:58 pm »

 Bác tranphu@ : em cứ thấy thiếu thiếu cái gì ấy...thì ra là phần sơ kết trận đánh ,thương vong ta và địch ,thu đồ cổ  Grin .Bọn từ hàng binh mặt tái mét ,run sợ vì chúng nghĩ chúng sẽ bị trả giá cho những tội ác man rợ mà chúng đã gây ra cho đồng bào và chiến sỹ ta khi chúng bắt được từ trước đến nay ! có phải cái bọn này ta bắt được sau khi cải tạo ở Đồng Nai 1 thời gian, khi chính phủ bác Hênh được thành lập thì chúng lại được khoác áo Quân đội CM Campuchia quay lại "Giải phóng" ND CPC hay không ?
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #583 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 11:50:30 pm »

Bác TP viết loạt bài nầy thật hay!
Vừa tham khảo tài liệu ,vừa kết hợp với ký ức người lính nên bài viết sống động vô cùng!
Văn viết của bác càng ngày càng hay,sắp xếp bố cục,phân từng giai đoạn rất hợp lý.
Nhờ có bác nên tôi hiểu được nhiều hơn về sư đoàn 341,một hướng đánh chủ lực trong cuộc chiến Biên giới Tây Nam...
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #584 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 05:53:07 am »

Cám ơn bạn Tranphu@ đã kể lại những năm tháng thật gian khổ nhưng thật hào hùng mà nhiều người không biết hoặc không nhớ .
Chính có những trận đánh ác liệt vậy mà có việc giải phóng PNongpenh năm 1979 và sau đó không lâu 17/2/1979 cuộc chiến tranh phía Bắc nổ ra làm rất nhiều rất nhiều người hồi đó bất ngờ . Nhớ lại mình vẫn còn nguyên cái cảm giác của ngày hôm đó.
  Rất cám ơn bạn. Chúc bạn khỏe mạnh . Chúc bạn và gia đình một năm mới vui vẻ ,hạnh phúc ,yên bình may mắn.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #585 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 08:09:01 am »

              Chào bạn quyenkh, bạn vuhoan1283, bạn behienQYV7C, bạn bschung, bạn dathao, bạn hatuyenha. Cùng tất cả các bạn. Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã thường xuyên theo dõi bài viết của TP. Cùng TP và Sư đoàn 341 hành quân đánh Pôt xâm lược. Đã chiến đấu 457 ngày đêm với hàng ngàn trận đánh lớn nhỏ. Sư đoàn 341 trong chiến tranh bảo vệ BGTN, là Sư đoàn được Đảng, Nhà nước, Quốc Hội phong tặng danh hiệu AHLLVT đầu tiên. Vì đã có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc tại mặt trận BGTN.

               Vâng! Vinh dự và tự hào thật là vẻ vang. Bao lớp người đã trưởng thành. Nhưng "chiến tranh đâu phải trò đùa". Đã có biết bao xương máu của những người cán bộ, chiến sĩ đã đổ xuống. Đã hy sinh cuộc đời, cho Tổ quốc Mẹ hiền kính yêu. Khi tuổi đời còn rất trẻ. Biết bao người đã phải mang theo thương tật suốt đời. TP cũng không được phép thống kê số liệu hy sinh, bị thương ở đây. Chỉ biết rằng con số không nhỏ như chúng ta đã biết. TP kể lại suốt chặng đường 457 ngày đêm chiến đấu của Sư đoàn 341. Cũng đã phần nào nói lên sự gian khổ, sự khốc liệt và sự  hy sinh đó. Mà ngay trong thế hệ của chúng ta, cũng còn nhiều người chưa thấy hết được ý nghĩa to lớn của sự hy sinh lớn lao đó ! TP thật sự đã cảm thấy nhẹ lòng. Như là làm được việc gì đó, thật ý nghĩa với ae, với đồng đội. Nhất là với các đ/c đã hy sinh vì:

                                                              " ĐỘC LẬP TỰ DO CỦA TỔ QUỐC"

               Giờ đây nắng đã bừng lên! Cuộc sống đã thanh bình. Đất nước đã trọn niềm vui. Các em nhỏ dọc miền biên cương lại được xúng xính trong bộ đồng phục mới, tung tăng, cắp sách đến trường, với nụ cười thơ trẻ thắm trên môi. Dọc miền BGTN của Tổ Quốc không còn bóng dáng của lũ quỷ áo đen tàn ác. Chiến thắng này góp phần làm cho các linh hồn của đồng bào ta dọc miền biên giới bị chúng tàn sát dã man, được nhẹ nhàng siêu thoát. Cuộc chiến tranh BGTN đã coi như kết thúc sau trận chiến đấu và thắng lợi ở NĂM CĂN, HÒA HỘI Thuộc tỉnh Tây Ninh. Đó là bước ngoặc, là dấu chấm hết và chúng ta đã giành chiến thắng lẫy lừng. Chiến thắng này, được ví gần như là dấu ấn của trận "Điên Biên Phủ". Kết thúc cuộc chiến tranh BGTN. Nhưng cũng vì những vấn đề tế nhị, nên chúng ta không được tuyên truyền về chiến công, chiến thắng này nhiều.

               TP THÀNH TÂM KÍCH CHÚC, CÁC BẠN, CHÚC AE CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN CÓ NHIỀU SỨC KHỎE, CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 11:34:33 am gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #586 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 08:49:23 am »

                           Tôi còn nhớ, đúng ngày này của 33 năm trước. Ngày 28/12 khi chiến dịch mùa khô 78-79. Mà trận đánh mở màn tiêu diệt quân Pốt, lấn chiếm khu vực 5 xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Với ý đồ ngông cuồng, vượt sông Vàm Cỏ Đông. Đánh chiếm thị xã Tây Ninh, Núi Bà Đen. Đã hoàn toàn thắng lợi. Thắng lợi hơn cả sự mong đợi của các cấp chỉ huy. Cùng anh em cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 341. Cùng các Trung đoàn 201, Trung đoàn 14. Các Tiểu đoàn Công binh, Pháo binh, Xe tăng, Thiết giáp. Cùng các đơn vị phối thuộc khác. Cùng LL dân quân du kích, bộ đội địa phương huyện Châu Thành. Trận đánh cũng kết thúc đúng vào ngày 28/12 .

                           Ngày 28/12/78. Đất trời Năm Căn - Hòa Hội, chan hòa ánh nắng. Bầu trời nơi biên cương như đẹp hơn, xanh hơn, cao hơn, lộng gió hơn. Miền biên cương thanh bình, sau những ngày giông tố, bão lửa hờn căm. Của tiếng súng, tiếng pháo, tiếng hô xung phong. Sức mạnh của nghệ thuật quân sự, ý chí, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Như sức mạnh vô song của Thánh, của Thần công lý, giáng lên đầu thù. Dòng sông Vàm Cỏ Đông lại trong xanh, hiền hòa, uốn chảy. Nhưng đã có lúc nước sông nơi đây nổi giận. Nước đã: “Dựng thành đồng”. Đã dìm bao xác thù. Những nhành lan rừng tỏa hương. Những bông mai vàng rực rỡ, sớm nở, khoe sắc. Đón chào chiến thắng trong niềm hân hoan, vui mừng tột độ của quân và dân Tây Ninh. Cùng các đơn vị chủ lực của Quân đoàn 4. Cùng vinh dự lớn lao, khúc khải hoàn ca, dành tặng cho các chiến sĩ Sư đoàn 341 Anh Hùng.

                            Chỉ 5 ngày đêm liên tục chiến đấu. Sư đoàn 341, Đoàn bb Sông Lam, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ và BTL Quân đoàn 4. Cùng sự phối hợp nhịp nhàng, của các đơn vị bạn. Đã đập tan 3 Sư đoàn (703-340-221) của Pốt. Chúng định dùng các đơn vị này, đánh vào hướng thị xã Tây Ninh. Tiêu diệt và làm tan rã 3 Trung đoàn. Trung đoàn 31 của Sư đoàn 703. Trung đoàn 23 của Sư đoàn 340. Trung đoàn 13 của Sư đoàn 221. Tiêu diệt hơn 1000 tên. Bắt sống hàng 100 tên, cùng một số hàng binh. Thu được gần 1000 khẩu súng các loại. Thu được 5 ô tô, 14 máy thông tin vô tuyến. Bắn cháy gần chục chiếc tăng và thiết giáp. Phá hủy nhiều kho hàng cùng vũ khí, phương tiện chiến tranh của Pốt. ( theo thống kê chiến tích của Sư đoàn 341).

                            Trận đánh Năm Căn, rừng Hòa Hội tuy ngắn. Nằm trong chiến dịch mùa khô 78-79. Nhưng ý nghĩa thắng lợi là vô cùng lớn lao. Nó không dừng lại ở ý nghĩa tiêu diệt địch và thu hồi vũ khí của Pốt, bắt sống được nhiều tù hàng binh. Giành lại các vùng đất rộng lớn bên bờ Tây sông Vàm Cỏ Đông. Đã bị bọn Pốt lấn chiếm.

                              Cũng không phải chỉ ở ý nghĩa, là chúng ta đã bẻ gẫy một mũi nhọn. Trong kế hoạch mùa khô của địch. Mà còn có một ý nghĩa sâu xa, to lớn hơn nhiều. Đúng như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ủy viên BCT, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, đã nhận định thắng lợi này. Trong báo cáo của Chính phủ, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 6 là:

              “ Chúng ta, đã đập tan cuộc tiến công quy mô lớn của bọn xâm lược Pôn Pốt – IengXaRi. Quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi oanh liệt. Lập lại hòa bình trên Biên giới Tây Nam Tổ Quốc. Dập tắt lò lửa chiến tranh, rất nguy hiểm ở phía Tây Nam nước ta”..

                             Đại đội 1, trong những ngày này, anh em tôi thật vui. Hòa trong cái niềm vui thắng trận của Sư đoàn. Đơn vị được lệnh, dừng chân, chốt giữ tại khu rừng, giáp Biên giới phía Tây của Năm Căn - Hòa Hội. Khu vực này đã thật thanh bình, im tiếng súng.

                             Tới ngày 31/12 thì đơn vị được lệnh: Chuẩn bị tiến công sâu vào đất địch, theo tiếng cứu gọi của “Bạn”. Của nhân dân Cămpuchia, của dân tộc Khơme. Mọi người lại bắt tay vào chuẩn bị cho trận chiến mới. Riêng tôi thì được lệnh điều động lên BCT Trung đoàn nhận nhiệm vụ mới.
                            
                            Chiều ngày 31/12/78 khi hoàng hôn gần tắt. Tôi bịn rịn, bắt tay và ôm hôn từng anh em trong BCH. Từng anh em cán bộ, chiến sĩ trong Đại đội. Những lớp người đã cùng tôi sống và chiến đấu 457 ngày, dọc miền biên giới Tây Nam. Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đói, khát, lội sình, lội ruộng thâu đêm. Để làm nên chiến thắng. Có biết bao lớp cán bộ, chiến sĩ, đã đổ máu hy sinh. Mang theo trên mình thương tật suốt đời. Họ đã cùng tôi, tô thắm thêm truyền thống của Đại đội, của Tiểu đoàn. Cao hơn nữa là truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm. Đánh giặc, giữ nước của Quân đội Việt Nam anh hùng, dân tộc Việt Nam anh hùng.

                           Tôi khoác bồng, vai đeo súng về BCT Trung đoàn, trong sự bất ngờ, bịn rịn, nuối tiếc của anh em và BCH Đại đội. Tôi bước đi khi tia nắng cuối ngày gần tắt. Một cảm giác buồn đến khó tả. Câu hát: “Chiều biên giới em ơi” bỗng đâu chợt đến. Thật xao xuyến, thật dịu ngọt thiết tha, nhớ nhung và cũng thật…. buồn.
  
                   Tranphu341 xin phép dừng phần 2 của Topic tại đây. TP xin được trân trọng cảm ơn Ban quản trị, cùng các bạn đã quan tâm theo dõi bài kể. Đã góp thêm nhiều ý kiến, cùng bài viết. làm cho Topic này, ngôi nhà của TP lúc nào cũng vui và thật sự ấm nồng tình đồng đội.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 11:39:59 am gửi bởi tranphu341 » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #587 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 09:00:58 am »

              Giờ đây nắng đã bừng lên! Đất nước đã thanh bình. Các em nỏ dọc miền biên cương lại được xúng xính trong bộ đồng phục mới, tung tăng, cắp sách đến trường. Dọc miền BGTN của Tổ Quốc không còn bóng dáng của lũ quỷ áo đên tàn ác. Chiến thắng này góp phần làm cho các linh hồn của đồng bào ta dọc miền biên giới bị chúng tàn sát dã man, được nhẹ nhàng siêu thoát. Cuộc chiến tranh BGTN đã coi như kết thúc sau trận chiến đấu và thắng lợi ở NĂM CĂM, HÒA HỘI Thuộc tỉnh Tây Ninh. Đó là bước ngoặc, là dấu chấm hết và chúng ta đã giành chiến thắng lẫy lừng. Chiến thắng này, được ví gần như là dấu ấn của trận "Điên Biên Phủ". Nhưng cũng vì những vấn đề tế nhị, nên chúng ta không được tuyên truyền về chiến công, chiến thắng này nhiều.

               TP THÀNH TÂM KÍCH CHÚC, CÁC BẠN, CHÚC AE CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN CÓ NHIỀU SỨC KHỎE, CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!

Nếu các anh có thể đi dọc biên giới tây nam tổ quốc , sẽ thấy nơi đây đời sống của nhân dân giàu lên rõ rệt . Nhất là những năm gần đây cao su , hạt tiêu lên giá thì dân làm giàu , mỗi nhà ít thì chỉ khoảng 2,3 ha cao su là đã có thu nhập ổn định ( mỗi ha thu nhập khoảng 15 triệu/1ha/tháng )  , còn phần nhiều là 5,7 ha , nhiều hơn có thể cả trăm ha . Bây giờ nói về dân miệt Tây Ninh , Sông bé , thì dân TP còn nhiều người mơ ước đấy anh TP ạ. Đó cũng là nhờ xương máu của các anh và đồng đội của các anh đã đổ xuống giữ gìn cuộc sống này .  Mong đất nước ta được hưởng hòa bình lâu dài , nhân dân ấm no, hạnh phúc .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #588 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 09:10:47 am »

gui lai
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 09:20:37 am gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #589 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 09:16:41 am »

Tôi còn nhớ, đúng ngày này của 33 năm trước. Ngày 28/12 khi chiến dịch mùa khô 78-79. Mà trận đánh mở màn tiêu diệt quân Pốt, lấn chiếm khu vực 5 xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Với ý đồ ngông cuồng, vượt sông Vàm Cỏ Đông. Đánh chiếm thị xã Tây Ninh, núi Bà Đen. Đã hoàn toàn thắng lợi. Thắng lợi hơn cả sự mong đợi của các cấp chỉ huy. Cùng anh em cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 341. Cùng các Trung đoàn 201, Trung đoàn 14. Các Tiểu đoàn Công binh, Pháo binh, Xe tăng, Thiết giáp. Cùng các đơn vị phối thuộc khác. Cùng LL dân quân du kích, bộ đội địa phương huyện Châu Thành. Trận đánh cũng kết thúc đúng vào ngày 28/12 .

                           Ngày 28/12/78. Đất trời Năm Căn - Hòa Hội, chan hòa ánh nắng. Bầu trời nơi biên cương như đẹp hơn, xanh hơn, cao hơn, lộng gió hơn. Miền biên cương thanh bình, sau những ngày giông tố, bão lửa hờn căm. Của tiếng súng, tiếng pháo, tiếng hô xung phong. Sức mạnh của nghệ thuật quân sự, ý chí, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Như sức mạnh vô song của Thánh, của Thần công lý, giáng lên đầu thù. Dòng sông Vàm Cỏ Đông lại trong xanh, hiền hòa, uốn chảy. Nhưng đã có lúc nước sông nơi đây nổi giận. Nước đã: “Dựng thành đồng”. Đã dìm bao xác thù. Những nhành lan rừng tỏa hương. Những bông mai vàng rực rỡ, sớm nở, khoe sắc. Đón chào chiến thắng trong niềm hân hoan, vui mừng tột độ của quân và dân Tây Ninh. Cùng các đơn vị chủ lực của Quân đoàn 4. Cùng vinh dự lớn lao, khúc khải hoàn ca, dành tặng cho các chiến sĩ Sư đoàn 341 Anh Hùng.

                            Chỉ 5 ngày đêm liên tục chiến đấu. Sư đoàn 341, Đoàn bb Sông Lam, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ và BTL Quân đoàn 4. Cùng sự phối hợp nhịp nhàng, của các đơn vị bạn. Đã đập tan 3 Sư đoàn (703-340-221) của Pốt. Chúng định dùng các đơn vị này, đánh vào hướng thị xã Tây Ninh. Tiêu diệt và làm tan rã 3 Trung đoàn. Trung đoàn 31 của Sư đoàn 703. Trung đoàn 23 của Sư đoàn 340. Trung đoàn 13 của Sư đoàn 221. Tiêu diệt hơn 1000 tên. Bắt sống hàng 100 tên, cùng một số hàng binh. Thu được gần 1000 khẩu súng các loại. Thu được 5 ô tô, 14 máy thông tin vô tuyến. Bắn cháy gần chục chiếc tăng và thiết giáp. Phá hủy nhiều kho hàng cùng vũ khí, phương tiện chiến tranh của Pốt. ( theo thống kê chiến tích của Sư đoàn 341).

                            Trận đánh Năm Căn, rừng Hòa Hội tuy ngắn. Nằm trong chiến dịch mùa khô 78-79. Nhưng ý nghĩa thắng lợi là vô cùng lớn lao. Nó không dừng lại ở ý nghĩa tiêu diệt địch và thu hồi vũ khí của Pốt, bắt sống được nhiều tù hàng binh. Giành lại các vùng đất rộng lớn bên bờ Tây sông Vàm Cỏ Đông. Đã bị bọn Pốt lấn chiếm.

                              Cũng không phải chỉ ở ý nghĩa, là chúng ta đã bẻ gẫy một mũi nhọn. Trong kế hoạch mùa khô của địch. Mà còn có một ý nghĩa sâu xa, to lớn hơn nhiều. Đúng như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ủy viên BCT, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, đã nhận định thắng lợi này. Trong báo cáo của Chính phủ, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 6 là:

              “ Chúng ta, đã đập tan cuộc tiến công quy mô lớn của bọn xâm lược Pôn Pốt – IengXaRi. Quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi oanh liệt. Lập lại hòa bình trên Biên giới Tây Nam Tổ Quốc. Dập tắt lò lửa chiến tranh, rất nguy hiểm ở phía Tây Nam nước ta”..

                             Đại đội 1, trong những ngày này, anh em tôi thật vui. Hòa trong cái niềm vui thắng trận của Sư đoàn. Đơn vị được lệnh, dừng chân, chốt giữ tại khu rừng, giáp Biên giới phía Tây của Năm Căn - Hòa Hội. Khu vực này đã thật thanh bình, im tiếng súng.

                             Tới ngày 31/12 thì đơn vị được lệnh: Chuẩn bị tiến công sâu vào đất địch, theo tiếng cứu gọi của “Bạn”. Của nhân dân Cămpuchia, của dân tộc Khơme. Mọi người lại bắt tay vào chuẩn bị cho trận chiến mới. Riêng tôi thì được lệnh điều động lên BCT Trung đoàn nhận nhiệm vụ mới.
                            
                            Chiều ngày 31/12/78 khi hoàng hôn gần tắt. Tôi bịn rịn, bắt tay và ôm hôn từng anh em trong BCH. Từng anh em cán bộ, chiến sĩ trong Đại đội. Những lớp người đã cùng tôi sống và chiến đấu 457 ngày, dọc miền biên giới Tây Nam. Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đói, khát, lội sình, lội ruộng thâu đêm. Để làm nên chiến thắng. Có biết bao lớp cán bộ, chiến sĩ, đã đổ máu hy sinh. Mang theo trên mình thương tật suốt đời. Họ đã cùng tôi, tô thắm thêm truyền thống của Đại đội, của Tiểu đoàn. Cao hơn nữa là truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm. Đánh giặc, giữ nước của Quân đội Việt Nam anh hùng, dân tộc Việt Nam anh hùng.

                           Tôi khoác bồng, vai đeo súng về BCT Trung đoàn, trong sự bất ngờ, bịn rịn, nuối tiếc của anh em và BCH Đại đội. Tôi bước đi khi tia nắng cuối ngày gần tắt. Một cảm giác buồn đến khó tả. Câu hát: “Chiều biên giới em ơi” bỗng đâu chợt đến. Thật xao xuyến, thật dịu ngọt thiết tha, nhớ nhung và cũng thật…. buồn.
  
                   Tranphu341 xin phép dừng phần 2 của Topic tại đây. TP xin được trân trọng cảm ơn Ban Quản Trị, cùng các bạn. Đã quan tâm theo dõi bài kể. Đã góp thêm nhiều ý kiến, cùng bài viết. làm cho Topic này, ngôi nhà của TP lúc nào cũng vui và thật sự ấm nồng tình đồng đội.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 11:41:20 am gửi bởi tranphu341 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM