Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:23:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 316713 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #470 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 08:48:02 am »

               Chào bạn minhsinh-1960, bạn SaigonTrai, bạn bschung, bạn binhyen1960, bạn HAN-DCT, BẠN HIEUC3D26f7, bạn haanh, bạn quannhu172. Vui quá, rất là vui. Tranphu341 rất trân trọng và cảm ơn các bạn đã đến thăm nhà TP. Có bạn đến thăm nhiều lần, măc dù TP vắng nhà. Các bạn đã có nhiều trao đổi, tranh luận về 1 số tình tiết mà TP nêu ra đại cương, thực trạng xã hội và nền kinh tế, cuộc sống của nhân dân, của lính mình. Những diễn biến phức tạp của xã hội của cuộc sống mà chúng ta, đất nước ta, đã phải trải qua và và kiên cường vượt lên giành thắng lợi như bây giờ.

               Đất nước ta đã nhanh chóng đổi mới, hòa nhập với Quốc Tế. "Hòa nhập, chứ ko bị hòa tan". Hiện tại ai cũng thấy nền Kinh tế chúng ta đang đứng ỏ thứ hạng nào? Theo sự đánh giá của các tổ chức có uy tín trên thế giới. Chúng ta đã vượt lên rất nhanh khi vượt qua khỏi 2 cuộc chiến tranh ở 2 đầu đất nước. Với 1 sức mạnh vô song của Phù Đổng thật nể phục.

                Chúng ta đã không bị như Bắc Triều Tiên, Hay Cu Ba. Đang còn rất nghèo đói. Họ đã phải sang học tập cách làm của chúng ta trong công cuộc đổi mới. Chúng ta cũng không phải trả giá cho 1 cuộc nội chiến tiếp theo để dẫn đến sự ổn định như 1 số nước.

                 TP không có ý tranh luận trong vấn đề TP đã nêu. Mà chỉ có ý kể lại quãng thời gian khốn khó của đất nước sau cuộc chiến tranh dài. Chúng ta có thấy hết được những khó khăn đã có. Giờ đây chúng ta mới thấy được hết ý nghĩa của sự thành công trên con đường xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc, dân giầu, nước mạnh. Đó đây trong cuộc sống chúng ta ai cũng thấy còn có những bức xúc nho nhỏ, nó như cái gai nhỏ, vướng vào tay chân , quần áo ta trên con đường đến với vinh quang. Nó cũng phần nào làm giảm đi lòng tin, giảm đi khí thế của chúng ta trong cuộc sống. Làm chậm bước tiến phát triển xã hội. Tai nạn giao thông, những tệ nạn xã hội khác vv... Nhưng cao nhất vẫn là sự ổn định chính trị của đất nước được giữ vững. Chứ bây giờ mà chỗ nọ, chỗ kia cứ ùng oàng đánh bom, chết dăm ba người. Thì thử hỏi cuộc sống của chúng ta sẽ phức tạp thế nào? Ai là người giám nghĩ đến làm giầu nữa. Grin Grin Grin.

                  TP xin lỗi các bạn vì đã hơi giông dài. Nhưng mong các bạn hiểu thành ý của TP. TP rất trân trong các ý kiến của các bạn.                        
                                   NẾU CÓ GÌ CHƯA ĐÚNG TRONG CÁCH NÓI, CÁCH DIỄN ĐẠT, XIN ĐƯỢC LƯỢNG THỨ.

                  TP CHÚC CÁC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN KHỎE, "LUÔN CÓ NHIỀU LÃI", ĐÓ LÀ NIỀM VUI CỦA CỦA SỐNG!
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 01:01:35 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #471 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 08:49:25 am »

Bác BSChung nên đọc lại mình viết cái gì nhé.  Mình thích những ai viết lên những sự thiệt như Bác Tranphu361.  Còn chuyện kinh tế và chính trị thì mình xin miễn bàn.

 Xin được hỏi bạn SaigonTrai: Ngoài 2 vấn đề trên là kinh tế và chính trị của Đất nước mà bạn không muốn bàn thì bạn muốn chúng ta thảo luận về vấn đề gì đây?

 Hay chúng ta bàn về chuyện: Chúng tôi những người lính cầm súng chiến đấu ở BGTN bảo vệ lãnh thổ và sự bình yên của Tổ quốc, nhưng khi về đến Sài gòn hỏi đường xá thì vài người dân Sài gòn cũng không chỉ đường cho nhé. Nếu có thể bàn sâu hơn về những ánh mắt ghẻ lạnh, xem thường người lính gìn giữ biên cương vì bộ quân phục bạc màu nhàu nhĩ và trong túi không có quá nổi vài đồng bạc lẻ nhé.

 Tôi nghĩ thành ngữ "Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo" là câu nói người dân VN thường dùng, chẳng vì thế mà xúc phạm đến ai đang định cư ở nước ngoài hiện tại, thành ngữ này có từ khi người định cư ở nước ngoài chưa có mặt trên cõi đời này rồi.

Qua câu chuyện chiến đấu cuả đơn vị bác TP, công tác chính trị tư tưởng trong quân đội và cả trong đời thường là rất quan trọng. Trong quân đội, cá biệt có những anh lính bể trận, có những anh lính 1972 dầy dặn kinh nghiệm nhưng không có lòng tin vào chiến thắng, động viên bằng chính trị cũng không xong, đất hứa đất hẹn gì họ cũng mặc, chê trách họ sao đây? Hay thôi cứ mặc kệ, cứ đẩy họ vào trận, rồi ra sao thì ra? Đâu phải thuộc diện kinh tế so đo giữa chiến trường và hậu phương mà đâm ra mất tinh thần chiến đấu chứ, xử lý sao đây? Theo yta262 thấy lính thuộc diện bể trận, không còn niềm tin nữa, động viên mấy cũng không xong thì đành chuyển công tác hay giải ngũ, cưỡng ép cũng chả có lợi gì, phải không các bác. Tình hình kinh tế xã hội khó khăn cũng vậy, động viên chính trị không xong thì thôi hết thuốc chữa rồi!

@Bschung: Có bao giờ Bschung nghĩ đến "lòng tin"? Lòng tin cuả con người rất quan trọng, làm gì cũng phải có lòng tin. Nói chi đến chiến đấu, muốn chiến đấu thì tất nhiên phải có niềm tin. Biểu hiện cuả mất niềm tin là tư tưởng không thông. Bộ đội ta có câu: "tư tưởng không thông cầm bình tông không nổi". Có một số người không phải thèm vật chất đến nỗi phải "đi tìm vùng đất hứa", mà họ chỉ đơn giản mất niềm tin hoặc nhiều lý do khác chả liên quan gì đến vật chất cả. Hoàn cảnh đưa đẩy việc định cư ở nước ngoài thì không phải ai ai cũng quên mất tổ quốc đâu. Có chắc rằng những người ở VN đều yêu nước cả không? Khà khà, cứ như ông Phương khè E88 đó, chắc gì ổng không yêu nước, chắc gì ổng vật chất không còn nghĩ đến anh em đồng đội một thời khói lửa chiến chinh với nhau? Coi vậy mà không phải vậy đâu nhé  Grin.

Nhà thơ LX Gamzatov có một câu nói nổi tiếng: "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác", ai có lương tri đều biết điều đó. Mục đích ôn lại quân sử nói riêng, học lịch sử nói chung không phải để dằn vặt trách móc, mà cái chính là rút ra bài học kinh nghiệm cho đời nay.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 09:15:27 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #472 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 10:41:19 am »

                            Tôi về chỗ Lộc với tâm trạng không vui. Nhưng rồi khi anh em bê mâm cơm ra có đủ rượu, bia, rau thơm, ớt cay và hành thái. Các bạn bè đồng ngũ với Lộc vô tư, ồn ào sôi nổi. Làm cho tôi quên đi những tâm sự nặng nề. Tôi nhanh chóng hòa nhập vào tiệc rượu cùng anh em. Chú Lộc tuyên bố: "Hôm nay anh Phú về, chiêu đãi anh món thịt thỏ nấu sốt vang". Do chính tay Thắng bạn Lộc biểu diễn.

                             Đúng là bộ đội. Các sắc lính khác sao mà vui, sao mà sướng thế. Họ là đơn vị rada điện tử, nên từ ngày nhập ngũ đến tham gia các chiến dịch. Hiện tại đang đóng quân tại sân bay. Nhưng chưa một ngày nào hành quân phải đi bộ. Tiêu chuẩn nhu yếu phẩm cao hơn chúng tôi nhiều. Chẳng bù cho thằng lính bộ binh súng dài chúng tôi. Hành quân cơ động, hay tập luyện đều bằng sức người, bằng đôi chân, mang vác bằng 2 vai là chính. Thiếu đói, khổ cực trăm đường. Tôi nhìn anh em nhậu thật sôi nổi. Mọi người tranh nhau chúc rượu tôi. Tiệc rượu thật vui, nhưng sau cứ một lần cụng ly, là tôi lại nhớ tới anh em, nhớ tới đơn vị. Nhớ tới từng khuôn mặt những anh em cùng tôi đã chiến đấu, cùng tôi chịu bao đói khổ, rồi hy sinh, rồi bị thương nơi chiến trận. Uống rượu mà tôi không sao lấy được cảm giác vui, mà lại thấy tủi tủi, cay cay. Nước mắt tôi ứa ra chảy dài xuống má.

                             Ở chơi chỗ Lộc đến 3h chiều, tôi chia tay anh em . Lộc lấy xe đạp chở tôi ra khu vực Lăng Cha Cả đón xe. Tôi trở về trường Quân chính sau một ngày đi chơi, với bao buồn vui lẫn lộn. Cũng chính từ buổi đi chơi này. Tôi được biết thêm hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống thực tại của người dân Sài Gòn.

                             Những ngày Chủ nhật sau, anh em chúng tôi thường ngại không ra ngoài trường, hoặc về chơi ở Thành phố.  Tôi đến chỗ Lộc 1-2 lần nữa, còn lại những ngày nghỉ tiếp. Anh em học viên chúng tôi thường góp tiền, cử người ra ngoài mua gà, mua vịt, mua rượu về tự nấu nướng. Tổ chức nhậu với nhau, rồi chơi cờ, chơi bài cho hết ngày.

                              Học ở trường mãi, nhàn rỗi quá lại thấy chán. Anh em học viên, ai cũng thấy nhớ nhà, nhớ anh em. Muốn khóa học mau chóng kết thúc để có thể được nghỉ phép về thăm gia đình. Hay trở về đơn vị.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 01:40:04 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #473 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 10:55:34 pm »

Cảm xúc của bác TP trong lần về thăm lại những gia đình quen biết ở Sài Gòn hồi làm công tác quân quản lần nầy thật sâu sắc!!!Đúng thật như vậy!sau hơn một năm bác rời xa thành phố Sài Gòn ra biên giới Tây nam chiến đấu.Tháng 8/78 quay lại thì đã có những thay đổi đến khó ngờ,cuộc sống của người dân thành phố đã có  rất nhiều khó khăn.
Tôi còn nhớ ,sau ngày 30/04/75.Tôi và các bạn học của tôi còn đi học một năm nửa để hoàn thành hết lớp 12.Chuyện học hành và ăn uống của người dân ở th/ph Sài Gòn cũng chưa có gì bi đát lắm.Cho đến khi tôi nhập ngủ vào tháng 11/76 và được đưa lên Núi Đất huấn luyện bộ binh.Ngày đầu tiên được điểm tâm sáng bằng bánh mỳ luộc(bột mỳ nặn thành cục tròn lớn hơn cái chén sắt B 52 được bỏ vào nồi nước sôi luộc cho chín,xong vớt ra và phát cho tân binh ăn).Tôi và các bạn đồng ngủ trợn tròn con mắt,lần đầu tiên tôi biết bánh mỳ luộc là như thế nào?Trưa và chiều thì ăn cơm,cơm bộ đội thì cũng khó nuốt hơn cơm ở nhà nhưng ăn vẫn rất ngon miệng vì phải lao động nhiều.Nhưng lúc đó vẫn chưa phải ăn độn bo bo,theo tôi nhớ không lầm thì cho đến năm 77 bộ đội mới phải ăn độn? và dân cũng bắt đầu ăn độn từ đó.Đến lúc nầy nhà nước ta mới bắt đầu thiếu gạo,có lẻ do tình hình xã hội những năm đầu sau giải phóng còn rối ren,phân bố lao động chưa hợp lý,ruộng bị bỏ hoang không có người khai thác sau chiến tranh.
Tôi là người con được sinh ra ở miền Tây-Cà Mau là quê hương tôi,là một trong những vựa lúa của miền Nam thời đó.Mùa mưa cả nhà tôi chỉ cần ra sau nhà(vì nhà ở sát bờ sông)ở trên sàn nước bằng cây,thả cần câu trong vòng 2-3 giờ là có cá ăn cho không phải một ngày mà là hai ba ngày.Cá rất nhiều,đủ loại:nhiều nhất là cá chốt(kho tiêu mà ăn thì khỏi chê!),cá rô,cá bóng dừa...Hồi đó(1963-1968) ở quê tôi người dân không giàu có,tiền không nhiều ,tiện nghi vật chất không có.Nhưng không bao giờ thiều đói cái ăn,rau thì ra vườn,cá ở dưới sông và gạo thì nhà nào cũng có dư ăn nên gạo rất rẻ!Nhớ lại thời kỳ đó tôi thèm quá !một cuộc sống làng quê rất bình yên và giản dị.
Đến năm 1969 thì cả nhà tôi chuyển lên Sài Gòn sinh sống,cuộc sống ở th/ph lớn nhất miền Nam sôi động khác hẳn ở tỉnh lẻ.Tiện nghi vật chất dồi dào -phong phú lắm!học hành-làm ăn cũng có rất nhiều điều kiện để phát triển.Gạo thì ba má tôi mua ở các vựa gạo miền Tây gần nhà,mổi lần mua một bao chỉ xanh(100 ký).Chừng nào ăn hết thì mua tiếp.Má tôi còn mua thêm mấy thùng mỳ gói hiệu "ba con tôm" hay là hiệu "con cua" để tối  học bài tụi tôi có đói thì ăn thêm.Mỳ ngon lắm!tôi nhớ có lúc tôi còn ăn hai gói một lúc...

Đa số người dân Sài Gòn thời đó có cuộc sống như vậy,hồi đó một người đi làm nuôi được cả nhà.Không lo lắng nhiều đến việc tiền nong lo cho con cái ăn học.

Chính vì những điều trên nên sau ngày giải phóng,do tình hình xã hội rối ren do sau chiến tranh.Thất nghiệp nhiều,sản xuất kinh doanh đình trệ,ruộng vườn bị bỏ hoang nhiều...Trong vòng vài năm cuộc sống người dân điêu đứng. Nhà nước ta thời điểm đó thì lại có quá nhiều thứ để lo,thù trong (thành phần phản động quấy phá),giặc ngoài(chiến tranh biên giới,các nước ủng hộ chế độ củ).Người dân có nhiều bức xúc và có nhiều hoàn cảnh bi đát như bác TP nêu là hoàn toàn đúng với những gì mà bác TP đã viết.

Tôi đọc bài viết của bác TP từ những ngày đầu tiên bác mở Topic nầy.Rất trân trọng với những dòng viết rất thật -rất chân tình,cởi mở-và những am hiểu của bác về tình hình xã hội miền Nam sau năm 75.Trong đó có ẩn chứa tình cãm rất sâu sắc,thông cảm cho cuộc sống khó khăn của người dân miền Nam sau ngày giải phóng vốn đã quen sống một cuộc sống đầy đủ thời kỳ trước.

Trong bài viết vừa rồi của bác,bác TP cũng không thể nào quên được ae đồng đội mình còn đang ở chiến trường.Cho dù bác đang ngồi nhậu "sơn hào hải vị " cùng những người ae tại Sài Gòn .Trong lúc đang được sung sướng ở hậu phương mà vẫn nhớ tới ae ở tiền phương,những giọt nước mắt thật thuần khiết đầy tình nghĩa...
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #474 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 10:42:51 am »

                    Chào bạn yta262, bạn teke, bạn haanh, bạn bschung, bạn Claymor, bạn dathao. Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết và cùng đàm luận về những diễn biến của xã hội sau giải phóng 30/4. Khi xẩy ra cuộc chiến BGTN làm cho đời sống của dân, của lính. Ở Thành phố và cả các vùng nông thôn bị xáo trộn ghê gớm, dẫn tới cuộc sống của mọi người quá khó khăn.

                    Cách đây 3 năm. TP được sang Mỹ 45 ngày. Trong những ngày đó, TP được đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều tầng lớp người Việt định cư bên đó. Trong đó có cả các sỹ quan cấp cao của chế độ VNCH. TP gặp những ae nhiều sắc lính như: lục quân, thủy quân vv...Hàng năm họ vẫn đi họp mặt để kỷ niệm ngày của đơn vị họ. TP cũng vẫn giới thiệu TP là lính, là bộ đội giải phóng. Họ, những người TP gặp rất vui, tình cảm. Không ai tỏ ra thù hận gì cả. Vì ai cũng phải hiểu ý nghĩa sâu xa của cuộc chiến tranh. Chúng ta là những "thần dân" đều phải bị lệ thuộc vào sự điều hành của chế độ đó. TP nhớ nhất 1 câu chuyện của 1 ông sỹ quan cấp cao của QLVNCH kể lại là: Khi bị đi học tập cải tạo , ai cũng kêu khổ, kêu đói, mọi người có ý phản đối. Nhưng ông Sỹ quan này giải thích với họ là: "Kêu làm gì, mình phải xem họ( bộ đội đang quản lý trại) có được sướng không? Họ cũng phải ăn độn, cũng thiếu đói như mình vậy. Mình là tù nhân, như thế này thì cũng đã là sướng rồi, còn kêu cái gì nữa"

                     - Bạn dathao TP cảm ơn bạn đã viết bổ sung, kể lại cho TP và ae nghe, biết thêm cuộc sống của miền Nam trước và sau giải phóng. Ở thành phố và tận cùng là Cà Mâu, Bạc Liêu. Những bài viết bổ sung này rất có giá trị. Làm cho căn nhà của TP càng thêm sôi động.

                     TP CHÚC CÁC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE VÀ NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 11:17:58 am gửi bởi tranphu341 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #475 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 01:27:28 pm »


                    Cách đây 3 năm. TP được sang Mỹ 45 ngày. Trong những ngày đó, TP được đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều tầng lớp người Việt định cư bên đó. Trong đó có cả các sỹ quan cấp cao của chế độ VNCH. TP gặp những ae nhiều sắc lính như: lục quân, thủy quân vv...Hàng năm họ vẫn đi họp mặt để kỷ niệm ngày của đơn vị họ. TP cũng vẫn giới thiệu TP là lính, là bộ đội giải phóng. Họ, những người TP gặp rất vui, tình cảm. Không ai tỏ ra thù hận gì cả. Vì ai cũng phải hiểu ý nghĩa sâu xa của cuộc chiến tranh. Chúng ta là những "thần dân" đều phải bị lệ thuộc vào sự điều hành của chế độ đó. TP nhớ nhất 1 câu chuyện của 1 ông sỹ quan cấp cao của QLVNCH kể lại là: Khi bị đi học tập cải tạo , ai cũng kêu khổ, kêu đói, mọi người có ý phản đối. Nhưng ông Sỹ quan này giải thích với họ là: "Kêu làm gì, mình phải xem họ( bộ đội đang quản lý trại) có được sướng không? Họ cũng phải ăn độn, cũng thiếu đói như mình vậy. Mình là tù nhân, như thế này thì cũng đã là sướng rồi, còn kêu cái gì nữa"

 Hà...hà! Thế chứ, những người như thế mới đúng là một người lính và là con dân của nước Việt dù hôm nay có ở đâu và làm gì trên Thế giới này chứ. Nếu chúng ta muốn bàn đến vấn đề chính trị thì người bàn bạc phải biết đặt quyền lợi của Dân tộc, quyền lợi của Đất nước lên hàng đầu thì mới có thể bàn bạc một cách vô tư và nhìn nhận thấu đáo vấn đề đó được, chứ chỉ chăm chăm nhìn vào 1 vài hiện tượng để nói và lấy đó để đánh giá thì khó hiểu nhau lắm.

 Khi Đất nước được thống nhất, phần lớn mọi gia đình VN đều có những người thân mang tư tưởng của 2 chế độ, phục vụ cho 2 chế độ, mỗi người mỗi bên đều có chân lý của mình. Vậy mà ngày thống nhất mọi người đều hân hoan ngồi lại với nhau trong tình anh em máu mủ ruột thịt, những giọt nước mắt mừng vui tuôn trào, họ ôm chặt lấy nhau không muốn rời xa nhau nữa. Và cũng xin nói thẳng ra là gia đình của BY là sự điển hình về vấn đề này trong xã hội, không ai thắng và cũng chẳng ai thua chỉ còn lại một niềm vui chung một nhà, anh em đoàn tụ.

 Giờ đây nghe bác tranphu341 nói lại chuyện gặp gỡ những người lính VNCH cũ hiện đang ở Mỹ họ cũng mừng vui khi gặp gỡ những người lính từng giải phóng họ năm nào, họ không có chút hận thù và hiểu được ý nghĩa sâu xa của cuộc chiến ấy làm BY thấy vui hơn, mừng cho họ, mừng cho chúng ta, những con người đã biết gạt bỏ mọi quyền lợi của cá nhân mình sang một bên mà hướng về cái chung cho Đất nước VN. Nếu ai ai cũng như vậy thì một ngày không xa để đứng ngang tầm kinh tế với Thái Lan hay Hàn quốc cũng không còn bao xa. Tự nhiên BY thấy nhớ đến ông Nguyễn Cao Kỳ từng phát biểu trước phóng viên và thấy rằng ông ấy là người sáng suốt và thức thời, điều quan trọng là ông ấy vẫn luôn yêu và hướng về Tổ quốc VN này. Grin
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #476 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 01:46:08 pm »

                           Kết thúc khóa học, nhà trường tổ chức một buổi nói chuyện, về tình hình thời sự trong nước và Quốc tế. Qua buổi nói chuyện, mới thấy được chúng ta đang gặp vô vàn khó khăn. Về quan hệ Quốc tế thì đang có nhiều bất lợi cho ta. Mỹ vẫn tăng cường cấm vận. Trong phe XHCN, đã có dấu hiệu tan vỡ, hay thay đổi chính sách. Một số nước anh em thân thiện, hoặc các nước trung lập. Trong chiến tranh chống Mỹ, thì họ rất ủng hộ ta. Giờ đây họ lại lên tiếng phản đối ta. Cho rằng chúng ta là nước lớn mạnh, bắt nạt, ăn hiếp nước bé v.v...

                           Tập đoàn phản động Bắc Kinh, thì đã ra mặt gây khó khăn cho ta. Gần như công khai, ủng hộ chế độ diệt chủng Khơ Me Đỏ. Chúng đang có nhiều chuyên gia, Cố vấn giúp cho Khơ Me Đỏ xây dựng sân bay Quân sự, Quốc phòng, tăng cường cung cấp rất nhiều vũ khí vv…Chiến sự dọc tuyến Biên giới Tây Nam, vẫn đang hết sức khốc liệt. Bọn Pốt đã lại xua quân lấn chiếm một số vùng dọc tuyến Biên giới Tây Nam của ta. Như An Giang, Bẩy Núi, chúng chuẩn bị lực lượng để ý đồ tổng tiến công mùa khô 78-79. Với tham vọng ngông cuồng là Tết 78-79 sẽ chiếm huyện Châu Thành, Gò Dầu, và thị xã Tây Ninh. Làm bàn đạp tấn công các tỉnh phía Nam và Sài Gòn.

                             Hướng Tây Ninh, nhất là hướng rừng Hòa Hội. Là địa hình có lợi cho chúng, vì khu rừng rộng lớn phía Tây sông Vàm Cỏ. Chúng đã điều động các Sư đoàn mạnh về hướng này, với ý đồ đánh chiếm rừng Hòa Hội làm bàn đạp cho âm mưu lớn. Lực lượng cách mạng chân chính của Bạn mới phôi thai, còn trong trứng nước.

                              Nói chung, đất nước chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình chiến sự, của cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam vẫn còn vô cùng phức tạp. Ta cũng đã có kế hoạch đối phó với Bọn Pốt. Mùa khô tới, nhưng cụ thể thế nào còn trong bí mật. Chính vì những khó khăn trên, nên các đồng chí đừng có nói đến chuyện đi phép về thăm gia đình. Mà Biên giới đang mong đợi chúng ta. Đơn vị đang mong chờ chúng ta. Các đồng chí phải về đơn vị gấp. Chiều nay trường sẽ tổ chức liên hoan chia tay với lớp học. Sáng mai có xe của Quân đoàn đưa các đ/c trở về đơn vị.

                             Anh em chúng tôi tiu ngỉu, thoáng buồn vì không được đi phép. Thế là tôi cũng không đến chỗ Lộc chơi, chia tay với Lộc được nữa. Hôm sau, sau khi ăn sáng 7h đã có xe đến.  Anh em tôi lại lên xe. Hướng Biên giới thẳng tiến. Sau gần 50 ngày, chúng tôi lại trở về đơn vị. Con phà Bến Sỏi lại đưa chúng tôi qua sông. Rừng Hòa Hội, Búa Lớn những cây thốt nốt lại hiện ra quen thuộc. Xe dừng lại khu vực cứ của Trung Đoàn. Đ/c chủ nhiệm Chính trị gặp gỡ chúng tôi. Lại một bài giáo huấn về tình hình thời sự, tình hình Trung đoàn cùng các đơn vị, từ ngày chúng tôi đi tập huấn. Đ/c hoan nghênh  chúng tôi đã đi học, trở về 100% quân số. Trước mắt đ/c nào, ở đơn vị nào, thì cứ về đơn vị đó. Nếu có thay đổi nhiệm vụ, thì Trung đoàn sẽ có quyết định điều động sau. Các đ/c về cứ của đơn vị mình nghỉ ngơi. Nắm tình hình, rồi ngày mai tất cả trở vể chốt của Đại đội mình.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 05:25:54 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #477 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 10:12:02 pm »

                    Chúng ta là những "thần dân" đều phải bị lệ thuộc vào sự điều hành của chế độ đó. TP nhớ nhất 1 câu chuyện của 1 ông sỹ quan cấp cao của QLVNCH kể lại là: Khi bị đi học tập cải tạo , ai cũng kêu khổ, kêu đói, mọi người có ý phản đối. Nhưng ông Sỹ quan này giải thích với họ là: "Kêu làm gì, mình phải xem họ( bộ đội đang quản lý trại) có được sướng không? Họ cũng phải ăn độn, cũng thiếu đói như mình vậy. Mình là tù nhân, như thế này thì cũng đã là sướng rồi, còn kêu cái gì nữa"

                    
Hồi chế độ củ,bất cứ người công dân nào đến tuổi quân dịch( tuổi nghĩa vụ) đều phải đi lính.Gia đình nào có tiền thì lo cho con khỏi phải đi lính hoặc cho đi lính kiểng.
Bên nầy thì nói tốt cho mình và bên kia cũng tuyên truyền y như vậy!người dân bình thường biết đâu là đúng hay sai!đâu là chính nghĩa.Nên cứ tới tuổi là công dân tham gia bảo vệ đất nước bằng cách đi lính.Chiến tranh như vậy đó!
Chỉ những người sỹ quan có trình độ và chức vụ,càng cao càng có hiểu biết nhiều về chính trị thì mới là những người biết đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa.Trong quân đội chế độ củ có rất nhiều người sỹ quan đã tự giác ngộ CM và có công sức đóng góp của mình cho công cuộc giải phóng đất nước.

                           
                              Nói chung, đất nước chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình chiến sự, của cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam vẫn còn vô cùng phức tạp. Ta cũng đã có kế hoạch đối phó với Bọn Pốt. Mùa khô tới, nhưng cụ thể thế nào còn trong bí mật. Chính vì những khó khăn trên, nên các đồng chí đừng có nói đến chuyện đi phép về thăm gia đình. Mà Biên giới đang mong đợi chúng ta. Đơn vị đang mong chờ chúng ta. Các đồng chí phải về đơn vị gấp. Chiều nay trường sẽ tổ chức liên hoan chia tay với lớp học. Sáng mai có xe của Quân đoàn đưa các đ/c trở về đơn vị.

                             Anh em chúng tôi tiu ngỉu, thoáng buồn vì không được đi phép.

Vậy là hết giai đoạn HOA của bác TP,nhưng lần nầy thì HOA HÉO.Được về hậu phương nhưng trong lòng bác TP có nhiều điều ray rức không vui,buồn nhiều hơn vui và có thêm cả những trăn trở về tình hình xã hội miền Nam ,về cuộc sống người dân miền Nam ngày càng trở nên bi đát...!
Thêm nửa là cuộc chiến ngày càng có dấu hiệu khốc liệt!những nhu cầu của chiến trường đang cấp thiết bắt buộc những người đi lính lâu năm như bác TP và đồng đội phải tạm gát niềm vui riêng tiếp tục phục vụ quân đội.
Phải nói!thế hệ của bác là một hế hệ cốt lỏi ở chiến tranh biên giới Tây Nam-biên giới phía Bắc, "tiếp nối truyền thống cha anh trong công cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước".
Đất nước ta trong nhiều giai đoạn nếu không có được điều nầy thì rất dể mất nước.Trong giai đoạn nầy, tôi và những ae đồng đội tôi cũng được sự dẩn dắt của những người chỉ huy ở thế hệ bác như vậy mới hoàn thành nhiệm vụ và sống sót trở về với gia đình.

Logged
SaigonTrai
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #478 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 04:18:44 am »

Bài viết của Bác TranPhu341 đa~ rất hay, chân thật, và chính xác với những gì đã xảy ra, và Bác DaThao đã phụ họa thêm những bài viết bằng cách kể chi tiết những gì Bác DaThao thấy và xảy ra trong cuộc đời của Bác DaThao lúc đó.  Vì vậy, trang nhà của Bác Tranphu341 càng thêm hạy.  Chỉ có ai đã trải qua, đã sống trong thời ky đó và nơi đó thì mới hiểu được xã hội lúc đó thế nào, và với đức tính chân thật kể lại cho chúng ta biết được chính xác những gì đã xảy ra.

Cám ơn Bác Tranphu341, Bác Dathao... rất nhiều vì đã có những bài viết vừa hay vừa bổ ích, nói lên những sự thật để lớp con cháu hiểu được sự thiệt thế nào.  Sự thiệt Cha Ông đã phải hy sinh thế nào để ngày nay nước Việt được thành chữ S.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 04:33:41 am gửi bởi SaigonTrai » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #479 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 08:50:15 am »

                Chào bạn binhyen1960, bạn behienQYV7C, ban dathao, bạn SaigonTrai. Tranphu341 rất trân trong và cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của TP. Làm cho ngôi nhà của TP ngày càng vui vẻ và ấm nồng tình cảm chiến hữu.

                - Bạn binhyen.Cảm ơn bạn đã có bài viết phân tích rất sâu sắc về những suy nghĩ, những tình cảm của bà con Việt kiều hiện đang sống xa Tổ Quốc. Họ dù "ra đi" VÀ ĐỊNH CƯ Ở CÁC NƯỚC BẰNG HÌNH THỨC, CÁCH ĐI NÀO CHĂNG NỮA. Thì giờ đây họ vẫn nhớ về quê hương đất Việt. Và có nhiều hình thức ủng hộ cho quê hương.

                   Có 1 số người sống ở nước ngoài cũng vẫn còn đang mặc cảm, tự ti hay oán hận vv... Họ vẫn chưa thực sự được thanh thản bởi những gì đã xẩy ra hơn 30 năm trước. Số này không nhiều, nhưng họ vẫn giáo dục con cái của họ giữ gìn nếp sống văn hóa Việt. Hướng về VN. LÀM NHỮNG VIỆC CÓ ÍCH CHO QUÊ HƯƠNG .

                   Thật cá biệt có những hành động chống đối lại VN bằng các hình thức vv... Nhưng thực sự họ là những người trục lợi về việc này, cũng đi quyên tiền của các Việt kiều lập quỹ nọ , quỹ kia. Những Việt kiều ở xa tổ quốc, rất sợ khi không ủng hộ hội này , hội nọ, quỹ này quỹ nọ.

                 - Chào behien lâu nay bh bận làm đám cưới Bạc, làm cuộc hội ngộ ae QK7 thật vui. Nên hôm nay mới ghé thăm nhà TP và có bài ca của đời lính hay quá. TP chúc bh cùng gia đình luôn vui hanh phúc.

                 Bạn dathao, bạn SaigonTrai. TP cảm ơn các bạn đã ủng hộ TP và viết thêm, kể thêm những năm tháng, và đời sống của miền Nam trước và sau 30/4. Làm cho ae rõ thêm những sự ưu đãi về thiên nhiên, con người của đồng bằng sông Cửu Long.

                 TP chúc các bạn cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe, cùng niềm vui cuộc sống!

                
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 02:20:48 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM