Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:44:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhớ những năm tháng đã qua.  (Đọc 17744 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
namluc71
Thành viên
*
Bài viết: 21



« Trả lời #10 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 09:27:21 pm »

 _10h sáng ngày 26/7/1967 20 anh em chúng tôi đã tập trung đầy đủ tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc ,nay là:(học viện Hồ Chí Minh),người đi tiễn tân binh hôm ấy đông như trẩy hội. Có cả các đoàn viên trong chi đoàn xã và  nhà trường đi tiễn. Vẫn không khí ồn ào vội vã,vẫn tiếng nói cười râm ran,vẫn có tiếng sụt sịt và những đôi mắt đỏ hoe như hôm nào tôi tiễn Anh trai tôi lên đường.Chỉ khác là(có cô bạn lớp phó) tôi là lớp trưởng, hôm đó cũng  đi tiễn , giúi vào tay tôi một phong thư và nói: khi nào đến đơn vị hãy mở.Tôi nhìn vào đôi mắt to, sáng long lanh của bạn ấy mà lòng bối rối,chỉ biết gật đầu rồi quay sang các bạn khác nói chuyện.(phong thư đó sau tôi bóc ra thì có một trang giấy thư màu hồng thơm nức và một khăn tay thêu đôi chim bồ câu cùng hai chữ Hùng + Dung.                                                                                               15h chúng tôi đã được biên chế thành các tiểu đội và trung đội,mỗi tân binh được nhận một mũ,giày ba lô trong đó có một bộ quân trang.chúng tôi được thông báo chuấn bị hành quân về nơi tập kết chứ không nói là nơi đóng quân,các ‘gia cát lượng’đoán già đoán non là được đóng quân gần chứ không đi xa,nếu đi xa thì phải đi ô tô chứ.Quả vậy,chúng tôi xuất phát từ chiều cứ lòng vòng rồng rắn lên mây mãi đến 23h gì đó thì đến nơi đóng quân, từ xa chúng tôi đã nghe  thấy tiếng chó sủa và ánh đèn sáng trưng ,đến nơi chúng tôi được các Mẹ và cán bộ địa phương cùng đoàn thanh niên nơi sở tại đón tiếp nhiệt tình,cởi mở, náo nức, những chiếc  bánh mỳ,bát nước chè xanh được trao tận tay cho chúng tôi.’’Đang ngấu” anh em “chiến đấu” rất nhiệt tình, sau đó được các bạn trong chi đoàn địa phương dẫn đến từng nhà dân để ở theo sự phân công của tiểu đội,trung đội,đại đội.Thật cảm động trước tấm lòng của nhân dân xã Minh Khai huyện Từ Liêm,đã coi chúng tôi như người ruột thịt đã cho chúng tôi nơi ăn chốn ở đường hoàng.Thật đúng là quân với dân như cá với nước.Tình cảm đó đã khắc sâu trong mỗi chúng tôi trên bước đường chiến đấu sau này. Nhập ngũ lần này bọn tân binh chúng tôi thuộc quân số  của ba tiểu đoàn, (được thành lập duy nhất của quân khu Thủ Đô bổ xung cho chiến trường Trị Thiên) là tiểu đoàn hai, tiểu đoàn bốn, tiểu đoàn sáu, thuộc quân khu Thủ Đô.Khi đi B mang biệt danh là Đoàn 439.Tôi là lính  B4C10 D6.
   Sau một tuần học chính trị và tập đội ngũ chúng tôi đã dần quen với tác phong của người lính, ăn uống sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Được giao giữ một súng và phân công làm tổ trưởng tổ ba người nên tôi càng phải gương mẫu nhiều hơn trong sinh hoạt và tập luyện. Ba chúng tôi gồm Hùng_Phương_Triểu . Phương  có biệt danh “Phương trọc” và Triểu biệt danh là “Triểu móm” cùng ở Xuân Đỉnh. Hai làng Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế chỉ cách nhau một cánh đồng nên chúng tôi hiểu và hòa đồng với nhau rất nhanh,những lúc rảnh rỗi chúng tôi hay đùa nhau câu đồng dao:vừa mưa vừa nắng,trâu trắng chết toi kẻ Noi(cổ nhuế)ăn thịt,kẻ Cáo(cáo Đỉnh là Xuân Đỉnh) gặm xương,  Phương ,Triểu thì nói  ngược lại,’’cuộc chiến’’ của chúng tôi bất phân thắng bại.
  Sau nửa tháng sinh hoạt chính trị và đội ngũ,chúng tôi đã nắm vững tình hình và nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn hiện tại và sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.                                                                                                                                  Thời gian ở Phúc lý,Mẹ và “đôi mắt sáng long lanh” đã đến thăm tôi một lần, lần đó chúng tôi đang sinh hoạt tại sân kho thôn Phuc Lý. Tình cảm của Mẹ dành cho tôi vẫn y nguyên như năm nào Mẹ và tôi đi thăm Anh trên thái nguyên, song tôi ý thức được rằng Mẹ đã dồn cả phần thương nhớ Anh sang cho tôi nữa. Còn “ đôi mắt” thì thẹn thùng nấp sau lưng Me , tôi đánh bạo ra nắm tay bạn gái và trêu : ở đây nhé, đừng về, sau câu đó tôi được nhận một “cú lườm rách thịt”.Chúng tôi chuyện trò một lúc, như sực nhớ điều gì Mẹ liền lục túi đưa cho tôi một giấy gọi đi học nghề tại Liên xô, Mẹ nhìn tôi và tôi nghe thấy tiếng Mẹ thở dài. giấy gọi này có trước giấy gọi nhập ngũ,tôi xem xong và cho luôn vào túi. Không hiểu vô tình thế nào mà sau này sẩy ra một chuyện “thật như bịa”. chả là có một ai đó nhặt được tờ giấy báo nhập học ấy,họ đội lốt tên mình đi học ở Liên xô sau này ăn cắp bị bắt,bị trục xuất về nước…một hôm có mấy người C A hỏi thăm đến nhà gặp gia đình hỏi tên tôi và tên bố mẹ tôi thì đều đúng.Sau đó hỏi: “anh Hùng hiện nay ở đâu”?bố tôi chỉ tay lên tấm ảnh của tôi treo trên tường và nói “cháu nó hiện đi B. mấy người C A trao đổi với nhau điều gì đó rồi xin phép cáo lui. Nghe chuyện này,trong đó có cái gì đó thật bất công phải không các bạn?(chuyện đời thường ở Huyện mà). Mẹ và bạn chỉ thăm tôi được vài tiếng đồng hồ rồi về.  tôi thấy tự nhiên trong lòng trống trải.Tôi  nhớ mãi lần gặp ấy, nó đã ghi vào ký ức của tôi.
    Sang tháng thứ hai chúng tôi bắt đầu học xạ kích bài một và hai.Đúng là đau vai mỏi mắt. Cứ mỗi tiếng được nghỉ 15 phút, anh nào anh ấy đều tranh thủ nhắm mắt cho đỡ mỏi.Hết hai tháng chúng tôi bắn đạn thật,tòan đơn vị phát động phong trào thi đua bắn đạt điểm cao ai đạt từ 27 điểm trở lên là loại giỏi được nghỉ 3 ngày phép về thăm nhà,ai cũng háo hức và thể hiện quyết tâm miệt mài luyện tập.Kết quả năm anh em chúng tôi Hùng,Hưởng Phương,Thản,Đống đều bắn giỏi.ai cũng mong ngóng  đến ngày được về quê gặp lại người thân và bạn bè.
   Chúng tôi chuẩn bị bước sang giai đoạn bắn bài ba và làm quen với rừng núi, chính vì vậy không khí trong trung đội, đại đội gấp rút hẳn lên.ngày học tập,đêm báo động thường xuyên,thời gian này chúng tôi được trang bị đầy đủ quân tư trang trong đó có cả súng Ak 47 và CKC. Nhớ tới đây tôi bật phì cười vì , để đối phó với báo động đêm lính tân binh nào chẳng lén lút mặc quần áo, đi giầy mắc màn “thắt quai gio” sẵn để khi còi báo động thao tác cho nhanh.    (còn nữa).
 

 



« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2011, 12:31:45 pm gửi bởi namluc71 » Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #11 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 09:45:57 pm »

Chào bác Namluc71.

       Hóa ra bác là lứa đầu của trung đoàn huấn luyện của BTL Thủ đô (D6 thuộc 1 trong 3 tiểu đoàn đầu tiên).

       Lúc bọn em đi, trung đoàn huấn luyện này gọi là Trung đoàn 59 của BTL Thủ đô. Nhưng cũng có nhiều người nói tên gốc của nó là Trung đoàn 1867 (Thành lập ngày 1/8/1967). Trung đoàn này toàn lấy phiên hiệu các tiểu đoàn theo số chẵn (2, 4, 6, ...). Bác là D6 nên là nhóm các D đầu tiên.

       Đến đầu năm 1972 thì các tiểu đoàn đã lên đến D54, D56 rồi.

        Mạch chuyện của bác bắt đầu trơn rồi đấy. Chúc bác khỏe và chờ tiếp bài của bác.
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #12 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 10:36:15 pm »

Chào bác Namluc71.

       Hóa ra bác là lứa đầu của trung đoàn huấn luyện của BTL Thủ đô (D6 thuộc 1 trong 3 tiểu đoàn đầu tiên).

       Lúc bọn em đi, trung đoàn huấn luyện này gọi là Trung đoàn 59 của BTL Thủ đô. Nhưng cũng có nhiều người nói tên gốc của nó là Trung đoàn 1867 (Thành lập ngày 1/8/1967). Trung đoàn này toàn lấy phiên hiệu các tiểu đoàn theo số chẵn (2, 4, 6, ...). Bác là D6 nên là nhóm các D đầu tiên.

       Đến đầu năm 1972 thì các tiểu đoàn đã lên đến D54, D56 rồi.

        Mạch chuyện của bác bắt đầu trơn rồi đấy. Chúc bác khỏe và chờ tiếp bài của bác.


    Bác nói đúng, tôi cũng nghĩ như vậy, ba D 2-4-6 là ba tiểu đòan đầu tiên của E 59-BTLTĐ . Trong cuộc KCCM đến cuối năm 74 thì đã có đến D 76-78 vào miền Tây Nam bộ.
    Chào anh namluc71 , lâu rồi hôm nay mới thấy anh, chúc anh và gia đình mạnh khỏe và thường xuyên có hồi ức của mình để bọn em hiểu thêm được những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Logged

thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #13 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2011, 09:31:49 am »

.Thật cảm động trước tấm lòng của nhân xã Phúc Lý huyện Từ Liêm,đã coi chúng tôi như người ruột thịt đã cho chúng tôi nơi ăn chốn ở đường hoàng.Thật đúng là quân với dân như cá với nước.Tình cảm đó đã khắc sâu trong mỗi chúng tôi trên bước đường chiến đấu sau này.
  



@ Bác namluc:
Từ Liêm chỉ có thôn Phúc Lý; hình như không có xã Phúc Lý ( bác sửa lại cho nó chuẩn)
Mạch chuyện của Bác hay lắm, lại có nhắc đến những vùng đất xa xưa " Kẻ Noi", "Kẻ Cáo" thuộc huyện Từ Liêm. Mong bác tiếp tục đừng để ngắt quãng để cho liền mạch.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #14 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2011, 08:50:28 pm »

Nhớ tới đây tôi bật phì cười vì , để đối phó với báo động đêm lính tân binh nào chẳng lén lút mặc quần áo, đi giầy mắc màn “thắt quai gio” sẵn để khi còi báo động thao tác cho nhanh.

     Bác namluc7, chuyện của bác rất hay. Chúc mừng màn mở đầu của bác. Hóng chuyện bác !

     Em là lính Hà Nội cày đường nhựa, thực tình không biết cái "nút quai gio" nó như thế nào, đoán là một kiểu nút buộc mà có thể cới rất nhanh. Em chỉ biết hai kiểu là buộc thắt nút và buộc múi. Buộc múi thì giật một cái là ra.
Logged

namluc71
Thành viên
*
Bài viết: 21



« Trả lời #15 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 01:06:31 pm »

   Hết một ngày tập tành mệt nhoài, về nhà, sau khi tắm rửa nghỉ ngơi, chúng tôi lục tục kéo  nhau đi ăn cơm sau tiếng kẻng của nhà bếp đại độivà tiếng còi của trung đội, trong bữa cơm, đồng chí trung đội trưởng phổ biến :tối nay,toàn trung đội tập trung tại nhà trunh đội để nghe phổ biến công tác ngày mai, thay cho buổi sinh hoạt đoc báo. Các ‘’gia cát lượng” lại được dịp bàn  nghị sự, đoán già đoán non,cuối cùng tất cả đều sai bét, không ai đoán đúng. Hóa ra, chúng tôi được hướng dẫn làm giá đeo gạch bằng tám thanh tre hoặc gỗ, dài ngắn khác nhau, cùng giây thừng và vật liệu mềm để xếp được 8 đến 10 viên gạch vào rồi đeo trong các buổi tập hành quân giã ngoại.
  Chúng tôi không phải chờ đợi lâu,ngay tối hôm sau,cuộc hành quân ‘’đeo gạch’’ bắt đầu,cu cậu nào cũng háo hức,Phương trọc lách tách(vì người nhỏ bé hơn tôi và Triểu)bê hẳn 10 viên gạch vào xếp rồi đeo thử…á…à hai giây đeo thiết chặt vào vai,mặt cu cậu nhăn nhó mồm thì xuýt xoa.Tôi nói: thế ‘’ông’’ không nhớ trung đội phổ biến,ngày đầu chỉ xếp sáu đến tám viên là nhiều thôi à ? hay ông muốn “lập thành tích’’ cho bọn này ‘’ vỡ mồm’’ đây?
Hắn “ nhe bộ nhá ra cười trừ’’.Tôi xêp có sáu viên . Tám giờ tối ,chúng tôi xuất phát từ sân kho thôn phúc lý, hành quân qua Tây Tịu ,dốc Kẻ rồi rẽ trái thẳng bờ đê đi lên tận Gốc Ngô rồi quay về. Nghe như vậy là hết buổi hành quân...không phải thế đâu các ‘’bố’’ạ!đau lưng lắm, mỏi vai lắm, tức thở lắm, khát nước lắm, à còn được vừa đi và hát cho vui nữa chứ !?.Cứ thế mỗi tuần một buổi ‘’ giã…gạch’’rồi cũng thấy quen quen,trọng lượng được tăng dần theo tỷ lệ thuận cùng chặng đường và thời gian.C10 chúng tôi có một ‘’kỷ lục gia’’tên : Gội với biệt danh ‘người khổng lồ’ cao 1 m 90,nặng hơn 80kg mang tới 15 viên gạch, một khẩu trung liên RPD.(người khổng lồ) sau này vào chiến trường, đánh Huế xong lên miền tây thừa thiên, ở khu vực A-Bia ,A-Lưới đi gùi gạo, bị rắn xanh cắn vào đùi, chân sưng như cái cột nhà phải lấy lá thuốc của đồng bào Fa- Cô đắp lên vết thương rồi vào bệnh xá mới qua cơn hoạn nạn.
 Sau một thời gian tập mang vác đã thuần thục, Đơn vị chúng tôi được lệnh chuyển quân. Hôm ấy  chúng tôi đươc nghỉ một buổi sáng để làm vệ sinh đường làng ngõ xóm, và nơi  nhà ở của mình. Song công việc rồi chúng tôi gặp mặt ,chia tay cùng gia đình và bà con hàng xóm. Nói sao cho hết tình cảm của buổi chia chia tay đầy xúc động  ấy, chỉ biết rằng chúng tôi đã khóc,mọi người trong gia đình cũng khóc, Nước mắt đã thấm ướt những bàn tay xiết chặt, những vai áo bạc màu, những tình cảm đó như đã nói lên  lời thầm chúc,  : Các con đi chân cứng đá mềm, và lời thầm hứa quyết tâm : giết hết giặc Mỹ mới về Quê Hương ! . chúng tôi đã ý thức được rằng, chúng tôi đã thực hiện đúng lời thề thứ 9 của quân đội nhân dân Việt Nam ….Đi dân nhớ,ở dân thương…
   Mười ba giờ đơn vị chúng tôi xuất phát theo hướng tây, đi trên quốc lộ 32. Đoàn quân lặng lẽ đi, không ai nói với ai câu nào, chỉ nghe thấy tiếng bước chân rầm rập,tiếng lách cách của súng AK đeo trước ngực, đập vào khóa thắt lưng theo nhịp bước. Song trong tâm tư của mỗi người lính chúng tôi lúc này đều biết ơn nhân dân xã Minh Khai,đã yêu thương, đùm bọc chúng tôi trong những ngày đóng quân tại địa phương.
   Gần tối,chúng tôi đi qua vùng đất bãi sông đà qua làng dệt,(vì từ xa chúng tôi đã nghe thấy tiếng thoi đưa nhộn nhịp) thật bất ngờ,khi đi trên con đường gạch dẫn qua làng, phút chốc đã nhộn nhịp hẳn lên, ánh đèn pin, ánh đèn dầu, soi sáng đường để cho bộ đội đi, các Mẹ,các chị đứng chật cả ven đường vẫy chào, náo nhiệt nhất vẫn là các em nhỏ,  chúng chạy theo chúng tôi nói cười ầm ĩ . Những bát nước chè xanh được rót ra và những tiếng mời chào:  các con uống nước đi ,các anh uống đi… nào là bưởi, na, chuối được giúi vào tay chúng tôi, không kịp nhận lời cảm ơn. Cuộc hành quân lên vùng núi Hòa Bình chúng tôi đã qua những xóm làng như thế. Lúc này mới thấm thía câu thơ của Tố Hữu:’’xa Bầm con lại có bao nhiêu Bầm’’.                 
Đêm hành quân đầu tiên chúng tôi nghỉ chân tại một làng Công giáo.Các đ/c   đảng viên trong chi bộ và các đoàn viên thanh niên dẫn chúng tôi đi các nhà dân để ở, thật ái ngại,chúng tôi đã làm thức giấc ngủ của dân. Mọi người giao tiếp với nhau rất khẽ khàng, các em nhỏ thì bấu chặt lấy mẹ, các em nhỡ nhỡ thì ngồi ngáp vặt. Chúng tôi bảo nhau thu xếp nhanh chóng để bà con ngủ,may quá tiểu đội tôi không phải gác… Đang ngủ say tôi bỗng tỉnh giấc, vì tiếng cầu kinh lầm rầm, nhìn đồng hồ mới 4h sáng, tất cả: già, trẻ, gái, trai đều ngồi dậy đọc kinh. Tôi trạnh lòng chắc ẩn vì có một em nhỏ vừa đọc vừa‘’gật’’. Vẫn như thường lệ, 6h sáng chúng tôi dậy tập thể dục và vệ sinh cá nhân,7h ăn sáng  sau về tập trung toàn trung đội họp rút kinh nghiệm buổi hành quân hôm trước và chuẩn bị cho cuộc hành quân tối nay.
  Chúng tôi hành quân đúng ba ngày thì đến nơi đóng quân mới. Nơi ấy là vùng núi thuộc huyện lạc thủy tỉnh Hòa Bình cách thị trấn huyện 2h đi bộ(sau đi lấy gạo bấm giờ mới biết). ‘’còn tiếp.’’

















Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #16 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 09:43:33 pm »

Kính chào bác Namluc71:

Chuyện bác viết vào mạch rồi, rất rõ ràng, hay chẳng kém ai đâu.

Nếu bác viết theo trình tự thời gian thì mọi người rất dễ theo dõi.

Bác nhắc đến anh Gội là em dần nhận ra bác rồi, nhưng để theo mạch chuyện của bác đã rồi em sẽ bám theo.

Chúc bác khỏe.
Logged

tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #17 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:23:02 am »

           Tranphu341 chào bác Namluc71. Chúc mừng bác lại tiếp tục hành quân. Tiếp tục mạch chuyện của những ngày đầu nhập ngũ và huấn luyện hành quân mà bất cứ người lính nào cũng phải trải qua. Nay bác viết lại, kể lại, mộc mạc và rất hay. Làm cho TP và các ae hứng thú, hồi hộp được sống lại những ngày đầu tiên ấy.

            Chúc bác cùng gia đình manh khỏe đều tay viết, để TP cùng ae được thửng thức!
Logged
trevn
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #18 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2011, 07:51:50 pm »

Chú Namluc71 ơi, mong chú tranh thủ tiếp tục hành quân đi ạ
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #19 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 06:52:15 am »

 Xin chào lão trai Hà nội Namluc71@ , lại đồng năm nhập ngũ nữa chứ _ lính 1967 . Đọc bài của bạn lại nhớ quay quắt những năm ấy , khí thế hừng hực , dân thương bộ đội từng đoàn từng đoàn quân tiến về phía nam . Mình may mắn hơn bạn , sau nhập ngũ _ 1/8/1967 được vào học tại khóa hai DHKTQS . Học trong điều kiện gian khổ nhưng chẳng thấm vào đâu so với các bạn ở chiến trường . Mãi 5 năm sau  khi đã thành cô lính kỹ sư mới tham gia cuộc chiến .
 Trí nhớ của bạn thật tuyệt vời , từng những chi tiết nhỏ thẫm đẫm kỷ niêm của cái thời sục sôi ấy . Chúc bạn khỏe , ghi lại nhiều các hồi ức , cũng như các bạn khác trong trang mình rất muốn được đọc để nhớ lại một thời của tuổi trẻ chúng mình hòa vào cái thời rực lửa của đất nước.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM