Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 03:41:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Kiều CQQ: Đoàn 81,82,83,280 Quân Tình nguyện VN tại Lào  (Đọc 87621 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 02:07:49 pm »

CHƯƠNG I: MẶT TRẬN TÂY BẮC LÀO 1947-1948

Trong những năm 1947-1948 ,kháng chiến chống pháp khó khăn gian khổ nhất.Địch tập trung đánh phá ác liệt việt bắc, hòng tiêu diệt cơ quan đâu não kc và chủ lực ta. cách mạng TQ chưa thành công, biên giới VIET- TRUNG bị phong tỏa, việt nam bị cô lập vơi thế giới.

Tuy nhiên , các nước láng giêng Thái lan , Miến điện vẫn có chính phủ tiến bộ .Tại thủ đô 2 nước này , ta có đại diện Nguyễn Văn Quỳ ở băng cốc -TL; Trần Văn Luân ở răng gun- M Đ. ĐÓ là cửa ngõ thông thương duy nhất và thuận lợi nhất ra quốc tế.
Để tránh đòn tiến công ác liệt của pháp , tranh thủ sự ủng hộ của cp Thái lan, từ cuối tháng 4 -1946 , hơn 4 vạn việt kiều ở Lào , lần lượt tản cư sang các tỉnh dọc sông mê kông -thai lan.Hình thành cộng đồng người việt lớn nhất tại đông bắc thái lan.

Vốn có truyền thống yêu nước đại bộ phận việt kiều đã hi sinh nhà cửa , ruộng vườn , nhiều tài sản  lớn, để tỏ thái độ bất hợp tác , vườn ko nhà trống , tìm con đường kháng chiên cứu nước phù hợp,chuẩn bị mọi điều kiện để trở lại hoạt động ở  Lào khi thuận lợi .

sau này việt kiều yêu nước ở đông bắc thái lan đã phát huy vai trò là hậu phương lớn cugn cấp nhân tài , vật lực chủ yếu cho mặt trận kháng chiến ở phía tây nước Lào , đông và tây bắc Campuchia, 1 phần chi viện cho nam bộ kháng chiến và cho  nhu cầu đặc biệt trong nước(mua vũ khí cho chủ lực).
lúc này chính phủ Lào Ítxala cũng chuyển  sang thai lan, được  cp thái lan giúp đỡ.
Liên quân lào -việt bao gồm việt kiều cứu quốc quân và quân đội Lào Ítxala sau những trận chiến đấu quyết liệt vơi quân  pháp cũng phải chuyển sang thai lan.

Các đơn vị VIỆT KIỀU CỨU QUỐC QUÂN (VKCCQ) ở viên chăn , thà kẹt , sa vẳn nà khệt rút sang Thái lan hơn 700 người cũng với số quân VKCCQ cũ ở thái lan  tổng số là hơn 2000 .

trước tình hình mới , Đảng  ủy LÀO -THÁI - đảng CS đông dương và tổng hội việt kiều quyết định thành lập 5 chiến khu :
- bản phong , bưng càn , phôn vi xay , xi xiêng may , thà bò.
dọc theo biên giới lào -thái , làm nơi trú quân , tổ chức huấn luyện chính trị , quân sự  cho bộ đội và cán bộ cơ sở.

Đảng  ủy LÀO -THÁI - đảng CS đông dương và tổng hội việt kiều quyết định tập hợp lực lượng , hơn 2000 cán bộ chiến sỹ VKCCQ sau khi về thăm gia đình , đc tập hợp dưới hình thức công khai nhận thầu đắp đê , làm thủy lợi cho chính quyền thái lan để có tiền sinh sống và luyện tập quân sự bí mật trên đất thai lan , sát biên giới lào - thái.

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến  19-12-1946 của chủ tịch Hồ Chí Minh, 1 số đơn vị vũ trang cấp tiêu đội , trung đội được phái sang hoạt động ở Nậm tòn , phôn hồng , pạc san ,chăm pa xắc  (Lào). sau vài tháng hoạt động đã gây anh hưởng trong quần chúng , thúc đẩy  công cuộc kháng chiến ở Tây lào. sau đó các đơn vị này trở lại THÁI LAN , bổ sung quân số , vũ khí trang  bị chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới.

cuối năm 1946 , theo tiếng gọi của tổ quốc, ủng hộ nam bộ kháng chiến , VK CQQ được tổ chức thành 3 chi đội hải ngoại(tiểu đoàn)trang bị đầy đủ vũ khí hạng nặng ,đại liên , trung liên , tiểu liên  :
-chi đội hải ngoại 1 về tỉnh tây ninh
-chi đội hải ngoại 2 về vĩnh giá (khu 9)
-chi đội hải ngoại 3 (chi đội trần phú - Thà khẹt) về thành lập tiểu đoàn 307 nổi tiếng (khu Cool
- phân còn lại VKCQQ ở thái lan được chia làm 2 : 1 PHẦN lực lượng sang giúp KAMPUCHIA ; 1 PHẦN chuẩn bị về LÀO.
-
----------------------------
Không viết hoa toàn bộ tiêu đề topic!


« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2011, 02:25:36 pm gửi bởi VMH » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 02:56:47 pm »

Tiếp theo trang 2:
Tháng 11 -1947 tướng phi bun sổng kham - thân Mỹ làm đảo chính .chấm dứt thời kỳ hoạt động công khai , thuận lợi của ta ở Thái lan.các lực lượng đảng +đoàn thể của việt kiều ở các chiến khu trên đất thai lan ko còn hậu phương an toàn  như trước nên phải chuyển dần sang xây dựng căn cứ và bám trụ hoạt động ở các chiến trường LÀO , KAMPUCHIA .
1 bộ phận quan trọng về chi viện cho nam bộ kháng chiến.
con đường thông ra quốc tế của việt nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

TW đảng ta ra chỉ thị cho đặc ủy Lào -thái (sau này là đặc ủy Lào và Ban cán sự hải ngoại của TW Đảng). phải tăng cường giúp lào chuyển hướng chiến lược đấu tranh từ thành thị về nông thôn và rừng núi, xây dựng cơ sở chính trị ,phát động chiến tranh du kích ,xây dựng mở rộng căn cứ cách mạng , đẩy mạnh kháng chiến toàn dân , toàn diện ở phía tây , nhất là vùng tây bắc của LÀO.

Mặt trận tây bắc- Lào : gồm tỉnh HUỘI XÀI và 1 phần phía tây tỉnh LUÔNG PHA BĂNG(sau tách ra thành xay nha bu ly).
Đây là 1 vùng rưng  núi trùng điệp , hiểm trở ,nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm ,có bien giới với Thái lan , Trung quốc , Miến điện. dân cư là bộ tộc ít người: LỰ , CỌ , MU XƠ , LAN TEN , CÙI , NGHIỆU .... Họ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy , chăn nuôi , kinh tế tự cấp tự túc.

Nhằm giúp bạn Lào mở mặt trận mới ở tây bắc lào , lam bàn đạp phát triển sang phía đông , hội quân với các đơn vị tây tiến từ việt nam sang . đặc ủy Lào - thái chủ trương xây dựng vùng tây bắc lào thành căn cứ vững chắc nối liền khu tây bắc của việt nam. từ cuối 1947- đầu 1948 đ/c Nguyễn văn Long và Mai văn Quang đuwocj giao nhiệm vụ lên vùng biên giới Lào -miến -Thái xây dựng cơ sở để mở rộng địa bàn hoạt động , giúp bạn Lào.

Tháng 5-1948 TW Đảng CS Đông Dương  quyết định:
- thành lập ban cán sự hải ngoại ,với nhiệm vụ giúp bạn LÀO và KAMPUCHIA, xây dựng phong trào cách mạng, đẩy mạnh kháng chiến ở phía tây.
- tách đảng bộ Lào -thái thành 3 đặc ủy:
+đặc ủy Lào: Nguyễn văn long - bí thư
+đặc ủy Miên (kam pu chia):
+đặc ủy việt kiều :
TW Đảng CS Đông Dương  chỉ thị cho đặc ủy lào , ban cán sự hải ngoại chuẩn bị , có đk thuận lợi là tiếp nhận vũ khí viện trợ của miến điện  và phối hợp giúp bạn lào xây dựng mặt trận  tây bắc Lào.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 03:42:29 pm »

tiếp theo trang 3

Qua tiếp xúc , thương lượng giữa đại diện 2 chính phủ Việt nam dân chủ  cộng hòa và chính phủ Miến điện  của Aung San , phía bạn nhận giúp chúng ta 1 số vũ khí để tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc . việc tiếp nhận vũ khí của bạn đặt ra  các vấn đề cho phía ta :ai tiếp nhận , nhận ở đâu ? vận chuyển theo đường nào ? sử dụng thế nào? 

khi đó vận chuyển vũ khí từ miến điện về nước ta  phải đi qua bắc lào rộng lớn do địch kiểm soát toàn bộ . còn phía cách mạng chưa có cơ sở và chưa xây dựng được các đường liên lạc hành lang đông tây để đi lại .

do vậy TW đảng và chính phủ đã ủy nhiệm cho đại diện chính phủ ta ở băng cốc tiếp nhận số vũ khí Miến  điện viện trợ và quy định chon địa bàn tiếp nhận gần biên giới Miến điện tiếp giáp  Lào - Thái lan. đây là  vùng TAM GIÁC VÀNG nổi tiếng thế giới về sản xuất , buôn bán ma túy, nằm giữa lào -thái lan -miến điện - trung quốc.  chỉ có con đường ô tô độc  đạo từ xiêng rai(Thái lan) tới Keng Tung - thủ phủ bang SHAN - MIẾN ĐIỆN .

Các toán , đoàn buôn thuốc phiện được tổ chức qui mô  hàng trăm ngựa thồ có quân trang bị đầy đủ tiểu liên , trung liên , đại liên, súng cối  hộ tống. luật pháp và quản lý nhà nước lỏng lẻo  do đó luật giang hồ , sức mạnh đồng tiền , uy lực của vũ khí ngự trị  từ nhiều thế kỷ. nhiều nhóm , phái , nhiều loại gián điệp và tình báo quốc tế trogn đó có sư đoàn 93 quốc dân đảng kiểm soát , thu lợi lớn nhờ buôn bán thuốc phiện.

chon địa điểm trên giúp ta dễ che dấu lực lượng , nhưng xa nguồn nhân  lực, vật lực , tài lực , là việt kiều yêu nước ở đông bắc thai slan  và địch kiểm soát chặt chẽ.

giữa năm 1948 ,TW đảng cử 1 bộ phận gồm :
-Nguyễn Chương, Song Tùng ,Nguyễn Hữu Chỉnh ,Mai Lâm ...ra nước ngoài nhằm tăng cường công tác đối ngoại .
- NGUYỄN VĂN XÔ và NGUYỄN KỶ được  đ/c NGUYỄN LƯƠNG BẰNG giao  50 KG VÀNG mang đi mua những thứ thiết yếu phục vụ nhu cầu kháng chiến trong nước. đồng thời làm nhiệm vụ dẫn đoàn sang Thai lan chuẩn bị tiếp nhận số vũ khí  viện trợ của Miến điện  theo thỏa thuận giữa 2 chính phủ.

trước đó
tháng 1 năm 1948 đ/c Nguyễn Văn Long (Lý Bạch Sơn) được cấp ủy giao nhiệm vụ lên biên giới lào- miến điện- thái lan nắm tình hình, nghiên cứu kế hoạch xay dựng cơ sở , chuẩn bị tiếp nhận vũ khí từ miến điên.
PHẠM  Xuân Quế được  giao làm trợ lý liên lac và văn phòng cho bí thư đặc ủy Nguyên Văn Long.

2 người đi theo hướng bắc thái lan - phò rạt - lam pang - pắc rai - giáp LÀO - MIẾN  ĐIỆN.tại đây đ/c Nguyễn Văn Long gặp đ/c Hiên ở MECHAY , đ/c Đề ở Xiêng Xẻn   thành lập tổ công tác đầu tiên ở vùng này. đồng bào việt kiều sinh sống ở đây đã cưu mang , đùm bọc tạo điêu kiện  cho  đội công tác hoạt động .




Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 04:01:06 pm »

Nếu đây là sách thì bác phải đưa vào thư viện chứ!
Hay là bây giờ VMH đổi mới rồi?
Logged
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 04:16:14 pm »

Tiếp theo trang 4

Tổ công tác trao đổi nắm tình hình điạ bàn vùng biên giới 3 nước, hoạt động của địch , các loại gián điệp quốc tế, dự kiến 1 số địa bàn có thể tập kết quân , tiếp nhận vũ khí chuyển vào nội địa Lào. các Đ/C HIÊN , ĐỀ đã sống lâu năm ở đây , thông thạo địa bàn , tập quán đã giúp tổ công tác nắm chắc tình hình  và chuân rbij tiếp nhận vũ khí viện trợ của chính phủ MIẾN ĐIỆN.

Sau 1 thời gian chờ đợi , đ/c Nguyễn Văn Long trở lại băng cốc rồi đi răng gun- miến điện đốc thúc phía bạn vận chuyển vũ khí như đã thỏa thuận đến biên giới cho ta .

Để có lực lượng tiếp nhận vũ khí viện trợ vấn đề là phải tuyển chon, huân luyện , tổ chức lực lượng  nhưng địa bàn tuyển quân lại xa tận đông bắc THÁI LAN ,nơi tập trung thanh niên việt kiều yêu nước , đến đó phải đi mất cả tuần , chuyển tiếp mấy lần ô tô   , tàu hỏa  trogn sự kiểm soát chặt chẽ của cảnh sát thái lan .

dưới sự chỉ đạo của đặc ủy LÀO (trực thuộc Ban cán sự hải ngoại của TW đảng CS Đông Dương)- cấp ủy địa phương của Việt kiều đã  vận động được  nhiều thanh niên tình nguyện nhập ngũ rất đông .số quân này được  phân tán thành các tổ 3-5 người cải trang lái buôn , làm thuê , bí mật lên chiến khu , gần biên giới Lào - thái . hàng trăm thanh niên việt kiều yêu nước đã vượt qua  được các vùng kiểm soát đến nơi tập kết an toàn.

SAU khi tuyển quân , vấn đề là hình thành tổ chức, thiết lập chỉ huy , bắt liên lạc với cấp trên , đảm bảo hậu cần , thông tin liên lạc . phải gấp rút tìm 1 địa điểm an toàn để đặt sở chỉ huy. đ/c Nguyễn Văn Long đã gặp hiệu trưởng trường tư thục hoa  kiều nhờ giúp .ông đã nhường cho 1 ngôi nhà sàn  thuộc Tha khi Lếch - Miến điện , nằm cạnh suối Nằm Sải , đối diện là Mè sải - Thái lan.

Cơ quan lãnh đạo và chỉ huy mặt trận tây bắc lào là đặc ủy LÀO (trực thuộc Ban cán sự hải ngoại của TW đảng CS Đông Dương). có nhiệm vụ giúp bạn trên toàn tuyến tây bắc lào , trogn đó đặc khu 5 là quan trọng 1.
- bí thư đặc ủy Lào: Nguyễn Văn Long
-Mai Văn Quang
-Nguyễn Kỷ
-Mai Côn - khu ủy viên khu 3 từ việt nam sang , là bí thư ban cán sự đặc khu 5.

văn phòng đặc khu 5 gồm:
- Thái  Tăng Khiêm
-Trần Văn Quang (quang lê)
-Phạm Xuân Quế
-Nguyễn Văn Chúc.

- 1 số cán bộ từ tây bắc việt nam sang:
+ LÒ  VĂN HẠC :(sau là chủ tịch khu tự trị tây bắc - ủy viên ủy ban thường vụ quốc hội VIỆT NAM  DÂN CHỦ  CÔGNJ HÒA)
+LÂM SUNG :(Chủ tịch tỉnh LAI CHÂU)





Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 04:39:42 pm »

TIẾP THEO TRANG 5: đọc kỹ trước khi thảo luận

Lúc này , vấn đề quan trọng đối với đặc khu 5 là liên lạc thường xuyên với Ban cán sự Hải ngoại -TW Đảng .nhờ sự giúp đỡ của Miến điện , đặc khu 5 đã đặt trạm thu phát vô tuyến ngay tại đồn biên phòng Ka ren - miến điện.

cơ quan chỉ huy mặt trận tây bắc lào tập trung ngày càng đông quân, việc tiếp tế đảm bảo hậu cần trở nên cấp thiết và phức tạp , hàng tuần phải có 1 chuyến ngựa thồ , 1 thuyền tiếp tế : dược phẩm , quân trang , quân dụng ,

cơ quan ko có bác sỹ nên việc điều trị cho thương binh dựa vào 1 y sỹ làm việc lâu năm trong bệnh viện từ thời pháp .

để có nguồn tài chính hoạt động, cơ quan tuyển người mở xưởng mộc , hiệu may, ở MÈ SẢI -Thái lan ; hiệu thuốc  tây , đội thầu xây dựng , và cửa hàng bán lẻ ở Tha khi Lếch.  nhân lực  chủ yếu là việt kiều.

tháng 8 -1948 , 1 đoàn xe của chính phủ Miến điện chở vũ khí viện trợ cho việt nam  gồm 450 súng các loại , nhiều hòm đạn .

TW Đảng và chính phủ việt nam ủy nhiệm cho đại diện chính phủ ta ở Băng cốc -Thái lan tiếp nhận  số vũ khí này ở Tha khi Lếch - giáp biên giới Lào - miến .sau đó được chia ra vận chuyển  lên phía bắc bằng xe bò và ngựa , xuống phía nam bằng thuyền xuôi dòng mê công.  số vũ khí này tương đối hiện đại .

 Đây là món quà thể hiện tình cảm của ĐẢNG XÃ HỘI , Chính phủ Aung SAn , nhân dân Miến điện đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân việt nam.

sau khi về đến Lào , ta trang bị cho VKCQQ đang hoạt động giúp bạn tại Tây bắc  LÀO.



Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 05:23:10 pm »

TIẾP THEO TRANG 5: đọc kỹ trước khi thảo luận
...

Topic này trong mục "thảo luận lịch sử bảo vệ tổ quốc" nên mặc dù bác chưa post hết thì cũng cứ thảo luận đã! Grin

Việc đầu tiên: đây là sách đã xuất bản hay là sắp xuất bản vậy bác?
Logged
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 05:53:35 pm »

Chương II     MẶT TRẬN TÂY BẮC LÀO - 1948 -1951

cuối năm 1948 , cục diện chiến tranh ở việt nam đã có thay đổi quan trọng tác  động đến cuộc kháng chiến  của nhân dân Lào và liên quân Lào- viêt . ĐỂ đáp ứng với yêu cầu cách mạng của bạn , chính phủ ta đã cử 1 số đơn vị chủ lực sang  với nhiệm vụ : phối hợp và giúp đỡ nhân dân lào xây dựng lực lượng và chiến đấu chống pháp. Mọi hoạt động của cán bộ và quân tình nguyện việt nam đều là giúp bạn trưởng thành , tự đảm nhiệm được công việc kháng chiến của mình .

Dựa vào sự giúp đỡ về các mặt của việt kiều , sau khi nhận được vũ khí viện trợ , chỉ huy mặt trận tây bắc lào đã khẩn trương xúc tiến tuyển quân , lấy việt kiều từ đông bắc thái lan sang, tập kết tại làng Paleo -tà xẻng   thuộc tổng Xiêng lạp  cạnh bờ sông Mê công  trên đất Miến điện.

sau khi nhận vũ khí , vật chất kỹ thuật , VKCQQ bước vào huấn luyện.
- chính trị : Nguyễn Kỷ , 1 số  bài về  5 bước công tác cách mạng .
- quân sự : Lương Ngọc Tín và Bùi Ngọc Tuyết  vừa học quân chính việt nam sang huấn luyện.
- giáo trình : du kích chiến tranh của Nguyễn Sơn
- tuy nội dung huấn luyện còn đơn giản .nhưng  việt kiều đều tự nguyện luyện tập quân sự , cầm súng đánh giặc .

trong lúc VKCQQ đang huấn luyện , quân pháp đóng ở đồn mường xinh phát hiện , liền điều 1 tiểu đội do quan 3 -ta vê nhiê chỉ huy sang do thám , mặc dù huấn luyện chưa thuần thục , nhưng VKCQQ đã tổ chức phục kích , tiêu diệt tên quan 3 và 1 số binh lính , thu toàn bộ vũ khí .chỉ có 1 tên quan 2 chạy thoát về huội xài , đây là chiến công đầu tiên của VKCQQ. Động viên tinh thần cac chiến sỹ .

Sau 1 thời gian củng cố, ổn định tổ chức biên chế ,nơi ăn ở sinh hoạt , bổ sung vũ khí , huấn luyện . ĐẶC ỦY LÀO quyết đinh:mở 2 hướng hoạt động
- phía bắc : phân khu A (khu 1) -vùng mường xinh
-Phía nam: phân khu B (khu 2) - vùng hồng sa , xay nha bu ly,

- nhiệm vụ :tiến hành vũ trang tuyên truyền , xây dựng cơ sở  , phát động chiến tranh du kích , xây dựng căn cứ đại cách mạng , đẩy mạnh kháng chiến toàn dân , toàn diện , lâu dài .
- Luông Pha băng được chọn  xây dựng thành trung tâm căn cứ  ở Bắc lào .


KHU 1 - mường xinh: là 1 huyện thuộc tỉnh huội xài , có biên  giới giáp trung quốc - miến điện - thái lan .
quân pháp ở đây có nhiều sơ hở:chúng chỉ đóng đồn ở huội xài , mường xinh , nậm thà , viêng phu kha , mường la , mường năng. địch đóng  quân  ở địa bàn rừng núi,lực lượng bị phân tán , thuận lợi cho ta đánh du kích.

ngày 23 tháng 9 năm 1948 , 92 chiến sỹ VKCQQ trang bị đầy đủ vũ khí rời paleo  hành quân về xiêng lạp, được tổ chức thành 3 trung đôi, trong đó  có 8 đảng viên do đ/c Nguyễn Kỷ làm chỉ huy trưởng - mang phiên hiệu ban chỉ huy khu 1.
- triển khai  1 trung đội  ở tà xẻng - Mường xạ và bảo vệ cơ quan chỉ huy khu.
- 1 trung đội B1: mường long , mường năng
-B2: bản mo , bản to ọng thuộc huyện Mường xinh.



Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 05:57:59 pm »

thanks, đây là dự thảo - lịch sử các đoàn 81,82,83,280 quân tình nguyện việt nam tại lào , post lên để tìm thêm nhân chứng , vật chứng , .... có gì thì đã có viện lich sử quân sự việt nam , bộ quốc phòng  giúp đỡ
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 06:34:52 pm »


cuối năm 1946 , theo tiếng gọi của tổ quốc, ủng hộ nam bộ kháng chiến , VK CQQ được tổ chức thành 3 chi đội hải ngoại(tiểu đoàn)trang bị đầy đủ vũ khí hạng nặng ,đại liên , trung liên , tiểu liên  :
-chi đội hải ngoại 1 về tỉnh tây ninh
-chi đội hải ngoại 2 về vĩnh giá (khu 9)
-chi đội hải ngoại 3 (chi đội trần phú - Thà khẹt) về thành lập tiểu đoàn 307 nổi tiếng (khu Cool
- phân còn lại VKCQQ ở thái lan được chia làm 2 : 1 PHẦN lực lượng sang giúp KAMPUCHIA ; 1 PHẦN chuẩn bị về LÀO.
-


Bác cho em hỏi một chút. Đây là nội duy của một cuốn sách hay là nội dung của một cuốn sách, luận văn hay luận lịch sử ạ? Em xin có một số góp ý đối với bác như sau.

Nói Việt kiều Cứu quốc quân tổ chức thành 3 chi đội hải ngoại là không rõ ràng. Nếu hiểu theo VKCQQ lúc đó chỉ bao gồm 3 chi đội thì sai, thực tế nó có rất nhiều đơn vị lớn nhỏ khác nhau (về nước, tham gia chiến đấu tại Lào và Cam-pu-chia). Nếu hiểu theo VKCQQ gửi 3 chi đội về nước thì cũng không đúng, vì thực chất có 4.

Về cấp bậc đơn vị "chi đội". Lúc đó, chỉ duy nhất Chi đội Trần Phú được gọi là Chi đội, 3 đơn vị còn lại chỉ gọi là Bộ đội Độc lập số 1, Bộ đội Quang Trung, Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long 2 bởi quân số của chúng chưa đạt đến mức chi đội. Việc gọi cả 4 đơn vị trên là chi đội rồi đánh số lần lượt từ 1 đến 4 là do các nhà "nghiên cứu", "viết sử" sau này đưa vào một cách tùy tiện. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu lịch sử cần, trước tiên, là tôn trọng tên gọi đúng của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng ta có thể chấp nhận cách phân chia 4 đơn vị trên như sau: Bộ đội Hải ngoại 1,  Bộ đội Hải ngoại 2,  Bộ đội Hải ngoại 3,  Bộ đội Hải ngoại 4. Ở đây, bộ đội là tên gọi chung chung thời đó cho một đơn vị bộ đội, có thể là chi đội, có thể là tiểu đoàn...

Về việc "Chi đội Hải ngoại 1 về tỉnh Tây Ninh". Như đã nói ở trên, một là nói "Bộ đội Độc lập số 1" theo đúng tên gọi của nó, hoặc gọi là "Bội đội Hải ngoại 1" theo như thời đó người ta gọi "nôm". 1 ở đây ý muốn nói là đơn vị VKGPQ được thành lập đầu tiên, về nước đầu tiên tham gia kháng chiến.

Về việc "Chi đội Hải ngoại 2 về vĩnh giá (khu 9)". Chỉ nên dùng "Bộ đội Quang Trung". Thực tế ra, hồi đó, không ai gọi nó là "Bộ đội Hải ngoại 2", mặc dù nó là đơn vị thứ 2 về nước. Hơn nữa nói về Vĩnh Giá cần phải xem xét lại, vì đúng ra là về Châu Đốc khu vực quanh kênh Vĩnh Tế.

Về việc "Chi đội Hải ngoại 3 (Chi đội Trần phú - Thà Khẹt) về thành lập Tiểu đoàn 307 nổi tiếng (Khu Cool". Mặc dù Chi đội Trần Phú về nước thứ 3, nhưng nó lại được đặt tên chính thức là Chi đội 4. Như đã nói ở trên, hồi đó chỉ có mỗi Chi đội Trần Phú là được đặt tên là Chi đội 4, 3 đơn vị còn lại không được đặt tên là Chi đội 1, 2 và 3. Việc đổi tên Chi đội Trần Phú là vì lí do chính trị, bởi Trần Phú là người của Đảng tức là Cộng sản, chúng ta cần một cái tên mang tính dân tộc để thu hút các tầng lớp nhân dân đặc biệt Việt kiều; và số 4 là muốn cho thấy có 4 đơn vị VKCQQ về nước chứ không phải nó là đơn vị thứ 4 về nước. Thứ nữa, nơi thành lập Chi đội Trần Phú là bên đất Thái Lan chứ không phải Lào (xin lỗi là không nhớ, vì không quen mấy tỉnh ở Thái). Cuối cùng, nói Chi đội Trần Phú thành lập Tiểu đoàn 307 là hoàn toàn sai, vì Tiểu đoàn 307 được thành lập từ các đơn vị của Khu 8 (trong đó có Chi đội Trần Phú là nòng cốt đã được tổ chức lại thành Trung đoàn 109) và Trung đoàn 99 Bến Tre.

Còn đơn vị thứ 4, là Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long 2, thành lập bên đất Thái về nước tham gia chiến đấu tại Bạc Liêu Cà Mau.

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2011, 06:56:09 pm gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM