Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:26:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 316730 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #540 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 11:09:48 am »

              Chào bạn binhyen196O, bạn minshinh-1960, bạn dathao. Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của TP.

              Đúng như bạn by nói: Trong những ngày cuối năm 78 này, tình hình chiến sự dọc miền biên giới của ta và Pôt vô cùng căng thẳng. Những trận đánh lớn vẫn liên tục xẩy ra. Pôt đang tăng cường ép mình. Hòng chiếm 1 số điểm quan trọng cho chiến dịch mùa khô tới của chúng. Lúc đó ae mình với tầm nhìn của chiến sỹ, của cán bộ cấp A- B - C- D thì có lúc cũng đã nản lòng trước sự tấn công điên cuồng của Pôt. Nhất là khu vực Bến Sỏi rừng Hòa Hội. Đúng là nếu Sư 9 bị lui, Hướng Sư 341, Sư 2 bị lui. Thì chắc Sư đoàn 7 chỉ còn cách đánh thẳng tới Phnompeenh 1 mình. Có khi by và ae Sư 7 lại lập chiến công to cũng nên. Grin Grin Grin.

              Bạn dathao như vậy là có những tổng hợp tương đối chi tiết các bài viết của TP. TP cảm ơn bạn rất nhiều. Riềng về chuyện cô Cúc thì không phải là mối tình đầu đời của TP. Mà là mối tình nơi biên giới của TP thôi  Grin Grin Grin

              CHÚC CÁC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN KHỎE, CÓ NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 12:29:27 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #541 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 11:14:35 am »

                           Mùa khô đến. Lúc này khoảng giữa tháng 11/78 chiến sự dọc Biên giới Tây Nam, vẫn diễn ra vô cùng ác liệt. Bọn Pốt đã đưa tới 19/23 Sư đoàn trải dọc Biên giới Tây Nam. Chúng đã tổ chức tấn công quy mô lớn. Với ý định cài răng lược làm bàn đạp cho mùa khô, để tấn công Tây Ninh. Lúc này chúng đã chiếm được 28 điểm dọc Biên giới của ta. Có nơi như ở Kiên Lương - Kiên Giang chúng chiếm vào sâu tới 27km. Ý định sẽ đánh chiếm nhà máy xi măng Hà Tiên, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp cũng đã có nhiều điểm bị chúng chiếm giữ sâu vào đất ta từ 10 - 15km.

                          Hướng Tây Ninh, khu vực Bến Sỏi, tới bến Cây Sao. Chúng đã chiếm được toàn bộ khu vực rừng Hòa Hội, thuộc vùng bờ Tây sông Vàm Cỏ. Ở đây, chúng tập trung 3 Sư đoàn mạnh nhất là Sư đoàn 703-340-221. Với ý đồ vượt sông Vam Cỏ. Đánh chiếm huyện Châu Thành, thị xã Tây Ninh tới núi Bà Đen. Chúng đã tổ chức nhiều toán biệt kích, trinh sát vượt sông vào Tây Ninh. Trong rừng Hòa Hội, chũng đã tập kết được rất nhiều kho vũ khí, súng đạn lương thực, các LL “thanh niên xung phong” coi kho. Chúng lấy nơi này, làm địa điểm tập kết vượt sông.

                            Thật khôi hài và cũng là bài học về sự mất cảnh giác của bộ đội mình. Là chúng đã cử trinh sát vào tận đơn vị tăng của Lữ 22. Đang chốt ở Bến Sỏi, chúng chất rơm đốt 2 xe tăng của ta. Pháo binh của chúng đã vươn tầm, bắn rải rác vào  huyện Châu Thành, thị xã Tây Ninh để uy hiếp tinh thần dân chúng.

                           Về phía ta, đơn vị bạn chốt giữ khu vực chùa Bạch Bột, cũng đã bị chúng đầy lùi. Như vậy trung đoàn 273 - Sư đoàn 341 trở thành tuyến phòng thủ 1, dọc từ Bến Sỏi lên tới Búa Lớn. Những ngày cuối giữa tháng 12/78, tình hình còn nóng hơn. Khi rừng Hòa Hội sát đường 13, đã bị chúng bắn chặn bằng đạn 12,7 khi thấy ô tô chạy từ Bến Sỏi lên.

                          Trung đoàn sử dụng Đại đội 11, Tiểu đoàn 3. Do Đ/C Nguyễn Quang Vinh là Đại đội trưởng, Đ/C Thoảng Cviên trưởng( anh em hay gọi Đại đội trưởng là Vinh rồng, vì Vinh có tài nói chuyện và kể chuyện sôi nổi như rồng bay, rồng cuốn, hết sức sống động). Tám giờ sáng, anh em cắt rừng vào sâu rừng Hòa Hội. Thật bất ngờ, là chúng đã chuẩn bị kho tàng, lập căn cứ quy mô như lớn. Anh em báo về sở chỉ huy tình hình trên xin đánh. Nhưng Trung đoàn không đồng ý, yêu cầu Đại đội 10 trinh sát rộng hơn. Đại đội 11 cắt chéo sang hướng khác, cũng gặp rất nhiều Pốt. Bọn chúng đã phát hiện lực lượng ta, anh em vừa chiến đấu vừa rút. Nhưng Đại đội trưởng Vinh bị trúng đạn hy sinh.

                           Như vậy, ý đồ chiếm giữ rừng Hòa Hội làm bàn đạp tấn công thị xã Tây Ninh mùa khô là đã rõ. Về phía bạn, ngày 2/12/78 Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời. Với lá quốc kỳ là 5 ngọn tháp. Mặt trận đã nhanh chóng quy tụ đoàn kết dân tộc. Tập hợp các lực lượng vũ trang, cùng toàn dân. Đứng lên cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Ông HênxomRin đứng đầu. Cùng sự giúp đỡ và ủng hộ của Quân đội và nhân dân Việt Nam.

                            Đại đội 1 - Tiểu đoàn 1, chốt ngay tại khu vực bên phải Búa Lớn, sát rừng Hòa Hội. Cạnh trục đường 13 từ Bến Sỏi sang. Ven đường, nhưng có rừng cây thấp lúp súp. Anh em làm công sự chốt, tổ chức phạt cây trong khoảng 100 - 200m để tăng cường quan sát. Chống sự thuận lợi trong tiền nhập của Pốt. BCH Đại đội, tận dụng 1 cái nhà chòi của dân ngay sát đường. Vượt lên trên theo trục đường 13, là các chốt của  Tiểu đoàn 3. Tiểu đoàn 2 và các cơ quan Trung đoàn ở bên trái đường. Như vậy là Tiểu đoàn 3 lần này lại là điểm chốt tiền tiêu cao hơn. Dọc con lộ 13, tới ngã ba Săng Ke, tới Chóp là  các đơn vị của Sư đoàn 2, tiếp đến các chốt của Sư đoàn 7.

                               Nhìn bản đồ hiện trạng, thì chỉ còn có Sư đoàn 7 là vẫn đang giữ được khu vực Chóp. Còn từ Chóp xuống đến Sỏi, các đơn vị, đang phải lùi về sát trục đường 13. Nhất là từ khu vực Chùa Bạch Bột, đến cả khu vực rừng Hòa Hội của ta, đang bị Pốt lấn chiếm. Pháo binh của chúng, đã bắn sâu vào khu vực thị xã. Phà Bến Sỏi, là một trọng điểm của pháo binh của chúng chấm tọa độ. Những chuyến phà qua lại, ae đều được nhìn những cột nước dựng đứng, do đạn pháo của chúng bắn tới. Bị sức ép của đạn pháo, cá chết nổi trắng sông. Khu vực Bến Sỏi và rừng Hòa Hội, những ngày cuối tháng 12/78 thật sự đang nóng như chảo lửa lớn. Chảo lửa của chiến tranh tàn khốc đang bùng lên từng giờ.

                           Anh em cán bộ, chiến sỹ các đơn vị trong Tiểu đoàn, rất ái ngại, rất sốt ruột. Khi thấy mình đang bị Pốt ép, áp lực rất mạnh từ 3 Sư đoàn tinh nhuệ của Pốt.
Logged
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #542 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 01:44:51 pm »

 Không lẽ giữa tháng 11 năm 1978 Pốt đã cho cả trung đoàn luồn sâu vào chiếm lĩnh rừng Hòa Hội ,bờ tây sông Vàm cỏ làm bàn đạp gần hai tháng trời mà ta không làm gì.Hay đơn vị thay chốt bác tranphu341 bật chốt địch vào tận sau lưng E38 và E209 rồi còn gì? Từ đó mà Pốt dấn ngược lên phía đông mấy tiếng hành quân thì còn gì cái đập Dầu Tiếng nữa Thành Phố Hồ Chí Minh chắc nó cho ngập luôn.Quả thật những ngày giữa của tháng 11 mãi khuya trăng mới lên Pốt đánh rất mạnh hướng E38 Bắc Chóp, chắc khó nhằn.khoảng tầm cuối tháng 11-1978, Pốt tổ chức đánh rất mạnh vào chốt C1D7E209 ở bên phải con lộ hướng Nam Chóp. Ta và địch đánh nhau rất ác liệt giành giật từng tấc đất,nhất là vị trí chốt hầm tiền tiêu của C1. Mấy lần bật chốt D phải tổ chức cho đội hình dự bị lên tăng cường quyết giành lại chốt tiền tiêu đã mất đưa anh em hy sinh ra ngoài và chốt giữ...

Em tò mò phát, bác nào giải thích giúp chuyện địch nó lấy rơm đốt xe tăng của ta ấy?

Nghe nó cứ ngồ ngộ thế nào ấy? Phải phong tặng Ponpot cái huân chương diệt xe tăng mới phải Huh Lịch sử đánh tăng của thế giới, không ai siêu bằng Pốt Huh
Trong lịch sử đánh tăng thế giới thì không biết,chứ Pốt đúng là siêu,nhưng mà đốt xe tăng của Pốt. Cái năm 1979 hình như trong lần đuổi Tà Mốc C3D7E209 đụng cái xe tăng hết đạn của Pốt,báo hại cả trung đoàn 209 đuổi theo vết xích nó cả ba ngày trời. Sau D8 chộp được khi nó hết xăng,ngày đó anh em nói nó chôn cái xe xuống hố mới được một nửa, thì lính mình đến nên nó mới đốt,mà đốt bằng củi... Grin

                         -------------------------------------------------------------------------------------------------------

 
Ông bạn của tôi không lãng phí tài nguyên của diễn đàn như vậy nhé.

 Không phải bắt sống tăng của Tà Mốc đâu bạn ạ, lúc đấy tháng 3.1979 là đang đánh Amleang thì Tà Mốc chưa được điều động từ Thái Lan về làm TL Quân khu Tây Nam K. Cũng không phải D8 bắt sống xe tăng địch mà là D9 E209 F7 bắt sống xe tăng địch hết xăng và cũng cả hết đạn. D trưởng Thục tay lăm lăm K54 ốt thẳng vào xe tăng địch hô anh em xung phong, hình ảnh và hành động anh hùng của người chỉ huy D9 ấy nằm sâu trong ký ức những người lính D9 E209. Grin
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 06:11:22 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #543 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 09:28:13 pm »

 Em hỏi các bác lính 22/8/1978 của F7, họ bảo chưa nhìn thấy xe tăng của Pốt đánh nhau với ta bao giờ? Các bác ấy bảo: Khi đó chúng nó "hết vẹo" rồi, làm gì có tăng mà đánh?

Nhưng 1 bác cựu D9-E209-F7 thì khẳng định: Tao nghe thấy tiếng nổ ầm ầm của nó, khi bỏ chạy, ông Thục(Bùi quang Thục), rút súng ngắn hô xung phong(nghĩ lại thấy cũng kinh, nó mà lia đại liên thì hỏng nặng, ông ấy liều thật, nhưng may mà nó không chống cự)Tao thì chợt nghĩ, xung phong bằng súng ấy, thì như là...gãi ghẻ xe tăng thôi? Tao cũng xách AK và chạy theo ông ấy, nhưng con tăng ấy nó tý hút con mẹ hàng lươn rồi Huh Tao cũng thấy tăng 1 lần nữa, nhưng cả chục chiếc, cháy vàng khè cũng có, cháy đen kịt cũng có trên đường đi càn(ta hay gọi là truy quét). Chẳng biết tăng đó của ta hay địch nữa. Cả đơn vị cũng không ai biết tăng cháy ấy là của ai?

Lại thêm 1 chuyện tăng nữa sáng hôm 8/1/1979? Tao ngó nghiêng, gặp ngay thằng Khánh vệ binh nó bảo: Thằng Khiêm nó cháy trụi hết các loại lông rồi, nhưng nó không chết, nó bảo tao "Cấm thằng nào phô u tao là tao bị thương, thằng nào bảo tao chết thì thằng đó...chết với tao, cha tiên sư thằng Pốt, nó bắn hiểm thật, 1 phát trúng luôn thùng dầu con M113+20 thằng E141 ngồi trên đó. Tao Phạm Khiêm phải...100 năm nữa mới chết." Huh Grin
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 10:02:07 pm gửi bởi GiangNH » Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #544 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 11:22:49 pm »

Đọc bài viết vừa rồi của bác TP,thấy tình hình có vẻ căng thẳng quá!
Khu vực từ bến Sỏi tới bến Cây Sao là từ đâu tới đâu vậy bác?
Như vậy là chỉ riêng khu vực nầy Pot đã huy động tới 3 sư đoàn tinh nhuệ,và như bài viết của bác thì ở khu vực nầy ta chỉ có sư 2-quân khu 5 và trung đoàn 273 của bác mà thôi.Không biết lúc nầy thì E 266 và E 270 còn phối thuộc với sư 9 hay đã về đội hình của sư 341 ?Nếu như chưa về thì phía ta chỉ có hơn 1 sư ,còn phía Pot có tới 3 sư?Lực lượng địch quá áp đảo cho nên ta phải lùi về phòng thủ ?
Thời điểm nầy ( giửa tháng 11/78 ) không biết quân đoàn 3 đã chuyển quân tới Tây Ninh chưa vậy bác TP?Địa bàn đảm nhiệm của quân đoàn 3  và sư 302, theo như Yta 262 viết thì đảm nhiệm từ Bến Cầu trở lên hướng bắc tới Samat.
Với tình hình nầy nếu không có sự điều chỉnh chiến lược,không điều quân cân xứng với Pot thì ta dể vở trận .Pot hiện giờ đang muốn chọc thủng tuyến phòng thủ của ta...!
Trong khoảng thời gian nầy ở hướng quân khu 7,sư 5 và sư 303 đã đánh qua ngã ba Soul và đang đánh  lên sông Cholong.Đại đội tôi vào ngày 15/11/78 đi thọc sâu làm cầu sông Măng cho lử đặc công 117 đưa quân lên đánh chặn đường rút quân của Pot ở lộ 7.Giai đoạn nầy thật sự rất là căng thẳng ,khẩn trương trên toàn tuyến biên giới Tây Nam...
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #545 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 11:06:20 am »

                  Chào bạn binhyen1960, bạn GiangNH, bạn minhsinh-1960, bạn dathao. TP cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của TP. Điều này đã làm cho TP thêm nhiều niềm vui để tiếp cuộc hành quân đánh Pót cuối năm 78 với rất nhiều cam go ác liệt của toàn cục dọc biên giới này.

               - Bạn by TP nói là ae lính "Cậu" Hà Nội, Hải Phòng nghịch ngợm, lười gác, ngại gác, chứ không phải bỏ gác.
 Grin Grin Grin

               - Bạn dathao. Thực sự cuối năm 1978 tình hình chiến sự là đang rất căng thẳng dọc tuyến biên giới như TP đã nói là Pót đã chiếm được tới 28 vị trí cũng rất chiến lược và quan trọng. Khu vực rừng Hòa Hội là 1 khu vực rộng lớn. Diện tích rừng thời đó khoảng 1500 ha thuộc đất 2 xã: Hòa Hội và Thành Long. Chiếm được rừng Hòa Hội thì như vậy chúng đang chiếm được các xã Hòa Thạnh, xã Biên Giới nữa. 2 xã này nằm sát biên giới của ta và K. Bến Cây SAO là nơi tiếp giáp của Hòa Hội và xã Phước Vinh gần khu vực Lò Gò Xa Mát. Cách huyện lỵ Châu Thành khoảng 18km.

               Cuối tháng 12 Sư đoàn đã cơ động 2 Trung đoàn 266-270 từ đường 1, về Trấn giữ khu vực huyện Châu Thành. Để chuẩn bị cho chiến dịch. TP sẽ cụ thể thêm ở bài viết tiếp theo.

               Trên đây là 1 số hiểu biết của TP. Có gì chưa thật chuấn xác mong ae bổ xung cho hoàn thiện.

                CHÚC CÁC BẠN CÓ NHIỀU SỨC KHỎE VÀ NIỀM VUI CÙNG CUỘC SỐNG!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #546 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 11:13:41 am »

                           Tình hình ở khu vực Bến Sỏi Búa Lớn rừng Hòa Hội thật nóng. Các đơn vị chốt chặn thì sốt ruột, trong khi đó 2 Trung đoàn 266 - 270 vẫn đang tăng cường cho Sư đoàn 9, hướng đường 1. Anh em Trung đoàn 273 cảm thấy có gì như bất ổn.

                            Ngày 19/12 ngay tại vị trí chốt của Đại đội 1 khu vực Búa Lớn. Anh em tôi gặp đoàn cán bộ của Trung đoàn và Sư đoàn, vượt phà sang thị sát thực địa. Tôi hỏi đồng chí Chu Đức Hùng là Trung đoàn phó, Tham mưu trưởng Trung đoàn( đ/c Hùng trước là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 của tôi) là: Tại sao lại để Pốt ép mình thế này, mà lực lượng của ta đâu không đánh. Nó đang vào trong rừng rất đông. Như vậy chúng chiếm được mấy xã rồi còn gì? Đ/C Trung đoàn phó Chu Đức Hùng nói : “ Các cậu cứ chốt giữ cho chắc cái đã, nó vào bao nhiêu là chết bấy nhiêu thôi”!

                            Tôi thầm nghĩ: “ cái ông này lạc quan tếu, tình hình như thế này mà vẫn đùa được”. Pháo 105 ly và ĐKZ của chúng vun vút qua đầu chúng tôi. Không hiểu cấp trên xử lý thế nào?

                             Ngày 22/12 ngày Tết truyền thống của Quân đội gần tới, các đơn vị được cấp tiêu chuẩn ăn tết kỷ niệm ngày thành lập Quân đội sớm. Ngày 20/12/78, Đại đội tôi cử đ/c, Hùng quản lý, đ/c Khoa Năng Thược Quản Trị trưởng. Tổ chức cho tiếp phẩm vượt sông qua phà Bến Sỏi. Về bên kia mua thực phẩm tươi sống,  cấp phát cho các Trung đội. Tối 20/12 BCH Đại đội tôi đủ 4 người. Cùng đ/c Khoa Năng Thược, là Quản trị trưởng, đ/c Hùng quản lý, 2 y tá, 2 đ/c liên lạc cũng có một bữa cơm thịnh soạn. Gọi là ăn Tết truyền thống Quân đội. Đặc biệt có thịt gà luộc, thịt trâu xào với rau muống, cùng 1 một vài món nữa. Đủ cả rau thơm, gia vị, hành tỏi, với một bi đông rượu. Trong tiếng vo vo của đạn pháo 105 của Pốt, tiếng rít của ĐKZ qua đầu. Tối mờ mờ, anh em tôi vẫn cụng bát rượu, để chúc mừng ngày lễ. Bữa tiệc dã chiến thật vui, thật ngon. Ai nấy ăn hào hứng, kệ cho những gì đang xẩy ra. Lính mà, ăn cái đã. nhưng bữa tiệc cũng thật vội, trong sự hối hả của chiến trường.

                             Có một kỉ niệm nhớ đời, trong bữa cơm đó. Hồi đó tôi không ăn được ớt cay. Trời tối nhập nhoạng, vừa tớp được hớp rượu, gắp ăn miếng trâu xào rau muống ngon tuyệt. Tới miếng gắp thứ 3, tôi vừa nhai thì kêu ối 1 cái. Tôi như bị điện giật, đứng bật lên, ôm lấy đầu chạy ra ngoài. Lè vội miếng rau thịt ra. Tôi đã nhai phải cả 1 quả ớt thóc, loại ớt bé mà thật cay. Làm tôi bị tê xốc lên tận đỉnh đầu. Tê hết cả phía bên hàm trái, tê nhức đến mức không thể ăn tiếp được nữa. Anh Tiến, anh Đạc nhìn nhau cười. Hóa ra không phải tôi gắp nhầm quả ớt, mà là do anh Tiến tinh nghịch gắp bỏ vào bát tôi. Trời tối, tôi vội ăn không thể nhìn thấy được.

                             Ngay từ 8h tối, ngày 20/12 các loại súng của Pốt đã rộ lên phía chốt tiền tiêu của Đại đội 10 tiểu đoàn 3. Anh em kiên cường chống trả, xong bọn Pốt cũng quyết tâm chiếm khu vực Đại đội 10 bằng được. 11 lần chúng tấn công vào Đại đội 10 bằng rất nhiều hỏa lực mạnh. Điên cuồng như bọn thiêu thân. Chúng coi đây là trận đánh chiếm cửa Mở vào khu vực Búa Lớn. Mở đầu cho chiến dịch mùa khô của chúng. Anh em kỹ thuật phát hiện tới 22 đầu máy thông tin ở khu vực này của Pốt. Cối 82 của Tiểu đoàn 3- Tiểu đoàn 2 cũng bắn hỗ trợ cho Đại đội 10. Đến gần sáng Trung đoàn cho Đại đội 10 bỏ chốt lùi về giáp trục đường 13. Bọn Pốt hý hửng “ thừa thắng xốc tới” chúng chiếm chốt của Đại đội 10. Tiếp tục lấn dũi chốt của Đại đội 9. Sau một vài đợt tập kích của Pốt vào đại đội 9, ae chống trả rất quyết liệt. Nhưng rồi cũng được lệnh bỏ chốt, về lập tuyến phòng thủ sát đường 13 phía Bắc Búa Lớn.

                            Như vậy là toàn bộ Trung đoàn 273 đã lùi về lập phòng tuyến chốt chặn dọc đường 13 từ Bến Sỏi Tới Búa Lớn. ( Đúng ra là đường Tỉnh lộ 781 của ta nối sang đường 242 của K. Gặp tiếp đường 13 của K. Nên ae tôi cứ thường gọi chung là đường 13). Bọn Pót ăn mừng chiến thắng đầu tiên của mùa khô 78-79. Chúng càng dồn lực lượng vào khu vực này càng đông. Trước diễn biết của tình hình chiến sự như vậy. Anh em chúng tôi càng thật sự bồn chồn, lo lắng. Song vẫn không có sự giải đáp của cấp trên.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 02:24:00 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #547 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 11:46:28 am »

Chào bác TP! Đọc bài của bác tới phần này em có cảm giác mùi máu ,da thịt người cháy khét nẹt(của Pốt) , chẳng hiểu sao em còn thấy có cả hình ảnh trái bom, đạn pháo "to" cấp Quân đoàn tăng cường.
Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #548 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 11:52:31 am »

 Trận chiến đang nóng bỏng từng giờ , như vậy là thời gian này quân ta và pốt đã ở thế cài nhau xét trên toàn tuyến BGTN ,có chỗ chúng đã lấn sâu vào đất ta như Hòa hội,búa lớn ,An Giang,Kiên Giang,có nơi ta đã ở sâu trong đất chúng như hướng Chóp và Snuol, thời gian này bom đạn các loại của ta thu được sau 30-4-1975 vẫn còn nhiều ,chắc cấp trên chủ động lùi lại nhử chúng vào rọ rồi cất lưới một thể lấy thành tích chào mừng 22-12 đây !
 Các chuyên gia bản đồ thì bác h3 đang còn ở K trên đường về ,bác yta262 ,Tuans đâu rồi ,hỗ trợ bác Tranphu tấm bản đồ tác chiến đi !
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 12:26:05 pm gửi bởi bschung » Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
KGB90
Thành viên

Bài viết: 4



« Trả lời #549 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 12:01:17 pm »

Cho lính ăn 22-12 trước như vậy là ta đã có chuẩn bị trước khi Pot mở tổng tấn công toàn biên giới của ta phải không bác, giống như trước kia Quang Trung cho quân ăn tết sớm vậy.
Logged

Ðã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông. Trong cuộc trần ai, ai dễ biết. Rồi ra mới rõ mặt anh hùng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM