Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:27:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 316721 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #110 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2011, 09:45:58 pm »

               Chào bạn tieuthienvuong ,bạn tecke ,bạn dathao . Tranphu341 rất vui khi các bạn luôn quan tâm theo dõi bài viết của TP . TP cũng luôn nhận được lời động viên của các bạn . Nhất là khi biết  bạn Tieuthienvuong ,bạn tecke là thế hệ kế tiếp mà cũng rất say chuyện của các ccb . Điều này làm cho ae trong QS và TP rất vui ,rất đáng trân trọng .
                     Bạn dathao . Đúng là trong cuộc chiến BGTN có nhiều giai đoạn ta rất khó khăn trong việc chống đỡ sự tập kích lấn dũi của Pot . Chúng kiên trì cứ khoan ,dùi vào chốt của từng đ/v . Trong khi mùa mưa ,việc chốt giữ ,di chuyển cơ động thật khó . Chốt là mục tiêu đã bị lộ . Nên ae chốt giữ rất căng thẳng ,hy sinh thương vong nhiều . Nhưng chiến trường việc đẩy qua ,đẩy lại thì cũng là lẽ thường mà . Sau dịp đó F9 đã khác phục được và chốt giữ rất vững . Cho đến ngày tổng tấn công .
                          Chúc các bạn cùng gia đình khỏe ,luôn có nhiều niềm vui cuộc sống .
                               
Logged
tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #111 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2011, 09:30:29 am »

Vâng, trong chiến đấu hay trong đời thường vẫn không thoát khỏi cái quy luật chung. Tất nhiên là trong chiến đấu sẽ có những người chạy chốn, còn đại đa số những người lính anh dũng chiến đấu với quân thù. Ngẫu nhiên trong những người lính đó sẽ có những người được chọn làm điển hình, làm gương cho những người khác, thúc đẩy tinh thần chiến đấu, hy sinh, vượt qua gian khổ.
Đối với chúng cháu thì các chú các bác đều là những người anh hùng, qua những câu chuyện kể lại, bọn cháu đọc và hiểu rằng mình sống sao cho xứng đáng với hy sinh của bao thế hệ cha ông.
Cháu đã chứng kiến anh hùng QĐ vẫn hàng ngày buôn bán, nuôi sống vợ con. sau chiến đấu trở về thì bác ấy vẫn là những người bình thường bươn trải với cuộc sống như bao người khác. Không phải tình cờ nghe nói chuyện thì cháu cũng chẳng biết bác ấy là anh hùng QĐ.
Đọc những lời các chú, các bác kể bọn cháu cũng mong muốn được sống trong cái không khí như thế, như bạn tieuthienvuong ấy.
Nhưng có lẽ cái mong muốn ấy là một mong muốn dại dột phải không ạ?
Có ai mong chiến tranh, ai mong phải cầm súng ra chiến trường đâu, ngay cả khi hiện tại có những lúc căng thẳng, tranh chấp, nguy cơ chiến tranh dễ dàng xảy ra thì cháu cũng không mong muốn điều đó.
Đọc những dòng kể của các chú, các bác mới thấy sự tàn khốc của chiến tranh không thể gì bù đắp nổi.

bạn tacke nói đúng lắm, có biết bao nhiêu là dũng sĩ, là anh hùng, khi đất nước đã bình yên, họ trở về với đời thường, lam lũ kiếm sống, có những bác, chú thương binh, ko còn giấy tờ, ko được hưởng những chế độ ưu đãi, họ vẫn sống, vẫn vươn lên với tinh thần của anh bộ đội Cụ Hồ mà ko lời oán trách, thật đáng quý biết bao
Đúng là chiến tranh là bi thương, là tàn khốc, ko 1 ai muốn nó đến, nhưng cái không khí hào hùng đó thật là thiêng liêng, khi ta nghe được tiếng gọi của Tổ quốc, của lòng tự hào dân tộc. Cái không khí đó ngày nay chỉ có khi đi cổ vũ đội tuyển VN thôi nhỉ  Grin
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #112 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2011, 09:46:45 am »

                                      Tranphu341 kính chào các anh em đang tham gia diễn đàn . Theo dõi topic của TP . Kể về những năm tháng TP , cùng Sư đoàn 341 làm nhiệm vụ bảo vệ BGTN của Tổ Quốc .

                   Về chuyện chiến sỹ Trần Trung Nhẫn TP cũng đã viết tiếp bài . Kể về sự thật việc “ lăng xê” c/sỹ Nhẫn một cách quá mức . Làm cho CB chiến sỹ trong đơn vị có nhiều bức xúc . Có lúc như dathao nói đúng là có tác dụng “ ngược”. Nhưng lúc đó chỉ có cấp C - D - E , biết thôi . Bức xúc nhất là cấp Đại đội . Nhưng qua nhiều lần , các cấp chỉ huy lãnh đạo xuống . Đả thông tư tưởng nói về cái ý nghĩa to lớn , cái lợi to lớn , thì chúng ta phải nén cái bức xúc xuống . Mà vui vẻ mỗi người góp cho Nhẫn một ít thành tích . Vì mục tiêu chính trị là : Xây dựng 1 điển hình trong chiến tranh BVBG . Nhằm động viên tinh thần chiến đấu , của cán bộ chiến sỹ trong và ngoài quân đội .

                Vì vậy anh em ta hiểu vấn đề tế nhị này . TP thôi không post tiếp bài đã viết về sự việc Trần Trung Nhẫn nữa .
                 Xin cảm ơn anh em!

                              Sau trận thắng ngày 20/6/78 . Tình hình toàn tuyến chốt của Trung đoàn 273 , được bình yên mấy ngày . Toàn hướng chốt của Trung đoàn im tiếng súng . Tối đêm cũng không có tiếng ùng oàng . Cắt bụp , tiến súng tập kích của Pốt . Anh em được dịp “ xả hơi” . Ngày thì tích cực cải thiện , chủ yếu là săn bắt cá , mà các loại cá nhỏ ở đây thì nhiều vô kể . Hết cá kho , cá nấu , cá rán , cá nướng , cá sấy . Thì cũng chẳng còn biết làm gì hơn . Các khóm tre cũng đã được khai thác cạn kiệt những cây măng phục vụ cho bữa ăn của lính .

                                       Mưa . Chính thức mùa mưa 78 đến . Có ngày mưa ào ào , mưa rầm rề , mưa suốt cả ngày , cả đêm . Đúng là mưa nhiều , vô tình đã trở thành kể đồng lõa của Pốt . Gây cho các đơn vị chốt giữ , bao nhiêu phiền toái khổ cực .

                 Trước hết là hầm hào , công sự , ngập nước . Nên ngồi gác , không thể ngâm người mãi trong nước được . Như vậy mình đã là mục tiêu lộ trên cao . Mà về đêm , nếu quan sát tốt nhất là phải càng ở vị trí thấp , càng tốt . Ngoài tiếng động phát hiện bằng tai . Còn nhìn được bóng người mờ mờ trong nền trời đêm .

                     Tiếp đến là quần áo , anh em lúc nào cũng ẩm ướt . Vì thông thường , mỗi người cũng chỉ có 2 bộ . Mà trong điều kiện mưa triền miên , thì quần áo anh em , làm sao khô được . Nên nhiều anh em , lại phải mặc độc cái quần đùi ( quần xà lỏn). Mưa ẩm ướt , làm quần áo nhanh bị mục rách . Thế là thêm cái khổ của người lính chốt là thiếu quần áo mặc .

                  Tiếp đến do ẩm ướt ngâm nước lâu những bệnh dịch nước ăn chân , ăn tay , lang ben , hắc lào , cả ghẻ ngứa v.v.... bắt đầu đồng lõa với Pốt làm khổ lính mình .

                   Anh Nuôi , lo chuyện hậu cần cũng thật vất vả . Vì củi đun không có . Phải tận dụng những tre , gỗ , sàn nhà hỏng của dân làm củi đun . Rồi cái nguồn củi này cũng hiếm cũng cạn kiệt dần theo thời gian . Việc tiếp phẩm từ VN sang , 15km hàng ngày của từng đơn vị cũng gian nan không kém . Con đường đi từ Bến Sỏi , Búa Lớn sang . Giờ đây đã nhão nhoét . Công binh phải vào rừng Hòa Hội , chặt hàng vạn cây gỗ to bằng bắp chân , bắp đùi , mang ra lót ngang đường cho xe đi .

                  Nếu có việc gì , mà về VN . Được đi nhờ những xe Hồng Hà kéo pháo , vận chuyển . Thì là một lần đi là 1 lần nhớ đời . Vì mọi người đều phải đứng trong thùng xe , bám chặt vào thành xe . Nhún lên , nhún xuống xe theo từng nhịp xóc ổ voi , ổ gà , vượt qua những cây gỗ tròn trơn truội . Duy nhất là chỉ còn đ/c lái xe là phải ngồi ghế lái . Người cứ nhẩy lên nhẩy xuống , nghiêng bên nọ ,ngả bên kia . Đầu đập liên tục vào nóc cabin . Trông thật tội nghiệp .

                  Lúc này , hậu cần đã có thêm sáng kiến . Là mang bánh mỳ sang chốt . Như vậy lúc đó đơn vị TP vẫn ngày 3 bữa cơm . Nhưng 2 bữa cơm , một bữa bánh mỳ . Sáng kiến này , cũng giải quyết được phần nào vất vả . Trong việc đun nấu của anh Nuôi . Chăm sóc bữa ăn cho bộ đội trên chốt .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #113 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2011, 06:12:04 pm »

 BY đọc bài của bác tranphu341 hướng chốt F341 thời cuối tháng 6.1978 mà thấy ký ức của mình trở về ào ào. Grin

 Lúc đó kinh tế VN cũng còn tương đối và lính còn được ăn no, sang tháng 10.1978 mới là thời kỳ "khốn khổ" vì đói, BY em nằm chốt mà đến bữa có mỗi chậu bo bo 4 thằng chệu chạo nhai với nhau mà nước mắt chảy tong tỏng vì tủi thân. Khổ quá, đói quá, từ thủa thiếu thời chưa từng biết đến khổ và đói ăn là gì nay bỗng chốc chỉ sau vài tháng hoàn cảnh quay ngoắt 180 độ, hụt hẫng tinh thần đến thảm hại. Thương mình, thương anh em đồng đội và thương cả cho Đất nước mình cứ phải chiến tranh triền miên mãi.

 Thôi thì ... cứ lấy cái tự hào một thời đã đi qua của mình và đồng đội để an ủi quá khứ khốn khó ấy vậy. Nhưng quả thật là lính đã chịu khổ cực chưa từng thấy nơi nào khổ hơn trong cái mùa mưa năm ấy.

 Ở đầu topic Sư đoàn Sông Lam phần I bác tranphu341 có nhắc đến cuốn truyện: Thép đã tôi thế đấy. Cuốn sách từng được gối đầu giường của nhiều thế hệ thanh niên VN, nhưng đó là thép Liên Xô, thép của dân tộc Nga. Còn ở đây trên tuyến chốt giữ BGTN ngày đó là thép Việt Nam, lò lửa chiến tranh ấy đã tôi luyện lên những mẻ thép với sức chịu đựng độ giằng xé ngoài sức tưởng tượng của con người.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #114 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 09:01:12 am »

                Chào bạn binhyen1960 . Tranphu341 Rất cảm ơn bạn đã thường theo dõi và viết thêm bài để làm rõ hơn ,sâu hơn những tình tiết ,gian trong những ngày chốt giữ mùa mưa năm 78 của tuyến QĐ4 . QUÁ NHIỀU NHỮNG VẤT VẢ HY SINH ,GIAN LAO mà ae mình đã phải sống ,phải chịu đựng . Có những lúc ,những khi cái ranh giới giữa cái sống ,cái chết ,việc trụ lại trận địa chốt ,hay quay lui về phía sau thật mỏng . TP và có lẽ tất cả chúng ta đều có những trăn trở đắn đo đó . Quyền lựa chọn là của chúng ta . Song TP , BY , cũng như tất cả ae đều chọn là ở lại chốt chiến đấu . Tôi luyện trong cái lò rực lửa của chiến tranh . Mà vì thế cho đến ngày hôm nay cái chất thép đó trong chúng ta . Vẫn được vững bền và ngày càng tỏa sáng   . Thật đáng tự hào .
                         Chúc BY cùng gia đình ngày càng vui khỏe hạnh phúc !
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2011, 06:45:17 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #115 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 09:31:44 am »

                           Yên bình được mấy ngày . Bắt đầu từ ngày 25/6 , bọn Pốt lại tập trung tập kích vào dọc tuyến chốt của Trung đoàn và Tiểu đoàn 1. Lần này chúng tập kích với mật độ dầy hơn , điên cuồng hơn . Cứ khoảng 8h tối , là đã bắt đầu đợt tập kích chúng . Chủ yếu là dùng các loại B40 - B41 và DKZ bắn tập trung vào các điểm chốt của các đơn vị . Có đêm chúng tập kích tới hơn chục lần . Làm cho các đơn vị chốt sinh hoạt rất căng thẳng .

                        Đại đội 3 , vẫn là mục tiêu chính của Pốt . Vì đây là điểm đầu , trong thế phòng ngự của Tiểu đoàn . Ngoài các trận tập kích đêm . Ban ngày chúng cũng dùng cả pháo cối , 12,7 ly bắn găm vào đội hình chốt . Những khó khăn về trời mưa , nước lụt ngập , đúng là đã đồng lõa với Pốt . Hành hạ bộ đội mình . Anh em phải chống đỡ chúng rất vất vả . Vì chúng cơ động ngoài ruộng rộng . Mục tiêu di chuyển . Còn chúng ta là chốt cố định , lại bị thụ động . Pháo , cối , hỏa lực của mình cũng đã chi viện tối đa . Mà bọn này như ngày càng say máu . Chúng điên cuồng thể hiện rõ ý đồ lẫn dũi , nhổ chốt của Đại đội 3.

                         Đại đội 3 thương vong tăng dần . Quân số bắt đầu  thiếu hụt . Tiểu đoàn và Đại đội vẫn kiên cường giữ chốt . Các Đại đội 1 - 2 được tăng cường chốt cho Đại đội 3 để giữ vững địa bàn .
                        Khoảng đầu tháng 7/78 . Tiểu đoàn yêu cầu Đại đội 1 , điều 1 Trung đội thiếu sang tăng cường khu vực chốt tiền tiêu của Đại đội 3 . Lúc đó khoảng 5h chiều . Anh Công , Anh Đạc căn cứ vào tình hình chốt của Đại đội . Điều động Trung đội 1 , đ/c Trần Vinh để lại một Tiểu đội chốt . Còn trực tiếp đ/c Vinh BT chỉ huy 2 Tiểu đội . Được tăng cường thêm một B41 . Sang vị trí chốt của Đại đội 3 . Sau khi được nghe phổ biến nhiệm vụ . Đ/c Trần Vinh nói : tôi mệt không thể đi sang chốt ở Đại đội 3 được . Anh Công , Anh Đạc thuyết phục mãi mà Trần Vinh cũng không nhận nhiệm vụ , rồi bỏ vê vị trí Trung đội . Việc xử lý thật khó khăn . Ai cũng biết , sang đó thay chốt là vô cùng vất vả và nguy hiểm . Nhưng không thể điều Trung đội khác thay thế .

                       Trong lúc anh Đạc , báo cáo lên Tiểu đoàn . Về tình hình khó khăn trong việc điều động . Tôi xuống Trung đội 1 . Chuyện trò và làm công tác tư tưởng với Vinh và anh em Trung đội 1 . Không  phải chỉ có Vinh , mà còn một đồng chí Tiểu đội trưởng nữa , cũng không chịu đi tăng cường cho Đại đội 3 .

                          Thuyết phục một lúc , tôi kết luận . Nếu Vinh và Thắng(?) không đi , thì hai anh em lui hẳn về cứ phía sau . Đừng ở đây nữa . Làm khó cho Đại đội và ảnh hưởng tư tưởng anh em khác .
                             Suy nghĩ một lúc , rồi Vinh nói : "thôi em nghe anh . Chứ người khác thuyết phục , thì em cũng dứt khoát không chấp hành . Nhưng anh phải tăng cường đạn và bánh mì cho anh em đi chốt" . Tôi nói : "Đạn thì yên tâm là thoải mái cho anh em bắn . Còn bánh mì thì anh sẽ điều trên Đại đội xuống . Vinh cho anh em làm công tác chuẩn bị đi" .

                           Tôi trở về BCH Đại đội , trao đổi lại với BCH về tình hình Trung đội 1 . Nói đ/c Vinh và Thắng(?)  đã chấp hành lệnh rồi . 2 đ/c trinh sát Tiểu đoàn đang đợi ở BCH  . Tôi nói liên lạc lấy toàn bộ số bánh mì ( 5 cái ) của BCH xuống cho anh em .

                 Trời đã nhập nhoạng tối . Tôi bắt tay từng anh em . Nhất là Vinh bắt tay tôi thật chặt . Tôi nhìn sâu vào mắt Vinh , đôi mắt to đen kiên nghị . Với đôi lông mày lưỡi mác , thật ấn tượng . Trong  lòng tôi trào lên cảm giác xót xa thật khó diễn tả . Chiều biên giới nơi chiến tuyến , mưa vẫn rả rích rơi . Ngày mưa trời nhanh tối .
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2011, 06:49:24 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #116 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 10:22:59 am »

                          Yên bình được mấy ngày . Bắt đầu từ ngày 25/6 , bọn Pốt lại tập trung tập kích vào dọc tuyến chốt của Trung đoàn và Tiểu đoàn 1. Lần này chúng tập kích với mật độ dầy hơn , điên cuồng hơn . Cứ khoảng 8h tối , là đã bắt đầu đợt tập kích chúng . Chủ yếu là dùng các loại B40 - B41 và DKZ bắn tập trung vào các điểm chốt của các đơn vị . Có đêm chúng tập kích tới hơn chụ lần . Làm cho các đơn vị chốt sinh hoạt rất căng thẳng .
...
Ác liệt quá, phía QĐ4 thật quả cảm, yta262 cũng nghe bác LTThọ nói F9 có lúc bị khá nặng vào tháng 6, sau đó củng cố lại lên đánh tiếp chiếm ngã ba Chi Phu và vùng Mỏ Vẹt (Ba Vẹt ?). F341 của bác TP đánh nhau hoài như vậy, còn tiểu đoàn của bác cứ trụ chốt quanh ngã ba Săngke, tụi Pốt không bứng nỗi!

Khi trước mình nghe anh em E201 tỉnh đội Tây Ninh kể chuyện đánh nhau ở sông Vàm Cỏ Đông, yta262 cứ dục họ kể tiếp các trận khác, anh Phát cười nói: "Đánh đấm mãi cũng phải có lúc nghỉ chứ, đánh hoài chết sao!". Vậy mà bên bác đánh lấn dũi liên tục, sau đó lại nằm chốt không thay quân gì hết. Bên F302 hồi bảo vệ BGTN thường dùng xa luân chiến bác TP341 ạ. Khoảng đầu mùa mưa năm 1978, E6 chốt giữ Xa Mát và E429 chốt Lò Gò Xóm Giữa. E271 và E88 huấn luyện phía sau, E262 vừa hổ trợ vừa huấn luyện. Sau đó khoảng cuối mùa mưa thì E271 & E262 lên tăng cường chốt, xong là tới chiến dịch cửa mở tháng 12 năm 1978 toàn F302 vào trận, E88 tham gia nhưng chỉ dự bị phía sau. Khi hành tiến sang K. thì E88 mới đi mũi chính diện, các E khác các mũi phụ.

Tiểu đoàn 1 của bác TP341 và đơn vị của bác BinhYen1960 sao lại chịu trận lâu dài thế không biết. Theo yta262 suy luận, khi quân số đơn vị trong chiến đấu bị thiếu hụt thì phải bố trí cho lùi ra tuyến sau củng cố và bổ sung rồi xoay tua đánh xa luân chiến chứ nhỉ?
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2011, 01:37:02 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #117 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 12:03:00 pm »

   Bác Yta 262!

 Đoàn lính tân binh của BY khi vào bổ sung quân cho F7 lúc đó là đúng 1 tiểu đoàn mới được huấn luyện tại miền Bắc xong, quân số tạm tính theo cấp số nhân của 4 đại đội cùng huấn luyện tại D5 E584 QK3 lúc đó (thời điểm chưa thành lập QKTD như bây giờ). Thì chúng ta có con số ước tính khoảng 550 người, lính của 2 tỉnh cùng huấn luyện chung là Hà Nội và Hà Nam Ninh.

 Số anh em bổ sung cho F7 lần này được giải đều khắp F7 từ 3 E bộ binh đến các D trực thuộc F7 lúc bấy giờ. Hôm nay, số người ra đi ngày đó hiện còn sống trở về còn lại khoảng 40%, chưa tới 200 người và rất ít người không có thương tật do súng đạn chiến tranh. Phần lớn số lính tử trận đoàn của BY là tại chiến trường BGTN vùng đất Svay Rieng ngày ấy, chưa đến 4 tháng chốt giữ cho đến đầu chiến dịch GP K đã ngốn hết quá nửa số lính "lớ ngớ" này, còn sau này anh em cũng "quái vật" dần lên với chuyện chinh chiến, hơn nữa chiến trường cũng vợi dần tiếng súng nên lớp lính đó cũng đỡ mất mát hy sinh, cá biệt có vài người sau 3 4 tháng "lớ ngớ" ấy đã là B trưởng những C bộ binh.

 Giờ đây anh em đoàn của BY rất hay gặp gỡ nhau vì ở cùng thành phố hoặc phương tiện đi lại dễ dàng, lễ lạc, Tết nhất, cưới xin, ma chay nên có điều kiện qua lại với nhau, BY cũng nhiều lần tìm hiểu thông tin từ số anh em này trong khắp F7 lúc đó thì được thấy toàn cảnh thế này. Khắp trong 3 E bộ binh của F7 đơn vị nào cũng thế cả, hướng F7 luôn phải căng ra hết quân số mà chiến đấu, lực lượng dự bị cũng cạn kiệt bởi tuyến chốt quá dài cùng độ ác liệt liên tiếp ở những trận đánh sống còn. Cũng ở thời điểm tháng 6.1978 thì ngay F bộ của F7 cũng tý nữa bị Pốt "xơi tái" nên mới có vụ đại đội TNXP của QK7 phối thuộc cùng F7 hy sinh gần hết do địch bất ngờ luồn sâu tấn công, nếu không gặp vị trí của TNXP lúc đó thì chỉ còn vài trăm mét nữa là 1 D Pốt nện trúng F bộ, khi chi viện giải vây ta phải điều động quân chiến đấu của E209 và E165 trên các tuyến chốt rút bớt về tham gia tác chiến, 1 đơn vị của tỉnh đội tỉnh Tây Ninh phối hợp tấn công từ hướng VN qua khép chặt vòng vây tiêu diệt đơn vị này của địch. BY nói ra để chúng ta cùng hình dung ra độ mỏng của quân số hướng F7 khi ấy.

 Theo BY thấy thì hướng giải quyết của ta cho hướng này là không thay quân mà là tăng cường bổ sung quân số chiến đấu, vì vậy nguyên năm 1978 ta đã bổ sung quân cho F7 tới 21 lần và đoàn BY là 1 trong số 21 lần ấy, có lẽ số quân bổ sung cho F7 năm 1978 thì đoàn cả BY là 1 trong số đoàn đông quân nhất, có C13 của D9 E209 có lần được bổ sung tới 15 người một lúc vì mới đi qua trận đánh nhiều thiệt hại, có lần bổ sung thì trong C chỉ được 3 người tùy theo sự sắp xếp điều động của cán bộ quân lực E F.

 Nói chung ta phải chiến đấu trong hoàn cảnh ấy hao quân kinh khủng và hướng F7 cũng đã căng hết lực lượng chống đỡ sức tấn công của địch, mỗi lúc thấy anh em đi viện về hay bổ sung quân thêm là mừng vô cùng, song cũng biết là lại sắp đánh nhau to nữa, lúc đầu còn thấy sợ và hốt hoảng tinh thần khi thấy lính khiêng vác nhau như trong phim, nhưng bức tranh đó diễn đi diễn lại mãi nó cũng quen mắt và cuối cùng là sự chai lỳ vô cảm trước những trận chiến ác liệt .

 Nhưng nói thì nói thế thôi chứ lính cũng vui lắm, vẫn thư gia đình, vẫn yêu đương vẫn cải thiện, vẫn ha hả cười dù trước đó ít ngày từng bị đánh đến te tua thằng chết thằng thương nhăn nhó mếu máo và cả bụng đói mắt hoa lên vì trong bụng chẳng có cái gì. Trong lúc đó mỗi khi đá mắt nhìn về hướng núi Bà Đen cảm giác như là trời Tây ấy bác ạ. Xa lắm và không biết bao giờ mới được trở về, thèm có được 1 đêm ngủ trong bình yên không cần phải quan tâm đến chữ cảnh giác. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #118 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 08:52:24 pm »

Trong những bài viết trước tôi đã đoán đây là giai đoạn ác liệt nhất trong cuộc chiến biên giới Tây Nam.Nhưng sau khi đọc qua 2 bài viết mới nhất của bác TP và bài bổ xung của BY thì mới có cái nhìn thật tường tận về giai đoạn nầy.
Đúng như bác TP nhận định,thời tiết mùa nầy đồng lỏa với Pot gây khó cho bộ đội ta trên tuyến chốt.Sự thụ động và phòng thủ cố định là bất lợi chính cho ta và mưa ngập hầm hào làm cho bộ đội ta trở thành cái bia bắn tập của tụi Pot.Hình dung trận địa như vậy và với cả chục lần tập kích trong một đêm thì thật là quá ác liệt.Thương vong -bệnh tật-mệt mỏi,3 thứ nầy làm hao hụt quân số,sức khỏe bộ đội suy kiệt càng khiến cho chốt của ta thêm mỏng dể bị vở chốt.Tụi Pot nó cũng rất tinh ranh nên lợi dụng điều nầy mà liên tiếp tập kích để đánh bật chốt của ta.
Cũng rất may quân đoàn 4 đã kiên cường bám chốt mà tuyến nầy không bị Pot chọc thủng chứ nếu không thì ảnh hưởng rất lớn đến chiến dịch Tổng tấn công của quân đội ta vào cuối năm  78.
Hình ảnh người lính Trần Vinh trong đv bác TP nêu lên trong bài viết vừa rồi rất đẹp,rất kiên cường.Thể hiện được tinh thần của người Việt Nam bất khuất,tình yêu nước nồng nàn- cao cả,tình đồng đội thật thắm thiết...
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #119 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 09:07:38 pm »

Bac Tranphu341 đúng là một cán bộ chính trị có uy tín và làm công tác chính tri giỏi.

Chuyện anh Trần Vinh đúng là thực sự quý bác thì mới đi, chứ thường khi cán bộ chiến sĩ đã nản rồi thì khó lòng xoay chuyển lắm. Khi đó họ sẵn sàng về tuyến sau, chẳng cần gì hết.

Nói là bộ đội có quân lệnh, nhưng trong chiến đấu ác liệt không phải lúc nào cũng máy móc được, phải có tình người.

Chỉ có chỉ huy nào dám sống chết cùng anh em thì lính mới phục thôi. Khi đó biết có chắc chết anh em vẫn đi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM