Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:57:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ điểm chốt bắt đầu (Ký về Sư đoàn 341 - Sông Lam)  (Đọc 292153 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaigonTrai
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2011, 01:35:42 pm »

Trích dẫn
Ngô Khắc Quyền (đại đội 2 tiểu đoàn 1) một mình giữ chốt đánh hàng chục trận diệt hơn 100 tên địch,

Wow, thật sự là siêu nhân
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #11 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2011, 01:54:22 pm »

   Bài của bác Đậu Thanh Sơn có thể sánh tầm với "sử thi" được rồi.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2011, 02:46:02 pm »

      Tranphu341 xin chào các ae . Đúng là bài viết của anh Đậu Thanh Sơn , Cách đây đã 32 năm khi còn là phóng viên báo QĐ 4 . Là 1 ccb sư đoàn 341 có rất nhiều đóng góp cho những hoạt động của BLL ccb F341 . đ/c Đã góp phần quan trọng trong việc lập danh sách các liệt sỹ của Sư đoàn tại các nghĩa trang khắp mọi nơi từ thời CTCM cho đến Cuộc chiến tranh BGTN . Đúng là 1 nhà báo măc dù cũng đã là 1 người lính cùng tiểu đội TP ( cối 60 ly) rồi trưởng thành là nhà báo QĐ4 . Nên đúng như các bạn nói bài viết giống như sử thi. GIỐNG NHƯ Báo VNQĐ Là đương nhiên . Nhưng nó cũng vô cùng đáng quý vì có được những tư liệu đấy thì cũng phải lần mò ra tận chốt .Tận chiến trường mới có thể viết được .
                        Rất mong nhận được những bài viết mới của ĐTS. tp Chúc các bạn luôn vui khỏe .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2011, 02:48:07 pm »


Cũng trong thời gian làm việc với Ban tuyên huấn, tôi đã ghi nhận được rất nhiều tên của cán bộ chiến sỹ của sư đoàn là những tấm gương dũng cảm, gan dạ mà mưu trí trong chiến đấu. Trong đó có tiểu đội của Nguyễn Đức Lĩnh (đại đội 6 tiểu đoàn Cool trong một ngày đã đánh lui 11 đợt phản kích của địch, tiêu diệt 42 tên giữ vững chốt tại cầu Prasot trên trục đường từ Mộc Bài đi Niếc Lương. Ngô Khắc Quyền (đại đội 2 tiểu đoàn 1) một mình giữ chốt đánh hàng chục trận diệt hơn 100 tên địch, và nhiều cán bộ chiến sỹ khác như đồng chí Đức - chính trị viên phó đại đội 1 tiểu đoàn 1, Ngô Duy Phơn trung đội trưởng (đại đội 3 tiểu đoàn 1) đã chỉ huy trung đội chiến đấu giữ vững chốt và đã hy sinh anh dũng; Trần Trung Nhẫn bị thương vào tay phải không chịu trở lại tuyến sau, dùng tay trái xông lên diệt địch; Lưu Quang Lực dùng vai làm bệ súng trung liên cho đồng đội diệt địch trên đồng nước bùn lầy; Nguyễn Kim Tha chiến sỹ  đại đội 7 mặc dù đã bị thương ba lần, còn lại một mình khi đồng đội bị thương vong hết, anh đã sử dụng hết các loại súng chặn đứng cả tiểu đoàn của địch, chiến đấu đến viên đạn và hơi thở cuối cùng. Mai Đình Trúc, Đặng Thái Đình, Trương Quang Trung, Nguyễn Đức Lĩnh, Hà Quốc Ân, Vũ Xuân Thủy, Kiều Văn Dũng, Thái Đình Ký, Đậu Văn Nga, Trần Thanh Thụy… Họ là những chiến sỹ góp phần làm nên chiến thắng chung của sư đoàn.


 Chào bác Đậu Thanh Sơn!

 BY nghe bác kể chuyện chiến đấu của Sư đoàn Sông Lam F341 hay còn gọi là F1, lúc ở Leach (cuối 4.1979) bác đã có lính cần vụ riêng, lúc ở cầu Prasot chắc phải khoảng đầu 1978 chứ sau này thì hướng cầu Prasot trên QL1 là khu vực của F9 đảm nhận và F1 lật cánh sang hướng Bến Sỏi rồi. Lúc đó bác đã làm việc với Ban tuyên huấn (cấp nào thì BY không rõ). Chỉ từng đó thông tin thôi thì BY có thể nhận định: Bác cũng cỡ E phó hay phó Chính ủy trở lên rồi, nếu là cấp dưới chức vụ đó thì bác chỉ có cậu em "liên lạc" chứ không thể có "cần vụ", đời lính BY cũng chỉ nhàng nhàng lính lác vớ vỉn dưới C chiến đấu và cả đời lính chẳng qua lại chơi bời gì với mấy ông chính trị Tuyên huấn trên ban nên khi nghe bác nói làm việc với Ban tuyên huấn thì đủ biết bác lúc đó nằm ở cấp nào. Grin

 Nếu như lính tráng cỡ tuổi quân như BY lúc đó thì cả chục năm lăn lóc chiến trường cũng chẳng ngoi lên được vị trí đó, vì vậy chắc bác ít nhất cũng cỡ lính đàn anh của BY trở lên. Grin

 Vâng! Tuy là lính đàn em của các bác nhưng cũng từng nếm trải, cay, đắng, ngọt, bùi của chiến trận nhất là những ngày còn ở BGTN, vài trận cũng be bét và tang hoang lắm bác ạ, may mà cái "số" chưa hết nên còn "ăn hại" đến tận giờ này chứ không thì cũng đã tề tựu cùng anh em ở nghĩa trang Tây Ninh từ lâu lắm rồi. Grin

 Trong chiến đấu thì tấm gương anh dũng đơn vị nào cũng có, hoàn cảnh khó khăn mấy cũng sinh ra những con người Anh hùng và hành động AH trong chiến đấu sử sách đếm không thể hết được, đó chính là truyền thống chiến đấu của QD ta. Song một chân lý rất con người rằng: Những người lính dũng cảm ngày đó cũng chỉ là những con người do cha mẹ sinh ra, nuôi dạy lớn khôn và nhận trách nhiệm phụng sự Tổ quốc.

 Hình tượng hóa chủ nghĩa AH Cách mạng để nêu cao ý chí là mục đích để người khác cố gắng hơn nữa vươn lên, nhưng nếu cao quá khiến người khác không thể vươn tới được thì hình tượng đó dễ xụp đổ lắm bác ạ. Đàn em cứ mạo muội nói thẳng ra như vậy có điều gì không phải đàn anh bỏ quá cho. Grin

 Kính đàn anh.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #14 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2011, 05:58:44 pm »

Chào anh Đậu Thanh Sơn, anh Trân Phu sư đoàn 341 !
     Tôi rất vui khi đọc bài viết của các anh trên diễn đàn, những bài viết làm tôi rất xúc động vì đã gợi lại những ngày cầm súng bảo vệ Tổ Quốc của những người lính Quân đoàn 4 trong đó có tôi.
Là người lính bộ binh của E165 rồi là người lính thông tin vô tuyến điện của tiểu đoàn thông tin sư đoàn 7 đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu nhiều trận nhưng chúng tôi chỉ được biết bên cạnh sư đoàn 7 là đơn vị bạn. Qua diễn đàn này, sau hơn 30 năm mới biết đơn vị bạn chiến đấu cạnh sư đoàn 7 là đơn vị của các anh.
      Mấy tháng trước anh Trần Phu viết về những ngày giữ chốt ở biên giới, nay anh Đậu Thanh Sơn viết ve Lech va Pua sat những địa danh đó tôi từng có mặt. Một thời gian khổ ác liệt lại hiện về, trong cay đắng ngọt bùi có niềm tự hào của người lính từng ở chiến trường như chúng ta. Xin cảm ơn các anh và mong được đọc nhiều kí ức chiến trường của các anh.
Đọc kí của anh Đậu Thanh Sơn có viết về Lech và Pua sat ở nơi đó sư đoàn 7 chúng tôi cũng từng có mặt, tôi đã vào đến nơi sư đoàn 339 đóng quân, vào đến đơn vị công an võ trang giáp vịnh Thái Lan. Đêm đêm vẫn nghe tiếng còi tàu ở vinh Thái Lan vọng lại, anh Đậu Thanh Sơn vào đó có qua đèo đá, đèo khỉ, đèo gà chưa ? Nhữnng địa danh này do bộ đội ta đặt tên đó. Bao nhiêu chiến sĩ của quân đoàn mình thương vong do mìn, sốt rét ở đây. Nếu có kỉ niệm nào anh viết về đó đi. Chúng tôi vào đây còn vất vả hơn hồi đi đường Trường Sơn vào Nam đấy.
        Ở trong chiến trường gương chiến đấu của Trần Trung Nhẫn chúng tôi cũng đã được học tập. Trong chiến đấu ở Sư đoàn 7 có nhiều tấm gương như anh Nhẫn. Một ngày mà tiểu đội của Nguyễn Đức Lĩnh đánh lui 11 đợt phản kích của địch, tiêu diệt 42 tên tại cầu Pra sốt, anh Ngô Khắc Quyền (C2D1) một mình giữ chốt đánh hàng chục trận, diệt trên trăm tên địch. Tại sao ở đơn vị các anh lại để địch tấn công vào một tiểu đội đến 11 lần mà không chi viện. Một người diệt trên một trăm tên mà lại là giặc Pon pot quả thực rất khó vì chúng phân tán thành từng tổ, nhiều khi ở chỗ chúng tôi đánh hàng mấy tiếng đồng hồ lúc lên chỉ thấy mấy thằng bỏ mạng. Chắc anh Đậu Thanh Sơn đọc bản thành tích của đơn vị và cá nhân rồi viết bài để tuyên truyền có phải không ? ? ?
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #15 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2011, 07:59:04 pm »

@ hieuc3d26f7 khi F341 giải phóng Leech xong thì dừng chân tại đó , khi QD3 rút quân về nước thì có 2 trung đoàn của f341 vô Tà Sanh - Sam Lốp thay chân , truy kích địch dọc theo đường 56 là trung đoàn 250 của em phối thuộc với F341 , chúng em hăng máu chạy qua bên đất Thái luôn rồi vội vàng rút về , sau đó F341 bàn giao thị trấn Leech cho f339 thì đơn vị em lại trực thuộc 339 .
Hì bác kể những địa danh đèo đá , đèo khỉ và đèo gà còn thiếu một địa danh đáng nhớ là đèo sâm nữa , nơi này lắm Voọc sáng sớm chúng hú gọi nhau vang rừng , hì hì hay đơn vị em lúc trước nhổ sâm cô đặc làm cao nên các bác đặt tên là đèo khỉ không chừng .
Tháng 5/79 khi lộn ngược lại đường 56 chúng em rẽ phải .. nếu từ Leech vào hì rẽ trái chừng mươi cây số thì có một vườn mì rộng bao la , hình như là nông trường thì phải đơn vị dừng chân một ngày rồi tiến vào khu 20 nhà .
Địa danh khu 20 nhà chúng em vào lúc đó chỉ có mươi căn nhà tranh dài thôi , còn khu 5 nhà 3 nhà thì không có căn nào , cái ngầm ngay khu 20 nhà lúc ấy đơn vị vào phải làm tạm cái cầu treo qua bên kia , một lính công binh đơn vị trôi mất xác ngay con suối lón này , hì chuối và môn thục dọc bên bờ suối cứu đói chúng em một thời gian .. nhưng nó cũng làm cả trung đoàn bị phù thủng .. f341 phải cho máy bay chở hạt rau vào cho chúng em tăng gia .
Con đường đến vịnh Thái Lan khi đơn vị em vào chưa có E 14 CAVT , khoảng tháng 7 họ mới vô trong ấy .. đơn vị em phải kiếm một đại đội họ đi lạc tại đèo đá gan gà , hì anh em kháo nhau cả đơn vị họ trốn qua Thái , hì lúc gặp họ hì hì họ đói lả cộng rách tả tơi .
Cung đường ấy chúng em phải cõng gạo lên chốt hoặc đi bám địa hình vào mùa mưa , vắt rừng nhiều vô kể nhưng lúc ấy chưa có mìn , trời mưa lớn nước chảy từng lạch từ núi đổ xuống , cua đá cũng bò ra .. hì hi chúng em vừa đi vừa lượm cho vào ruột tượng để bù lại lượng máu do vắt cắn , hì hì chân chúng em máu chảy theo nước mưa đỏ lòm .
Khi em đứng sát vịnh Thái Lan nghe tiếng còi tàu cộng ánh đèn từ xa , trong ba lô lúc nào cũng có địa chỉ của hai bà chị bên Mỹ , truyền đơn máy bay Thái rải trắng rừng .. chỉ trườn xuống chân đồi là qua bên kia ... nhưng em lại trót mến mùi cơm mốc của bộ đội ta rồi không đi được nữa  Grin
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #16 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2011, 10:52:10 pm »

Em chào anh Trần Phú.
E cũng rất vui khi thấy anh đã đọc bài ký của em viết về Sư đoàn 341 Sông Lam. Trong những năm qua em cũng muốn viết về những kỹ niệm của người lính những ngày sống và chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 341. Nhưng công việc của cơ quan, công việc của Ban liên lạc Sư đoàn ở phía Nam, và cuộc sống hiện tại cuốn hút không còn thời gian, cộng thêm một phần do tuổi tác cũng gần đến "lục tuần" rồi nên sau một ngày đi làm về rất mệt mỏi, thành ra em ngại viết. Sau khi đọc bài Biên giới Tây Nam của "Trung sỹ 1" viết về Sư đoàn 9 và đặc biệt bài viết của anh trên diễn đàn viết về Sư đoàn mình từ những ngày đầu ra biên giới chiến đấu, điều đó thôi thúc em phải viết một cái gì đó để nhớ về những đồng đội cũ trong đội hình Sư đoàn và Quân đoàn 4 của "một thời máu và hoa". Nay em post trược bài ký đã viết về sư đoàn 32 năm trước nhân chuyến công tác về Sư đoàn tại Leck. Có thể bài ký chỉ khắc họa một vài nét về cuộc sống và chiến đấu của cán bộ chiến sỹ của đơn vị mà không viết về chi tiết các trận đánh, vì chủ đề của em viết hồi ấy là nói về người Mẹ. Người mẹ ở đấy có 2 hàm ý đó là người mẹ thật của nhân vật, và người mẹ thứ 2 là Tổ quốc. Vì lý do giữ bí mật nên một số tên của cán bộ chỉ huy trong bài ký này đã được thay đổi. Nay bài ký đánh máy lại nên có sửa đổi một chút ít. Em rất cám ơn anh và các bạn trong diễn đàn đã dành thời gian đọc và giao lưu với em trên diễn đàn. Em sẽ dành thời gian để giao lưu trao đổi với các bạn là những đồng đội cũ thân yêu, tuy rằng không cùng một sư đoàn, nhưng các chiến hữu ấy cũng nằm trong đội hình quân đoàn 4, đã chia lửa với sư đoàn 341. Họ đã chia sẽ ngọt bùi, cay đắng và cả những hy sinh mất mát hy sinh với chúng ta...
Em kính chúc anh và gia đình luôn mạnh khỏe và công tác tốt. Em cũng rất mong sẽ đọc được rất nhiều bài của anh trên diễn đàn.
Em đang công tác tại Hà Nội khoảng 1 tuần. Vì thời gian eo hẹp có thể em không về Thái Bình thăm anh và các chiến hữu khác được. Mong anh và các đồng đội thông cảm cho em nhé.
(Em đang ở Trường Đào tạo & bồi dưỡng cán bộ Bộ Công Thương, số 193 Vĩnh Hưng, Q. Hoàng Mai, Hà Nội.
Tạm biệt anh.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #17 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2011, 11:05:59 pm »

Đề nghị ban QT diễn đàn chuyển bài kí này vào mục nào đó ... như là một sáng tác của của phóng viên!
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #18 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 08:11:52 pm »

Thanh Sơn xin chào ban quyenkh và binhyen1960.
Mình rất vui và xúc động khi các bạn là những chiến hữu một thời và cùng chung một chiến hào chia lửa với F341 Sông Lam trong những năm tháng ác liệt đó tại biên giới Tây Nam và đất nước chùa tháp. Và, bây giờ hồi tưởng lại những năm tháng đó với đầy ắp những kỷ niệm vui buồn, gian khổ hy sinh, mất mát...đó chúng ta không khỏi rùng mình. Nhiều lúc mình suy nghĩ vì sao chiến tranh khốc liệt đến thế và gian khổ đến thế mà người lính chúng ta vẫn chịu đựng được và chúng ta đã may mắn sống sót đến ngày hôm nay.
Để nhớ lại những ngày tháng đó nên mình post lại bài ký mình viết 32 nam về trước lúc ấy mình là phóng viên báo Quân đoàn 4 (bây giờ đánh máy lại có sửa đổi chút ít) Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc và phản hồi với minh về bài ký. Mong rằng sẽ gặp gỡ và trao đổi với anh em trên diễn đàn. Và mình cũng mong rằng các bạn sẽ viết lại những kỷ niệm sâu sắc của đời lính và những trận chiến đấu để chúng ta nhớ về một thời trai trẻ đã đóng góp máu xương cho cuộc sống hôm nay, đồng thời nhớ đến và ghi ơn những đồng đội thân yêu của chúng ta đã ngã xuống tại biên giới, tại đất CPC để chúng ta được sống và trở về với Mẹ.
Chúc các bạn mạnh khỏe, thành đạt trong cuộc sống, và luôn "hát mãi khúc quân hành"
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #19 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 08:20:47 pm »

Chào bạn longtrec
Mình cám ơn bạn đã có ý kiến giao lưu với mình về bài ký trên diễn đàn. Bài này mình viết năm 1979, lúc ấy với tư cách là phóng viên báo Quân đoàn 4. Vì báo chí mang tính chất tuyên truyền nên không thể tránh khỏi tính chính trị của nó. Bạn hãy đọc bài này trong bối cảnh lịch sử của nó năm 1979 nhé. Vì để nhớ lại kỷ niệm một thời oanh liệt nên  mình post lên để các bạn cùng đọc. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và luôn giữ vững chất lính bạn nhé.
Tạm biệt bạn
Thanh sơn
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM