Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:04:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Kiều CQQ: Đoàn 81,82,83,280 Quân Tình nguyện VN tại Lào  (Đọc 87269 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #10 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2011, 01:07:27 pm »

Tiếp theo trang 7

Các trung đội chia thành  tổ nhỏ 3-5 người vào làng bản làm công tác vũ trang tuyên truyền ,sống 3 cùng với nhân dân, tuyên truyền giúp nhandân lào nhận thức rõ kẻ thù của cách mạng là thực dân pháp  và tay sai; hiểu rõ mục đích kháng chiến cưu nước của quân đội LÀO Itxala, động viên mọi người tham gia kháng chiến và ủng hộ cách mạng:ủng hộ lương thưc thực phẩm, làm vườn ko nhà trông,bất hợp tác khi địch càn quét, giữ bí mật và bảo vệ cán bộ....

VKCQQ sống gần dân ,giải thích cho dân hiểu bộ đội việt nam chỉ có 1 mục đích là giúp nhân dân lào ,sát cánh cùng đánh kẻ thù chung của 2 dân tộc là thực dân pháp .
nhiều cán bô , chiến sỹ đã kết nghĩa , nhận mẹ nuôi , chị nuôi trong bà con cac bộ tộc lào . hàng ngày bộ đội tham gia làm vệ sinh làng bản , tổ chức dạy chữ , dạy hát , khám chữa bệnh cho nhân dân...nhờ vậy tạo được lòng tin trogn nhân dân đối vơi cách  mạng , kháng chiến ... nahan dân lào bắt đầu gọi anh e ta là "bộ đội bạn "; "bộ đội việt nam anh em"...

Phương châm hoạt động của bộ  đội  ta là gây dựng cơ sở chính trị , khi cần thiết  tập trung lực lực lượng chống càn , bảo vệ cơ sở cách mạng , bảo vệ nhân dân..

theo sự chỉ đạo của trên ngoài việc dân vận , ban chỉ huy khu 1 còn tranh thủ sự ủng hộ của các tù trưởng và chức dịch của chính quyền cũ ở địa phương , nhờ vậy các "nai tà xẻng "(chánh tổng ) mường xạ , mường long, mường năng ,xiêng cốc , sốp lôi   và "nai cong"(châu trưởng) mường long , mường năng từ chô chưa  hiểu  đã đi theo , ủng hộ cách mạng..

trên cơ sở tuyên truyền vận động , VKCCQ đã giúp bạn tổ chức "hội ÍTxala" thu hút nhiều người yêu nước tham gia . sau đó những nơi có phong trào phát triển thì tổ chức "hội phụ nữ ÍTxala" và "hội thanh niên ÍTxala" ...

đối với thanh niên dũng cảm thì vận động tham gia dân quân du kích ;tháng 2 năm 1949 đội du kích đầu tiên ở KỌ CHÀ KỦA thuộc tà xẻng - mường xạ được thành lập . du kích được trang bị súng kíp , cung nỏ ,huấn luyện sử dụng lựu đạn , mìn , chông , cạm bẫy ..

do phong trào phát triển , ban chỉ huy khu 1 quyết định  thành lập công binh xưởng quy mô nhỏ thuộc vùng bộ tộc mu xơ  ,  tổng mường xạ .
xưởng trưởng : đ/c phú 
xưởng phó : đ/c Lạc
ban đầu còn có 3 cán bộ và 14 chiến sỹ.
công cụ chỉ có : 1 máy khoan bàn ,5 ê tô bàn ,2 ê tô cầm tay,và 1 số dụng cụ đồ nghề khác..
nguyên liệu : chủ yếu gang, nhôm , thuốc súng  mua từ thai lan
trong năm  1950 đã sản xuất  được 800 quả lựu đạn , 500 địa lôi , sửa chữa hơn 500 súng , góp phân ftrang bị cho bộ đội , du kích .

ngoài sản xuất , anh em còn tranh thủ dân vận , tổ chức dan 3 bản ở gần xưởng vào "hội ÍTxala"  , lập 3 đội du kích , kết nạp 5 đảng viên  người mu xơ ...


Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 02:16:18 pm »

tiếp theo t 8

Phát hiện ta tổ chức sx vũ khí , địch tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công nhằm phá tan xưởng vũ khí ,dập tắt nguồn cung cấp trang bị cho lực lượng kháng chiến .Trước đó , cuối năm 1948 , địch đã huy động lưc  lượng ở đồn Mường xinh, ra vùng Bản bo thăm dò lực lượng ta.Phát hiện địch,bộ đội ta phối hợp với du kích tổ chức phục kích ở gần bản bo, đánh và làm bị thương 1 số tên ,buộc chúng phải rút về đồn Mường xinh.Trận đánh ko lớn , nhưng đã có tiếng vang,động viên nhân dânlongf tin có thể đánh được địch, bảo vệ tính mạng , tài sản nhân dân, giữ vững làng bản.Phát huy tinh thần chiến đấu của bộ đội ta ở trận đánh trước,lần này , các chiến sỹ bảo vệ công binh xưởng đã anh dũng chặn đánh các cuộc tiến công của địch .Trong 6 trận chiến đấu quyết liệt bảo vệ xưởng ,bộ đội ta phối hợp với du kích , loại khỏi vòng chiến đấu 6 tên , làm bị thương 15 tên.Đây là những chiến công thầm lặng rất đáng tự hào của tập thể thợ - những chiến sỹ bộ đội việt kiều CQQ.trên 1 vùng núi cao quanh năm mây phủ .Đ/C Phú - xưởng trưởng đã anh dũng hi sinh khi dẫn anh em đi gài mìn chống địch càn vào xưởng .nêu tấm gương sáng vì nghĩa vụ quốc tế của một chiến sỹ tình nguyện Việt nam.Với chiến công oanh liệt này , cán bộ và chiến sỹ  côgn binh xưởng đã được ban chỉ huy khu I tuyên dương khen thưởng.

Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ kháng chiến , giữa NĂM 1949 , đặc ủy Lào chủ trương chấn chỉnh cơ quan lãnh đạo và chỉ huy khu I.
Thực hiện chủ trương đó, Đ/C Khăm xẻng (1 trong  2 đảng viên cộng sản dầu tiên của Lào , sau này là 1 trong những người sáng lập Đảng nhân dân cách mạng Lào , ủy viên  TW Đảng nhân dân cách mạng Lào ) và 1 số cán bộ lào được  cấp  trên của bạn phái về phụ trách khu I.Ban chỉ huy khu đã giúp đỡ phối hợp  với ban phụ trách của lào , phát hiện tuyển chọn  và tổ chức nhiều lớp học ngăn ngày để đào tạo đội ngũ cán bộ có thể đảm nhiệm được chức trách , nhiêm vụ của các ngành , địa phương của bạn.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 03:07:27 pm »

tiếp theo trang 9

Thực hiện phương châm "địa phương nào cũng phải có cán bộ địa phương đó, mỗi bộ tộc phải có cán bộ bộ tộc mình" , cán bộ , chiến sỹ tình nguyện tổ chức nhiều lớp học ngắn ngày bồi dưỡng , đào tạo cán bộ giúp bạn. Đ/C Nguyễn  Đình  Hiên vốn rất thông thạo tiếng và chữ viết lào đã có nhiều đóng góp quan trọng , góp phần mở nhiều lớp học cho bạn ở mường xạ , mường long , mường năng . đến t9 -1949 khu I đã có 1 đội ngũ cán bộ địa phương tiêu biểu , đều trung thành với sự nghiệp cách mạng , trở thành cán bộ cốt cán của  địa phương .. trong suốt kháng chiến chống pháp.

cuối năm 1949 , tàn quân sư đoàn 93 quốc dân đảng trung quốc , trong đó có lính phản động lào , bọn việt quốc , việt cách đề nghị ta và bạn  lào cho mượn đường tiến đánh quân pháp ở đồn mường xinh . NHận biết âm mưu nếu đánh được đồn mường xinh , chúng sẽ chiếm vùng giải phóng của bạn làm căn cứ. Đối sách của ta là ko hợp tác với quốc dân đảng ,cô lập chúng trước nhân dân , lợi dụng mâu thuẫn pháp - tưởng để chúng đánh nhau , làm suy yếu lẫn nhau.tạo điều kiện cho ta đánh kẻ thù chính là thực dân pháp.Ta cử cán bộ chiến sỹ xuống cơ sở , tuyên truyền nhân dân nhận rõ âm mưu của quốc dân đảng , vận động nhân dân ko đi phu , đi lính , ko cung cấp lương thực , thực phẩm cho  chúng.sau thất bại trong trận đánh đồn mường xinh ,bị thương vong , thiếu lương thực , bọn quốc dân đảng buộc phải rút lui khỏi vùng giải phóng của lào.
năm 1950 , quân giải phóng nhân dân trung quốc  giải phóng cả vùng hoa nam , khu I- lào ko còn bị cô lập nữa và có chỗ dựa mới là tỉnh Vân nam- TQ.
t2 -1950 TW Đảng ta cử Đ/C Nguyễn  Kỷ sang liên lạc với ĐCS tỉnh vân nam- TQ xin viện trợ vũ khí và quân trang cho cách mạng lào .đồng thời đề nghị phía bạn mở trường huấn luyện cho cán bộ , chiến sỹ Lào .TQ đồng ý viện trợ cho Khu I, II, và tỉnh viêng chăn. nhờ sự giúp đỡ đó , lực lượng ta và bạn lào có điêu kiện phát triển . nhiều lớp chỉnh huấn cán bộ , chiến sỹ tình nguyện và lào được TQ  giúp tổ chức ở mường la , mường phùng - vân nam - TQ.

SAU 2 năm xây dựng , các đơn vị VKCQQ Ở  khu I đã vượt qua nhiều khó khăn , phức tạp của 1 vùng địch hậu xa xôi , có nhiều dân tộc thiểu số,giúp bạn lào phát triển được lực lượng chính trị và vũ trang , hình thành khu căn cứ du kích liên hoàn bao gồm 9 tà xẻng (tổng ): mường xạ , bản mo , mường cang ,mường long , mường năng , xiêng cốc , xốp lôi , xiêng khẻng , bản sài thuộc huyện mường xinh -tỉnh huội xài , trở thành 1 khu giải phóng nằm sâu trong vùng địch hậu ở Bắc lào ,giáp TQ.

khu giải phóng khu I được  xây dựng là chỗ dựa vững chắc cho bộ đội It xala và phong trào cách mạng ở mặt trận tây bắc lào phát triển.

Tháng 2- 1950 ủy ban khang chiến khu I được thành lập , do ông tà xẻng (chánh tổng ) mường long làm chủ tịch .các ông nai cong(châu trưởng )mường long , chậu khệt lan ten, pha nha -mường cang, pha nha luổng  làm ủy viên .

Mặt trận It xa la  khu I do ông khăm đi - mường long làm chủ tịch.
tháng 3 -1950 trung đội bộ đội địa phương thoát ly đầu tiên của huyện mường xinh được tổ chức , bao gồm con em các bộ tộc Lự , cọ , đọi ở tà xẻng - mường xạ , mường long, mường năng , xiêng cốc , bản mo tham gia , làm nòng cốt cho nhân dân các bộ tộc lào bảo vệ khu căn cứ KHU I.

Như vậy là đến 1950 với sự giúp đỡ tận tình của các đơn vị VKCQQ , những nhân tố bên trong của cách mạng lào ở Khu I đã từng bước hình thành.cơ sở chính trị , tổ chức quần chúng , hệ thống chính quyền mới TỪ Khu đến Bản đã hình thành.
các đội du kích và đơn vị vũ trang tập trung người địa phương  là chỗ dựa bảo vệ vùng giải phóng . đội ngũ cán bộ chính quyền , mặt trận , và số đảng viên cộng sản các bộ tộc lào ngày càng đông. Trải qua bao thử thách chống  địch càn quét , thổ phỉ quấy phá , Khu I đã đứng vững , trở thành 1 căn cứ vững chắc trên mặt trện tây bắc Lào.

Các đơn vị  VKCQQ ở khu I dưới sự lãnh đạo của banchir huy khu , trực tiếp và lần lượt là Đ/C Nguyễn  Kỷ , Đào Văn  Huề , Bùi  Ngọc  Tuyết  Đã  hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,giúp bạn xây dựng phong trào kháng chiến , phát huy sức mạnh tại chỗ của cách mạng Lào .Tuy nhiên VKCQQ cũng bộc lộ nhược điểm , có lúc còn bao biện làm thay , chưa thật tin vào cán bộ bạn ,chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo ,bồi dưỡng cán bộ , phát triển đảng viên người địa phương,cá biệt có cán bộ , chiến sỹ còn vi phạm phong tục tập quán .

khi những nhân  tố  mới bên trong của bạn lào đã xuất hiện , thì hình thức và liêm minh hợp tác giữa ta và bạn cũng phải có sự thay đổi phù hợp .Từ đây quân VKCQQ bắt đầu hoạt động theo phương châm liên minh hợp tác .mọi công việc ko còn do phía ta quyết định mà phải bàn bạc với chính quyền , mặt trận , và cán bộ bạn lào cùng giải quyết , cùng chịu trách nhiệm .cán bộ chiến sỹ bạn đã có thể thay thế nhiều chức năng nhiệm vụ ban đầu của quân VKCQQ.



 
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2012, 08:52:40 am »

Cùng với việc đặc uỷ lào triển khai các hoạt động xây dựng , mở rộng khu căn cứ khu I –Mường xinh sang phía đông, đặc uỷ việt kiều và tổng hội việt kiều cứu quốc cũng chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động giúp bạn xây dựng khu căn cứ ở khu II- bao gồm 02 huyện xay nha bu ly  và pạc lai ở phía tây tỉnh luông pha băng , tiếp giáp với tỉnh chiềng rai -thái lan. Đây là vùng đất nằm ở phía tả ngạn sông mê công . Sau chiến tranh pháp –xiêm 1941- thực dân pháp bị thất bại buộc  phải cắt phần đất này cùng huyện chăm pa sắc cho thái lan, lúc đó là đồng minh của phát xít Nhật.sau năm 1945 nhật đầu hang đồng minh , Thái lan phải trả lại 2 khu vực này cho thực  dân pháp  sau 4 năm chiếm đóng và thống trị .SO VỚI khu I , đất đai ở khu II bằng phẳng hơn , nhiều cánh đồng , làng mạc ,dan cư đông đúc , buôn bán phát triển .có nhiều tài nguyên đặc biệt là rừng gỗ tếc thuộc quyền sở hữu của vua lào , đường giao thông thuận lợi , giao lưu buôn bán với thái lan phát triển ,tại đây có nhiều bộ tộc cùng sinh sống ,nhưng người Lào , người Lự , người Nhuôn(thuộc nhóm dân tộc lào lum) chiếm tỷ lệ khá đông.Đạo phật và chùa chiền phát triển ở nhiều nơi .sau 4 năm bị chiếm đóng nhân dân ở đây chịu nhiều ảnh hưởng của Thái lan, đặc biệt là văn hoá thái .Trường học được xây dựng ở nhiều nơi .dân trí  phát triển hơn ở khu I.Thực dân pháp chỉ đóng đồn ở xay nha bu ly , pạc lai , pạc khọp.Do phải phân tán lực lượng ra đóng giữ các đồn  trên địa bàn rộng , nên địch có những sơ hở trong cách bố phòng .Tình hình đó tạo thuận lợi cho ta giúp bạn xây dựng lực lượng và phong trào kháng chiến.

Theo kế hoạch , 1 bộ phận lực lượng vũ trang việt kiều hành quân , khi đến thành phố xiêng rai được lien lạc của ta dẫn đường chuyển đến tập kết ở bản pha đeng trên đất thai lan , sát biên giới lào .Đồng chí Mai văn Quang và 1 số cán bộ quân sự , chính trị được lệnh đến pha đeng tiếp nhận 50 chiến sỹ việt  kiều  và 1 số thanh niên mới nhập ngũ , để che mắt địch, bộ đội tình nguyện mở lò sản xuất gạch .Đến tháng 9 năm 1948 sau khi nhận được 1 số vũ khí viện trợ , các chiến sỹ tình nguyện chuyển đến 1 cánh rừng cạnh làng huội lau trên đất lào . đây là 1 bản thuộc tổng pạc khọp- huyện xay nha buly –tỉnh luông pha băng.Đơn vị xây dựng lán  trại, ổn định nơi ăn ở và tổ chức huấn luyện ở đây.các đ/c Mai văn quang , phạm kỷ , phạm hữu lập , luôn có mặt theo dõi và hướng dẫn bộ đội tình nguyện huân luyện quân sự .
Thực hiện chỉ thị của chính phủ độc lập lâm thời Lào ít xa la, ông Phu mi vông vi chít và 1 số cán bộ lào từ thị trấn xiêng xẻng(trên đất thái lan) đến tổng pạc khọp  gặp đ/c Mai văn Quang bàn  kế hoạch hoạt động và hợp tác  giữa 2 bên Lào –việt  trong xây dựng căn cứ mới .Tại cuộc gặp chung ,đại diện 2 bên lào -việt quyết  định thành lập khu kháng chiến II, và nhất trí cử ông Phu mi vông vi chit làm khu trưởng , Đ/C Mai văn Quang làm chỉ huy trưởng bộ đội tình nguyện việt nam ở khu II.Trong ban chỉ huy phía Lào còn có ông cai uộn ,chỉ huy quân sự . ma hả kham , phăn vi la  phụ trách  giáo dục và tôn giáo .Ngoài ra còn có ôngt U ta ma , phau phim pha chan.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 02:49:41 pm »

Như vậy là khác hẳn với khu I (mường xinh),ngay từ đầu VKCCQ ở khu II đã có hẳn đối tượng cách mạng lào để lien minh và hợp tác hoạt động.chính vì thế , mọi kế hoạch về xây dựng , hoạt động ở khu II đều được đưa ra bàn bạc thống nhất giữa 2 bên .Trong quá trình giúp bạn , cán bộ và chiến sỹ ta luôn tôn trọng vai trò làm chủ và quyền quyết định của bạn.
Về công  tác  huấn luyện , ban chỉ huy khu II chỉ đạo các đơn vị vũ trang tổ chức huấn luyện rất khẩn trương .Ông Phu mi vông vi chit và các cán bộ  lào thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đ /c chỉ huy VKCCQ Trong quá trình  huấn luyện .Ngoài  1 số bài về quân sự , các chiến sỹ được học về mục đích , đương lối  kháng chiến giải phóng dân tộc ,công tác  tuyên truyền vận động quân chúng xây dựng cơ sở ,quan hệ lào việt và đạo đức quân đội cách mạng. Ông Phu mi vông vi chit còn tham gia giảng về tác phẩm SỬA ĐỔI LỀ LỐI LÀM VIỆC .(viết tháng 10 năm 1947 ) của chủ tịch Hồ Chí Minh, mà ông rât tâm đắc.
Sau khi kết thúc đợt huấn luyện , cán bộ chiến sỹ được phân chia thành nhiều tổ nhỏ , gồm cả Việt nam và Lào đến từng bản , làng tuyên truyền xây dựng cơ sở , vận động nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến .Từ chỗ đứng chân ban đầu ở các bản Huội lau , Nậm khả , liên quân Lào –Việt phát triển theo  2 hướng : 1 hướng tiến về Pạc khọp , cạnh bờ sông Mê công.1 hướng khác tiến về Xiêng lôm  , Xiêng hòm  theo kế hoạch vết dầu  loang.Các chiến sỹ ta bám sát cơ sở , cùng ăn ở sinh hoạt với dân, giúp dân sản xuất , làm vệ sinh làng bản ,tổ chức học chữ cho thanh  niên … đã tạo được lòng tin  , sự mến mộ  và nhiệt tình giúp đỡ của nhân dân.

Nhờ sự nỗ lực của , liên quân Lào –Việt hoạt động theo phương thức thích hợp , đến giữa năm 1949 , cơ sở chính trị đã được xây dựng ở các tổng :
Xiêng lôm  , Xiêng hòm  ,pạc khọp, xa nha bu ly.Nhân dân ở đâytừng sống dưới ách thống trị của thực dân pháp và ách chiếm đóng  của quân phiệt Thái lan, nên rất căm phẫn quân thù  và có cảm tình với cách mạng.Nhờ vậy , các chiến sỹ VK CCQ đã tiến hành vận động quần chúng thuận lợi.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 01:05:31 pm »

Bộ đội Nam tiến và Cao Miên Việt kiều Cứu quốc quân gặp nhau sau trận đánh ở Ngã Năm (Rạch Giá), tháng 1-1946.



Chi đội hải ngoại 4 (chi đội Trần Phú) làm lễ xuất quân ở Mường Đệt (Thái Lan), 26-12-1946.



Chi đội hải ngoại 4 ở Sa Đéc, 1947.



Tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II.



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 08:16:28 am »

Ông Phu mi vông vi chit , một tỉnh trưởng cũ có uy tín và ảnh hưởng trong nhân dân đã  góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở chính trị , động viên nhân dân tham gia kháng chiến .Khi các tổ công tác  phát triển đến Bnả muồng , tà xẻng Mường khọp , bản thạt , ban lãnh đạo khu 2 rời cơ quan đến bản nậm khả , sau đó chuyển đến đóng ở bản thoại , bản thạt thuộc tà xẻng  xiêng hòm . đây là vùng dân cư đôgn đúc, kinh tế phát triển , giao lưu hàng hóa khá nhộn nhịp.

Được sự chỉ đạo của ủy ban khu trực tiếp là Ông Phu mi vông vi chit , hệ thống chính quyền được xây dựng ở các bản làng trong khu kháng chiến 2 đã quản lý và điều hành mọi công việc .Về đội ngũ cán bộ, Ông Phu mi vông vi chit rất quan tâm đến việc vận động các tù trưởng và chức dịch cũ, lựa chọn những người có tinh thần dân tộc  và còn uy tín trong nhân dân, tiếp tục giao cho phụ trách 1 số cương vị chủ chốt trong hệ thống chính quyền mới .Đối với 1 số chức dịch cũ , bọn thổ phỉ và 1 số binh lính ngoan cố  ủy ban tăng cường công tác giáo dục , bồi dưỡng , cải tạo , thuyết phục họ đi theo kháng chiến , hoặc không chống phá cách mạng , phá hoại cuộc sống  của nhân dân.1 số trường học được tiếp tục mở trở lại ,, các lễ hội truyền thống được tổ chức vơi hình thức và nội dung mới những bài hát kháng chiến  được phổ biến ,tạo nên bầu không khí phấn khởi , yêu mến cuộc sống trong vùng mới giải phóng .Tiếp theo việc tổ chức các đoàn thể quần chúng , nhiều đội dân quân du kích được thành lập ở các bản làng làm nhiệm vụ canh gác , giữ gìn an ninh trật tự , bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân.

Trước sự phát triển của phong trào kháng chiến khu 2 , thực dân pháp tập trung quân mở các cuộc càn quét , khủng bố nhân dân , nhưng chúng bị liên quân lào việt đánh chặn thiệt hại nặng phải rút quân về đồn Pạc khọp,Ngoài ra các lực lượng ta còn tổ chức tiến côngvào đồn pạc khọp , phục kích địch ở bản con tưn ,gần pạc beng  và nhiều  lần bắn chặn  ca nô quân sự tiếp tế cho huội xài  trên dòng sông mê kông , gây  cho chúng 1 số thiệt hại , thu nhiều chiến  lợi phẩm.những thắng lợi  đó đã đông viên tinh thần liên quân Lào việt đẩy mạnh các hoạt động củng cố , bảo vệ vững chắc khu căn cứ.

Giữa lúc  phong trào khu 2 đang phát triển thuận lợi , chuẩn bị mở rộng địa bàn hoạt động sang tả ngạn sông mê công , thì tình hình quan hệ giữa Thái lan với chính phủ độc lập lâm thời LÀO -ÍT XA LA thay đổi ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng lào.Tháng 8 năm 1949 Ông Phu mi vông vi chit, khu trưởng khu 2sang băng cốc báo cáo với quốc trưởng Phết sa rát   tình hình công tác  ở khu 2. bộ trưởng tài chính Kà tài cho rằng :
” Tình hình thái  lan đã thay đổi , mỹ đã khống chế chính phủ thái lan . chính phủ Thái lan  tuyên bố sẽ chấm dứt sự giúp đỡ đối với chính phủ lưu  vong Lào vào cuối năm 1949 và chính phủ lào nên hợp tác với Pháp … ”

Trong thời gian này , Uộn tha ti cun chỉ huy quân sự khu 2 cũng sang băng cốc gặp tà kai và đại sứ pháp  .Do bản chất là lính cũ theo pháp , ko chịu được gian khổ và kỷ luật nghiêm của quân đội cách mạng ,lại bị địch mua chuộc ,lôi kéo , cuối cùng âm mưu đầu hàng Pháp của  Uộn tha ti cun nhen nhóm và chờ thời cơ hoạt động .Do địch phá hoại  và sự phân hóa nội bộ , ngày 25 tháng 9 năm 1949 chính phủ độc lập lâm thời LÀO -ÍT XA LA  lưu vong ở thái lan  do KHĂM MẠO  làm thủ tướng tuyên bố giải thể sau đó  1 số người trong  chính phủ đã về viêng chăn đầu hàng pháp .(  chính phủ độc lập lâm thời LÀO -ÍT XA LA thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1945 ở viêng chăn , khi thực dân pháp trở lại xâm lược  lào , đánh chiếm viêng chăn , chính phủ đã di tản sang thái lan, năm 1949 cùng với việc bày trò trao trả độc lập cho lào , thực dân pháp tìm cách lôi kéo các thành viên chính phủ này về Lào hợp tác với Pháp  )
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 04:39:14 pm »

Lợi dụng tình hình , Uộn tha ti cun bị địch mua chuộc đã tập hợp 1 số người làm phản , giết đ/c LÊ DUY TRUNG đại đội trưởng và 3 chiến sỹ VK-CQQ , sau đó kéo về huội xài đầu hàng pháp .Được tin mật báo về âm mưu phản trắc của Uộn tha ti cun , đêm 31 tháng 12 năm 1949 , Ông Phu mi vông vi chit cúng 1 số cán bộ thân tín  đã bí mật di chuyển về  phía biên giới Lào –thái , Uộn ra ti cun  huy động 1 toán quân gồm 7 người , trong đó có taru nạ , hung hương , ma hả xay , khăm lếch (lính quốc dân đảng cũ) đuổi theo  cố thuyết phục và ép Ông Phu mi vong vi chit trở lại đầu hàng Pháp .Do ơn huệ nuôi dạy của Ông Phu mi vong vi chit đối với  số người này trong thời gian vừa qua, sau khi ko thuyết phục ép được ông . chúng buộc phải để ông cùng 1 số cán bộ trở lại thaí lan sau 02 năm hợp tác với các đơn vị VK- CQQ xây dựng và phát triển khu kháng chiến II .
Sau khi về thăm gia đình ở xiêng xẻn , Ông Phu mi vong vi chit  và ông phau phim pha chăn  cùng 1 số người vựơt biên giới Lào thái  rồi đến tha khi lếch – thuộc miến điện gặp đặc uỷ Lào .Tiếp đó đoàn đến xiêng lạp gặp Chậu mường – xiêng lạp , Miến điện và các quan chức địa phương.được họ tiếp đón và hứa sẽ giúp đỡ Lào kháng chiến.
Trong lúc quan hệ giữa ta với Miến điện có chiều hướng thuận lợi , thì bang Karen đòi độc lập  liên bang Miến điện .1 đại đội quân đội thuộc bang Karen đóng ở Thakhi lếch nổi dậy chống lại chính phủ miến điện , sau đó rời bỏ địa bàn và mang theo các đài thoogn tin vô tuyến MK2  mà họ đã giao cho ta sử dụng .Trước tình hình đó , các đ/c Nguyễn Văn Long ,Phạm Xuân Quế và 1 thợ máy phải chuyển đến phân khu quân sự Ta- ung –ri, do 1 đại tá chỉ huy. Ta-ung-ri là căn cứ nằm trên 1 cao nguyên , khí hậu mát mẻ , phong cảnh đẹp .với tình cảm ngưỡng mộ sâu sắc đối với chủ tịch Hồ Chí Minhvà thôn g cảm trước yêu cầu chính đáng của ta .viên đại tá chỉ huy đã trả máy thông tin vô tuyến, 1 số vũ khí tự vệ và bố trí 1 chiếc xe đưa đoàn trở lại Tha khi rếch .Khi xe đi được nửa đường , thì xe bị cảnh sát Keng tung bám đuổi , bắt giữ cả người và máy móc . Sau 1 thời gian giam đoàn ở Tha khi lếch , theo lệnh của nhà vua , họ giải đoàn về thủ phủ bang keng tung  với tội danh là gián điệp quốc tế .Nhận thấy những người trong đoàn biết nhiều thứ tiếng và thái độ đúng đắn , họ ko dung vũ lực , mà chỉ trực tiếp hỏi cung nhiều lần. Đ/C Nguyễn Văn Long buộc phải nói rõ chúng tôi là những người Việt nam yêu nước , kháng chiến chống thực dân pháp chứ ko có ý đồ can thiệp vào công việc nội bộ  của miến điện .
Sau hơn 1 tháng giam giữ , ko khai thác được gì , đồng thời nhờ có sự can thiệp của đại diện chính phủ ta ở Răng gun can thiệp với chính phủ TƯ  miến điện , vua Keng tung ra lệnh trả tự do cho các thành viên trong đoàn cùng máy móc , vũ khí và bố trí xe đưa đoàn trở lại Tha khi lếch .Dù tạm thời được an toàn , nhưng cơ quan đã bị lộ , ko thể ở lại được lâu , vì vậy đặc uỷ lào quyết định chuyển cơ quan lãnh đạo chỉ huy vào vùng giải phóng trong nội địa Lào .Toàn bộ cơ quan đặc uỷ chuyển về đóng ở rừng Xiêng lạp , sau 1 thời gian chuyển đến đóng ở mường xạ , tiếp tục chỉ đạo phong trào kháng chiến Lào.

Cuối năm 1949 , nhờ  sự  giúp đỡ của ban chỉ huy khu I, Ông Phu mi vong vi chit và 1 số cán bộ lào tập trung xây dựng phát triển phong trào kháng chiến ở khu 1, đồng thời cử 1 số cán bộ chính trị , quân sự do các đ/c khăm xẻng , phầu phin pa chăn phụ trách đến củng cố phong trào kháng chiến ở khu II.
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động về phía đông , tháng 1 năm 1950, đặc uỷ lào chỉ thị cho các đơn vị VKCQQ của khu II do đ/c Phạm kỷ  và đ/c Phạm  Hữu Lạp chỉ huy vượt sông mê công tiến sang mường mẹt thuộc huyện KA XÝ(viêng chăn).Khi đi tới bản NA ANG thuộc tà xẻng NA Khăm được  đ/c Tường , ban cán sự viêng chăn  đón tiếp .Sau khi bàn bạc , các đ/c Phạm kỷ  và đ/c Phạm  Hữu Lạp , Hiến cao về nhận công tác ở ban cán sự viêng chăn , còn đơn vị do đ/c  Từ quynh chỉ huy ở lại hoạt động khu vực phía tây viêng chăn.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 05:12:43 pm »

Sau 1 thời gian hoạt động, đơn vị móc nối liên lạc và trở lại hoạt động ở vùng Pạc lai , xay nha buly thuộc tả ngạn sông mê công.
Trong những tháng đầu năm 1950, địa bàn hoạt động của các đơn vị quân tình nguyện việt nam chưa phân chia theo địa giới hành chính tỉnh , huyện của lào mà phân chia theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị cũng như tình hình thực tế và khả năng thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị .Để đáp ứng  với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của phong trào kháng chiến trên các chiến trường lào ,TƯ Đảng ta quyết định tăng cường lực lượng cán bộ giúp cách mạng lào . đồng thời thay đổi phương thức tổ chức cho phù hợp với  tình hình mới .
Chấp hành chỉ thị của TƯ Đảng , tháng 3 năm 1950, ban cán sự hải ngoại của đảng quyết định giải thể đặc uỷ lào  và thành lập ban cán sự tây lào vơi nhiệm vụ giúp bạn đẩy mạnh kháng chiến trên mặt trận tây lào .Ban cán sự đảng do đ/c Mai côn làm bí thư , Bộ tư lệnh  do đ/c Nguyễn Hoà làm  chỉ huy  trưởng , đ/c An giao làm chính uỷ . đ/c Mừn xôm vi chit làm phó chỉ huy kiêm tham mưu trưởng .
Ngày 1 tháng 4 năm 1950 , Bộ quốc phòng nước ta ra  quyết định số 137/NQ  thành lập phòng lào – miên TƯ trực thuộc văn phòng bộ quốc phòng.Do thay đổi về tổ chức , số cán bộ lãnh đạo và giúp việc đặc uỷ lào được điều động nhận nhiệm vụ mới . Đ/C Mai côn làm bí thư mặt trận tây lào , đ/c Mai văn quế về tỉnh viêng chăn , đ/c phạm văn quế làm chánh văn phòng , đ/c bùi ngọc tuyết làm trưởng ban tổ chức của ban cán sự tây lào . đ/c  đặng tăng khiêm ở lại trực tiếp phụ trách phân khu A(mường xinh) . Đ/C nguyễn văn long về việt nam.
Đồng thời với thay đổi về tổ chức , phương hướng hoạt động của VKCQQ cũng có bước phát triển .Ngoài 1 bộ phận lực lượng bám trụ hoạt động ở phân khu A, đại bộ phận lực lượng của khu I được lệnh chuyển sang xây  dựng cơ sở ở phía đông thuộc địa bàn các tỉnh Luông pha băng , Mường xầy , phongxa lỳ .Đây là vùng rộng lớn nằm ở trung tâm bắc lào , có cố đo luông pha băng , tiếp giáp với vùng tây bắc việt nam.Địa bàn này có vị trí chiến lược rất quan trọng , găn liền  với chiến trường chính Bắc đông dương.
Về địa lý , đay là vùng rừng núi hiểm trở , chiếm phân lớn  diện tich  đất đai vùng tây lào , còn lại là dải đồng bằng hẹp dọc các sông suối . đáng kể 1 là các cánh đồng Nậm bạc , mường ngòi , mường xầy , mường xinh , nậm thà . Dân cư ở đây sống bằng nghề nông , chủ yếu bằng phát nương , làm rẫy .kinh tế kém phất triển giao thông đi lại khó khăn .đây là địa bàn có các bộ tộc sống xen kẽ nhau . người lào lùm sống dọc sông suối . bộ tộc lào thương chiếm đa số sống ở lưng chừng núi .các bộ tộc mẹo , yao sống trên các vùng núi cao.Từ cuối năm 1946 thực dân pháp đã đánh chiếm các thành phố , thị xã và thực hiện chính sách bình định toàn lào .lúc đó ở luông pha băng , mường xầy , mường khoa chưa có  cơ sở chính trị và  phong trào kháng chiến .nhưng địch phải đóng quân trên địa bàn rộng và phân tán lực lượng .nên chúng có sơ hở , ta có thể khoét sâu chỗ yếu của địch để mở rộng địa bàn hoạt động
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2012, 05:27:20 pm »

Từ giữa năm 1950 , sau khi  tiếp nhận được nhiều tân binh, ban chỉ huy khu I tổ chức huấn luyện va bổ  sung lực lượng về các đơn vị,Nhằm mở rộng địa bàn hoạt động của quân tình nguyện , Tư đảng ta chủ trương phát triển về phía đông . ban chỉ huy khu 1 cử 2 bộ phận phát triển theo 2 hướng :
-   1trung đội có 28 cán bộ chiến sỹ tiến về khu vực bò tèn , nale , na tơi(tây nam mường xinh), xây dựng thành căn cứ mới gọi là phân khu B.
-   1 đại đội có  80 cán bộ chiến sỹ  do đ/c nguyễn thông  làm đại đội trưởng , Nguyễn doãn cảm làm chính trị viên, phạm như trí làm đại đội phó , tiến về mường nậm bạc , TỈNH luông pha băng , xây dựng thành 1 khu căn cứ gọi là phân khu C.
-   Bộ phận ở lại gồm 60 cán bộ chiến sỹ do đ/c đề (sau này do thái tăng khiêm ) phụ trách tiếp tục giúp bạn xây dựng khu căn cứ mường xinh – phân khu A.
Theo sự phân công phân khu c do nguyễn thông chỉ huy là hướng xuất phát chủ yếu,từ mường long –luông nậm thà hành quân qua các vùng địch kiểm soát  như : viêng phu kha , bò tèn , mường la  xuống nậm  miệng  rồi tiến về   nậm bạc ,  trên đường đi  đại đội phải cử 2 tiểu đội  làm nhiệm vụ vào các bản làng tuyên truyền , xây dựng cơ sở để bảo vệ , giữ bí mật cho đơn vị phát triển hướng tiến quân . sau gần 4 tháng vừa mở đường , vừa điều tra nắm địch  và làm công tác quần chúng , xây dựng cơ sở , toàn đại đội  đã đến bản  nậm bạc – thuộc tà xẻng nậm bạc – tỉnh luông pha băng . đây là 1 vùng quê trù phú , đồng bằng phì niêu , có phong cảnh vào loại đẹp 1 tỉnh luông pha bang.đây là quê của hoàng thân Phết  xa rạt và  Xu pha nu vông, có nhiều bản làng lớn  nậm bạc , bản phạ , bản đon ,  na cang , phon say , na tịu … với hàng trăm nóc nhà .trong đó có nhiều  nhà sàn lớn có thể làm nơi đóng quân cho 1 đại đội . đây chính là nơi có nhiều vườn cam , dừa , dưa hồng nổi tiếng và vựa thóc lớn của Lào . Nậm bạc  nằm sâu trong vùng kiểm soát của địch và ta chưa có cơ sở , do đó đơn vị chưa vào làng ngay , mà đóng quân  trên các ngọn đồi xung quanh để  nắm tình hình địch  và tìm hiểu phong tục , tập quán của dân . ban đêm , ban chỉ huy đại đội cử cán bộ , chiến sỹ thạo tiếng lào xuống gặp các tù trưởng , tộc trưởng và các chức dịch của địa phương để giới thiệu cho họ biết chúng ta là  bộ đội Its xa la ,có nhiệm vụ giúp dân và cùng nhân dân các bộ tộc lào đánh giặc cứu nước .trên cơ sở đó yêu cầu họ giúp đỡ đơn vị tiếp xúc với dân để tuyên truyền , giáo dục nhân dân yên tâm làm ăn ,quyên góp giúp bộ đội lương thực , thực phẩm để đánh giặc  , bảo vệ làng bản , quê hương.
THực hiện phương châm hoạt động  với các hình thức nghi binh, che dấu lực lượng và tuyên truyền , giáo dục tôn trọng người già , đứng đắn với phụ nữ , yêu mến trẻ con , ko xâm phạm đến lợi ích và tài sản của dân , nhan dân lào từ ngỡ ngàng , sợ sệt ban đầu đã dần dần hiểu và có cảm tình với  vơi bộ đội .lúc này đại đội cử các tổ , nhóm xuống từng bản , thực hiện 3 cùng với dân , khám chữa bệnh , làm vệ sinh , giữ trật tự làng bản. đồng thời với việc nắm các tù trưởng , tộc trưởng và chức dịch cũ , cán bộ , chiến sỹ ta thâm nhập sống gần gũi với đông đảo nhân dân lao động , phát hiện những người dân có tinh thần yêu nước , cảm tình với cách mạng , bồi dưỡng họ trở thành cốt cán trung kiên  và tổ trung kiên (nuồi kền xán) ở từng làng bản .sau gần 1 năm hoạt động, đại đội đã xây dựng được các tổ chức quần chúng ở mỗi làng bản ,trên cơ sở phong trào quần chúng phát triển đơn vị chọn những người hăng hái , nhiệt tình cách mạng bồi dưỡng  kết nạp vào đảng cộng sản Đông dương . chi bộ đầu tiên  của tà xẻng nậm bạc là  gồm 5 đảng viên được thành lập , do đ/c khăm mun ti làm bí thư .

Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM