Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:09:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 316742 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #400 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2011, 09:05:14 am »

                    Trên xe đã đông đủ, dường như còn đợi mỗi mình tôi. Anh em kéo tôi lên xe. Mọi người nói đủ rồi. Tôi chưa kịp yên vị, xe đã nổ máy lên đường. Xe chạy chậm chậm qua Búa Lớn. Qua quán của 3 chị em,  tôi thấy Cúc cùng 2 chị em ra đứng trước quán vẫy tay. Thoáng nhìn Cúc nét mặt không được rạng ngời như mọi ngày. Mà buồn buồn, gượng cười, 1 tay vịn vào cô bạn, 1 tay giơ cao biểu cảm sự tiễn biệt chia xa ….
   
                           Xe tăng tốc, bụi đỏ cuộn lên, khoả lấp các nhà cửa, hàng quán và mọi người phía sau. Tới Bến Sỏi, rồi qua thị xã Tây Ninh.  Những cánh rừng cao su bạt ngàn. Rồi bắt vào đường 1, huyện Gò Dầu hướng về Sài Gòn. Mọi người đã hết ồn ã náo nức. Hình như mỗi người đang có nỗi tâm sự riêng, suy nghĩ riêng. Tròn 1 năm ra trận. Cái đêm đầu tiên ra biên giới, đoàn xe dừng ở đây, nghỉ tại đây, để xốc lại đội hình. Thế mà đã tròn 1 năm. Một năm mà sao thấy quá dài với người lính chiến. Bước chân người lính Sư đoàn, đã dong duổi khắp mọi nơi. Tây Ninh, Long An, Châu Đốc, An Giang, Đồng Tháp, Hà Tiên, Kiên Giang. Chiến đấu liên tục, không 1 ngày nghỉ ngơi. Sư đoàn đã chiến đấu hàng trăm trận lớn nhỏ. Chiến thắng nhiều, những chiến công, đã làm rạng danh thêm truyền thống vẻ vang của Sư đoàn. Làm cho quân thù, làm cho bọn Pốt phải khiếp sợ, đã gây được tình cảm và niềm tin yêu của nhân dân dọc miền biên ải. Gây được uy tín, với các đ/v bạn. Sư đoàn, từng đ/v, từng cá nhân 1 năm qua đã trưởng thành rất nhiều, trưởng thành vượt bậc. Thật xứng đáng với truyền thống của Sư đoàn Anh hùng. Truyền thống của của quân đội Việt Nam anh hùng.

                  Song cũng 1 năm qua. Chiến đấu nhiều, đồng nghĩa với việc anh em cán bộ chiến sỹ trong Sư đoàn cũng hy sinh nhiều, thương vong nhiều. Rất nhiều anh em đã hy sinh, mãi mãi yên nghỉ dọc miền biên cương Tổ Quốc. Trong các nghĩa trang Liệt sỹ, hoặc bên đất K. Do ác liệt của trận chiến, mà chưa thể tìm, chưa thể đưa được anh em về với đất mẹ kính yêu.

                      Trên xe hơn 20 anh em, đa số là lớp lính 72-74 đều trong hoàn cảnh, tình thế phát triển cán bộ giống như tôi. Phát triển làm cán bộ Đại đội. Quân sự hay Chính trị đều là do sự thúc ép của cuộc chiến.  Như vậy là chúng tôi phải theo đuổi đời binh nghiệp lâu dài. Tâm tư của mọi người đều muốn được trở về quê nhà. Được sống cuộc đời bình dị như bao người. Được yêu, được làm chồng, làm cha, cuộc sống lứa đôi hạnh phúc. Có hoa, có cảnh, có thơ, có nhạc. Đúng như lời nhạc sĩ Minh Trần đã sáng tác trong bài Hát mãi khúc quân hành có giai điệu rất hay: “Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng ..."Trong chiến đấu, lớp lính chúng tôi là những hạt giống đỏ. Rất nhiều kinh nghiệm trận mạc, bản lĩnh chiến đấu rất cao. Nhưng hầu như chưa ai được học qua các trường lớp bài bản, trong các trường đào tạo Sỹ quan quân đội. Đây là dịp được trở về trường để tập huấn. Để bổ túc những kiến thức còn thiếu của người chỉ huy cần có.
                       Xe vẫn chạy, hàng quán bên đường vẫn đông đúc, qua trạm kiểm soát Suối Sâu, Trảng Bàng. Nghe nói ở đây có trạm kiểm tra liên ngành rất nghiêm. Để ngăn những anh em trở về phía sau, không có giấy tờ. Hoặc hàng hoá của dân mang về Sài Gòn. Mục tiêu của trạm là rất đúng. Nhưng số cán bộ của trạm, nhất là cán bộ dân sự đã hành động kiểm tra, kiểm soát thái quá, quan liêu, cửa quyền quá, gây nhiều bức xúc cho dân, cho những người qua lại. Đã có nhiều vụ xô sát, mất đoàn kết xẩy ra ở đây, giữa dân với trạm và cả giữa các đồng chí bộ đội với các lực lượng. Gây lên những bất bình, những phản cảm không tốt trong dư luận.
 
                        Xe tiếp tục lên đường, Trảng Bàng, Biên Hoà rồi giẽ vào xa lộ Đại Hàn, gần trưa thì tới căn cứ 301, Sóng Thần - Thủ Đức. Căn cứ 301, là căn cứ của Sư đoàn 3, quân lực VNCH. Đây là một căn cứ rất rộng lớn. Nay BTL Quân đoàn 4, đóng bản doanh tại đây. Các lớp tập huấn Quân sự, Chính trị, các lớp từ Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn một tháng, tháng rưỡi, ba tháng, sáu tháng đều tổ chức tại đây.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2011, 10:40:21 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #401 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2011, 08:21:46 pm »

Đúng như TrungTruc nói! loại đạn này em thấy có ở cỡ lựu pháo 105 ly và ĐK 82 của Mỹ, còn loại khác em chưa thấy! Nó có 2 loại, một loại bắn trực xạ, không lắp ngòi và một loại bắn nổ chụp từ trên xuống có lắp ngòi hẹn giờ(  105ly có cả 2 loại trong bộ đạn)! Vỏ bằng nhom hợp kim sơn đen.Trong trái đạn  không chưa thuốc nổ, chỉ chứa một hộp cỡ 100g thuốc đen thôi.Cây đinh dài khoảng 2,5cm, không có ngạnh, phía sau đuôi là 4 cánh, nhuộm màu đen rất bóng, các mũi tên này được kết với nhau ngang thân bằng dây chỉ, quấn thành cuộn tròn, mỗi quả 105 ly có khoảng 7 cuộn đinh như vậy, nếu em không nhơ nhầm thì mỗi quả 105 ly có khoảng từ 7000> 7500 mũi tên như vậy. Còn đạn đinh của ĐK 82 Mỹ em chưa từng tháo nên không biết bên trong thế nào. Loại đạn như anh Longtrec nói là lần đầu em được nghe! Theo em biết thì loại đạn chống biển người có nhồi tên như 105ly Mỹ , Liên xô cũ và khối Vasava( cũ) không sản xuất
Ngày trước lão Đoàn lính 74 trong đơn vị mình gọi là pháo chụp,mình rất tập trung khi viên thứ hai tới.Tiếng đề ba của nó có nét rất riêng và kinh khác với mọi loại đạn khác và rất khó diễn tả, khi nó hú rít xé không khí ụp vào trước đội hình của B thật sự hãi hùng, luồng sát khí quá mạnh ập đến rất nhanh, mình cảm thấy có ngàn cái xác cũng không còn cửa sống mà trở về.Lúc nó nổ tiếng cũng lạ không như các loại đạn hỏa lực mạnh khác ,đùng,oành hay là ầm,tự nhiên nó nổ ngay giữa khoảng không, nghe oanh một cái như có tiếng oanh ngân,tiếng nổ tuy không lớn nhưng lại rất đanh ,đục chói vào tai .Uy lực nhất là cái đám đinh khi mà nó phóng chụp xuống đất thì thôi rồi nghe ào.. rồi thì hụp...hụp ....hụp anh em hôm đó mặt xanh hết,đến như lão Đoàn kinh nghiệm đầy mình trong đơn vị nghệt mặt một lúc vía mới bay về hoàn hồn lại thốt lên.Pháo mình,bỏ mẹ quá rồi, vòng lại,áp lực quá lớn, anh em như trút  được gánh nặng ngàn cân mừng ra mặt phấn khởi đánh vòng trở lại khoảng 300 mét .Rồi theo nơi tiếng súng rộ lao thẳng vào...
  Thật sự mình không biết bán kính sát thương của trái pháo chụp này là bao nhiêu mét .Hôm đó, nếu nó rộng thì khối anh toi rồi,nó bay ngang mặt đội hình B đang đánh vận động tấn công thì phát nổ ngay trên không cách mặt đất khoảng bốn mét hoặc năm mét. Kình khí của đám đinh lúc lao cắm vào đất nghe như ta rót nước trong siêu vào bếp than hồng...
Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #402 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2011, 10:23:56 pm »

Thế là  Bác Phú được trở về thành phố sau bao ngày dãi dầu sương gió với mưa bom bão đạn... Anh có mang "nhánh lan rừng" về tặng em nào không đấy? Lúc này Bửu Ngọc và Bửu Cầm đã xuất ngoại chưa nhỉ? Có lẽ đây cũng là dịp anh có time xả hơi và thăm lại những người thân ở thành phố.
Bác Phú thấy đấy cuộc chiến tranh đang xẩy ra khốc liệt trên dọc tuyến biên giới. Sự hy sinh của những cán bộ chiến sỹ chúng ta diễn ra hàng ngày, hàng giờ và đúng hơn là hàng phút. Nhiều chiến sỹ tân binh sau khi được huấn luyện ở căn cứ Đồng Tâm (Tiền Giang) từ Trường Hạ sỹ quan QĐ4 ở Đồng Dù Củ Chi bổ sung cho tuyến trước, nhưng chỉ vài giờ sau khi đến đơn vị, anh em tân binh một số đã hy sinh, đến nỗi tiểu đội trưởng chưa nhớ mặt lính của mình... Thế nhưng phía sau chiến tuyến đó, nhà hàng, quán ăn, quán cafe vẫn nhạc xập xình như không có chuyện gì xẩy ra. Bộ đội tuyến trên ưu tiên được ăn cơm, nhưng cũng chẳng có cơm mà ăn. Khi Trung đoàn mình chiến đấu ở Khánh An, Khánh Bình, đêm 30 Tết năm 1978 vẫn nằm giữa ruộng dưa của dân và ăn dưa để chiến đấu. Sau khi về Hồng Ngư dân mới mang bánh chưng và thit bò cho bộ đội...Còn bộ đội tuyến sau thì ăn bobo độn cơm. Không biết anh Phú về trường "quân chán" có phải ăn bobo không nữa. Nhưng ít nhất thì anh được anh cũng có dịp gặp lại các má và các em ở quận 11 rồi, hihi.
Hôm trước anh nói em nói xấu anh, nhưng em đâu có nói xấu đâu, đó là sự thật, vì anh đẹp trai, hiểu biết rộng, phóng khoáng, biết galan nên "em út" nó làm khổ anh thôi.
Anh Phú ơi lần chia tay này với Cúc, sau khi học xong về lại đơn vị anh có gặp lại cô ấy lần nào nữa không vậy?
Anh kể tiếp đi nha, mọi người đang mong đoc của bác đấy.
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #403 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2011, 10:35:43 pm »

Anh Cao Văn Biều và anh Trần Phú gặp nhau tại buổi họp mặt E273 năm 2008
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #404 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2011, 10:43:33 pm »

Gặp lại ...
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #405 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2011, 10:57:52 pm »

Bác phú ơi. Hôm chủ nhật rồi, em mở một topic mới trên Trang này ở diễn đàn "giúp đỡ tìm người" anh vào xem nhé. Bên quản trị họ tách riêng Sư đoàn 341 ra một topic riêng để dễ tra cứu mộ liệt sỹ anh ah
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #406 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2011, 09:23:32 am »

                      Chào bạn lethao1394, bạn dathao, bạn minhsinh-1960, bạn Đâu Thanh Sơn. Tranphu341 cảm ơn các bạn đã quan tâm, theo dõi bài viết của TP.

                       Cảm ơn bạn lethao, bạn dathao đã có những lời nhân xét so sánh tâm tư suy nghĩ của "trai thời loạn". Và cuộc sống hiện tai của thanh niên thời nay, Thời đại mà ko ai nghĩ đến đói ăn, đói mặc, ăn độn hay bom đạn, vất vả gian lao nơi trận mạc. Thời mà các công nghệ thông tịn, kỹ thuật số lên ngôi. Bạn dathao đã cho TP và ae biết thêm về những diễn biến, những khó khăn gian khổ và gay go ác liệt hy sinh nhiều ở khu vực Soul và hướng Sư đoàn 5 đảm nhiệm.

                        Cảm ơn bạn minhsinh đã nói rõ thêm về tính năng tác dung, cùng uy lực của pháo đinh. Hình như TP đã được nghe nói là loại pháo đinh, pháo chụp cũng như loại đầu đạn chì, trong danh mục "cấm sử dụng ở chiến trương". Không biết có đúng không?

                         Cảm ơn bạn Đâu Thanh Sơn. Bạn đã còn giữ những bức hình quý của TP với ae. Làm cho TP được sống lại những kỷ niệm thời quân ngũ trai trẻ, chiến đấu giải phóng MN, làm nhiệm vụ Quân quản tại thành phố Sai Gòn.

                         TP cùng với anh Cao văn Biều nay là Giám đốc 1 nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu ở Buôn Mê Thuộc. TP cùng anh Biều ngủ hầm ,chung màn với nhau suốt chiến dịch HCM giải phóng MN. Cùng những ngày đầu giải phóng.

                          Ngô Bích Ngọc là người em gái trong đội công tác do TP làm đội trưởng ngày đầu làm Quân quản. Lúc đó Ngọc 18 tuổi. Bạn thân của Quách Tố Dung. 2 người bằng tuổi nhau. 30 năm sau Ngọc mới tìm gặp lại TP. THẬT QUÝ GIÁ VÀ RẤT ĐÁNG TRÂN TRỌNG.

                          Tp sẽ thăm topic Tìm người thân của ĐTS và sẽ có lời chúc mừng bạn bên trang đó.

                           Chúc các bạn luôn khỏe, luôn có nhiều niềm vui cuộc sống!
 
         
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #407 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2011, 01:12:01 pm »

                                  Vào tới căn cứ 301 cũng khoảng 11h trưa. Mọi người nhanh chóng nhận phòng ở. Rồi xuống nhà bếp ăn cơm. Bữa cơm đầu tiên của trường Quân Chính có thịt kho, đậu phụ, rau muống luộc và cơm thì được độn bằng hạt "bo bo". Những năm tháng này, không phải chỉ có bộ đội, phải ăn độn hạt này. Mà cả ngoài dân sự, những người ăn gạo phiếu cấp hàng tháng. Hay cán bộ công nhân viên chức Nhà Nước, cũng phải độn tới 30%.

                                 Loại hạt có tính lương thực này, nghe nói là của Ấn Độ. Bên đó họ để cho ngựa, cừu, hay các loại gia súc ăn hạt ăn. Ta xin về, hoặc mua về, chắc vì nó rất rẻ so với gạo. Hay là một loại viện trợ vay dài hạn gì đó. Cũng nói là để chăn nuôi gia súc. Nhưng thực tế , là chúng ta phải sử dụng cho người. Nên mọi người ăn loại hạt này không hợp. Mặc dù anh nuôi đã hầm, nấu và người ăn nhai cũng đã kỹ.  Nhưng làm sao mà hạt vẫn không tiêu, khi ta đi cầu nó vẫn như còn nguyên hạt. Giống như con chồn ăn trái cà phê. Nó tiêu hóa phần cùi, phần vỏ của trái caphê chín. Còn lại thải ra những hạt caphê. Mọi người đi lượm những đống phân đó. Nhặt, đãi lấy những hạt cà phê về rang xay chế biến, gọi là "Cà phê chồn" thơm, ngon, thật tuyệt. Giá như những hạt bo bo, khi được thải ra qua người. Mà làm được cái gì đó như caphe chồn thì hay biết mấy.

                              Được nghỉ ngơi tại trường 1 ngày. Anh em bắt đầu vào chương trình học tập ngay. Lớp tôi toàn những Sỹ quan chính trị, cấp phó Đại đội, gần 60 người. Đủ các đ/v trong Quân đoàn. Đang ở đơn vị chiến đấu, tuy là vất vả, khổ cực. Nhưng nếp sống, nếp sinh hoạt tương đối tự do. Giờ giấc thì thích nghi với hoàn cảnh của chiến trường.

                               Còn về đây học tập, Nhà trường quy định giờ giấc thật nghiêm. Từ 5h sáng dậy tập thể dục.  Vệ sinh cá nhân, rồi lên lớp học 4 tiết và về nghỉ. Giữa các tiết học có giải lao 10’ như học sinh phổ thông. 11h15 có kẻng thì đi ăn cơm. Đi ăn cơm cũng phải xếp hàng, đi từ khu vực nhà ở tới bếp. Rồi xếp hàng ngang 6 người để vào nhà ăn. Khi ăn không được nói chuyện, ăn đũa hai đầu …v.v. Xuất ăn của trường thì quá khiêm tốn, eo hẹp, chắc chỉ để cho đảm bảo được sự sống. Vì hiện tại lại đang là chiến tranh. Mà chiến tranh thì có cái để mà so sánh cuộc sống giữa phía sau và anh em chiến sỹ phía trước. Đại loại, nếu có ai kêu ca thắc mắc gì, thì cũng được giải đáp ngay bằng một câu "anh em ngoài biên giới còn khổ hơn mình rất nhiều".

                                Mọi người vội vội ăn xong rồi về nghỉ trưa 1h30 chiều lại lên lớp học. Hoặc thảo luận ở tổ ở nhóm tới 4h30 thì nghỉ. 5h chiều lại xếp hàng đi ăn cơm. Xong về nghỉ ngơi đọc báo, nghe đài. 7h thì lại sinh hoạt học tập tới 9h tối. Đúng 10h tối, mọi người đều phải tắt đèn đi ngủ. Không ngủ được, thì cũng nằm đó mà ngẫm nghĩ sự đời. Được cái đây là phía sau, là hậu phương, là trong trường. Nên mọi người không phải canh gác đêm. Mà chỉ có vệ binh của nhà trường canh gác. Canh gác vì an ninh và cũng là để canh gác học viên. Không để học viên lẻn ra ngoài la cà, rượu bia nhậu nhẹt . Hay những việc linh tinh khác. Đúng là đời học viên Quân Chính như là một cái máy. Vô cùng gò bó, căng thẳng. Nên ai nhắc đến trường Quân Chính, thì mọi người hay gọi theo cái tên khác là:” Trường Quân Chán". Hoăc :“ Trường Quân Chối”.
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #408 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2011, 02:38:43 pm »

Anh Cao Văn Biều và anh Trần Phú gặp nhau tại buổi họp mặt E273 năm 2008
Bác chú thích rõ cho em nhận mặt bác TP xem nào ! nhưng em đoán bác TP là người mặc áo thun bên phải,mặt vuông chữ điền  Grin Grin
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #409 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2011, 04:14:07 pm »

Từ trái sang phải: bác Trần Phú, Đậu Thanh Sơn, Ngô Bích Ngọc, bác Cao Văn Biều
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM